Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4

 Xuất phát từ tầm quan trọng của môn học Tiếng Việt phân môn tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

 Đọc là một hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. người không biết đọc chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói, kĩ năng đọc là một trong ba kĩ năng chính đối với học sinh tiểu học. Kỹ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh cho nên từ trước đến nay. Kỹ năng đó vẫn được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh Tiểu học.

 

pptx21 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
延迟符 
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Ph ươ ng 
 BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 
1 . Lí do chọn biện pháp: 
 Xuất phát từ tầm quan trọng của môn học Tiếng Việt phân môn tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 
 Đọc là một hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. người không biết đọc chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói, kĩ năng đọc là một trong ba kĩ năng chính đối với học sinh tiểu học. Kỹ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh cho nên từ trước đến nay. Kỹ năng đó vẫn được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh Tiểu học. . 
 2. Thực trạng 
 Qua việc điều tra khả năng đọc văn bản của 29 em học sinh tôi đã có kết quả thu được như sau: 
Sĩ số 
Đạt 
Đọc chậm còn đánh vần . 
% 
Đọc trôi chảy 
% 
Đọc sai hay thêm bớt, ngắt, nghỉ chưa đúng . 
% 
29 
6 
28,6 % 
14 
48,3% 
9 
31% 
 Qua giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh của khối 4 nói chung và của lớp tôi chủ nhiệm nói riêng, các em đọc vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót. Do vậy mà chất lượng phân môn tập đọc chưa cao. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng không nhỏ của môn Tiếng Việt và một số môn học khác . 
 Khi đọc tôi nhận thấy các em thường mắc những lỗi sau: 
+ Đọc liến thoắng: Một số em còn lầm tưởng đọc nhanh mới là giỏi vì thế các em đọc liền một thôi từ đầu đến cuối. 
+ Đọc ê, a ngắt ngứ kéo dài làm cho thời lượng chiếm nhiều thời gian. 
+ Đọc sai những tiếng có phụ âm l/n, x/r/d/gi, tr/ch 
+ Đọc thêm bớt từ tuỳ tiện và ngắt, nghỉ không đúng dấu câu. 
+ Đọc đều đều giọng không đọc diễn cảm. 
Do vậy để nâng cao chất lượng tập đọc cho học sinh, qua nhiều lần nghiên cứu tôi đã tìm chọn một số “ Biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4B” của trường Tiểu học Tân Lập như sau: 
 * Lỗi sai về phát âm. 
3. Nội dung 
+ Đối với các em đọc còn ê a ngắt ngứ thì mức độ đọc đúng của các em chỉ đạt 40% số tiếng có trong bài, 60% số tiếng còn lại các em đọc ngắt ngứ phát âm sai vì cách nhận thông tin từ mắt đến bộ não còn chậm. 
+ Các em có tính nhút nhát, e thẹn, ngượng ngùng lúng túng trước đám đông. 
+ Đối với một số bộ phận học sinh (kể cả các em đọc tương đối rõ ràng) phần lớn các em còn e dè khi phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu như l/n, ch/tr do lỗi phát âm địa phương, vùng miền. 
*. Lỗi sai về tốc độ, cường độ đọc và cách ngắt nhịp. 
+ Đối với những em đọc ngắt ngứ thì tốc độ đọc và cách ngắt nhịp chưa thích hợp là điều tất yếu. Song cường độ đọc vẫn còn nhỏ. 
+ Đối với các em đọc đã đúng, rõ ràng nhưng tốc độ đọc và cường độ đọc chưa hợp lý vì: cách ngắt nhịp logic và cách ngắt nhịp biểu cảm của các em chưa tốt. 
*. Lỗi sai về giọng đọ c : 
. 
+ Đối với những em đọc đúng, đọc nhanh nhưng các em vẫn chưa thể hiện được giọng đọc, giọng đọc còn đều đều chưa thể hiện rõ giọng đọc của người dẫn chuyện với giọng đọc của nhân vật. Khi đọc thơ chưa các nhịp thơ. Đó là em chưa biết luyện đọc diễn cảm theo từng bài tức là các em chưa thực sự hiểu bài để thả tâm hồn của mình vào bài học. 
*. Gây hứng thú và sự chú ý trong tiết học ( Tôi thường gọi là truyền cảm hứng cho học sinh) 
4. Các biện pháp tổ chức 
 + Để học sinh đọc tốt trước hết giáo viên không nên bỏ qua bước giáo viên làm mẫu. Tôi thường ra yêu cầu : “Cô mời các con theo dõi sách và lắng nghe cô đọc, sau đó các con hãy phát hiện những chỗ nào cô đọc các con thấy hay, hoặc vấp những lỗi nào”. Câu lệnh này làm cho học sinh có cảm giác mình được sửa sai cho cô giáo của mình, gây sự hứng thú và chú ý của học sinh vào tiết học hơn. Vì vậy khi đọc mẫu tôi cũng đọc sao cho thật chuẩn để học sinh theo dõi. 
*. Hướng dẫn kĩ trước khi đọc: 
 Tôi thường hướng dẫn cho học sinh: Sau dấu phẩy nghỉ hơi vừa phải. Sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn dấu phẩy, sau dấu chấm lửng nghỉ sâu hơn dấu chấm. Đọc câu hỏi phải cao giọng, dứt khoát của người hỏi. Đối với câu thể hiện tình cảm phải đọc với giọng nhẹ nhàng. Đối với câu cầu khiến ( yêu cầu người khác làm theo ý mình) Thì đọc cao giọng và nhanh. 
*. Phân hoá đối tượng: 
 + Phân loại học sinh cùng mắc lỗi sai giống nhau. 
 + Lựa chọn các biện pháp thích hợp để uốn nắn, sửa sai cho từng em từng lỗi cụ thể: 
 + Hình thành cho học sinh ý thức tự học, tự đọc. 
Như chúng ta đã biết chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết chứ không phải viết liền từng từ nhưng khi đọc ta không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc theo từng cụm từ. 
Ví dụ : Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. 
 Nếu tính về mắt âm tiết thì hai câu trên có 38 âm tiết, 31 từ, 9 cụm từ. Khi học sinh tập đọc không để các em đọc rời rạc như kiểu đọc nhát ngưng. Nếu để học sinh đọc theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý nghĩa của câu văn nên tôi phải hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ. 
 Chị Nhà Trò/ đã bé nhỏ/ lại gầy yếu quá,/ người bự những phấn/ như mới lột.// Chị mặc áo thâm dài,/ đôi chỗ chấm điểm vàng,/ hai cánh mỏng như cánh bướm non,/ lại ngắn chùn chùn.// 
 Sau đó tôi đọc mẫu hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi và dùng bút chì chia câu văn trong sách. Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi các em học sinh giỏi, khá đọc trước sau đó mới gọi những em hay đọc ê a ngắt ngứ lên đọc. 
	 Sau đây là một số vi đeo mà đã h ướng dẫn các con luyện đọc. 
*Cách tiến hành rèn đọc đúng cho những lỗi do phát âm địa phương. 
 Ví dụ : 
 Đọc bài “ Mẹ ốm” ( sách Tiếng Việt 4 tập 1) học sinh tìm ra các từ khó đọc trong bài: hôm nay, lá trầu, nắng, lặn, nóng ran, xóm làng, sáng nay. 
Tôi ghi các từ lên bảng và hướng dẫn các em đọc để phân biệt âm l/n, Tr/ch tôi hướng dẫn cách đọc khi phát âm (l) và âm (n) như sau: âm (l) các con sẽ từ từ hạ lưỡi xuống đến khi hơi luồn từ họng qua mép lưỡi để tạo ra âm (l) . Còn âm (n) các con cũng sẽ đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm trên vòm cứng sao cho miệng hơi mở khi nói, Tiếp theo thì lưỡi cứng lại và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. 
*Cách tiến hành rèn đọc đúng cho những lỗi do phát âm địa phương. 
 Ví dụ : lá trầu các em phát âm thành ná chầu sai phụ âm đầu ( tr/ch ). 
 Ấm (tr) là âm xát, khi phát âm này mặt lưỡi tiếp giáp vòm lợi trên, luồng hơi bị cản nên thoát ra không nhẹ hơi tắt và hơi nằm trong cổ lưỡi hơi cong. Tôi phát âm lại tiếng trầu. Và hàng ngày tôi hướng dẫn cách đọc tương tự. 
	 Sau đây là một số vi đeo mà đã h ướng dẫn các con luyện đọc. 
5. Kết quả. Sau hai tháng thực hiện phân loại các trường hợp trên, các em có giọng đọc hay hơn, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu phù hợp hơn và số em đọc sai lỗi phát âm cũng chú ý hơn trong cách đọc của mình. Kết quả tôi thu được như sau . 
Sĩ số 
Đạt 
Đọc chậm còn đánh vần. 
% 
Đọc trôi chảy 
% 
Đọc sai hay thêm bớt, ngắt, nghỉ chưa đúng. 
% 
29 
9 
31% 
15 
51,7% 
5 
17,3% 
 Trong quá trình thực hiện bản thân không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp, ban giám khảo để tìm ra giải pháp tối ưu hơn góp phần nâng cao chất lương đọc và kĩ năng đọc cho học sinh. 
 Tôi xin chân thành cảm ơ n! 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Ánh Phương 
XIN CHÀO TẠM BIỆT 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_4.pptx
Sáng Kiến Liên Quan