Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập về Hiđrocacbon dựa vào số nguyên tử Cacbon trung bình

Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên được đưa vào giảng dạy rất sớm trong giáo dục phổ thông (lớp 8 bậc THCS). Việc giảng dạy Hóa học trong trường phổ thông phải thực hiện được 3 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nhiệm vụ trí dục phổ thông: Cung cấp một nền học vấn Hóa học phổ thông nhất, hiện đại và là cơ sở để tìm hiểu về nền sản xuất hiện đại, hiểu được vai trò của Hóa học đối với kinh tế, xã hội và môi trường.

 - Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức: Từ những kiến thức và kỹ năng trong bộ môn Hóa học mà học sinh có phương pháp nhận thức Hóa học và phát triển trí tuệ, biết kết hợp tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng, các lập luận chặt chẽ và logic hơn.

- Nhiệm vụ đức dục: Hình thành thế giới quan khoa học, thái độ đúng đắn với thiên nhiên và con người; với kinh tế, xã hội và môi trường.

Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và các yêu cầu có liên quan là loại bài tập lớn xuyên suốt phần Hóa học hữu cơ. Số nguyên tử cacbon trung bình ( ) giúp chúng ta giải quyết được loại bài tập này, không những vậy nó còn có nhiều ý nghĩa trong những lĩnh vực khác.

Đứng trước sự chuyển mình của nền giáo dục nước nhà nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng tiến cao hơn, xa hơn thì thay đổi phương pháp dạy và học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng giáo dục. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức. Để thực hiện được như vậy, trong thời lượng bài viết này tôi xin đề xuất một phương pháp giải loại bài tập này. Đây là một trong số rất nhiều phương pháp, nhưng tôi vẫn cho rằng “Bài tập về hiđrocacbon dựa vào số nguyên tử cacbon trung bình” là phương pháp chủ đạo. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu được vai trò của số nguyên tử cacbon trung bình ( ) trong việc giải bài tập Hóa học hữu cơ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 4253 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập về Hiđrocacbon dựa vào số nguyên tử Cacbon trung bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. 
b) Khó khăn
Học sinh của trường đầu vào đa số có năng lực học tập chưa tốt, ý thức tự học chưa cao. Một bộ phận học sinh còn thụ động, có thói quen trông chờ vào giáo viên. Bên cạch đó, học sinh chưa xây dựng được ước mơ nghề nghiệp cho bản thân nên chưa có sự phấn đấu thích đáng trong học tập nói chung và môn Hóa học nói riêng. 
Giáo viên chưa có biện pháp thích hợp để khích lệ học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức giải bài tập hóa học cho mình. 
Các phương pháp giải toán hóa học được ứng dụng trong phạm vi rộng, gây không ít khó khăn cho học sinh khi tiếp cận các phương pháp giải bài tập. Dẫn đến, khi giải bài tập hóa học, học sinh còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp giải để đạt hiệu quả cao nhất.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 	“Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ” và các yêu cầu có liên quan là loại bài tập lớn xuyên suốt phần Hóa học hữu cơ. Có rất nhiều phương pháp xác định công thức phân tử, nhưng “Bài tập về hiđrocacbon dựa vào số nguyên tử cacbon trung bình” là một phương pháp quan trọng, chủ đạo. Nhiều bài tập giải nhanh hơn bằng phương pháp này, có những bài tập chỉ sử dụng phương pháp này mới có thể giải quyết được. Trình bày phương pháp này cho học sinh là bắt buộc, nhưng tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, từng lớp học và từng ban học mà trình bày nội dung phương pháp như thế nào cho phù hợp.
 1. Về phương pháp
- Giáo viên trình bày các bước tiến hành của phương pháp.
- Đưa ra ví dụ 1, giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bước để cả lớp nắm được phương pháp chung.
- Đưa ra ví dụ 2, để học sinh cả lớp cùng làm. Sau đó gọi 1 học sinh làm bài tập, cho học sinh khác nhận xét, bổ sung. Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh lí và kết luận.
- Luyện tập: Giáo viên đưa ra 4 bài tập, giao cho 4 nhóm. Đại diện mỗi nhóm 1 thành viên trình bày lời giải. Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung, đánh giá sau đó giáo viên tổng kết phương pháp giải bài tập.
- Đưa ra phiếu học tập với các bài tập trắc nghiệm khắc sâu phương pháp giải bài tập.
 2. Về áp dụng
- Đối tượng áp dụng của phương pháp này là học sinh lớp 11. Đối với học sinh các lớp thường (không phải A1, A2) tranh thủ thời lượng ở các giờ luyện tập hoặc thực hành để hướng dẫn phương pháp cho các em trong 2 tiết (có thể sử dụng các tiết giảm tải). Đối với học sinh lớp chọn (A1, A2) nên hướng dẫn với thời lượng nhiều hơn để học sinh khắc sâu kiến thức có khả năng thi vào các trường Đại học – Cao đẳng sau này. 
- Thời điểm áp dụng phương pháp này là học kì 2 của lớp 11, cụ thể là từ “Bài ankan” của “Chương hiđrocacbon no”. 
II – NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tôi đã tiến hành tổ chức truyền đạt 2 tiết về phương pháp này tới các học sinh lớp 11A1, 11A3 ở Trường THPT Ngô Sĩ Liên như sau:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nghiên cứu phương pháp giải bài tập
- GV đưa ra phương pháp cũng như các bước thực hiện phương pháp giải.
- HS nắm bắt các bước để thực hiện giải bài tập theo phương pháp. Từ đó, HS nêu lên ý kiến của mình những vấn đề còn băng khoăn.
- GV đàm thoại với HS những vấn đề các em còn vướng mắc.
Hoạt động 2: Bài tập xác định CTPT của hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng kế tiếp nhau
- GV đưa ra ví dụ (VD) 1 và hướng dẫn HS giải bài tập theo các bước đã học.
- HS xung phong lên bảng trình bày lời giải của mình.
- GV đàm thoại với HS về cách giải: 
+ Đổi các số liệu ra số mol
+ Đặt công thức phân tử chung 
+ Viết PTHH của phản ứng cháy.
+ Xác định và số nguyên tử C từng ankan. Kết luận.
- HS khác nhận xét, chỉnh lí, bổ sung.
- GV chỉnh lí, bổ sung thêm.
- GV cho VD 2 và yêu cầu HS cả lớp giải bài tập. 
- HS lên bảng giải bài tập.
- GV giúp đỡ HS xác định số mol của CO2.
- GV chữa bài tập cho từng HS và yêu cầu HS nhận xét bài tập trên bảng.
- HS nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm phương pháp giải cho bản thân.
- GV chỉnh lí, bổ sung thêm rồi tổng kết phương pháp giải bài tập. 
Hoạt động 3: Bài tập xác định CTPT của hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng
- GV đưa ra VD 1 và hướng dẫn HS giải bài tập: Vẫn đặt công thức chung của hai ankan là: CH2+ 2 ; vẫn viết phương trình phản ứng cháy và tìm .
- HS lên bảng giải bài tập tìm .
- HS cả lớp cùng giải bài tập.
- GV tranh thủ thời gian chỉnh lí phương pháp giải cho các HS dưới lớp.
- GV đàm thoại với HS về cách tìm CTPT ankan từ tìm . 
- HS chú ý cách tiến hành phân tích tìm số nguyên tử C.
- GV cho VD 2 và yêu cầu HS giải bài tập. 
- HS lên bảng giải bài tập tương tự như VD 1.
- GV tổng kết phương pháp giải bài tập. 
Hoạt động 4: Bài tập xác định CTPT của hai hợp chất hữu cơ bất kỳ
- GV đưa ra VD 1 và hướng dẫn HS giải bài tập như hoạt động 3.
- HS lên bảng giải bài tập tìm .
- GV giúp HS tìm CTPT ankan từ tìm . 
- HS chú ý cách tìm CTPT ankan.
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước tiến hành giải bài tập.
- GV cho VD 2 và hướng dẫn HS cách đặt công thức chung: Ngoài số nguyên tử C trung bình còn có nguyên tử H trung bình.
- HS viết được công thức chung dạng trung bình và viết được PTHH của phản ứng cháy.
- GV yêu cầu HS tìm số nguyên tử C trung bình.
- HS tìm = 1,6 và suy ra được một hiđrocacbon là CH4.
- GV hướng dẫn tìm hiđrocacbon còn lại.
- Gọi HS nhận xét, kết luận về bài làm.
- HS nắm bắt thêm về cách giải bài tập mà hiđrocacbon chưa biết dãy đồng đẳng.
Hoạt động 5: Củng cố phương pháp 
- GV đàm thoại với HS để củng cố lại phương pháp giải.
- HS qua đàm thoại với GV tự chiếm lĩnh tri thức.
Xác định công thức phân tử (CTPT) dựa vào số nguyên tử cacbon trung bình.
 A. PHƯƠNG PHÁP
- Đổi các số liệu ra số mol.
- Đặt công thức phân tử chung.
- Viết phương trình phản ứng (nếu cần).
- Xác định số nguyên tử cacbon (C) trung bình ().
- Xác định số nguyên tử cacbon mỗi chất (Trong đó: n1 < < n2 với n1, n2 là số nguyên tử C của hai chất cần tìm).
- Kết luận về công thức phân tử.
 B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Xác định CTPT của hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng kế tiếp nhau
VD1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 3,06 gam H2O. Xác định CTPT của hai ankan.
Bài làm 
 nCO2 = 0,12 (mol), nH2O = 0,17 (mol) 
Đặt công thức (CT) chung của hai ankan là: CH2+2 ( > 1)
 CH2 + 2 + O2 → CO2 + ( +1) H2O
 0,12 mol 0,17 mol 
Ta có: 0,17 = 0,12 ( +1) = 3,4
 n1 < = 3,4 < n2 = n1 + 1 (n1, n2 là số nguyên tử C của hai ankan cần tìm)
 n1 = 3 và n2 = 4
CTPT của hai ankan là: C3H8 và C4H10.
VD2: Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 14,56 lít CO2 ở 0oC, 2 atm. Xác định CTPT của hai ankan.
Bài làm 
 nCO2 = 1,3 (mol)
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2+ 2
 CH2 + 2 + O2 → CO2 + ( +1) H2O
 1,3/ 1,3 
Ta có: nX = (mol) ¨ ( 14 + 2) = 19,2 ¨ = 2,6
¨ n1 < = 2,6 < n2 = n1 + 1 (n1, n2 là số nguyên tử C của hai ankan cần tìm)
¨ n1 = 2, n2 = 3
CTPT của hai ankan là: C2H6 và C3H8.
2. Xác định CTPT của hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng
VD 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai ankan là chất khí ở điều kiện thường cần dùng vừa hết 3a mol O2. Xác định CTPT của hai ankan trên.
 Bài làm 
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2+ 2
CH2 + 2+O2→ CO2+ ( +1)H2O
 a mol 3a mol 
Ta có: a( 3 + 1)/2 = 3a ¨ 1,67
¨ n1 < 1,67 < n2 ≤ 4 (n1, n2 là số nguyên tử C của hai ankan cần tìm)
¨ n1 = 1và n2 = 2; 3; 4
CTPT hai ankan là: CH4 và C2H6 hoặc CH4 và C3H8 hoặc CH4 và C4H10.
VD 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai ankan đều là chất khí ở điều kiện thường thu được 18 gam H2O. Xác định CTPT của hai ankan trên.
Hướng dẫn
Đặt công thức chung của hai ankan là:
CH2 + 2 ¨ 2,3
¨ n1 = 1; 2 và n2 = 3; 4
CTPT của hai ankan là: CH4 và C3H8 hoặc CH4 và C4H10 hoặc C2H6 và C3H8 hoặc C2H6 và C4H10
3. Xác định CTPT của hai hợp chất hữu cơ bất kỳ (hai hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử C hoặc cùng số nguyên tử H,...)
VD1: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp gồm C2H6 và một ankan A thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 5 gam. Xác định CTPT của ankan A.
Bài làm 
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2+ 2
CH2 + 2 + O2 → CO2 + ( +1) H2O
mol: x x ( +1)x
Theo bài ra và phương trình ta có: 
 44x - 18( +1)x = 5 và x(14+ 2) = 6,2 ¨ 1,33
Công thức phân tử của ankan A là: CH4 
VD2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp hai hiđrocacbon là chất khí ở điều kiện thường thu được 1,792 lít CO2 và 2,16 gam H2O. Xác định CTPT của hai hiđrocacbon trên (Các thể tích đo ở đktc).
Bài làm 
nhh = 0,05 (mol), nCO2 = 0,08 (mol), 
nH2O = 0,12 (mol) 
Đặt công thức chung của hai hiđrocacbon là: CH
 CH + O2 → CO2 + /2 H2O
mol: 0.05 0,08 
Ta có: 0,05 = 0,08 ¨ = 1,6
Có một trong hai hiđrocacbon là CH4
Gọi công thức của hiđrocacbon còn lại là CxHy ( 2 ≤ x ≤ 4)
Phương trình:
 CH4 + O2 → CO2 + 2H2O
mol: a a 2a
 CxHy + O2 → x CO2 + y/2 H2O 
mol: b bx by/2
Ta có: a + b = 0,05
 a + bx = 0,08
 2a + by/2 = 0,12
 ¨ 4x + 8 = 3y
Biện luận
X
2
3
4
Y
16/3
20/3
8
Kết luận
Loại
Loại
Thỏa mãn
CTPT của hiđrocacbon còn lại là C4H8
Tiết 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nghiên cứu phương pháp giải bài tập
- GV đưa ra phương pháp giải dựa vào kiến thức đã họa ở tiết trước.
- HS nắm bắt các bước để thực hiện giải bài tập theo phương pháp. 
Từ đó, HS nêu lên ý kiến của mình những vấn đề còn cảm thấy khó.
- GV đàm thoại với HS những vấn đề các em còn vướng mắc.
Hoạt động 2: Bài tập xác định khối lượng 
- GV đưa ra ví dụ (VD) 1 và yêu cầu HS tìm CTPT từng ankan trong hỗn hợp như đã giải ở tiết 1.
- HS lên bảng trình bày lời giải của mình.
- HS cả lớp cùng giải bài tập và nhận xét cách giải trên bảng.
- GV yêu cầu HS chỉnh lí, bổ sung.
- GV đàm thoại với HS về cách tìm khối lượng hỗn hợp và tìm khối lượng từng chất dựa vào các bước trên.
- HS dựa vào hướng dẫn của GV tìm kết quả bài toán. HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV tổng kết.
Hoạt động 3: Bài tập xác định % khối lượng. 
- GV cho VD 2 (Bài 5.16 sách bài tập Hóa học 11), GV lưu ý HS ứng dụng vào bài toán.
- HS tự giải bài tập và GV gọi 1 HS lên bảng chữa. HS chú ý:
 = 
 Gọi HS nhận xét, kết luận về bài làm. 
Hoạt động 4: Bài tập xác định % thể tích. 
- GV cho VD 3.
- HS tự giải bài tập để tìm và công thức phân tử ankan.
- GV hướng dẫn HS tính % thể tích. - HS chú ý: % thể tích = % số mol
- HS giải bài tập.
- GV gọi HS nhận xét, kết luận về bài làm. 
- GV lưu ý thêm cách giải.
Hoạt động 5: Bài tập xác định % số mol 
- GV cho VD 3.
- HS tự giải bài tập.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, chỉnh lí và bổ sung.
Hoạt động 6: Củng cố cách tính số mol theo số nguyên tử C trung bình. 
- GV củng cố rồi cho bài tập trắc nghiệm dạng bảng phụ hoặc phiếu học tập để HS làm.
- HS giải bài tập củng cố.
4. Xác định khối lượng, % khối lượng, % thể tích, % số mol các chất trong hỗn hợp
* Phương pháp: Hai chất hữu cơ có số nguyên tử C là n1, n2 và có số mol lần lượt là x, y.
- Lập 2 trong 3 phương trình sau:
+ Tổng số mol 2 chất: x + y = a (I)
+ Tổng khối lượng 2 chất: M1x +M2y = b (II)
+ Gía trị : (III) 
 - Giải hệ 2 trong 3 phương trìng trên, tìm được x, y và xác định được yêu cầu bài toán.
* Ví dụ:
VD1: Đốt cháy hoàn toàn m gam xăng gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dùng vừa hết 5,712 lít O2 (ở đktc) thu được 3,42 gam H2O. Tính m và khối lượng từng ankan trong xăng.
 Bài làm 
 nO2 = 0,255 (mol), nH2O = 0,16 (mol)
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2+2
 CH2+2+O2→CO2+ (+1)H2O
mol: 0.255 0,19 Ta có: 0,255( + 1) = 0,19()
 ¨ = 16/3 5,33
Ta có: nxăng = 0,03 (mol) 
¨ mxăng = 0,03(14. + 2) = 2,3 (gam)
Với 5,33 thì công thức phân tử hai ankan là: C5H12 và C6H14
Gọi x, y lần lượt là số mol của C5H12, C6H14
Ta có: x + y = 0,03 (I)
Mặt khác: 72x + 86y = 2,3 (II)
Giải hệ (I) và (II) được x = 0,02, y = 0,01
¨ mC5H12 = 0,02.72 = 1,44 gam
 mC6H14 = 0,01.86 = 0,86 gam 
VD 2: Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp M gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dùng vừa hết 54,88 lít O2 (lấy ở đktc). Xác định CTPT phần trăm về khối lượng từng ankan trong hỗn hợp M.
HS giải:
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2 + 2 
¨ = 6,2 
¨ n1 = 6 và n2 = 7
CTPT hai ankan là: C6H14 và C7H16
%mC6H14 = 77,48%, %mC7H16 = 22,52%
VD3: Một hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỷ khối so với H2 là 20,25. Xác định phần trăm về thể tích của mỗi ankan trong hỗn hợp X.
 Bài làm 
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2 + 2
Ta có: hh = 14+ 2 = 20,25. 2 
¨ = 2,75
Công thức của hai ankan là: C2H6 và C3H8
¨ ¨ y = 3x
%VC2H6 = 
%VC3H8 = (100 – 25)% = 75%
VD 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được tỉ lệ mol CO2 : H2O = 6 : 11. Xác định phần trăm số mol từng ankan trong hỗn hợp X.
HS tự giải:
Đặt CT chung của hai ankan là: CH2 + 2
Tìm được: = 1,2
Công thức của hai ankan là: CH4 và C2H6
¨ ¨ x = 4y
%VCH4 = 80%
%VC2H6 = 20%
Bài tập trắc nghiệm dạng bảng phụ hoặc phiếu học tập
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng được 1,568 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức phân tử của hai ankan là
 A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D. C4H10 và C5H12 
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp hai hiđrocacbon là chất khí ở đktc. Toàn bộ sản phẩm dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 26,6 gam và có 40 gam kết tủa tạo ra. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
 A. CH4 và C2H6 B. CH4 và C2H4 C. CH4 và C2H2 D. C2H6 và C3H8 
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam hỗn hợp hai ankan là đồng đẳng kế tiếp. Toàn bộ CO2 thu được dẫn vào nước vôi trong dư được 65 gam kết tủa. Khối lượng và công thức hai ankan là 
 A. 3 gam C2H6 và 6,6 gam C3H8 C. 1,6 gam CH4 và 6 gam C2H6 
 B. 6,6 gam C2H6 và 3 gam C3H8 D. 4,4 gam C3H8 và 5,2 gam C4H10 
Câu 4: Một hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỷ khối so với H2 là 18,7. Thành phần % về số mol của hai ankan là
 A. 40% C2H6 và 60% C3H8 C. 50% C2H6 và 50% C3H8 
 B. 60% C2H6 và 40% C3H8 D. 50% CH4 và 50% C2H6 
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankan đồng đẳng kế tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là 11:14. Thành phần % về khối lượng của hai ankan là
 A. 43,14% C3H8 và 56,86% C4H10 C. 56,86% C3H8 và 43,14% C4H10 
 B. 27,50% C3H8 và 72,50% C4H10 D. 72,50% C3H8 và 27,50% C4H10
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
“Bài tập về hiđrocacbon dựa vào số nguyên tử cacbon trung bình” là một phương pháp chủ đạo giúp học sinh giải quyết được nhiều bài tập. Kết quả đầu tiên tôi nhận thấy đó là học sinh có thể giải quyết được những bài toán xác định công thức phân tử có phương pháp trên. Khi giáo viên hướng dẫn bài tập cho học sinh cũng có cơ sở về phương pháp để học sinh nắm vững cách giải hơn.
Nhiều bài tập lớp 11 áp dụng phương pháp sử dụng số nguyên tử cacbon trung bình () là:
- Sách giáo khoa Hóa học 11: BT 7/tr 203
- Sách bài tập Hóa học 11: BT 5.16; 5.28; 6.11; 6.24; 7.9; 7.27; 7.30; 8.16; 8.17; 8.19; 8.20; 9.26; 9.33; 9.40; 
- Sách giáo khoa Hóa học 11(Nâng cao): BT 8/tr182; 4/tr229; 10/tr244; 
- Sách bài tập Hóa học 11(Nâng cao): BT 6.12; 7.25; 8.22; 8.30; 8.31; 8.33; 9.15; 
Sau khi dạy phương pháp này cho học sinh lớp 11A1, 11A3 tôi tiến hành kiểm tra 10 phút với 5 bài tập trắc nghiệm có sử dụng phương pháp dựa vào số nguyên tử cacbon trung bình. Số lượng học sinh giải được bài tập có sử dụng phương pháp dựa vào số nguyên tử cacbon trung bình cho kết qủa rất khả quan:
Lớp
Sĩ số
1 bài
2 bài
3 bài
4 bài
5 bài
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
45
0
0%
2
4,4%
3
6,7%
12
26,7%
28
62,2%
11A3
45
1
0%
5
13,4%
11
24,4%
15
33,3%
13
28,9%
Tổng
90
1
1,1%
7
7,8%
14
15,6%
27
30,0%
41
45,5%
II. KẾT LUẬN
Xác định công thức phân tử là một loại bài tập lớn trong hóa học hữu cơ. Vì vậy, cung cấp các phương pháp xác định công thức phân tử mà đặc biệt là sử dụng “số nguyên tử cacbon trung bình” cho học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc cung các phương pháp còn tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà áp dụng cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. 
- Phương pháp này nên cung cấp ngay sau khi học bài ankan để học sinh có được phương pháp giải cũng như ôn tập để vận dụng phương pháp khi học và làm bài tập phần anken, ankin và các hợp chất hữu cơ tiếp theo.
- Đối với các lớp thường nên tranh thủ 2 tiết (có thể dùng các tiết giảm tải) để trình bày phương pháp, đối với các lớp chọn nên trình bày trong thời lượng nhiều hơn. Sau đó luyện tập nhiều bài tập dạng này bằng cách lồng ghép vào trong chương trình học, các tiết luyện tập, các tiết học tăng tiết, v.v...
- Đối với học sinh từng lớp khác nhau, khả năng nhận thức khác nhau ta có thể cho lượng bài tập nhiều ít khác nhau, cũng như mức độ khó, dễ khác nhau. 
Phương pháp sử dụng số nguyên tử cacbon trung bình là phương pháp đã được ứng dụng rộng rãi từ lâu chứ không phải là một phương pháp mới. Cho nên trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đưa ra một ý nhỏ là áp dụng phương pháp này khi nào, nội dung gì cần truyền đạt và áp dụng như thế nào ở trường THPT để đạt hiệu quả cao nhất. Thiết nghĩ không ai có thể khẳng định rằng mình giảng dạy giỏi nhất, chỗ nào cũng đã hoàn hảo, mà mỗi người có thể phát hiện ra một ý hay để cùng đóng góp, học hỏi lẫn nhau. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là kết quả của quá trình lao động, tích lũy và trải nghiệm lâu dài của mỗi cán bộ, giáo viên đã được áp dụng cho bản thân và có hiệu quả. Tôi mong rằng Trường THPT Ngô Sĩ Liên có nhiều biện pháp tích cực để động viên cán bộ, giáo viên nhiệt tình, tích cực viết SKKN và đưa các SKKN có chất lượng tốt tới phổ biến sâu rộng cho cả trường để đồng nghiệp học hỏi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường. 
Nghiên cứu khoa học mà cụ thể là viết SKKN là lĩnh vực mà bản thân tôi mới tiếp cận với mong muốn tạo ra sự đổi mới trong giảng dạy. Tôi tha thiết mong rằng các thầy cô giáo, đồng nghiệp cùng tham gia góp ý kiến, tư vấn cho tôi hoàn thiện SKKN của mình để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. 
Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các nhà giáo. 
Trảng Bom, ngày 25 tháng 03 năm 2012
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 	 Lê Thanh Toàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
 1. HÓA HỌC 11- NXBGD - 2007
 Nguyễn Xuân Trường – Lê Mậu Quyền – Phạm Văn Hoan – Lê Chí Kiên
 2. Bài tập HÓA HỌC 11- NXBGD - 2007
 Nguyễn Xuân Trường – Từ Ngọc Ánh - Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền 
 3. HÓA HỌC 11 (Nâng cao) - NXBGD - 2007
 Lê Xuân Trọng – Nguyễn Hữu Đĩnh – Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền
 4. Bài tập HÓA HỌC 11 (Nâng cao) - NXBGD - 2007
 Lê Xuân Trọng – Từ Ngọc Ánh – Phạm Văn Hoan – Cao Thị Thặng
 5. Tuyển tập bài giảng Hóa học hữu cơ – NXB ĐHQG Hà Nội
 Cao Cự Giác
 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 	 	 Trảng Bom, ngày / /2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2011-2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm : 
BÀI TẬP VỀ HIĐROCACBON
 DỰA VÀO SỐ NGUYÊN TỬ CACBON TRUNG BÌNH
Họ và tên tác giả : LÊ HANH TOÀN : Đơn vị: Trường THPT ngô Sĩ Liên 
Lĩnh vực : 
Quản lý giáo dục r 	Phương pháp dạy học bộ môn : ......... þ
Phương pháp giáo dục r	Lĩnh vực khác : ...r
1. Tính mới :
- Có giải pháp hòan toàn mới r
- Có giải pháp cải tiến , đổi mới từ giải pháp đã có r
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao r
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong tòan ngành có hiệu quả cao r
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao r 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả r
3. Khả năng áp dụng :
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối , chính sách : 	Tốt r 	Khá r	Đạt r 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn , dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt r 	Khá r	Đạt r
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt được hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt r 	Khá r	Đạt r
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG 	 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

File đính kèm:

  • docsangkienkinhnghiem-org-408.doc
Sáng Kiến Liên Quan