Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 6

- Năm học 2011- 2012 là năm thứ ba thực hiện chủ đề: “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, năm học tiếp tục thực hiện phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên cơ sở nền tảng của nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo đã chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương qua cuộc vận động “ Hai không” với nội dung nổi bật“ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Việc ngành giáo dục triển khai các phong trào thi đua và các cuộc vận động cũng xuất phát từ mục tiêu chung của ngành là nâng cao chất lượng dạy- học để đào tạo ra thế hệ những con người vừa có đủ đức, vừa có đủ tài kế tục sự nghiệp tương lai của đất nước, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Vì thế giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI đó là giúp người học : Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống.

- Cho nên, mục tiêu của giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng theo cách vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh. Chính vì vậy mà phương pháp giáo dục cũng đã và đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Để làm được việc đó không ai khác là các nhà trường và cụ thể là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Muốn nâng cao chất lượng của người học thì trước hết phải nâng cao chất lượng của người dạy, nâng cao chất lượng của người học trong từng môn học và trong đó người dạy luôn chiếm một vị trí quan trọng và là yếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp trồng nguời.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng kết kinh nghiệm: 
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6
A/ Phần một : ĐẶT VẤN ĐỀ
1* Lý do chọn đề tài.
- Năm học 2011- 2012 là năm thứ ba thực hiện chủ đề: “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, năm học tiếp tục thực hiện phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên cơ sở nền tảng của nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo đã chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương qua cuộc vận động “ Hai không” với nội dung nổi bật“ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Việc ngành giáo dục triển khai các phong trào thi đua và các cuộc vận động cũng xuất phát từ mục tiêu chung của ngành là nâng cao chất lượng dạy- học để đào tạo ra thế hệ những con người vừa có đủ đức, vừa có đủ tài kế tục sự nghiệp tương lai của đất nước, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Vì thế giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI đó là giúp người học : Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống.
- Cho nên, mục tiêu của giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng theo cách vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh. Chính vì vậy mà phương pháp giáo dục cũng đã và đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của người học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Để làm được việc đó không ai khác là các nhà trường và cụ thể là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Muốn nâng cao chất lượng của người học thì trước hết phải nâng cao chất lượng của người dạy, nâng cao chất lượng của người học trong từng môn học và trong đó người dạy luôn chiếm một vị trí quan trọng và là yếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp trồng nguời.
 2* Lý do chủ quan.
- Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường, được cùng làm việc với các đồng nghiệp, qua bốn năm làm công tác quản lý, trực tiếp chỉ đạo mảng chuyên môn trong nhà trường tôi nhận thấy một điều rằng: Đối tượng học sinh trong cùng một vùng miền cũng luôn có sự khác nhau, chất lượng đầu vào( lớp 6 ) ở các năm không ổn định, có năm chất lượng khảo sát rất thấp. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Người dạy, người học, gia đình, xã hội
- Hơn nữa trong thời buổi cơ chế thị trường, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, học sinh có chiều hướng học các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn, ít thích học các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địacho nên chất lượng học ở các môn xã hội 
thường rất thấp. Đặc biệt học sinh đọc và viết tiếng Việt rất yếu kéo theo việc học các môn như Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh cũng gặp nhiều trở ngại. Điều đó khiến một người làm công tác quản lý trực tiếp phụ trách chuyên môn như tôi không tránh khỏi băn khoăn, trăn trở. Trong khi đó, một giáo viên lên lớp trong một tiết dạy vừa phải đảm bảo đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và kĩ năng sống cho học sinh mà khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của học sinh quá yếu thì làm sao có thể nói đến việc học sinh tiếp thu tốt kiến thức kĩ năng cơ bản, lồng ghép giáo dục. Cho nên, việc đầu tiên phải quan tâm đến là làm sao nâng cao kĩ năng đọc- viết , góp phần nâng chất lượng đại trà cho học sinh, đặc biệt là lớp đầu cấp. Chính vì vậy mà năm học 2011- 2012 tôi đã tập trung vào một chuyên đề là: thực hiện biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đọc- viết cho học sinh lớp 6 góp phần nâng cao chất lượng học môn ngữ văn.
3* Đối tượng thực hiện đề tài:
Học sinh khối 6 năm học 2011- 2012.
Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên các môn ở lớp 6.
Phần hai: NỘI DUNG
I/ Thực trạng của vấn đề .
1* Kết quả khảo sát và những tồn tại của học sinh.
Từ thực tế khảo sát chất lượng 2 môn Văn, Toán ở lớp 6 đầu năm học 
2010- 2011 và đặc biệt ở năm học 2011- 2012 có kết quả như sau:
Tổng số học sinh: 114
 Giỏi : 01 ( Tỉ lệ : 0,9 %) Khá : 05 ( Tỉ lệ : 4,4 %) 
 T.Bình: 43 ( Tỉ lệ : 37,7 %) Yếu , kém : 62 ( Tỉ lệ : 57,0 %) 
- Qua một tuần học đánh giá kĩ năng đọc- viết của học sinh khối 6 như sau:
 + 85/ 114 HS viết chữ xấu, trong đó 45 HS viết không rõ chữ.
 + 30/ 114 HS đọc tốt, 30 HS đọc tạm được, còn lại 45 HS đọc rất yếu. 
 - Qua bài kiểm tra tôi nhận thấy kĩ năng viết của HS quá yếu, có những học sinh viết không thành chữ, viết sai lỗi chính tả, kĩ năng dùng từ, đặt câu yếu hoặc viết chữ quá xấu. Qua một số tiết học môn Ngữ văn , tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh đọc sai dấu, phát âm không đúng, thậm chí có em phải đánh vần từng chữ, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số. Kĩ năng tạo lập văn bản và trình bày kiến thức trong bài kiểm tra yếu.
 - Từ thực tế trên, tôi đã tập trung tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại để có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy sao cho phù hợp và có hiệu quả nhằm nâng chất lượng học môn Ngữ văn cho học sinh.
2* Nguyên nhân của những yếu kém trên.
2.1 Về phía giáo viên:
- Nhà trường, giáo viên còn nặng bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu phổ cập giáo dục, học sinh yếu cũng tìm cách đưa lên lớp để được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho đạt chỉ tiêu.
- Trong tiết học, giáo viên chỉ quan tâm dạy đủ môn, đủ tiết, đủ kiến thức trong bài học, ít chú ý đến việc rèn kĩ năng đọc- viết cho học sinh. Giáo viên dạy các môn không phải là môn Ngữ văn khi chấm, chữa bài kiểm tra của học sinh ít chú ý sửa chữ viết và cách trình bày của học sinh.
 Ví dụ : Một giáo viên dạy toán, khi chấm bài kiểm tra của học sinh, thấy học sinh đó làm đúng kết quả thì sẵng sàng đặt bút ghi điểm 9, 10 mà không quan tâm đến chữ viết, lỗi chính tả, hoặc có thấy nhưng cũng dễ dàng bỏ qua cho học sinh.
- Chất lượng giờ dạy của GV còn hạn chế, đặc biệt là giáo viên người dân tộc thiểu số dạy trong các điểm trường lẻ, trình độ đào tạo chưa qua chuẩn.
- Việc đọc, viết của cá biệt một số giáo viên còn yếu, dùng nhiều tiếng địa phương, chữ viết bảng xấu, thiếu chuẩn xác, chưa phải là chuẩn mực để học sinh viết và đọc theo.
2.2* Về phía học sinh:
- Lớp học thường đông HS , trên lớp giáo viên không thể chú ý kèm cặp rèn luyện cho hết các đối tượng.
- Về nhà học sinh lười học, chỉ chú ý đến việc làm bài tập, ít quan tâm đến việc luyện đọc và viết chỉnh tả, hoặc có đọc, viết nhưng lại không có người kèm cặp nên đọc- viết theo thói quen, theo tiếng địa phương mà không được ai chỉnh sửa cho.
- Khi lên lớp 6 học sinh phải học nhiều môn học, kiến thức cần đọc, viết nhiều hơn và yêu cầu thao tác nhanh hơn nên sinh ra tính cẩu thả, cốt viết bài cho kịp. Về nhà nhiều học sinh mải chơi, làm bài, soạn bài mang tính chất đối phó với thầy cô, không dành thời gian đọc- viết, làm đại cho song không chú ý đến việc trình bày.
 Từ thực tế trên, trong năm học 2011- 2012 với cương vị là một phó hiệu trưởng nhà trường, trực tiếp phụ trách mảng chuyên môn và dạy môn Ngữ văn một lớp 6, tôi đã thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn ở lớp 6 nói riêng và chất lượng các môn học khác nói chung.
II/ Con đường thực hiện.
 1/ Nhận thức của bản thân.
- Ở trường THCS mà nói đến việc rèn luyện kĩ năng đọc- viết cho học sinh thì thật là vô lý và ai cũng cho việc làm đó là thừa, không cần thiết vì ở bậc tiểu học, học sinh đã được rèn luyện khá nhiều và đây cũng là công việc chính của giáo viên tiểu học. Ở bậc THCS và PTTH thì chủ yếu là học kiến thức, nhưng việc học sinh đọc yếu, viết yếu lại là thực tế xẩy ra ở đầu vào( lớp 6). Vì vậy việc rèn kĩ năng đọc- viết cho học
 sinh là rất cần thiết vì có đọc thông, viết thạo thì học sinh mới có khả năng tiếp thu tốt kiến thức của các môn học, ví như môn Tiếng Anh, nếu học sinh không đọc thông, viết thạo tiếng Việt thì làn sao có thể học tốt được môn học này?
- Hơn nữa, ở thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nhiều người cho rằng cần gì phải luyện chữ viết, cứ đánh máy là xong, nhưng theo tôi, nói gì thì nói, khoa học dù có phát triển đi đến đâu chăng nữa thì việc gìn giữ tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình vẫn là điều căn bản. Bởi vì tiếng nói và chữ viết không đơn thuần là công cụ giao tiếp mà nó còn là chiếc chìa khóa để mở cửa chân trời tri thức, là một kho lưu giữ nền văn hóa dân tộc. Cho nên việc rèn kĩ năng đọc- viết cho học sinh là một việc làm cần thiết và cần được làm trong suốt các cấp học chỉ khác nhau ở hình thức, mức độ mà thôi.
- Vấn đề rèn luyện kĩ năng đọc –viết cho học sinh khối 6 đã được bản thân tôi lưu tâm và thực hiện từ HK I năm học 2010- 2011, nhưng sang HK II do có sự thay đổi và điều chỉnh về phân công giảng dạy nên tôi không theo được và đã giao cho giáo viên phụ trách bộ môn thực hiên và vào đầu năm học 2011- 2012 thực trạng của học sinh khối 6 đã thúc đẩy tôi tiếp tục thực hiện đề tài này.
2* Các bước tiến hành:
Bước 1: Khảo sát chất lượng- phân loại học sinh( Nhà trường và GV bộ môn)
Bước 2 : Lập kế hoạch phụ đạo ( giáo viên bộ môn)
Bước 3: Phân công tổ, nhóm, giáo viên phụ trách ( Chuyên môn nhà trường)
Bước 4: Thực hiện các hình thức phụ đạo ( GV bộ môn, GV chủ nhiệm)
Bước 5 : kiểm tra , đánh giá, rút kinh nghiệm ( Chuyên môn, tổ và giáo viên)
3* Tiến trình thực hiện.
a/ Bước 1: Khảo sát chất lượng- phân loại học sinh
- Đầu năm qua bài kiểm tra khảo sát và thực hiện một tuần học, giáo viên bộ môn Ngữ văn lập danh sách học sinh viết chữ xấu, đọc yếu ( Thường HS đọc yếu kèm theo viết chữ xấu) Danh sách gồm 75/ 114 HS yếu cả về đọc và viết.
b/ Bước 2: Lập kế hoạch phụ đạo:
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp họp phụ huynh học sinh của 75 em đó thông báo để phụ huynh nắm bắt được thực chất việc học của con em mình và tạo điều kiện phối hợp cùng nhà trường mua thêm vở luyện viết, cho các em đi học và kèm cặp thêm ở nhà.
- Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn, nhóm bộ môn thảo luận đưa ra biện pháp khắc phục, phụ đạo giúp học sinh đọc thông, viết thạo, nâng chất lượng học môn Ngữ văn.
- Lập kế hoạch phụ đạo: Đợt 1 : Từ 10/ 9/ 2011 đến kết thúc HK I
 Đợt 2 : Từ 01/ 01 / 2012 đến 30/ 4/ 2012.
- Thời gian cụ thể: 15 phút đầu giờ, tiết ngoại khóa của môn Ngữ văn, phụ đạo trái buổi ( 2 buổi / tuần)
 c/ Bước 3 Phân công tổ, nhóm, giáo viên phụ trách.
- Chuyên môn nhà trường: Trực tiếp chỉ đạo, quản lý: Chọn giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao điều kiện gia đình thuận lợi để đầu tư thời gian phụ đạo HS, GV dạy Môn Ngữ văn có giọng nói dễ nghe, truyền cảm, phát âm chuẩn, chữ viết đẹp.
- Tổ chuyên môn : chịu trách nhiệm chính, trực tiếp là nhóm bộ môn Ngữ văn.
- Giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính và cụ thể công việc luyện đọc- viết: Giáo viên môn Ngữ văn.
- Giáo viên chủ nhiệm: Tham gia động viên, khuyến khích, theo dõi, kiểm tra việc luyện đọc- viết ở nhà của học sinh.
d/ Bước 4: Các hình thức luyện tập cho học sinh:
* Việc luyện đọc.
- Trong giờ học chính khóa: GV chú ý thường xuyên gọi những em HS đọc yếu lên đọc bài, thay phiên nhau đọc, đọc ít ( Nếu đọc nhiều mất thời gian, huy động được ít HS)
 Ví dụ: GV cho đọc một đoạn thơ ngắn, văn ngắn, phần ghi nhớ của bài học...
- Phần hướng dẫn học ở nhà:
GV ra bài tập như các học sinh khác, hoặc bớt đi một bài tập có thể coi là khó với đối tượng học sinh yếu, thay vào đó ra bài tập đọc nhiều lần một đoạn văn, đoạn thơ
* Việc luyện chữ viết:
 Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị thêm một vở ô ly, vở luyện viết của học sinh lớp 4,5 và sau mỗi bài học về nhà luyện viết phần ghi nhớ của bài học hôm đó từ 3 đến 4 lần với mục đích học sinh vừa luyện chữ vừa có cơ hội học thuộc nội dung của bài học. ( GV khuyến khích các em viết nhiều hơn càng tốt)
- Tiết học ngoại khóa và tiết học phụ đạo : Giáo viên tách riêng HS đọc- viết yếu vào một lớp, tập trung cho HS viết chính tả, luyện đọc trước các văn bản chuẩn bị học. Yêu cầu học sinh đọc đúng, phát âm đúng nâng dần lên yêu cầu đọc diễn cảm.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đọc nhanh, đọc diễn cảm, đọc phân vaiviết nhanh, viết đẹp
e/ Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm
* Với tổ chuyên môn : Với hình thức phụ đạo như trên, ban giám hiệu giao cho đồng chí tổ trưởng trực tiếp quản lý việc làm của giáo viên, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn báo cáo tình hình thực hiện, những thuận lợi khó khăn, sự tiến bộ của từng học sinh trong việc đọc- viết, tiếp thu kiến thứcđể có những điều chỉnh cho phù hợp.
* Giáo viên chủ nhiệm lớp : Có nhiệm vụ phối hợp với giáo viên bộ môn, thường xuyên kiểm tra vở luyện viết vào 15 phút sinh hoạt đầu buổi ( 2 lần / tuần), giờ đọc báo khuyến khích, ưu tiên cho học sinh yếu đọc các mẩu truyện, lớp nhận xét, góp ý cho bạn, sau các giờ sinh hoạt của ngày thứ bảy có thể tổ chức cuội thi viết chữ đẹp, đọc diễn cảm, đọc phân vai
* Giáo viên dạy môn Ngữ văn: Là người giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp đỡ học sinh rèn kĩ năng đọc- viết, giáo viên sẽ thường xuyên kiểm tra việc luyện đọc- viết của học sinh, có biện pháp khuyến khích, động viên các em tự giác, tích cực, chủ động luyện tập ở lớp, ở nhà .Có thể thu vở viết của các em để chấm lấy điểm thay thế cho điểm yếu, kém( điểm kiểm tra miệng) giúp các em phấn khởi , tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ. Khi dạy các tiết văn bản, giáo viên chú ý nhiều hơn đến đối tượng học sinh đọc yếu, khi các em có tiến bộ cần động viên, khuyến khích các em bằng nhiều hình thức để các em cố gắng hơn.
III / Kết quả đạt được:
- Qua việc quản lý và chỉ đạo tổ chuyên môn, các giáo viên thực hiện chuyên đề này và bản thân tôi cũng trực tiếp đảm nhiệm một lớp học trong hơn một học kì, chúng tôi đã thu được kết quả như sau :
+ Trong các giờ học môn ngữ văn, những học sinh đọc yếu trước kia thường không dám xung phong đọc bài vì sợ bạn chê cười, nhưng qua một thời gian được luyện tập, các em có tiến bộ hơn, nhiều em hăng hái xung phong đọc bài, đặc biệt các em rất thích được đọc phân vai. Qua các bài viết tập làm văn, kĩ năng dùng từ, đặt câu, chữ viết của học sinh tiến bộ rõ rệt. Nhiều em viết chữ chưa đẹp nhưng rõ ràng, dễ đọc, chất lượng học tập bộ môn cũng được nâng lên đáng kể.
- Kết thúc học kì I giáo viên bộ môn Ngữ văn tổng hợp, lập danh sách học sinh đọc- viết còn yếu :
 Tổng số HS khổi 6 : 113 ( Giảm 01 so với đầu năm)
1 * Về đọc: 
+ Số HS đọc tốt, diễn cảm nâng từ 30 lên 55 HS.
+ Số HS đọc ở mức trung bình ( đọc rõ, đúng) : 45 HS
+ Số HS đọc còn yếu : 15 HS
So với đầu năm sổ HS đọc yếu giảm được 40 HS.
2* Về viết : 
- 15 HS viết chữ đẹp, chuẩn chính tả.
57 HS viết chữ rõ ràng, dễ đọc.( Tuy nhiên còn hay sai lỗi chính tả)
22 HS viết chữ ở mức trung bình.
20 HS viết chữ xấu, nhỏ, hay mắc lỗi chính tả.
- Chất lượng học bộ môn ở HK I và giữa HK II có những chuyển biến đáng kể:
 HK I : Giỏi : 04 HS ( tỉ lệ 3,5 %) Khá : 09 ( tỉ lệ 8,0 %) 
 T.Bình : 47 HS ( tỉ lệ 53,2 %) Yếu : 40 ( tỉ lệ 35,3 %) 
 Như vậy so với chất lượng đầu năm, học sinh đã có chuyển biến và nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp như trên tôi tin rằng kết quả học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn sẽ được nâng cao hơn nữa và khi kĩ năng đọc- viết của học sinh thành thạo sẽ là điều tốt giúp các em dễ dàng tiếp cận với các tài liệu phục vụ cho học tập và như vậy sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập không chỉ ở bộ môn Ngữ văn mà còn
 thúc đẩy việc học tập ở các môn học khác được tốt hơn. 
- Về nhả năng ứng dụng của đề tài này tôi thiết nghĩ : Đây không phải là việc làm khó hoặc mới mẻ với giáo viên, chỉ có điều từ trước đến nay chúng ta ít chú ý và nếu thực hiện thì bất kì ở đối tượng nào, dù là học sinh người kinh hay học sinh dân tộc thiểu số , dù dạy ở trường thuận lợi hay khó khăn cũng đều có thể thực hiện được chuyên đề này.
Phần ba: KẾT LUẬN
 Như tôi đã trình bày ở trên, Vấn đề tôi đề cập đến trong đề tài này không phải là vấn đề mới do tôi tự nghĩ ra, nó chỉ là một kinh nghiệm nhỏ trong quá trình quản lý, chỉ đạo và thực hiện giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Chí Thanh- Nơi tôi đang công tác. Thực tế, hiện trạng của học sinh yếu về đọc –viết thì đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số hầu như đều có nhưng thực hiện các biện pháp để khắc phục thì không phải trường nào cũng quan tâm, và không phải giáo viên nào cũng thực hiện.
 Qua quá trình thực hiện, có sự tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên và sự phối kết hợp của tổ chuyên môn, tôi thấy việc làm này thực sự có hiệu quả và có tính khả thi. Nếu chúng ta quan tâm và làm tốt việc rèn luyện kĩ năng đọc- viết cho học sinh thì nó không chỉ giúp ích cho việc học các bộ môn Ngữ văn, tiếng Anh mà nó còn có tác dụng tích cực cho việc học tập các bộ môn khác, đồng thời nó còn có tác dụng rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp trực tiếp( qua lời nói) giao tiép gián tiếp( qua văn bản) góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và điều tất yếu nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng học của người học trong nhà trường.
 Thực hiện chuyên đề này không khó nhưng đòi hỏi phải có sự quan tâm, hỗ trợ của ban giám hiệu đặc biệt là công tác quản lý, chỉ đạo của phó hiệu trưởng nhà trường- Người trực tiếp phụ trách chuyên môn, đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ của giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Đồng thời có sự kiểm tra, giám sát của tổ chuyên môn và sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khác thì mới thực hiện thành công.
Những kiến nghị, đề xuất:
 * Với phòng giáo dục:
 - Có biện pháp chỉ đạo các trường ở vùng khó khăn, vùng nhiều học sinh dân tộc thiểu số tập trung dạy tiếng Việt cho học sinh (chú trọng kĩ năng đọc- viết).Vì đọc tiếng Việt không được thì không thể học được điều gì khác.
* Với các trường bạn , trường tiểu học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số :
- Cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc dạy của giáo viên, đầu tư giáo viên cho việc dạy lớp đầu cấp học. Đặc biệt ở các trường tiểu học cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc dạy và rèn kĩ năng đọc- viết cho học sinh, tránh tình trạng học sinh lên học THCS vẫn đọc- viết không thành.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm công tác quản lý. Nó không phải là vấn đề mới nhưng lại là vấn đề dễ bị sao nhãng, bản thân tôi trong năm học đã cố gắng chỉ đạo tổ chuyên môn và các đồng nghiệp thực hiên không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy kết quả thu được ban đầu chưa nhiều nhưng nếu thực hiện lâu dài, bền bỉ, tôi tin rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng đại trà nói chung trong nhà trường. Kính mong được sự đóng góp ý kiến và tiếp nhận của các bạn đồng nghiệp.
 Ia Băng tháng 3 năm 2011
 Tác giả
 Nguyễn Thị Ánh Tuyết

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan