Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện thao tác tư duy, tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác.

Đặc biệt, môn Tiếng Việt lại có nhiều phân môn khác nhau. Mỗi phân môn chứa những nội dung, kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau; song phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng nhất và khó nhất đối với học sinh Tiểu học. Nó trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn ngữ nói và viết, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn từ, rèn luyện khả năng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách con người. Ở lớp Bốn, văn miêu tả là dạng bài dựa vào những căn cứ quan sát được, cảm nhận về đối tượng (cây cối, con vật, đồ vật) đã để lại ấn tượng. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đó chuyển sang tư duy trừu tượng và sản sinh ngôn ngữ. Đối với học sinh lớp Bốn, việc nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó; vậy mà để làm văn hay có cảm xúc, giàu hình ảnh lại càng khó hơn nhiều. Để dạy tốt phân môn này, đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động linh hoạt nhằm kích thích các em hứng thú học tập, lĩnh hội được kiến thức có hiệu quả.

 

doc21 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Cảm nghĩ của em về con vật? ( Em rất thích chú mèo này. Nhờ có chú mà nhà em đã hết chuột phá hoại)
2.3.2. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả
Để các em có thể vẽ lại được cụ thể, sinh động mọi vật trong đời sống hằng ngày, các em cần phải quan sát cụ thể vật đó: Quan sát phải kết hợp sử dụng nhiều giác quan (mắt – nhìn, tai – nghe, mũi – ngửi, tay - sờ) để thu nhận được càng nhiều chi tiết thì bài miêu tả càng giống với đối tượng miêu tả; quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ tổng quát đến cụ thể rồi ghi chép lại vào sổ tay văn học.
* Nếu tả đồ vật: cần quan sát bao quát đồ vật, rồi quan sát tỉ mỉ từng phần của đồ vật theo trình tự hợp lí từ ngoài vào trong.
Ví dụ: Tả chiếc cặp: quan sát bao quát cặp có hình thù như thế nào ? Màu sắc gì ? quan sát từng phần đồ vật từ ngoài vào trong, đặc biệt quan sát các bộ phận có đặc điểm nổi bật: phía trước cặp được trang trí hình gì? Sau cặp có bộ phận gì ?(quai cặp, dây đeo) Rồi đến quan sát bên trong (cặp có mấy ngăn?), dùng mũi ngửi thấy mùi gì? Và dùng tay sờ vào từng ngăn cặp có cảm giác như thế nào?
* Nếu tả cây cối: cần quan sát kĩ từng bộ phận của cây hay từng thời kì phát triển của cây và ích lợi.
Ví dụ: Tả cây xoài: Quan sát kĩ các bộ phận (thân, gốc, cành, lá, hoa, quả) hay từng thời kì phát triển của cây (cây non, cây lớn lên và cây trưởng thành cho quả) và ích lợi (cho quả, tăng thu nhập cho gia đình.)Ngoài ra cần sử dụng thêm các giác quan khác như mũi ngửi thấy mùi của xoài như thế nào?, tay sờ thấy vỏ cây, da của quả như thế nào? Và lưỡi nếm vị của quả ra sao?...
* Nếu tả con vật: cần quan sát kĩ đặc điểm ngoại hình (bộ lông, mắt, mũi, chân, đuôi), thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của nó.
Ví dụ: Tả con gà trống: quan sát con gà to cỡ nào ? lông màu gì ? Mào ra sao ? chân to hay nhỏ, đuôi thế nào ? Thói quen của gà (gáy vào sáng sớm) Hoạt động chính (tìm mồi, chọi nhau với gà khác). Tôi còn hướng dẫn kĩ cho học sinh sử dụng những giác quan khác nữa để quan sát con vật như tay thì sờ vào bộ lông cảm thấy thế nào? Tai để nghe tiếng gáy ra sao?...
Đối với việc quan sát, học sinh được học cụ thể một tiết “Luyện tập quan sát” Giáo viên tổ chức tiết học này thật kĩ và kèm theo hệ thống câu hỏi định hướng để học sinh biết cách quan sát phát hiện những đặc điểm riêng, phân biệt đối tượng miêu tả này với đối tượng khác và quan sát thật hiệu quả. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo nhiều hình thức: tranh ảnh, vật thật như quan sát đồ chơi (vật thật) quan sát con vật (tranh ảnh hoặc quan sát con vật trước ở nhà).
2.3.3. Mở rộng vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ miêu tả
Để giúp học sinh viết văn miêu tả tốt, đòi hỏi phải trang bị cho các em có vốn từ phong phú, hiểu nghĩa của từ, nhận biết từ phổ thông, từ địa phương, từ cùng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ nhiều màu sắc biểu cảmĐể đáp ứng được nhu cầu như vậy, tôi đã giúp cho học sinh tích lũy vốn từ và biết lựa chọn từ miêu tả phù hợp. Khi dạy các bài Tập đọc, giúp cho học sinh hiểu nghĩa một số từ có trong bài, học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của bài đó và cảm nhận được cách sử dụng ngôn từ và hình ảnh của mỗi tác giả.
Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (sách Tiếng Việt trang 81) Tôi chỉ cho học sinh thấy, tác giả sử dụng câu văn miêu tả đôi giày: “Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vài cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu”. Tác giả đã dùng từ ngữ giàu hình ảnh và sử dụng phép nghệ thuật so sánh để tô thêm vẻ đẹp cho đôi giày.
Ví dụ: Bài Con chuồn chuồn nước (sách Tiếng Việt trang 127) Tác giả đã sử dụng câu văn miêu tả con chuồn chuồn: ”Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân”. Tác giả đã sử dung hình ảnh so sánh để miêu tả chú chuồn chuồn một cách sinh động, hấp dẫn.
Không những phân môn Tập đọc mà còn các phân môn khác như Luyện từ và câu cũng giúp cho học sinh mở rộng vốn từ cho mình như các bài: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, các em cũng lĩnh hội thêm được một ít từ ngữ và phân môn Mĩ thuật cũng giúp cho học sinh rèn kĩ năng quan sát và trí tưởng tượng phong phúvà một số phân môn khác nữa (Kể chuyện, Khoa học)
Bên một cạnh đó, học sinh đọc các bài tham khảo cần phải biết học tập cách miêu tả và chọn lọc số từ ngữ miêu tả. Từ đó học sinh bổ sung được vốn từ ngữ cho mình.
Đặc biệt là học sinh tích lũy vốn từ qua thực tế cuộc sống hằng ngày ví dụ như nghe và ghi nhớ tiếng kêu của con mèo(meomeo), Tiếng gáy của con gà(ò..ó..o), tiếng sủa của con chó(gâu..gâu) 
Ngoài ra, tôi còn giới thiệu thêm một số từ, ngữ cần thiết để làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. 
Chẳng hạn: 
Tả cây cối
 Thân cây to xù xì, rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, cành đâm ra tua tủa, hoa kết lại từng chùm, quả treo lúc lỉu, hương thơm ngào ngạt....
Tả con vật
Chú khoác lên mình bộ áo đẹp; đầu tròn, mắt sáng và tinh, tai vểnh lên để nghe ngóng, chân nhanh nhẹn, đi lại rất nhẹ nhàng, móng vuốt sắc nhọn là vũ khí tự vệ và rất lợi hại, khi kiếm được mồi, chú mang về cho con cùng ăn ... 
Từ vốn từ mà học sinh đã tích lũy được, tôi hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả, sử dụng cho phù hợp. Khi trình bày kết quả quan sát được hoặc khi học sinh luyện viết đoạn, tôi đã uốn nắn, chỉ chỗ sai cho học sinh ngay khi phát hiện học sinh dùng chưa đúng 
Ví dụ: Thân bút màu xanh lá cây, thon thả như búp cây. (sử dụng từ không phù hợp)
Sửa lại: Thân bút màu xanh lá cây, thon nhỏ như ngón tay em.
Ví dụ: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ mềm mềm.	(sử dụng từ không phù hợp)
Sửa lại: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ đều đều, mềm mại.
2.3.4. Tìm ý và lập dàn bài
Trước tiên, tôi đã định hướng cho học đọc kĩ đề, xác định thể loại, kiểu bài, xác định nội dung tả gì? Và thể hiện tư tưởng tình cảm gì vào bài? Đối với bài văn miêu tả, quan sát đối tượng được miêu tả là cơ sở để học sinh tìm ý. Sau khi học sinh đã quan sát và có những ghi chép chi tiết về đối tượng miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn của mình dựa vào hình ảnh đã quan sát và lựa chọn hình ảnh để lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh là bài văn phải có cách sắp xếp chặt chẽ. Mặc dù mở bài, thân bài, kết bài là ba phần riêng song chúng phải có sự thống nhất về ý.
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng định miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Phần mở bài giống như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với người khách đến thăm “vườn văn” của mình. Lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây được những ấn tượng ban đầu và nêu được ý muốn diễn đạt ở phần thân bài( giới thiệu được đối tượng cần nói đến ở thân bài).
Ta có thể dùng cách mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đối tượng) hoặc mở bài gián tiếp(nói chuyện khác à liên tưởng àgiới thiệu đối tượng).
Ví dụ: Tả cái bàn học
Chiếc bàn học này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần hai năm nay. (Mở bài trực tiếp-Bài làm của em Nguyễn Thanh Tùng )
Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và chị gái thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.( Mở bài gián tiếp- Bài làm của em Phạm Thái Phương Linh )
* Thân bài: +Tả đồ vật: Tả bao quát đồ vật rồi đến tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật và nêu công dụng.
	+Tả cây cối: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây và ích lợi của cây.
	+Tả con vật: Tả ngoại hình rồi đến thói quen sinh hoạt của con vật và hoạt động chính của con vật.
 Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì chưa phải là một bài văn hay. Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng, tình cảm của mình với đối tượng miêu tả.
Nếu như phần mở bài giống như một lời mời chào thân ái thì phần kết bài giống như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình. Để tạo cho khách sự quyến luyến không muốn rời xa, cuộc tiễn đưa ấy phải thật tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết phần kết bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết thật cô đọng, ngắn gọn và súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt và cộc lốc. Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần thân bài. Vì vậy cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu tả, đã kể trong bài văn của mình.
Ta có thể dùng 2 cách kết bài: Kết bài không mở rộng (Cho biết kết thúc, không có lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm xúc của mình, liên tưởng và có thêm lời bình luận ).
Ví dụ:Tả cái trống trường
Nhờ có anh trống mà giúp cho chúng em thực hiện ra vào lớp đúng giờ. Khi hết giờ, chúng em tạm biệt anh trống để ra về. (Kết bài không mở rộng-Bài làm của em Nguyễn Đình Hiếu )
Tiếng trống là nhịp đập thời gian của trường em. Tiếng trống là hiệu lệnh hoạt động cho tất cả thầy trò trong trường. Theo nhịp trống, chúng em xếp hàng. Theo nhịp trống, chúng em vào lớp,...Mai đây, em sẽ lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào, song tiếng trống trường sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm trí em cùng với những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò. (Kết bài mở rộng-Bài làm của em Nguyễn Khánh Vy)
Ví dụ: Tả đồ chơi em thích
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và hướng dẫn một số câu hỏi: đề bài yêu cầu gì? Em chọn đồ chơi nào để tả? đồ chơi ấy có đặc điểm gì? Từ đó học sinh bám vào yêu cầu đề, huy động vốn từ và dựa vào kết quả quan sát được, lựa chọn những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng và đầy đủ.
Dàn ý: * Mở bài: Gấu bông là con vật em yêu thích.
	 * Thân bài: Hình dáng không to lắm, gấu luôn ngồi, dáng người tròn, hai tay trước bụng.
	 Bộ lông: màu trắng pha hồng rất xinh xắn
	 Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật rất nghịch và thông minh
	 Mũi: màu đen nhỏ, trông như chiếc cúc áo
 Trên cổ: thắt một cái nơ đỏ trông thật đáng yêu
 Hai tai: cụp xuống trông rất ngộ nghĩnh.
 * Kết bài: em rất yêu thích gấu bông và em giữ gìn nó cẩn thận .
2.3.5. Hướng dẫn sử dụng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc
Để giúp cho học sinh làm được bài văn hay hơn, sinh động hơn, lôi cuốn người đọc, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa vào bài; đồng thời bộc lộ cảm xúc của mình để thấy đồ vật, con vật, cây cối thân thiết và gần gũi với mình hơn. 
Để học sinh vận dụng được, tôi giúp các em tìm hiểu kĩ tiết Luyện tập miêu tả các bộ phận, tổ chức cho học sinh trình bày, luyện cho học sinh nói, viết những câu có hình ảnh và sử dụng phép nghệ thuật đồng thời bộc lộ cảm xúc của mình.
Ví dụ: Miêu tả về thói quen của con chó-(Bài làm của em Nguyễn Hoàng Quân)
“Bữa nào chú cũng được ăn cơm. Chú thật hốc ăn. Chú chỉ xốc hai miếng là hết bát cơm to, lại ngẩn ngơ liếm mép. Bữa bữa, chú nhìn chăm chú mọi người ăn cơm, cái đầu cứ lắc lắc theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn. Trông chú như đang đói và thèm ăn lắm”.
Ví dụ : Tả ngoại hình con mèo –(Bài làm của em Phạm Việt Anh )
“Lông mèo mượt như tơ. Đầu nó tròn bên trên có hai cái tai dựng đứng, hết quay phía này lại quay phía khác để nghe ngóng. Hai con mắt nó mới sáng làm sao, ở ngoài sáng mắt xanh biếc, trong đêm tối mắt nó lấp lánh như ánh lửa”.
2.3.6. Nhận xét, đánh giá và chữa bài
Mỗi dạng bài đều có một tiết trả bài văn viết, tiết này rất quan trọng nhằm giúp các em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm ra cách sửa sai để cùng tiến bộ và qua đó tôi biết được học sinh hiểu bài và vận dụng thế nào.
* Đánh giá, nhận xét: Tôi tiến hành chấm bài thật kĩ, xác định học sinh làm đúng bố cục hay chưa? và bố cục có chặt chẽ không? Tôi phát hiện những ưu điểm của bài văn hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạovà nắm được những lỗi mắc phải còn tồn tại: dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, lặp từ, lặp ýTôi đánh giá, nhận xét cụ thể vào từng bài của học sinh
Chẳng hạn có những nhận xét như sau :
 - Bố cục chặt chẽ, lời văn súc tích, có nhiều hình ảnh hay trong bài. Em cần phát huy thêm.(học sinh năng khiếu)
- Đảm bảo bố cục, viết thành câu. Em cần sử dụng phép so sánh, nhân hóa vào bài để bài văn hay hơn.(học sinh trung bình)
- Bài viết còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả, viết chưa thành câu. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại đúng em nhé.(học sinh yếu)
- Bố cục chưa rõ ràng, dùng từ ngữ chưa phù hợp, diễn đạt còn lủng củng. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại cho đúng. (học sinh yếu)
Trong quá trình đánh giá, tôi chọn bài tiêu biểu của lớp và các bài văn hay năm trước đọc cho học sinh nghe và phân tích những điểm hay để học sinh học tập.
* Chữa bài: tôi hướng dẫn cho học sinh chữa lỗi
+ Chữa lỗi về dùng từ và sai chính tả: Đưa câu văn của học sinh dùng từ thiếu chính xác rồi giáo viên gợi mở để học sinh sửa lại câu đúng.
Ví dụ: từ ngữ sai: Tả con vật
Mắt nó dựng ngược	 àmắt chú xếch ngược trông rất hung dữ
Chân nó nhanh thăn thắt	 àchân nhanh thoăn thoắt
 Hai mắt tròn xeo	àhai mắt tròn xoe
Tai mèo rât tinh 	 àtai mèo rất thính
+ Chữa lỗi về câu: 
- Học sinh viết chưa thành câu: Có lá xum xuê, rễ mọc dưới đất à Lá cây bàng xum xuê. Rễ ăn sâu vào lòng đất. 
- Sử dụng dấu câu sai: Đến mùa hè. Cây ra hoa đỏ rực.à Đến mùa hè, cây phượng nở hoa đỏ rực. Giáo viên gợi mở để học sinh biết sử dụng dấu câu hợp lí.
+ Chữa lỗi về diễn đạt 
Ví dụ: Tả đồ vật
- Trước cái cặp có hình siêu nhân và sau có dây đeo rất sung sướng.
àMặt cặp được trang trí hình siêu nhân trông rất đáng yêu. Sau lưng cặp
 có dây đeo rất tiện lợi.
- Cái bút thon nhọn và dài bằng gang tay của em.
àCây bút dài bằng gang tay của em. Ngòi bút nhọn, viết ra những nét chữ thật đều và đẹp.
+Chữa lỗi lạc đề:
Ví dụ:Tả con mèo
Chú mèo này thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó nhảy vồ đến và chụp ngay chú chuột. Chú chuột này chịu thua và kêu chít chít như mắng chửi mèo vậy.
àSửa lại: Chú mèo này bắt chuột thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó đi nhẹ nhàng đến rình, rồi nhảy vồ đến chụp ngay chú chuột.Thế là con chuột xấu số đã nằm gọn trong móng vuốt của nó. 
2.4. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI:
Năm học 2018-2019, tôi đã vận dụng những biện pháp nêu trên cùng với sự nổ lực cố gắng của các em học sinh, tôi tiến hành khảo sát một bài văn miêu tả đồ vật cuối kì I và miêu tả con vật cuối kì II đã cho kết quả như sau: 
Điểm thi môn Tiếng Việt cuối kì I : 
Số bài
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
61
23 (37,8%)
29 (47,5%)
9(14,7%)
0 (0%)
Nhìn chung, các em trong lớp đã viết được bài văn miêu tả đồ vật, đảm bảo bố cục, lời văn mạch lạc, đặc biệt đã có nhiều em viết bài giàu hình ảnh, sử dụng câu văn sáng tạo, và nhiều câu đã sử dụng phép nghệ thuật làm cho bài văn sinh động hơn, hay hơn. 
Điểm thi môn Tiếng Việt cuối kì II : 
Số bài
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
62
35 (56,4%)
23 (37%)
4 (6,6%)
0 (0%)
Không những thế khi học đến những bài văn miêu tả con vật và cây cối thì kết quả được nâng cao dần. Số lượng các em đạt khá, giỏi tăng rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập hơn. Trong giờ học các em tập trung hơn, say sưa cùng bạn bè quan sát đối tượng cần miêu tả. Tôi rất vui khi thấy có khá nhiều học sinh đã có cuốn sổ tay riêng để ghi những điều quan sát được và những câu văn hay, từ ngữ gợi tả, gợi cảm,Có thể nói rằng học sinh đã không còn ngại khi học văn miêu tả. Học sinh dùng từ chính xác, sử dụng từ hay biết viết thành câu, kĩ năng viết văn có tiến bộ, nhiều em viết hay được chọn làm bài mẫu để đọc trước lớp. Thể loại văn miêu tả được các em thích hơn.
Học sinh có tinh thần hợp tác, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn bè
mình và mạnh dạn nhận xét về bài làm của bạn.
PHẦN 3 : KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
3.1. Ý nghĩa của đề tài 	 
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ cho trẻ và hình thành cơ bản ban đầu nhân cách con người. Đặc biệt Tiếng Việt có vị trí quan trọng, nó hình thành khả năng giao tiếp và phát triển tư duy cho trẻ. 
Như vậy, mục đích của việc dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 là giúp cho học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh, lời văn gãy gọn, bố cục rõ ràng, súc tích, diễn đạt có hình ảnh, sinh động và gợi cảm và yêu thích làm văn.Tuy nhiên, cũng phải thấy một điều là một số giáo viên vẫn để cho học sinh dựa vào văn mẫu hay chép lại những bài văn cô đọc, điều đó làm cho học sinh không thể tư duy, phát triển trí tưởng tượng và sẽ không thể học tiếp môn học này ở các bậc học cao hơn. Chính vì điều đó, tôi thường để học sinh tự viết ra những điều các em cảm nhận được qua sự hướng dẫn của cô giáo, đó là những cảm nhận rất trong sáng, hồn nhiên và thật nhất. Phân môn Tập làm văn tuy khó, mất nhiều thời gian để dạy các em nhưng thành quả gặt hái được thì lại là điều giáo viên chúng tôi đều cảm thấy hạnh phúc. 
3.2. Bài học kinh nghiệm 
	Quá trình rèn luyện cho học sinh viết văn tốt đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phương pháp linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp và luôn tuân theo nguyên tắc từ đơn giản đến nâng cao, quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên luôn động viên khuyến khích, biểu dương sự tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ, luôn tạo niềm vui trong học tập. Mỗi tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên tránh áp đặt và tạo tâm thế học tập cho các em. Với những biện pháp đề ra cùng với lòng yêu nghề mến trẻ, quyết tâm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy và rèn luyện cho học sinh ngày học tập tốt hơn.
3.3. Đề xuất 
Phân môn tập làm văn là một phân môn đòi hỏi kiến thức thực tế rất nhiều nhưng đa phần học sinh ngày nay ( nhất là học sinh thành phố ) lại được tiếp xúc ít với những sự vật mà các em học trong văn miêu tả. Vì thế, theo tôi, cần cho học sinh có những hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhiều hơn để các em được mở rộng tầm hiểu biết, qua đó học tốt hơn phân môn này. 
Về phía nhà trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ, mỗi giáo viên cần nêu ra những vướng mắc khó khăn trong giảng dạy môn tập làm văn để thảo luận tìm phương án phù hợp nhất.
          Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ” tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2018-2019. Đây là những cách làm mà tôi đã thực hiện và thực sự có hiệu quả.Tuy nhiên khi viết thành đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.      
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
`	 Khương Đình, ngày 10 tháng 4 năm 2019 
	Người viết
	 Vũ Thị Thảo Giang 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( NXB Giáo dục, Hà Nội )
2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học ( NXB Giáo dục, Hà Nội ) 
3. Giáo dục học ( NXB Giáo dục, Hà Nội ) 
4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ( NXB Giáo dục, Hà Nội )
5. Luật giáo dục ( NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội )
6. Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại ( NXB Giáo dục, Hà Nội )
7. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới ( NXB Giáo dục, Hà Nội )
8. Tiếng Việt 4 tập 1 và 2 (SGK+Sách giáo viên)  - Nhà xuất bản giáo dục
9. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 4 – Nhà xuất bản Hà Nội
10. Hướng dẫn viết SKKN của phòng giáo dục và đào tạo Quận Thanh Xuân
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
	ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta.doc
Sáng Kiến Liên Quan