Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa

 Trong thời đại ngày nay, mỗi một quốc gia đều đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn, đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực khoa học - công nghệ trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Do đó, việc tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia.

 Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao dan trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Đại hội XI của Đảng xác định việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nội dung quan điểm của Đại hội là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về giáo dục và đào tạo.

 Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm tới. Quan điểm chỉ đạo này là kết quả của thành tựu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới lĩnh vực giáo dục vào đào tạo trong công cuộc đổi mới đất nước. Nội dung quan điểm thể hiện sự nhận thức đúng đắn và nhất quán của Đảng ta trong quá trình đổi mới về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo. Điểm mới trong nội dung quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo, định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo là lấy phát triển, hoàn thiện con người làm mục tiêu, động lực; xây dựng một nền giáo dục hiện đại, thực học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước.

 

doc18 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y giáp Lào. Huyện Hướng Hóa có Quốc lộ 9 băng qua chiều ngang, nối liền với thị trấn Cam Lộ và thành phố Đông Hà ở phía Đông, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo qua Lào nối với đường Liên Á, lại có khu di tích lịch sử Khe Sanh, di tích nhà tù Lao Bảo và khe suối, hang động, rừng già, cảnh trí thiên nhiên rất đẹp. Do đó, huyện Hướng Hóa có vị trí kinh tế và du lịch quan trọng.
	Địa thế núi rừng Hướng Hóa rất đa dạng: núi, sông xen kẻ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khí hậu mang nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9 độ C). Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hóa là vùng tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.
Trường THPT Hướng Hóa được thành lập năm 1985. Năm học 2018 – 2019, trường có 30 lớp gồm 1104 học sinh với 71 cán bộ, giáo viên. Trường gồm có 11 tổ chuyên môn: Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán, Tin, Lý, Hoá, Sử - Địa, GDCD, Sinh - Kỹ thuật, Thể dục, Văn phòng. 
	Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, 100% có chứng chỉ tin học và có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. Đội ngũ cán bộ quản lý có 04 đồng chí. Trong đó có 01 đồng chí đạt trình độ thạc sỹ quản lý giáo dục, 03 đồng chí có trình độ đại học. Đội ngũ giáo viên cơ bản nắm được yêu cầu, chương trình dạy học mới của bộ môn mình phụ trách, nắm được nội dung kiến thức cơ bản của môn học cũng như cấu trúc của chương trình, mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học bộ môn và thời lượng môn học. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình dạy học mới cũng còn có những tồn tại trong từng giáo viên, từng tổ chuyên môn, nhất là giáo viên có tuổi trung niên.
Về cơ sở vật chất: đến nay, trường THPT Hướng Hóa đã được đầu tư cơ bản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy học, đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong toàn trường. Trường có 15 phòng học được trang bị hệ thống internet, máy chiếu, ti vi; 02 phòng máy tính phục vụ việc dạy môn tin học; 01 phòng học tiếng Anh; 03 phòng thực hành có đủ trang thiết bị dạy học, đảm bảo dạy học 02 ca/ngày.
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động dạy học tại trường THPT Hướng Hóa
	Qua quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác dạy học ở Trường THPT Hướng Hóa, chúng tôi nhận thấy: 
	- Về mặt nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên: giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo; giáo viên cũng ý thức trách nhiệm của người thầy trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn bằng việc phổ biến đầy đủ các chế định về giáo dục và đào tạo thông qua các chỉ thị, quy chế, chương trình giáo dục, điều lệ, chế độ chính sách, luật giáo dục. Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức sâu sắc được rằng việc quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là nhằm để nâng cao năng lực chuyên môn của từng cá nhân để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhiều giáo viên thực hiện chiếu lệ, hình thức, do việc đầu tư vào soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin mất nhiều thời gian. Nguyên nhân khách quan: một bộ phận đội ngũ giáo viên có trình độ về tin học chưa đáp ứng đủ nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
	- Về công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng có quan tâm đến việc lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; đã tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin; đã thực hiện các chế độ kiểm tra định kỳ về hồ sơ chuyên môn của giáo viên; đã có sự quan tâm nhiều đến việc quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin; đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học để giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy cũng như soạn thảo đề thi trắc nghiệm; chú trọng khen thưởng, khích lệ giáo viên có nhiều thành tích trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng chưa thật sự chặt chẽ, còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung và bản chất của công tác quản lý. Công tác quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn mang tính chiếu lệ; Chưa có biện pháp xử lý cụ thể đối với giáo viên chưa thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Quản lý việc lựa chọn phần mềm giảng dạy còn nhiều lung túng, chưa có kinh nghiệm, chưa đưa vào nội dung thi đua của giáo viên. Việc soạn đề và thành lập ngân hàng đề còn mang nặng tính hình thức. Công tác dự giờ đánh giá các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin còn lung túng; Chưa có biện pháp tích cực trong việc bồi dưỡng và phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên;	
- Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang mang tính chất thời vụ, theo phong trào và thậm chí để đối phó, mà chưa trở thành thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học, chưa đồng đều. Phần lớn giáo viên rất ngại việc ứng công nghệ thông tin trong dạy học. Công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của Hiệu trưởng nhà trường chưa thường xuyên và ít hiệu quả.
	- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở đây chủ yếu chỉ ở hình thức thiết kế các bài giảng bằng cách sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint hoặc phần mềm Violet. Hoc sinh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp các em hiểu bài; giúp các em dễ nhớ bài; thúc đẩy các em tìm kiến thức mới, ôn kiến thức cũ; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên đối với việc hình thành các kỹ năng về học tập như: soạn đề cương, tóm tắt sách giáo khoa và các tài liệu khác; lập luận, tranh luận; trình bày, diễn thuyết; hợp tác với bạn trong học tập; giải quyết những vấn đề thực tiễn; giải bài tập; thí nghiệm; tập làm văn; vẽ bản đồ, biểu đồ; nhận xét biểu đồ; thực hành thể dục thể thao; nghe, nói đọc viết tiếng nước ngoài; làm bài thi tự luận; làm bài thi trắc nghiệm
	- Các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin thông thường được tải từ mạng về chỉnh sửa hoặc tự làm và chủ yếu là trình chiếu nội dung bài học, chất lượng chưa cao, chưa phát huy được điểm mạnh của công nghệ thông tin. Có rất ít những giáo án được tích hợp Multimedia, các thí nghiệm mô phỏng, các tư liệu cần thiết cho mỗi bài giảng. 
	 - Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh chỉ mới dùng lại ở khâu thuyết trình, chưa chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền, nêu gương hoặc cung cấp các kiến thức quan trọng cho học sinh. Giáo viên và phụ huynh cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục kỹ năng sông góp phần mang đến những ảnh hưởng tích cực trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh; giúp hình thành các các thái độ, phẩm chất, hành vi đạo đức như: yêu mến, kính trọng, khâm phục đối với giáo viên; biết ơn thầy cô; yêu quý, thân thiện với bạn bè; chia sẻ với bạn bè về kiến thức và kỹ năng sống; biết ơn, yêu mến nhà trường; giữ gìn và quý trọng của công; biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc; có tình yêu quê hương đất nước;
	- Việc quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường chủ yếu bằng cách nhắc nhở trực tiếp học sinh dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. 
	- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin: cán bộ phòng thiết bị không được đào tạo bài bản và chủ yếu là kiêm nhiệm; phòng thiết bị được bố trí tương đối xa các dãy phòng học, do đó việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn eo hẹp. 
3. Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường THPT Hướng Hóa
3.1 Cơ sở xác lập biện pháp 
	Để đề ra các biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy có ứng dụng CNTT của HT, chúng tôi căn cứ trên các cơ sở sau: 
	- Cơ sở pháp lý: Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
 	- Cơ sở lý luận công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng ở trường THPT Hướng Hóa. 
	- Cơ sở thực tiễn thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của Hiệu trưởng trường THPT Hướng Hóa. 
3.2 Một số biện pháp cụ thể 
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Chú trọng công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học văn hóa và các hoạt động quản lý học sinh, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Hướng Hóa. Không ngừng quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. 
	* Nội dung: tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên để thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
* Tổ chức thực hiện: trước hết, cuối mỗi năm học, Hiệu trưởng cần đánh giá đúng tình hình thực trạng công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở đơn vị; đánh giá đội ngũ giáo viên trong nhà trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sau đó, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng cho giáo viên về nhận thức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể về nội dung, thời gian và đối tượng. 
- Hiệu trưởng trực tiếp hoặc thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn để thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên bằng. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng có những biện pháp thích hợp nêu gương các điển hình, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở những thiếu sót, hạn chế của giáo viên. 
- Hằng năm, đơn vị thực hiện các hình thức bồi dưỡng tại chỗ với các nội dung hấp dẫn, hình thức phong phú cho giáo viên, bằng các chuyên đề về phương pháp dạy học bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở cấp học THPT. 
- Căn cứ kế hoạch năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trên các tiêu chí: mang tính chiến lược, đảm bảo đủ về số lượng, vừa cân đối về môn học đồng thời đảm bảo lực lượng nòng cốt cho từng bộ môn. 
3.2.2 Nhóm biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy 
* Nội dung: Căn cứ tình hình thực tế về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa, chúng tôi xây dựng kế hoạch bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
- Kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của ban giám hiệu; 
- Kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của tổ trưởng chuyên môn; 
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cá nhân của giáo viên. 
	* Tổ chức thực hiện: 
	- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy dựa trên cơ sở: phương hướng và nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT; những thuận lợi, khó khăn về mọi mặt trong nhà trường; mục tiêu hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. 
	Nội dung gồm: tóm tắt tình hình đầu năm; quy mô phát triển trường lớp; Mục tiêu hoạt động dạy học; Nhiệm vụ trọng tâm; Công việc cụ thể và các biện pháp quản lý. 
	- Căn cứ kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin của Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của tổ trưởng chuyên môn. Qua đó, tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động giảng dạy cá nhân có ứng dụng công nghệ thông tin của mình. Kế hoạch chuyên môn cá nhân của giáo viên phải mang tính khoa học, thiết thực và đặc biệt là có tính khả thi. Kế hoạch chuyên môn cá nhân của giáo viên phải đề cập đến các vấn đề sau: 
	+ Phương hướng và chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên; 
	+ Kế hoạch giảng dạy bộ môn của giáo viên được xây dựng nhằm thực hiện chương trình giảng dạy của cả năm học. Trên cơ sở phân phối chương trình của bộ môn, giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng bài theo từng tuần có xác định chương, bài có ứng dụng công nghệ thông tin; 
	+ Kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin; 
	+ Kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, trong đó nêu rõ thời gian, nội dung bồi dưỡng, kết quả đạt được; 
	+ Kế hoạch dự giờ có ứng dụng công nghệ thông tin của cá nhân. 
3.2.3 Nhóm biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
	- Hiệu trưởng quy định các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.
	- Hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra công tác lập kế hoạch giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên. 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp có ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên. 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo dự giờ, kiểm tra đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra qua vở ghi của học sinh, qua báo cáo của các tổ bộ môn, qua ý kiến của giáo chủ nhiệm, các giáo viên khác, phụ huynh học sinh, học sinh. 
3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
	* Nội dung: 
	Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá các nội dung: quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và chất lượng giờ lên lớp có ứng dụng công nghệ thông tin. 
	* Tổ chức thực hiện: 
	- Về tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin mang tính thường xuyên bằng các hình thức: đối chiếu hồ sơ, dự giờ định kỳ hoặc đột xuất. 
	- Tổ chức chỉ đạo việc dự giờ, rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy. 
	+ Hiệu trưởng đề ra chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin chung cho tất cả các bộ môn, áp dụng với tất cả các tiết học. Nội dung đánh giá bao gồm năm mặt: nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả. 
	+ Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận để xây dựng, bổ sung chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin cho từng bộ môn, từng loại bài dạy: bài dạy lý thuyết, bài dạy thực hành, bài dạy ôn tập, bài dạy luyện tập,... 
	+ Hiệu trưởng quy định số giờ tiêu chuẩn mà giáo viên cần phải dự trong một tháng. 
	+ Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra việc dự giờ của giáo viên thông qua việc kiểm tra sổ dự giờ kết hợp với sổ ghi đầu bài và giáo án của người dạy cùng với việc yêu cầu giáo viên đăng ký tiết dự giờ trên bảng thông báo của tổ chuyên môn.
3.2.5. Nhóm biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
	* Nội dung: 
	- Căn cứ thực trạng cơ sở vật chất của đơn vị, Hiệu trưởng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đặc biệt là thiết bị dạy học phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiện có của nhà trường. 
	- Bên cạnh đó, Hiệu trưởng tham mưu cấp trên, tăng cường xã hội hóa nhằm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trơ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
	* Tổ chức thực hiện: 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ phòng thiết bị, bộ môn về trách nhiệm quản lý thiết bị dạy học có hiệu quả thông qua kế hoạch cụ thể; chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng ý thức và kỹ năng sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin. 
	- Tổ chức khai thác, sử dụng và bảo quản: 
	+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường cho GV và HS để mỗi người tự thấy có trách nhiệm phải thực hiện. 
	+ Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, phòng nghe nhìn cho từng khối lớp và cho từng giáo viên. 
	+ Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên Quy chế thiết bị giáo dục (Ban hành kèm theo quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 01 năm 2000 của Bộ GD&ĐT). 
3.2.6. Nhóm biện pháp 6: Tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 
	* Nội dung: 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng của cán bộ, giáo viên. Trong đó lưu ý đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên. 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên để cho điểm, đánh giá, xếp loại và khen thưởng một cách chính xác, công bằng, kịp thời; nêu gương các điển hình trong các đợt thi đua. 	
	* Tổ chức thực hiện: 
	- Đầu mỗi năm học, vào hội nghị xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng qui chế thi đua khen thưởng bao các chuẩn đánh giá cụ thể trong việc ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy. 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn theo dõi, xếp loại và đề nghị khen thưởng kịp thời nhằm khuyễn khích, động viên cán bộ, giáo viên thi đua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
	- Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước cấp, Hiệu trưởng cần tăng cường công tác xã hội hóa nhằm tăng cường nguồn chi phí thi đua khen thưởng đối với công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
	- Công tác khen thưởng có thể theo định kỳ hoặc khen khi giáo viên có thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua nhăm động viên phong trào chung. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
	Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường THPT Hướng Hóa, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận khái quát sau: 
	- Việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại đơn vị chúng tôi nói riêng và tại các trường THPT nói chung là rất cần thiết; nó có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học theo một chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. 
	- Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm định hướng, dẫn dắt hoạt động giảng dạy đi đúng xu thế của thế giới và Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. 
2. Kiến nghị 
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo. 
	- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý nâng cao năng lực quản lý thông qua các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, tham gia các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý ở trường bạn, tỉnh bạn.
	- Tạo điều kiện nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên.
	- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin.
2.2. Đối với ban giám hiệu trường THPT Hướng Hóa
	- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học.
	 - Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong việc tăng cường cơ sở vật chất, thi đua, khen thưởng.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình quản lý trường học về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Đây là những kinh nghiệm thực tế tại đơn vị. Mặc dù chưa được đầy đủ, mang tính thuyết phục cao, song tôi mong rằng các đồng chí cùng tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau thực hiện tốt công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 
    	Đề tài không tránh khỏi những sai sót hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để làm kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình quản lý.  
XÁC NHẬN
P.Hiệu trưởng
Hướng Hóa, ngày 15 tháng 5 năm2019.
	Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do chính bản thân viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Nga

File đính kèm:

  • docSKKN 2019 Nga THPT Hướng Hóa.doc
  • docBìa SKKN Nga THPT Hướng Hóa.doc
  • docMục lục SKKN- Nga THPT Hướng Hóa.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO- NGA THPT HƯỚNG HÓA.doc
Sáng Kiến Liên Quan