Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”

Dựa vào một số kinh nghiệm hiện có đã nghiên cứu trong những năm học trước và tình hình thực tế của học sinh trong năm học này. Tôi tiếp tục đề ra một số biện pháp cần giải quyết, cách làm cụ thể ngay từ đầu năm học. Nhằm giúp các em ôn lại phần kiến thức đã học ở lớp hai, làm quen phần kiến thức mới và dần dần thực hành thành thạo về:“Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”.

* Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5.

(tích không quá 50, số bị chia không quá 50).

* Hình thành, học thuộc lòng bảng nhân, bảng chia 6.

* Thực hành được đặt tính, thực hiện tính phép chia hết (ở tất cả các lượt

chia); phép chia có dư( trường hợp chọn một, hai chữ số ở số bị chia).

* Hình thành, học thuộc lòng bảng nhân, chia 7, 8, 9(tích không quá 100,

số bị chia không quá 100).

* Thực hành được đặt tính, thực hiện tính phép chia hết(có dư ở lượt

một ); phép chia có dư (ở cả hai lượt). Áp dụng phép chia vào giải

toán có lời văn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh học tốt “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc. Đồng thời qua nhiều năm làm công tác giáo dục thế hệ trẻ mà đặc biệt là giảng dạy học sinh lớp ba, tôi nhận thấy các em còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện phép chia. Vì đây là phần kiến thức mới mà các em chưa được làm quen ở cuối năm lớp hai.
 Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm khối lớp ba nhiều năm liền, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp các em học tốt. Nên tôi đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp, thông qua một số kinh nghiệm bản thân để giúp các em học tốt hơn, thực hành nhanh nhẹn hơn, chính xác hơn, nắm vững kiến thức, kĩ năng làm nền tảng cho việc học toán sau này. Chính vì thế nên tôi quyết định chọn đề tài:
 Biện pháp giúp học sinh học tốt:
 “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”
2. Mục đích đề tài:
 Trong năm học lớp ba, bước đầu các em sẽ được làm quen với phép chia theo cột dọc. Nên tôi chọn đề tài này là mục đích để giúp các em nắm chắc được cách đặt tính và thực hiện tính về : “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số” một cách thành thạo, nhanh nhẹn và chính xác trong trường hợp phép chia hết và phép chia có dư ở tất cả các lượt chia. Từ đó làm nền tảng để học tốt hơn các bài toán có lời văn và thực hiện tốt các phép chia trong các phạm vi cao hơn.
3. Lịch sử đề tài:
 Nhờ nhận thấy được yếu điểm của đa số các em trong việc thực hiện phép chia ở những năm học trước, nên bản thân tôi đã ra sức nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp cần giải quyết và chọn phương pháp dạy học tốt nhất, đạt hiệu quả nhất.
 Khi chọn được những biện pháp và các phương pháp dạy học, tôi đã tiến hành áp dụng cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm trong những năm học trước. Bước đầu, tôi cảm thấy kết quả khả quan có nhiều thành công trong giảng dạy. Vì vậy năm học 2015- 2016, tôi lại mạnh dạn tiếp tục thực hiện cho đối tượng học sinh lớp mình.
4. Phạm vi đề tài:
 Mặc dù đã nhiều năm công tác, nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện, tôi muốn giúp cho các em học sinh lớp ba có được một số kiến thức cơ bản và thao tác để thực hành tốt:“ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”.Với một số ít kinh nghiệm hiện có qua thời gian nghiên cứu và những năm đứng lớp, nên tôi đề ra một số biện pháp thực hiện cho học sinh khối lớp ba trong toàn tỉnh.
 II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài:
 Năm học 2015 – 2016, tôi đã được nhà trường phân công dạy lớp 3C2 với tổng số 39 học sinh, trong đó có 18 học sinh nữ. Nhìn chung các em đều có tinh thần học tập tốt, nhưng có quá nhiều học sinh ở xã ven, nhiều học sinh có hoàn cảnh éo le. Vì vậy trong quá trình giảng dạy sẽ gặp một số thuận lợi và khó khăn.
* Nhìn chung có nhiều thuận lợi:
- Đa số cha mẹ học sinh đều quan tâm, thường xuyên nhắc nhở các em học bài và làm bài.
- Học sinh ngoan, hiền có tinh thần học tập tốt.
- Đây là loại hình lớp học bán trú nên có điều kiện luyện tập, thực hành thêm kiến thức vào buổi chiều.
* Bên cạnh những thuận lợi thì gặp không ít khó khăn:
- Học sinh ngoài địa bàn các phường khá nhiều. Cha mẹ thường bận việc đồng
áng nên ít quan tâm đến việc học của các em.
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều.
- Số học sinh cả lớp tương đối đông( 39/18 nữ).
- Học sinh có hoàn cảnh éo le phải sống với ông bà ngoại(3 trường hợp) Với một số thuận lợi, khó khăn thực tế như trên, cùng với sự bàn giao cụ thể của giáo viên chủ nhiệm khối lớp dưới, tôi bắt đầu tiếp cận trực tiếp với học sinh của lớp mình chủ nhiệm trong năm học này.
 Trong những ngày đầu tiên ôn tập lại kiến thức đã được học ở lớp hai, tôi tiến hành kiểm tra về trình độ, kiến thức của các em thì nhận thấy các em có trình độ không đồng đều qua các bài tập thực hành toán học. Thậm chí có một số học sinh không thuộc được nhân chia trong bảng như: Lộc, Yến, Tình, Hảo, Vương
 Xuất phát từ vấn đề đó, tôi tiến hành kiểm tra bảng nhân, bảng chia từ 2 đến 5 trong toàn lớp. Các em ngồi cùng bàn kiểm bài lẫn nhau theo nhóm đôi.
Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra bài từng học sinh. Từ đó, tôi có đánh giá rằng đa số học sinh không thuộc được bảng nhân, bảng chia. Nếu các em không thuộc được bảng nhân, bảng chia thì năm học lớp ba này làm sao các em tiếp cận được bảng nhân, bảng chia từ 6 đến 9. Đây là phần kiến thức ngày càng được nâng cao và khó hơn. Nếu các em không thuộc thì không thể nào thực hiện phép chia theo cột dọc. Đó là kiến thức mới mà các em sẽ được học trong chương trình toán lớp ba.
 Qua tìm hiểu về cha mẹ học sinh thì được biết có quá nhiều học sinh nhà ở xa trường, cha mẹ bận nhiều việc nên không có thời gian để quan tâm đến việc học của các em. Trong đó có một học sinh tiếp thu rất chậm, học bài lâu nhớ, mau quên đó là em Lê Trường Phi Vương. Không những chậm môn Toán mà còn rất yếu môn Tiếng Việt. Từ tình hình thực tế trên, tôi suy nghĩ rằng mình phải làm gì? Làm cách nào? Để giúp các em có được những kiến thức căn bản mà đặc biệt là phải thuộc được bảng nhân chia; biết đặt tính chia theo cột dọc; thực hiện tính thành thạo, chính xác; biết áp dụng kiến thức vào các bài toán có lời văn. Đứng trước tình hình đó, tôi đề ra các nội dung cần giải quyết như sau:
2. Nội dung cần giải quyết:
 Dựa vào một số kinh nghiệm hiện có đã nghiên cứu trong những năm học trước và tình hình thực tế của học sinh trong năm học này. Tôi tiếp tục đề ra một số biện pháp cần giải quyết, cách làm cụ thể ngay từ đầu năm học. Nhằm giúp các em ôn lại phần kiến thức đã học ở lớp hai, làm quen phần kiến thức mới và dần dần thực hành thành thạo về:“Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”.
* Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5.
(tích không quá 50, số bị chia không quá 50).
* Hình thành, học thuộc lòng bảng nhân, bảng chia 6.
* Thực hành được đặt tính, thực hiện tính phép chia hết (ở tất cả các lượt
chia); phép chia có dư( trường hợp chọn một, hai chữ số ở số bị chia).
* Hình thành, học thuộc lòng bảng nhân, chia 7, 8, 9(tích không quá 100,
số bị chia không quá 100).
* Thực hành được đặt tính, thực hiện tính phép chia hết(có dư ở lượt
một ); phép chia có dư (ở cả hai lượt). Áp dụng phép chia vào giải
toán có lời văn.
3. Biện pháp thực hiện:
 Để cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, thao tác về “ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số” trong năm học lớp ba là điều không thể thiếu được. Nhưng quan trọng là cung cấp như thế nào? Thực hành ra làm sao? Nhìn thấy được vấn đề đó nên tôi tự đề ra một số biện pháp và cách làm cụ thể ngay từ khi bắt đầu nhận lớp. Nhằm mục đích giúp cho các em biết cách đặt tính và thực hành tính thành thạo“ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”. Từ đó làm cơ sở để học tốt các phép tính chia cao hơn.
 Mặc dù khi nhận lớp thì đối tượng học sinh không đồng đều. Qua kiểm tra thì các em chưa thuộc được bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5, do đã quên trong thời gian nghỉ hè.
 Trong phiên họp cha mẹ học sinh lần 1 đầu năm học vào ngày 16 tháng 8 năm 2015, thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại kết quả mà giáo viên trực tiếp đã kiểm tra và tình hình học tập của từng em mà đặc biệt là môn Toán. Sau đó thống nhất với cha mẹ học sinh về việc hình thành cho các em góc học tập tại nhà, bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập, thường xuyên nhắc nhở, theo dõi kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp, đặc biệt là học thuộc lòng các bảng nhân, bảng chia.
 Được sự đồng tình cao của cha mẹ học sinh về việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình mà chủ yếu là cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm. Lúc này, tôi tiến hành thực hiện các giải pháp mà mình đặt ra.
3.1/ Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5.
 Ngay trong những tuần đầu tiên của năm học, tôi đã bắt tay vào việc tiến hành cho học sinh ôn tập thật kĩ về bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 đã được học ở lớp hai. Thực hiện theo hình thức nhóm đôi, học sinh tự kiểm tra lẫn nhau bằng phương pháp đàm thoại đọc thuộc lòng. Đối với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra một số em. Những trường hợp chưa thuộc, tôi lại cho các em tiếp tục học vào các tiết toán buổi chiều.
 Sau một tuần lễ thực hiện thì các em đã nhớ lại phần kiến thức đã học, chỉ còn một vài em chưa thuộc như Vương, Hảo và tôi đã phân công các bạn cán bộ lớp giúp đỡ. Cuối cùng em này cũng đã thuộc được phần kiến thức đã học nhưng đọc còn rất chậm. Như vậy sau thời gian ôn tập thì 100% học sinh trong lớp đã thuộc được bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5( phạm vi tích không quá 50, số bị chia không quá 50 ). Song song với việc ôn tập lại kiến thức cũ, tôi lại cho áp dụng kiến thức vào thực hành giải bài tập để nhớ lâu hơn. Trong tuần lễ thứ 2, các em thực hành là chính làm bài tập trong các tiết học như sau:
 * Bài: Ôn tập các bảng nhân (Tiết 8)
 * Bài: Ôn tập các bảng chia (Tiết 9)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 10)
 Ngoài ra, để củng cố kiến thức giúp các em nắm chắc hơn, tôi lại cho các em thực hành vào vở bài tập toán trong các tiết học buổi chiều.
3.2/ Hình thành, học thuộc lòng bảng nhân, bảng chia 6.
 Khi các em đã thuộc được bảng nhân và bảng chia, thực hành thành thạo trong phạm vi, tôi lại cho các em tiếp tục hình thành bảng nhân 6 vào tuần 4. Khi hình thành được bảng nhân 6, tôi tiến hành cho học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp. Trong thời gian ngắn các em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao là đã thuộc lòng bảng nhân 6.
 Đây là hình ảnh các em đang đọc bảng nhân 6.
 Hình ảnh các em đang học thuộc lòng bảng nhân 6.
 Cùng lúc này các em sẽ được thực hành phần bài tập trong sách giáo khoa.
 * Bài: Bảng nhân 6 (Tiết 18)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 19)
 Không những thực hành bài tập trong sách mà các em còn được thực hành thêm trong vở bài tập. Khi đã thuộc và thực hành thành thạo các bài tập, tôi lại tiến hành cho các em hình thành bảng chia 6 trên cơ sở bảng nhân 6 vào tuần 5. Tương tự như ở bảng nhân 6, khi hình thành xong các em sẽ được học thuộc lòng và tự kiểm tra lẫn nhau theo hình thức đàm thoại nhóm đôi.
 Hình ảnh các em học nhóm đôi kiểm tra bảng chia 6.
 Khi đã thuộc được bảng nhân, bảng chia 6, các em lại được vận dụng kiến thức vào thực hành các bài tập.
 * Bài: Bảng chia 6 (Tiết 23)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 24)
 Thực hành nhiều bài tập nhằm giúp cho các em nhớ được phần kiến thức đã học lâu hơn. Ngoài ra, các em còn được tiếp tục thực hành các bài tập vào tiết học buổi chiều.
3.3/ Thực hành đặt tính, thực hiện tính phép chia hết, phép chia có dư.
 Khi các em thực hành thành thạo các bài toán trong bảng nhân và chia 6, tôi bắt đầu giúp học sinh thực hiện: “Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”. Qua các bài học vào tuần 6.
 * Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiết 27)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 28)
 * Bài: Phép chia hết và phép chia có dư (Tiết 29)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 30)
 a) Đặt tính theo cột dọc:
 Để giúp học sinh thực hiện tốt đặt tính theo cột dọc, tôi tiến hành như sau :
- Giới thiệu phép chia 96 : 3 = ? 
- Cho học sinh xác định đây là phép chia số có hai chữ số là( 96 ) cho số
có một chữ số là( 3 ).
- Hướng dẫn cách đặt tính theo cột dọc: Đầu tiên viết số bị chia trước rồi
đặt dấu chia cuối cùng viết số chia( số bị chia và số chia phải ngang hàng).
- Sau đó cho các em thực hành vào bảng con và giấy nháp nhiều lần cho
thành thạo.
 96 3
b) Thực hiện phép tính chia:
 + Phép chia hết chọn một chữ số:
 Khi thực hiện được đặt tính theo cột dọc, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện tính. Đầu tiên, hướng dẫn cho học sinh chọn một chữ số của số bị chia là 9 rồi tính lần lượt như sau:
* Lượt 1 : Thực hiện từ trái sang phải theo ba bước:
 Bước 1 : Chia nhẩm ( 9 chia 3 được 3, viết 3)
 Bước 2 : Nhân ( 3 nhân 3 bằng 9 )
 Bước 3 : Trừ ( 9 trừ 9 bằng 0 )
 Sau mỗi lượt chia thì ta được một chữ số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp) 
* Lượt 2 : Tiến hành tương tự lượt 1 để được kết quả.
 96 : 3 = ?
 96 3 . 9 chia 3 được 3, viết 3.
 9 32 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.
 06 . Hạ 6; 6 chia 3 được 2 ,viết 2.
 6 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
 0
 96 : 3 = 32
 Sau mỗi phần kiến thức mới, các em đều được vận dụng vào giải bài tập
chủ yếu là thực hành bảng con, làm vào vở tập toán các bài toán trong sách giáo khoa, vở bài tập toán cho đến khi học sinh thành thạo.
 Đây là hình ảnh các em đang thực hành bảng con.
 Đây là hình ảnh các em đang thực hành bảng lớp.
 + Phép chia hết chọn hai chữ số:
 Sau đó tiếp tục hướng dẫn cho học sinh thực hiện: “Chia số có hai chữ
số cho số có một chữ số”(Trường hợp chọn hai chữ số).
* Cách tiến hành tương tự như phép chia hết chọn một chữ số.
 42 6 . 42 chia 6 được 7 ,viết 7.
 42 7 . 7 nhân 6 bằng 42 ; 42 trừ 42 bằng 0.
 0
 42 : 6 = 7
 Nhận thấy các em đã nắm được phần kiến thức mới, tôi lại tăng cường thực hành để học sinh nắm vững hơn. Khi chiếm lĩnh một số kiến thức về chia hết, học sinh bắt đầu làm quen với phép chia có dư.
+Trường hợp phép chia có dư chọn một chữ số :
 9 2 . 9 chia 2 được 4 ,viết 4.
 8 4 . 4 nhân 2 bằng 8 ; 9 trừ 8 bằng 1.
 1
 9 : 2 = 4 (dư 1)
+Trường hợp phép chia có dư chọn hai chữ số:
 17 5 . 17 chia 5 được 3, viết 3.
 15 3 . 3 nhân 5 bằng 15 ; 17 trừ 15 bằng 2.
 2
 17 : 5 = 3 ( dư 2)
 Lúc này giáo viên cần lưu ý cho học sinh khắc sâu hơn:
 “ Số dư luôn luôn bao giờ cũng bé hơn số chia”
 Tôi cho các em vận dụng kiến thức vào giải toán có lời văn, thực hành bài tập thật thành thạo và nắm thật chắc kiến thức.
 * Phép chia hết trường hợp chọn một hoặc hai chữ số ở số bị chia.
 * Phép chia có dư trường hợp chọn một hoặc hai chữ số ở số bị chia.
3.4/ Hình thành, học thuộc lòng bảng nhân và chia 7, 8, 9.
 Khi các em đã thành thạo các bài tập trong phạm bảng chia 6, tôi tiếp tục cho học sinh lần lượt hình thành bảng nhân 7, 8, 9 và học thuộc lòng ngay tại lớp. Trên cơ sở thuộc được bảng nhân, các em hình thành bảng chia 7, 8, 9 và học thuộc lòng như bảng nhân. Sau mỗi phần kiến thức mới của bảng nhân và bảng chia học sinh sẽ được vận dụng kiến thức mới lĩnh hội vào phần thực hành bài tập trong sách giáo khoa, các tiết luyện tập. Qua các bài học vào tuần 7, tuần 11, tuần 12, tuần 13, tuần 14
 - Bảng nhân, chia 7:
 * Bài: Bảng nhân 7 (Tiết 31)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 32)
 * Bài: Bảng chia 7 (Tiết 35)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 36)
 - Bảng nhân, chia 8:
 * Bài: Bảng nhân 8 (Tiết 53)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 54)
 * Bài: Bảng chia 8 (Tiết 59)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 60)
 - Bảng nhân, chia 9:
 * Bài: Bảng nhân 9 (Tiết 63)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 64)
 * Bài: Bảng chia 9 (Tiết 67)
 * Bài: Luyện tập (Tiết 68)
 Đến thời điểm này các em đã có đầy đủ các kiến thức về bảng nhân và chia từ 2 đến 9. Tôi tiếp tục cung cấp cho các em thêm một số kiến thức về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ở mức độ cao hơn( số bị chia
không quá 100 )
3.5/ Thực hành được đặt tính, thực hiện tính phép chia hết, phép chia
có dư. Áp dụng phép chia vào giải toán có lời văn.
 Qua các bài học vào tuần 14.
 * Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiết 69)
 * Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo)(Tiết 70)
Thực hiện phép tính chia:
 Để giúp các em biết đặt tính theo cột dọc, tính được phép chia hết,
phép chia có dư ở lượt 1, cả hai lượt, tôi tiến hành hướng dẫn tương tự
như trên:
 +Trường hợp phép chia hết: (có dư ở lượt 1)
 72 : 3 = ?
 72 3 . 7 chia 3 được 2, viết 2.
 6 24 2 nhân 3 bằng 6 ; 7 trừ 6 bằng 1.
 12 . Hạ 2, được 12; 12 chia 3 được 4, viết 4.
 12 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
 0
 72 : 3 = 24
 + Trường hợp phép chia có dư:
 65 : 2 = ?
 65 2 . 6 chia 2 được 3, viết 3.
 6 32 3 nhân 2 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0.
 05 . Hạ 5 ; 5 chia 2 được 2, viết 2.
 4 2 nhân 2 bằng 4; 5 trừ 4 bằng 1.
 1
 65 : 2 = 32 (dư 1)
 + Trường hợp phép chia có dư cả 2 lượt:
 78 : 4 = ?
 78 4 . 7 chia 4 được 1 ,viết 1.
 4 19 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
 38 . Hạ 8 ,được 38; 38 chia 4 được 9,viết 9.
 36 9 nhân 4 bằng 36; 38 trừ 36 bằng 2.
 2
 78 : 4 = 19 (dư 2)
 Sau mỗi tiết học cung cấp về kiến thức mới, các em đều được thực hành để nắm chắc kiến thức hơn. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh vận dụng những kiến thức mà các em vừa lĩnh hội được vào thực hành giải toán có lời văn.
 b) Áp dụng phép chia vào giải toán có lời văn:
 Để giúp các vận dụng phần kiến thức vào bài toán có lời văn đối với phép chia có dư. Tôi tiến hành như sau: Bài 2 :(trang 71)
 Một lớp học có 33 học sinh, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ
ngồi. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu bàn học như thế ?
 Cho học sinh tiến hành xác định bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Sau đó hướng dẫn học sinh tóm tắt, hướng dẫn cách giải.
Học sinh thực hành vào vở.
 Bài giải
 Thực hiện phép chia: 33 : 2 = 16 (dư 1)
 Số bàn có 2 học sinh ngồi là 16 bàn, còn 1 học sinh nữa
 nên cần thêm 1 bàn nữa.
 16 + 1 = 17 ( bàn )
 Đáp số : 17 bàn
 Đây là hình ảnh các em đang thực hành vào vở.
 Sau mỗi bài học cung cấp kiến thức mới mà các em đã được tiếp thu,
cũng như các tiết thực hành, luyện tập. Nhằm củng cố kiến thức mà học
sinh chiếm lĩnh được, hình thành các kĩ năng thực hành và từng bước phát
triển tư duy cho các em. Các bài thực hành, luyện tập thường được sắp xếp
theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành trực tiếp
đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt.
4. Kết quả chuyển biến:
 Qua thời gian dài thực hiện, thầy và trò lớp 3C2 đã thành công trong
việc áp dụng các giải pháp đã đề ra. Đến thời điểm hiện nay, các em đạt
được những kết quả như sau:
* 100% học sinh đã thuộc lòng được các bảng nhân, bảng chia từ 2 đến 9 .
* 100% học sinh biết cách đặt tính theo cột dọc và thực hiện tính chính xác, nhanh nhẹn, thành thạo các bước chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( phép chia hết, phép chia có dư ). Áp dụng kiến thức vào giải toán có lời văn.
 Đây cũng là kết quả khá thành công mà giáo viên và học sinh lớp 3C2 đã đạt được trong năm học 2015 – 2016. Từ đó làm cơ sở tốt cho học sinh thực hiện được chia số có ba, bốn và năm chữ số cho số có một chữ số sẽ được học tiếp theo ở lớp ba.
 III. KẾT LUẬN
1.Tóm lược:
 Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng những giải pháp và hướng dẫn học sinh học tốt môn Toán. Thực tế cho thấy kết quả học toán của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Bước đầu đã cải thiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chất lượng toán được nâng cao.
 Việc thực hiện giúp học sinh học tốt môn Toán. Đặc biệt là“ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số”. Đó là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy mà năm học 2015 - 2016, tôi đã đề ra kế hoạch và một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm để thực hiện. Qua suốt thời gian dài thầy và trò lớp 3C 2 đã cố gắng ra sức thực hiện và đạt được kết quả khá cao. Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc các giải pháp mà mình đã đặt ra. Học sinh thuộc được bảng nhân, bảng chia từ 2 đến 9 và biết vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành của mình. Học sinh không những đạt được hiệu quả ở phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số mà còn thực hiện tốt phép chia ba, bốn, năm chữ số cho số có một chữ số. Các em còn biết vận dụng kiến thức vào các bài toán có lời văn.
 Đạt được kết quả như thế, chúng ta cần nhìn nhận rằng công lao to lớn nhất góp phần vào sự thành công đó chính là sự siêng năng luyện tập, thực hành của các em học sinh. Các em tự phát hiện, tư duy, chiếm lĩnh kiến thức ,vận dụng vào thực hành là chủ yếu. Giáo viên chỉ là người có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo.
 Ngoài ra cũng không thể quên được vai trò quan trọng của cha mẹ học sinh là người có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở giúp các em học tập tốt hơn. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình nên đạt được kết quả như ngày hôm nay.
2. Phạm vi áp dụng:
 Vì chỉ có một số ít kinh nghiệm đã nghiên cứu và đúc kết được trong những năm đứng lớp gần đây nên tôi đề ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán. Đặc biệt là :“Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số” trong phạm vi toàn tỉnh.
3. Kiến nghị:	
 * Tăng cường thêm đồ dùng dạy học của môn Toán.
 * Tăng cường thêm thời lượng học Toán vào buổi chiều.
 * Tổ chức thêm nhiều tiết hội giảng, thao giảng về phương pháp dạy toán để rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_chia_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan