Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hứng thú học tập môn Sinh học 8

1. Thuận lợi:

 - BGH và tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Bản thân không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; không ngừng học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

 - Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy.

- Nhiều học sinh có ý thức tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức.

 2. Khó khăn:

 - Do cấu trúc trong sách giáo khoa dành phần lớn cho việc nghiên cứu lí thuyết; kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.

 - Phương pháp dạy và học: giáo viên làm việc nhiều, dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh ít trao đổi thảo luận, học sinh học thụ động, không khí học tập đơn điệu, tẻ nhạt.

- Thái độ học tập của học sinh: Đa số các em coi trọng và đầu tư vào các môn học chính như: Toán, văn, anh; học sinh ngán học thuộc bài lí thuyết; một số em còn ham chơi.

- Một số học sinh học chăm chỉ nhưng kết quả lại không cao, học bài nào biết bài đó, học phần sau quên phần trước, không nhớ được kiến thức trọng tâm. Một số học sinh khá mệt mỏi, thụ động dẫn đến nhàm chán và chán học. Nhiều lúc giáo viên đặt câu hỏi nhưng phần lớn học sinh không tham gia phát biểu, không chú ý bài cũng có trường hợp học sinh ngủ trong giờ học nữa.

- Một số giáo viên còn gây áp lực, căng thẳng cho học sinh từ phút đầu vào tiết học. Từ đó làm cho học sinh không mạnh dạn không phối hợp với giáo viên trong quá trình dạy học.

- Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế chỉ áp dụng cho các tiết thao giảng hoặc hội giảng

 

doc8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hứng thú học tập môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 8 
 	 Nguyễn Hồng Phương
 	 Giáo viên trường THCS Giá Rai A
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của nhà trường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng xuyên suốt trong quá trình dạy học và là công việc phải làm thường xuyên. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thì việc cung cấp kiến thức văn hóa cơ bản là vấn đề hàng đầu và quan trọng nhất trong mỗi giáo viên. 
Là một giáo viên bộ môn Sinh học THCS trong nhiều năm qua tôi đã luôn cố gắng để tìm ra những phương pháp, giải pháp dạy học phù hợp cho từng khối lớp để đạt các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Như chúng ta đã biết Sinh học là khoa học thực nghiệm, trực quan, kiến thức gắn liền với thực tiễn, trong đó Sinh học 8 là phần kiến thức có thể nói là gần gũi với thầy và trò nhất vì được nghiên cứu tìm hiểu về chính bản thân con người chúng ta, các kiến thức bài học liên quan chặt chẽ đến bảo vệ sức khỏe, đến kĩ năng sống cần thiết cho học sinh áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, làm thế nào để cho học sinh hiểu được cặn kẽ những vấn đề các em tìm hiểu trong lý thuyết và cảm thấy hứng thú hơn khi học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Vì lí do trên, tôi mạnh dạn xin được trình bày kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng bằng cách: Gây hứng thú học tập môn Sinh học 8. 
II. THỰC TRẠNG 
- Tổng số CB-GV-NV: 33/19 nữ, trong đó: CBQL: 2/0 nữ; GV: 28/16 nữ; NV: 3/3 nữ. 
- Tổng toàn trường: 15 lớp; 513 học sinh, trong đó
+ Lớp 6: 4 lớp; 145 học sinh; 	+ Lớp 7: 4 lớp; 136 học sinh; 
+ Lớp 8: 4 lớp; 132 học sinh; 	+ Lớp 9: 3 lớp; 100 học sinh
Tôi chọn học sinh của khối 8 với tổng số học sinh là 132 em để áp dụng biện pháp. Trong quá trình thực hiện biện pháp có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
	- BGH và tổ chuyên môn luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Bản thân không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; không ngừng học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
	- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy.
- Nhiều học sinh có ý thức tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức. 
	2. Khó khăn:
	- Do cấu trúc trong sách giáo khoa dành phần lớn cho việc nghiên cứu lí thuyết; kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.
	- Phương pháp dạy và học: giáo viên làm việc nhiều, dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh ít trao đổi thảo luận, học sinh học thụ động, không khí học tập đơn điệu, tẻ nhạt.
- Thái độ học tập của học sinh: Đa số các em coi trọng và đầu tư vào các môn học chính như: Toán, văn, anh; học sinh ngán học thuộc bài lí thuyết; một số em còn ham chơi.
- Một số học sinh học chăm chỉ nhưng kết quả lại không cao, học bài nào biết bài đó, học phần sau quên phần trước, không nhớ được kiến thức trọng tâm... Một số học sinh khá mệt mỏi, thụ động dẫn đến nhàm chán và chán học. Nhiều lúc giáo viên đặt câu hỏi nhưng phần lớn học sinh không tham gia phát biểu, không chú ý bài cũng có trường hợp học sinh ngủ trong giờ học nữa...
- Một số giáo viên còn gây áp lực, căng thẳng cho học sinh từ phút đầu vào tiết học. Từ đó làm cho học sinh không mạnh dạn không phối hợp với giáo viên trong quá trình dạy học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế chỉ áp dụng cho các tiết thao giảng hoặc hội giảng
Bảng 1. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh học 8 đầu năm học 2020 – 2021.
Tổng số HS
132
Hứng thú với môn sinh học
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
7,6
35
26,5
47
35,6
50
30,3
Bảng 2. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2020- 2021
Tổng số HS
132
Chất lượng môn học
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
24,2
43
32,6
34
25,8
23
17,4
	Qua thực tế giảng dạy và khảo sát cho thấy nhiều học sinh còn thờ ơ với môn sinh học, không hứng thú với bộ môn, các em chưa tích cực phát biểu trong giờ học nên việc học tập trở nên gò ép, kết quả học tập chưa cao. Để tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh khi học môn sinh học, tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp sau:
	III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (01 biện pháp duy nhất)
Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học. Ở mỗi bài học tuỳ theo nội dung kiến thức giáo viên cần lựa chọn và liệt kê các hiện tượng thực tế phù hợp với nội dung bài học, soạn sẵn hệ thống câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, có đáp án, sau đó cần phải linh hoạt, khéo léo lồng ghép đưa vào các giờ học vì thời gian giành cho vấn đề này không nhiều. Trong nội dung câu hỏi có chứa đựng những mâu thuẫn về mặt nhận thức, đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ dựa trên vốn kiến thức đã học và phải vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất cũng tạo cho học sinh nhu cầu háo hức chờ đón lời giải đáp. Điều đó giúp các em húng thú hơn với môn học, yêu thích môn học hơn và chất lượng giáo dục môn học cũng cao hơn.
* Một số minh họa cụ thể mà tôi đã áp dụng vào dạy một số bài Sinh học 8 như sau:
 	- Đặt tình huống thực tế vào giới thiệu bài mới. Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút sự chú ý của học sinh trong tiết học. 
Ví dụ: Bài 6. Phản xạ. Có thể mở bài bằng câu hỏi: Tại sao ngứa thì phải gãi? hoặc Tại sao khi đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra? hiện tượng trên là gì? Cơ chế diễn ra thế nào? nội dung bài mới sẽ giải đáp 
Ví dụ: Bài 14. Bạch cầu- Miễn dịch. Mở bài GV nêu hiện tượng mà có thể nhiều học sinh đã trải qua như: Chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau vài hôm rồi khỏi. Vậy chân khỏi do đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp
- Nêu hiện tượng thực tế sau khi đã kết thúc bài học. Cách này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng. Học sinh có thể giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó trong đời sống. Hoặc học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi cho học sinh vận dụng kiến thức bài đã học và khi học bài học mới tiếp theo.
Ví dụ: Bài 17. Tim và mạch máu. Sau khi kết thúc bài học giáo viên nêu câu hỏi: - Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi? GV nêu hiện tượng này sau khi kết thúc bài học.
 - Giải thích: Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:
 - Thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau: 
 + Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s 
 + Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s)
Ví dụ: Bài 27. Tiêu hoá ở dạ dày. GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon hơn?
- Giải thích: Trong môi trường axit prôtêin trong thịt, cá dễ thuỷ phân hơn nên khi chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình nhai nhanh thuỷ phân thành các amino axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.
Ví dụ: Bài 28.Tiêu hoá ở ruột non. Sau khi kết thúc bài học giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học giải thích: Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 
- Giải thích: Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. 
- Đưa hiện tượng thực tế dưới dạng cung cấp thông tin như mục “Em có biết”. Ở mỗi bài, mỗi phần nếu có kiến thức liên quan đến một số vấn đề thực tiễn giáo viên có thể đưa hiện tượng thực tiễn theo hình thức cung cấp thông tin mục “Em có biết”để tránh nhàm chán. 
Ví dụ. Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. 
- GV cung cấp người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn. 
- Giải thích: Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết áp.
- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong.
 Ví dụ. Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết. Qua bài học giáo viên cung cấp thông tin về “Bệnh xơ vữa động mạch”. 
- Giải thích: Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất côlesteron( thịt, trứng, sữa,) sẽ có nhiều nguy cơ bị sơ vữa động mạch. Ở bệnh này, côlesteron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, gây xơ vữa. Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch( đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim gây các cơn đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ). Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết. Qua thông tin GV có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Cần luyện tập thể dục thể thao vừa sức, hạn chế các thức ăn giàu côlesteron để bảo vệ hệ tim mạch.
- Nêu hiện tượng thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười đan xen các phần trong bài học. Điều này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê môn Sinh học. 
Ví dụ: Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. 
Giáo viên kể câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh, để minh họa cho nội dung kiến thức sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện. 
Sau đó, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vì sao nhà Chúa chịu mất mèo? 
- Giải thích: Trạng Quỳnh đã thành lập cho mèo một thói quen chuyên ăn cơm rau. Còn mèo của Chúa Trịnh chuyên ăn thịt cá.
Ví dụ: Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người. 
Giáo viên kể câu chuyện Tào tháo với rừng mơ.
- Tóm tắt câu truyện: Tào Tháo cùng quân sĩ bị lạc trong sa mạc không có nước uống. Quân sĩ mệt mỏi, khát khô cả cổ. Thấy vậy, Tào Tháo bèn tập trung quân sĩ lại và nói: "Phía trước là rừng mơ". Nghe thấy vậy, tất cả quân sĩ đều nhỏ dãi ( tiết nước bọt ) hết khát.  
Qua câu truyện các em sẽ lí giải được vì sao quân sĩ hết khát?
- Giải thích: Từ câu truyện học sinh thấy được vai trò của tiếng nói và chữ viết. Cụ thể: ở đây tiếng nói là tín hiệu gây ra phản xạ có điều kiện cấp cao.
	IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Qua một thời gian thử nghiệm tôi nhận thấy từ khi áp dụng biện pháp gây hứng thú học tập môn sinh học các em bộc lộ rõ sự thích thú, vui vẽ hơn, nhanh nhẹn hơn trong giờ học. Nhiều học sinh nhút nhát được động viên, khuyến khích nay tỏ ra mạnh dạn hơn. Chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt thể hiện qua bảng 2.
Bảng 1. Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh học 8 học kì I, năm học 2020 - 2021.
Tổng số HS
132
Hứng thú với môn sinh học
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
26,5
67
50,8
20
15,6
10
7,5
Bảng 2. Kết quả khảo sát chất lượng học kì I, năm học 2020 - 2021
Tổng số HS
132
Chất lượng môn học
Giỏi
Khá
Trung Bình
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
18,9
89
67,4
13
9,8
5
3,9
Nhìn chung qua học kì I, chất lượng bộ môn đạt 96,1% và Học sinh hứng thú trong học tập bộ môn Sinh học đạt 76,9%.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Phải có sự đầu tư nghiên cứu, nắm vững kiến thức về mặt lý thuyết để truyền đạt đầy đủ cho học sinh đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Bên cạnh đó, còn hình thành cho học sinh lòng yêu thích môn học.
- Trong các tiết dạy, giáo viên cần phối hợp hài hoà các phương pháp dạy học cho từng nội dung bài học, từng lớp học. Đồng thời sử dụng phương tiện trực quan nhằm để thu hút học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Trên đây là biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học, nội dung này cũng chưa hoàn thiện rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô để biện pháp được hoàn thiện hơn.
 Người viết
 Nguyễn Hồng Phương
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Giá Rai A xác nhận: Biện pháp “Hứng thú học tập môn sinh học 8” của giáo viên: Nguyễn Hồng Phương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phường 1, ngày 30 tháng 3 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
	 Trần Hồ Quốc Huân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_hung_thu_hoc_tap_mon_sinh_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan