Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phân tích một tác phẩm văn chương ở trường THCS
THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH nhà trường.
- Giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết, chịu khó học hỏi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.
- Học sinh của trường nhìn chung ngoan, có ý thức học tập, tiếp thu bài nghiêm túc.
2. Khó khăn:
- Trường thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Học sinh thiếu vốn sống, thiếu kinh nghiệm, chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm cùng lúc ôn thi nhiều môn nên rất hạn chế về thời gian tự học.
- Giáo viên vẫn chưa phát huy hết được năng lực của học sinh trong giờ dạy học phân tích.
- Vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
BIỆN PHÁP PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯỜNG THCS La Thị Ngọc Tuyền Giáo viên trường THCS Hộ Phòng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình Trung học cơ sở hầu hết là những bài hay, đã chú ý đến sự thức tỉnh và bồi dưỡng ý thức cho người học. Vì vậy, phân tích tác phẩm là phải tìm ra được những nét riêng của nhà văn (nhà thơ) trên cơ sở cảm thụ, rung động và sáng tạo huy động bằng cả lí trí lẫn tình cảm. Đây là một quá trình không đơn giản. Thực tế quá trình phân tích một tác phẩm văn chương trong nhà trường Trung học cơ sở mỗi bài, mỗi tiết, mỗi giáo viên còn có hạn chế ít nhiều. Những hạn chế đó có thể do khó khăn từ nhiều phía. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, từ những thất bại và thành công của bản thân, tôi cũng mạnh dạn viết đề tài: “Biện pháp phân tích một tác phẩm văn chương ở trường THCS”. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH nhà trường. - Giáo viên nhiệt tình, có tâm huyết, chịu khó học hỏi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm. - Học sinh của trường nhìn chung ngoan, có ý thức học tập, tiếp thu bài nghiêm túc. 2. Khó khăn: - Trường thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy. - Học sinh thiếu vốn sống, thiếu kinh nghiệm, chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, cộng thêm cùng lúc ôn thi nhiều môn nên rất hạn chế về thời gian tự học. - Giáo viên vẫn chưa phát huy hết được năng lực của học sinh trong giờ dạy học phân tích. - Vẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Phân tích là một giai đoạn phức tạp có thể chia nhỏ ra từng khâu, từng việc, được kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo viên và trò. Ở giai đoạn này, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên phải góp phần tích cực tác động đến tâm lí, thị hiếu và cảm xúc của học sinh, phải biết hướng dẫn học sinh, biết sâu chuỗi các vấn đề, các chi tiết và sự kiện trong tác phẩm từ đó làm bật sáng những suy nghĩ, những phán đoán có tính định hướng để phân tích tác phẩm. 1. Trong quá trình định hướng cảm xúc, việc đưa ra câu hỏi là rất quan trọng. Câu hỏi tạo ra được “tình huống” nhằm thúc đẩy sự tư duy của học sinh, buộc các em phải đào sâu suy nghĩ, phải liên tưởng để cắt nghĩa, lí giải, khám phá, phát hiện những tư tưởng thẩm mĩ độc đáo của tác phẩm. Có nhiều câu hỏi đặt ra cho học sinh: câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi phân tích, câu hỏi gợi mở, câu hỏi phát triển mở rộng... Tất cả đều nhằm giúp học sinh phát hiện xem tác giả đặt ra vấn đề gì, những vấn đề đó có liên quan đến cuộc đời, lẽ sống như thế nào?... thể hiện bằng những chi tiết độc đáo. Chẳng hạn trong bài thơ “Lượm” – Ngữ văn 6, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao tác giả có thể thay đổi nhiều cách gọi (đồng chí, chú bé, cháu,..) về Lượm như vậy ? để các em có thể tự tư duy và trả lời. Chúng ta cũng cần tránh việc đưa ra những câu hỏi máy móc, tuỳ tiện, suy diễn hoặc những loại câu hỏi khỏi cần phải hỏi. Như vậy, hệ thống câu hỏi phải vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa nhằm phát huy được sự tư duy lại vừa khơi gợi được những rung động cảm xúc của học sinh. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính logíc trong cả quá trình thể hiện tính hoàn chỉnh thống nhất của tác phẩm. 2. Đồng thời với hệ thống câu hỏi phát huy tư duy và tính tích cực tự giác của học sinh, giáo viên cần kết hợp với giảng bình. Lời giảng của giáo viên là một yếu tố quan trọng góp phần định hướng thành công quá trình phân tích tác phẩm. Theo tôi, “tình huống - hoàn cảnh” là một nét tạo nên cái thần của tác phẩm này để thấy khác với tác phẩm kia. Vì thế, người giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh phân tích không thể nào bỏ qua được. Xin nêu ra một ví dụ: Bài “Bạn đến chơi nhà” – Ngữ văn 7. Tác giả Nguyễn Khuyến đã tự đặt mình vào một tình huống khó xử đó là “bạn lâu năm đến thăm nhưng trong nhà lại không có món gì để có thể thiết đãi bạn”. Giáo viên cần gợi cho học sinh nhận ra tình huống khó xử ấy. Sau đó bình giảng để các em có thể nhận ra được tình cảm của con người : tác giả đã đưa những cái không có (vật chất) để nói đến những cái đã có (tình cảm bạn bè). Từ đó giáo viên có thể giáo dục học sinh ý thức xây dựng một tình bạn chân thành, không vụ lợi lẫn nhau. - GV có thể bình: Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây, ta với ta” cách lập ý này có tác dụng khẳng định tình bạn chân thành thắm thiết, tri âm, tri kỉ mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế. Bên cạnh đó, “hình ảnh - nhân vật” cũng là yếu tố để giáo viên giảng bình. Hình ảnh trong các tác phẩm không hoàn toàn như nhau về mức độ, có khi rộng - lớn, có khi nhỏ - hẹp nhưng đều có thể có sức khái quát. Truyện có nhân vật chính, nhân vật phụ và tất nhiên không phải nhân vật nào cũng được xây dựng thành công như nhau. Vì thế, khi giảng hoặc bình về nhân vật chúng ta cần chú ý đến nhân vật nào thể hiện trong tư tưởng tác phẩm. Đi sâu phân tích những nét cá tính điển hình của nhân vật từ hình dáng đến cuộc sống nội tâm của họ. Chẳng hạn, trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” – Ngữ văn 6, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích hình ảnh Bác Hồ thông qua các hành động, cử chỉ, lời nói,... của Bác trong bài thơ. Từ đó giáo viên bình giảng cho học sinh thấy được tình yêu thương của Bác đối với các thể hệ trẻ và dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố trên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra những biểu hiện đặc sắc khác sáng lên trong tác phẩm: có thể là lời kể chuyện của tác giả, cách biểu hiện cảm xúc, những lời bộc lộ tình cảm trữ tình ngọt ngào sâu lắng của tác giả. Có như vậy mới khắc sâu được nội dung tư tưởng tác phẩm và gợi được những rung động thẩm mĩ cho các em trước tác phẩm. Từ đó góp phần bồi dưỡng vốn tri thức và nhân cách học sinh. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong quá trình vận dụng giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bước đầu các em có kĩ năng tự khai thác, phân tích giá trị của một tác phẩm cụ thể. Qua đó chất lượng học tập của học sinh không ngừng được nâng lên. Cụ thể kết quả đạt được như sau: 1. Kết quả TBM năm học 2019 - 2020 Lớp Sỉ số Phân loại Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 6A 45 12 26.67 19 42.22 14 31.11 6B 45 8 17.78 20 44.44 17 37.78 6D 45 5 11.12 19 42.22 20 44.44 1 2.22 Tổng 135 25 18.52 58 42.96 51 37.78 1 0.74 2. Kết quả TBM học kì I năm học 2020 - 2021 Lớp Sỉ số Phân loại Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 7A 45 16 35.55 21 46.67 8 17.78 7B 45 11 24.44 22 48.89 12 26.67 7D 45 7 15.56 23 51.11 15 33.33 Tổng 135 34 25.17 66 48.90 35 25.93 3. Phân tích kết quả So sánh kết quả TBM của năm học 2019 – 2020 với kết quả TBM của học kì I năm học 2020 – 2021, ta thấy: + Tỉ lệ học sinh yếu giảm từ 0.74% xuống còn 0%. + Tỉ lệ học sinh Khá – Giỏi tăng từ 61.48% lên 74.07%. Trong đó, tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 18.52% lên 25.17%. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để rèn luyện học sinh phân tích tốt một tác phẩm, tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp cụ thể như trên, với mong muốn giúp các em có thể dễ dàng phân tích một tác phẩm. Biện pháp mà tôi đã trình bày là rút ra từ thực tế giảng dạy và thu được kết quả khả quan trong các kì thi. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho một số học sinh hiện nay và gợi thêm một cách dạy cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. VI. KIẾN NGHỊ - Nhà trường cần có thêm tranh ảnh, chân dung của các nhà văn, nhà thơ lớn, công nghệ thông tin để phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy. - Nhà trường cần bổ sung thêm một số sách tham khảo liên quan đến các kiến thức được học. Được như vậy chất lượng dạy - học sẽ một ngày một nâng cao hơn nữa. Người viết La Thị Ngọc Tuyền Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Hộ Phòng xác nhận: Biện pháp phân tích một tác phẩm văn chương ở trường THCS của giáo viên: La Thị Ngọc Tuyền áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Hộ Phòng, ngày .... tháng 03 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Lưu Văn Hoài
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phan_tich_mot_tac_pham_van_c.doc