Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh mẫu giáo 5-6 tuổi

Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Trong đó trò chơi vận động giúp trẻ củng cố và rèn luyện kĩ năng và khả năng vận động cần thiết ở trẻ góp phần rất lớn trong việc phát triển thể chất và tăng cường sự dẻo dai cho trẻ.

"Phát triển vận động tinh cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên sự khéo léo, tỉ mỉ, dẻo dai của trẻ. Với những nội dung như: Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ.

Nhưng thực tế hiện nay đa số trẻ thích leo trèo, chạy nhảy, hoạt động vận động mạnh mẽ, chưa kiên trì chịu khó, cầm bút đưa màu còn vụng về: như các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay, bẻ, nắn, lắp ráp, xé, cắt đường vòng cung, tô, đồ theo nét, cài, cởi cúc, kéo khóa (phematuya) xâu, luồn, buộc dây

Chính vì vậy tôi chọn “Biện pháp trò chơi vận động tinh để giáo dục thể chất cho trẻ 5-6”

 

pptx30 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển thể chất thông qua vận động tinh mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG 
Chào mừng hội thi GVDG cấp Trường 
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 
TRƯỜNG MẦM NON HẢI THƯỢNG 
“BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA VẬN ĐỘNG TINH 
 MẪU GIÁO 5-6 TUỔI 
Giáo viên trình bày: Phan Thị Thương 
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Trong đó trò chơi vận động giúp trẻ củng cố và rèn luyện kĩ năng và khả năng vận động cần thiết ở trẻ góp phần rất lớn trong việc phát triển thể chất và tăng cường sự d ẻo dai cho trẻ. 
"Phát triển vận động tinh cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên sự khéo léo, tỉ m ỉ , d ẻ o dai của trẻ. Với những nội dung như: Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ. 
Nhưng thực tế hiện nay đa số trẻ thích leo trèo, chạy n hảy , hoạt động vận động mạnh mẽ, chưa kiên trì chịu khó, cầm bút đưa màu còn vụng về: như các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay, bẻ, nắn, lắp ráp, xé, cắt đường vòng cung, tô, đồ theo nét, cài, cởi cúc, kéo khóa (phematuya) xâu, luồn, buộc dây 
Chính vì vậy tôi chọn “ Biện pháp trò chơi vận động tinh để giáo dục thể chất cho trẻ 5-6” 
Lý do chọn biện pháp 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 
	 * Thuận lợi: 
- Giáo viên biết dùng mọi thủ thuật để thu hút trẻ vào trò chơi. 
- Phương tiện đồ dùng dạy học đảm bảo, trẻ hứng thú tích cực. 
- Bố trí các hoạt động tương đối phù hợp. 
- Tỷ lệ trẻ chuyên cần tương đối cao, được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống. 
	 * Khó khăn: 
- Trẻ còn thụ động, chưa chủ động trong các hoạt động, trẻ chủ yếu làm theo cô. 
 - Phụ huynh còn nặng đến việc học kiến thức của trẻ, mà chưa chú ý đến việc phát triển sự khéo léo, tính kiên trì cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, các kỹ năng tỉ mỉ, dẻo dai rất hạn chế. 
- Có một số trẻ còn quá hiếu động, một số trẻ nhút nhát nên việc rèn vận động tinh cá nhân ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức. 
Nội dung 
Đạt 
Chưa đạt 
Ghi chú 
SL 
Tỷ lệ (%) 
SL 
Tỷ lệ (%) 
- Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ. 
1. Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. 
17 
58.6 
12 
41.3 
2. Bẻ, nắn 
16 
55.1 
13 
44.8 
3. Lắp, ráp 
17 
58.6 
12 
41.3 
4. Xé, cắt đường vòng cung 
14 
48.2 
15 
51.7 
5. Tô, đồ theo nét 
19 
65.5 
10 
34.4 
6. Cài, cởi cúc, kéo khóa (phecmotuya) xâu, luồn, buộc dây 
15 
51.7 
14 
48.2 
* Khảo sát vận động tinh của trẻ đầu năm học:  
TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP 
	 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy phát triển vận động tinh của trẻ còn rất hạn chế. Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra biện pháp nhằm làm phong phú thêm kiến thức của trẻ, phát triển vận động tinh cho trẻ. 
2.1: Lên kế hoạch tìm kiếm và lựa chọn trò chơi. 
Trước hết để lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, từng hoạt động, tôi xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động tinh cho trẻ trong một năm học theo từng hoạt động cụ thể có nội dung mang tính giáo dục phát triển vận động. 
tinh, từ đó lồng ghép một số trò chơi mà tôi sưu tầm sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ ở lớp. 
	Trò chơi “Tay ai khéo”: Qua trò chơi “Tay ai khéo” giúp trẻ tô hình ảnh các bức tranh và đồ theo dấu chấm mờ, bẻ, nặn các chữ cái, đồ chơibiết xé, cầm kéo cắt đường vòng cung. 
	Trò chơi “ Trèo lên xuống gióng thang”: Qua trò chơi “ Trèo lên xuống gióng thang” giúp trẻ cử động phối hợp tay, chân, mắt. 
- Trò chơi “Ai đáng yêu nhất”: Qua trò chơi “Ai đáng yêu nhất” giúp trẻ biết cài, cởi cúc, kéo khóa(phematuya) xâu, luồn, buộc dây 
Việc lồng ghép vận động tinh để giáo dục phát triển thể chất nhằm giúp trẻ thực hiện bài tập nhiều lần mà không chán, tham gia vào trò chơi một cách tích cực, tự nhiên, thoải mái, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, phát hiện những trẻ khó khăn và năng khiếu về vận động tinh từ đó có biện pháp thích hợp để giúp đỡ trẻ 
- Trò chơi “Ai đáng yêu nhất”: Qua trò chơi “Ai đáng yêu nhất” giúp trẻ biết cài, cởi cúc, kéo khóa(phematuya) xâu, luồn, buộc dây 
Việc lồng ghép vận động tinh để giáo dục phát triển thể chất nhằm giúp trẻ thực hiện bài tập nhiều lần mà không chán, tham gia vào trò chơi một cách tích cực, tự nhiên, thoải mái, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, phát hiện những trẻ khó khăn và năng khiếu về vận động tinh từ đó có biện pháp thích hợp để giúp đỡ trẻ. 
2.2 Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng để tổ chức các trò chơi 
Đồ dùng, đồ chơi dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng, đồ chơi dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, trải nghiệm với đồ dùng, đồ chơi qua đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn những kiến thức, kỹ năng mà trẻ được học, được chơi. Vì vậy trước khi tổ chức trò chơi vận động tinh cho trẻ tôi chuẩn bị. 
 Ví dụ tổ chức trò chơi nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ: Với chủ đề “Gia đình” tôi chuẩn bị đồ dùng lắp ghép để trẻ ghép những người thân trong gia đình, ngôi nhà, khu vườn... 
Ví dụ với trò chơi “Tay ai khéo” tôi chuẩn bị sáp màu, giấy A4, các loại vở có in các hình ảnh và các nét chấm mờ, thủ công, hồ, kéo... 
Ví dụ với trò chơi“Ai đáng yêu nhất”tôi chuẩn bị búp bê, áo búp bê có cài cúc, các loại hột hạt, dây xâu, áo quần có kéo khóa (phematuya) bằng đồ chơi, các loại dây để trẻ đan tết. 
Nghiên cứu tài liệu tập san, truy cập Internet tham khảo giáo án, các trò chơi của tiết thi giáo viên dạy giỏi các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin để có thêm kinh nghiệm kiến thức mới để áp dụng các trò chơi phát triển vận động tinh cho trẻ vào các giờ dạy trên lớp và mọi lúc mọi nơi. 
Qua chị em đồng nghiệp trong trường tôi học hỏi chị em đồng nghiệp rất nhiều thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ chuyên đề để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức trò chơi. 
Ví dụ với trò chơi “Tay ai khéo” tôi chuẩn bị sáp màu, giấy A4, các loại vở có in các hình ảnh và các nét chấm mờ, thủ công, hồ, kéo... 
Ví dụ với trò chơi“Ai đáng yêu nhất”tôi chuẩn bị búp bê, áo búp bê có cài cúc, các loại hột hạt, dây xâu, áo quần có kéo khóa (phematuya) bằng đồ chơi, các loại dây để trẻ đan tết. 
Nghiên cứu tài liệu tập san, truy cập Internet tham khảo giáo án, các trò chơi của tiết thi giáo viên dạy giỏi các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin để có thêm kinh nghiệm kiến thức mới để áp dụng các trò chơi phát triển vận động tinh cho trẻ vào các giờ dạy trên lớp và mọi lúc mọi nơi. 
Qua chị em đồng nghiệp trong trường tôi học hỏi chị em đồng nghiệp rất nhiều thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ chuyên đề để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức trò chơi. 
2.3: Tổ chức các hoạt động 
* Sử dụng biện pháp trò chơi phát triển vận động tinh cho trẻ trong hoạt động học: 
Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh giúp trẻ có thể tự thực hiện việc chăm sóc bản thân như đánh răng, mặc quần áo. 
*Nội dung giáo dục với các loại cử động bàn, tay, ngón tay và cổ tay, Khum bàn tay và mở các ngón tay: Các động tác cong lòng bàn tay vào trong, bởi những điều này giúp phối hợp chuyển động giữa các ngón tay với nhau, từ đó tiến đến kỹ năng quan trọng khác như viết, vẽ, cầm đũa, cởi quần áo và nắm. 
* Phát triển vận động tinh thông qua HĐ chung có mục đích học tập. 
VD: Chủ đề TMN đề tài “Những quả bóng xinh” luyện sự khéo léo linh hoạt của các ngón tay(vo giấy tạo thành quả bóng) 
VD: Chủ đề BT với đề tài “Bé cài cởi cúc, kéo khóa” nhằm rèn kĩ năng VĐ tinh phát triển sự khéo léo dẻo dai của đôi bàn tay, các ngón tay và sự phối hợp của mắt, tay. 
VD: chủ đề GĐ với đề tài “Đôi bàn tay xinh” trẻ gấp quạt giấy tặng cho bà, rèn sự dẻo dai của ngón tay, phối hợp tay mắt. 
Ví dụ: Hoạt động LQCC tôi tích hợp nặn chữ cái o,ô,ơ vào HĐ học. Phát triển sự khéo léo của bàn tay. Việc sử dụng ngón tay cái, ngón trỏ và các ngón tay khác với nhau để thực hiện động tác như nắm, uốn... 
Kỹ năng sử dụng song song hai tay: Cho phép trẻ sử dụng cả hai tay cùng một lúc, hỗ trợ cho quá trình thực hiện động tác. 
Kỹ năng sử dụng kéo: Trẻ có thể học cách dùng kéo và kết hợp cách điều khiển sức mạnh tay và phối hợp với mắt. 
* Lồng ghép vận động tinh để giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. 
Giờ đón trẻ: Tôi cho trẻ về nhóm chơi cùng chơi đan tết nhằm cử động bàn tay, ngón tay, cổ tay kết hợp tay mắt nhịp nhàng. 
Hình ảnh bé đan tết 
Giờ hoạt động góc: Góc là khu vực riêng biệt, trong nhóm chơi trẻ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem xét và khám phá. Tôi có thể làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà không sợ ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực của trẻ ví dụ: Góc nghệ thuật tôi cho trẻ tô màu, tô nét chấm mờ. Ví dụ góc xây dựng lắp ghép tôi cho trẻ chơi  trò chơi Lego và xây dựng mô hình theo ý trẻ.	 
Hình ảnh bé chơi với lego -lắp ghép 
Những miếng ghép lego sẽ giúp trẻ có cảm giác, ghi nhớ về hình khối và màu sắc. Khi chơi lego, trẻ sẽ phải vận dụng tư duy để ghép theo những mô hình yêu thích như hình ngôi nhà, khu vườn, trường học, công viên 
Bộ não của trẻ sẽ được rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, khả năng tập trung, ghi nhớ đồng thời tăng tính kiên nhẫn, kỹ năng xử lý khi tham gia bất kì một hoạt động nào. 
Hoạt động ngoài trời: Các lớp có khu vực chơi riêng biệt ở ngoài sân và được chơi theo từng nhóm nhỏ, ví dụ nhóm chơi trèo thang, nhóm chơi với cát nước, nhóm chơi xếp hình bông hoa, hay lắp ghép... 
Hoạt động chiều: Tôi cho trẻ tô màu tranh theo chủ đề, ôn luyện vở toán, chữ cái, tô nối theo hình vẽ, theo nét chấm mờ... 
Giờ trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh về nội dung giáo dục phát triển vận động tinh khuyến khích phụ huynh cho trẻ lao động tự phục vụ ở nhà như tự mang quần áo, cài cúc áo, đánh răng, trong thời gian ở nhà cho trẻ tiếp xúc với đất nặn, sáp màu để trẻ có kỹ năng cầm bút đưa màu... 
Tuyên truyền với phụ huynh về cách rèn luyện cho trẻ phát triển vận động tinh để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. 
 PHẦN III: Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế: 
Sau một thời gian thực hiện với lòng kiên trì lòng say mê kết hợp với việc sử dụng biện pháp trên một cách linh hoạt. Tôi nhận thấy nội dung mình lựa chọn đã đạt được kết quả cao. 
Trẻ thực hiện tốt các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ một cách khéo léo, dẽo dai, tỉ mỉ. 
 Khảo sát vận động tinh của trẻ cuối năm học:  
Nội dung 
Đạt 
Chưa đạt 
Ghi chú 
SL 
Tỷ lệ (%) 
SL 
Tỷ lệ (%) 
- Cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ. 
1. Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. 
28 
96.5 
1 
3.4 
2. Bẻ, nắn 
29 
100 
0 
0 
3. Lắp, ráp 
29 
100 
0 
0 
4. Xé, cắt đường vòng cung 
28 
96.5 
1 
3.4 
5. Tô, đồ theo nét 
29 
100 
0 
0 
6. Cài, cởi cúc, kéo khóa (phecmotuya) xâu, luồn, buộc dây 
29 
100 
0 
0 
PHẦN IV: KẾT LUẬN 
1. Ý nghĩa của biện pháp: 
Việc sử dụng trò chơi vận động tinh để giáo dục thể chất cho trẻ là vô cùng quan trọng. Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng vận động tinh được tăng lên rõ rệt. Trẻ đã mạnh tự tin biết sử dụng các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay, bẻ, nắn, lắp ráp, xé, cắt đường vòng cung, tô, đồ theo nét, cài, cởi cúc, kéo khóa (phemotuya) xâu, luồn, buộc dây. 
Qua đó chúng ta đều thấy được giáo dục phát triển thể chất qua vận động tinh   rất cần thiết đối với trẻ. Trẻ có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Kỹ năng vận động tinh liên quan đến chuyển động của các nhóm cơ nhỏ hơn ở bàn tay, ngón tay và cổ tay, kỹ năng vận động tinh đặc biệt quan trọng, vì khả năng sử dụng các cơ nhỏ hơn ở tay cho phép con yêu thực hiện những nhiệm vụ tự chăm sóc bản thân mà không cần sự trợ giúp, chẳng hạn như: Đánh răng, tự đút ăn,viết, mặc quần áo. 
Từ những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện với trẻ lớp tôi trong năm học này, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan điều đó chứng tỏ việc áp dụng biện pháp đã có một hiệu quả nhất định. 
 2. Kiến nghị, đề xuất: 
Tổ chức chuyên đề giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo để giáo viên được giao lưu học hỏi. 
Trên đây là “Biện pháp sử dụng trò chơi vận động tinh để giáo dục thể chất cho trẻ 5-6”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên cho biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. 
KÍNH CHÚC CÁC CÔ GIÁO SỨC KHỎE 
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP 
TRÂN TRỌNG CÁM ƠN 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_the_chat_thong_qu.pptx
Sáng Kiến Liên Quan