Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn

A- MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, tiếng việt là thứ tiếng phát triển hoàn thiện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp và thẩm mỹ trong xã hội. Tiếng việt là tiếng nói phổ thông của cả nước,tiếng việt là ngôn ngữ chính thức trong nhà trường nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt trong các lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. Tuy nhiên việc dạy bộ môn ngữ văn ở THCS còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự biểu đạt trong Tiếng việt rất phong phú và đa dạng . Do đó cần phải có biện pháp để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn.

B- NỘI DUNG :

 I. THỰC TRẠNG :

 - Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng việt nên đa số các em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được học, diễn đạt còn lũng cũng, câu văn khó hiểu.

- Vốn hiểu biết của các em chưa phong phú vì thế các em chưa học tốt được môn ngữ văn.

- Một số em chưa thật sự yêu thích môn học ngữ văn.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

a. Lập kế hoạch:

1. Trong các tiết dạy giáo viên thường xuyên kiểm tra học sinh để nắm được các em còn yếu về mặt nào : đọc, nói, viết hay diễn đạt trên cơ sở đó để tìm hiểu về lịch sử bản thân của các em.

2. Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn ngữ văn trước hết giáo viên cần phải:

+ Nắm được nhiệm vụ môn học này là dạy cho học sinh những hiểu biết về mặt ngôn ngữ học, giúp các em hiểu biết Tiếng việt một cách có ý thức, sử dụng tiếng việt, sử dụng một cách có ý thức và thành thạo trong giao tiếp thông qua các kỹ năng: nói, nghe, đọc ,viết. Từ đó nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực cảm thụ văn học, giúp các em phát triển năng lực, tư duy, trên cơ sở đó giáo dục cho các em những tư tưởng tình cảm đẹp dựa theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.

+ Cơ cấu môn học: gồm 3 phân môn: văn, tiếng việt, tập làm văn

Mỗi phân môn có kiến thức và kỹ năng riêng, nhưng ba phân môn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua việc cung cấp kiến thức văn, tiế`ng việt, tập làm văn hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụnh kiến thức, kỹ năng văn, tiếng việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7128 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT 
MÔN NGỮ VĂN 
A- MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, tiếng việt là thứ tiếng phát triển hoàn thiện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp và thẩm mỹ trong xã hội. Tiếng việt là tiếng nói phổ thông của cả nước,tiếng việt là ngôn ngữ chính thức trong nhà trường nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt trong các lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. Tuy nhiên việc dạy bộ môn ngữ văn ở THCS còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự biểu đạt trong Tiếng việt rất phong phú và đa dạng . Do đó cần phải có biện pháp để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn.
B- NỘI DUNG :
	I. THỰC TRẠNG :
	- Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng việt nên đa số các em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được học, diễn đạt còn lũng cũng, câu văn khó hiểu...
- Vốn hiểu biết của các em chưa phong phú vì thế các em chưa học tốt được môn ngữ văn.
- Một số em chưa thật sự yêu thích môn học ngữ văn.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
a. Lập kế hoạch:
1. Trong các tiết dạy giáo viên thường xuyên kiểm tra học sinh để nắm được các em còn yếu về mặt nào : đọc, nói, viết hay diễn đạt trên cơ sở đó để tìm hiểu về lịch sử bản thân của các em.
2. Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn ngữ văn trước hết giáo viên cần phải:
+ Nắm được nhiệm vụ môn học này là dạy cho học sinh những hiểu biết về mặt ngôn ngữ học, giúp các em hiểu biết Tiếng việt một cách có ý thức, sử dụng tiếng việt, sử dụng một cách có ý thức và thành thạo trong giao tiếp thông qua các kỹ năng: nói, nghe, đọc ,viết. Từ đóù nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực cảm thụ văn học, giúp các em phát triển năng lực, tư duy, trên cơ sở đó giáo dục cho các em những tư tưởng tình cảm đẹp dựa theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
+ Cơ cấu môn học: gồm 3 phân môn: văn, tiếng việt, tập làm văn
Mỗi phân môn có kiến thức và kỹ năng riêng, nhưng ba phân môn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua việc cung cấp kiến thức văn, tiế`ng việt, tập làm văn hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụnh kiến thức, kỹ năng văn, tiếng việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo.
3. Tuân thủ các nguyên tắc dạy học ngữ văn:
* Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy:
Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Hai lĩnh vực này có quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Thực tế giảng dạy đã chứng minh học sinh nào yếu về tư duy đồng thời cũng yếu về ngôn ngữ và ngược lại. Do đó trong quá trình dạy, người giáo viên cần chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy. Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ: tiếng- từ – câu, phải chuẩn bị đầy đủ tạo mọi điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần viết hoặc nói ( đặc biệt là nội dung sự kiện cho các đề bài tập làm văn). Giáo viên cần phải tổ chức cho các em tìm hiểu quan sát và ghi chép đầy đủ, phong phú các tư liệu cần thiết trước khi viết hoặc nói.
* Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp:
Để có thể hoạt động ngôn ngữ điều cốt yếu là các em phải nắm vững được các qui tắc sử dụng tiếng việt như: qui tắc dùng từ , qui tắc viết câu, dựng đoạn và cấu tạo văn bản . Học sinh cũng cần hiểu biết các thao tác cơ bản để tạo lập ra lời nói như: định hướng lời nói, tìm ý chọn ý, xây dựng bố cục lời nói và kích thích sửa chữa lời nói của mình cho phù hợp với chuẩn, đạt hiệu quả giao tiếp.
* Nguyên tắc chú ý đến trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh:
Nghĩa là phát huy tính chủ động, năng lực tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết học. Hạn chế và dần dần loại trừ những mặt tiêu cực về lời nói của học sinh trong quá trình học tập.
* Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói:
Nói và viết là hai dạng lời nói mang những đặc điểm khác nhau nhưng cũng hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Cần chú ý rèn luyện cho HS cả 2 dạng lời nói này.
*Nguyên tắc trực quan trong giờ dạy:
Các yếu tố trực quan ở đây là các yếu tố có khả năng tác động lên tất cả các giác quan . Không chỉ là sử dụng các đồ dùng trực quan, các sơ đồ , bảng biểu, tranh ảnh, mà còn là trực quan lời nói bằng băng hình nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
4 .Tổ chức để học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm khi học các bài học khác nhau của môn ngữ văn:
- Giáo viên giao cho từng học sinh thực hiện các hoạt động học tập hoặc cùng một lúc tổ chức nhiều nhóm để các em tìm hiểu, thảo luận. Phương pháp này nhằm thúc đẩy học sinh hoạt động trí tuệ một cách thực sự. Đây là một phương tiện không những giúp học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, mà nó trở thành một phương tiện dạy học theo hướng thực hành giao tiếp ngôn ngữ.
- Khi dạy các văn bản, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các hình thức đọc: đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm càng nhanh, càng thạo, càng chính xác, học sinh càng có điều kiện hiểu nội dung văn bản. Đọc diễn cảm và mức độ am hiểu nội dung bài học. Đa số bài tập đều hướng tới rèn luyện cho học sinh ngày càng hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu nội dung bài học.
- Tuy nhiên, việc rèn luyện các kỹ năng: Có phần bị hạn chế . Do đó phải sử dụng đúng mức thời gian luyện nói, sử dụng đúng mức các tiết kể chuyện, từ ngữ, tập làm văn để rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh.
5. Kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi: 
Đố chữ, truyền tin, thi viết chữ đẹp, thi viết đúng các từ ngữ có vần khó, thi kể chuyện, tìm hiểu ca dao, tục ngữ, dân ca 3 miền, tổ chức nói tiếng 3 miền.
6 Đánh giá và cho điểm:
Dựa trên các kiểu bài tập giáo viên ra các đề kiểm tra để việc đánh giá bài làm của học sinh đảm bảo tính khách quan, chính xác. kiểm tra đánh giá phải tích hợp được các chuyên môn : văn học, tiếng việt, tập làm văn. Khi kiểm tra đánh giá cần kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Nhờ vậy điểm số mang tính khách quan, bảo đảm sự công bằng và khích lệ học sinh ham học hơn.
b. Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm:
- Kiểm tra đánh giá học sinh qua từng bài học, từng môn học sẽ đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải diễn ra trong cả quá trình dạy học chớ không chỉ vào thời điểm cuối học kỳ. Bài kiểm tra đánh giá phải gắn với thực trang chất lượng của lớp nói chung, cũng như đối với từng các nhân học sinh.
- Giữa học kỳ hoặc cuối học kì, em nào còn yếu, giáo viên sẽ điều chỉnh kế hoạch cách thức học tập như tổ chức các hình thức thi đua để giúp học sinh học tốt hơn.
c Kết luận: 
Để giúp học sinh học tốt môn ngữ văn, giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết , đây là điều cơ bản nhất và quan trọng nhất trong dạy bộ môn đó là những kỹ năng lao động, kỹ năng sống của mỗi thành viên trong xã hội. Cần xây dựng cho học sinh hứng thú và thói quen đọc sách để giúp cho các em rèn luyện 4 kỹ năng trên, từ đó tầm nhìn, sự hiểu biết phát triển, làm phong phú vốn sống, tâm hồn các em.

File đính kèm:

  • docSKKN_giup_HS_hoc_tot_NVan.doc
Sáng Kiến Liên Quan