Sáng kiến kinh nghiệm Axit nitric và bài toán quy đổi

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức

- HS nêu được: Cấu tạo phân tử và số oxi hóa của nito trong HNO3, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan), ứng dụng của axit nitric. Một số dạng toán quy đổi oxit kim loại đã được học ở chương trình hóa 10 chương oxi – lưu huỳnh.

HS giải thích được: Axit nitric vừa có tính axit mạnh (5 tính chất chung của axit: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với bazo, tác dụng với oxit bazo, tác dụng với kim loại, tác dụng với muối), vừa có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), tuy nhiên trọng tâm là tính oxi hóa mạnh (N+5 bị khử về các số oxi hóa thấp hơn như N+4, N+2, N-3, N0)

b. Kĩ năng

- Dựa vào sự điện li của HNO3 dự đoán được tính axit mạnh của HNO3, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Dựa vào số oxi hóa của nito trong HNO3 dự đoán được tính oxi hóa của HNO3, quan sát thí nghiệm, hình ảnh., rút ra nhận xét về tính oxi hóa rất mạnh của HNO3.

- Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh họa tính chất hóa học của axit nitric đặc và loãng

c. Thái độ

- Say mê, hứng thú trong học tập bộ môn.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hóa chất đủ liều lượng và hiệu quả

- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận

2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thống qua môn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức môn hóa học vào cuộc sống

 

doc46 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Axit nitric và bài toán quy đổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị của m2 là:
A. 32,8 gam.	B. 65,6 gam.	C. 42,8 gam	D. 58,6 gam
Bài 7: các nhà thám hiểm đã tìm thấy một chất rắn bị gĩ sắt dưới đại dương, sau khi đưa mẩu gỉ sắt để xác định khối lượng sắt trước khi bị oxi hóa thì người ta cho 16 gam gĩ sắt đó vào vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 3,684 lít khí NO2 duy nhất(đktc) và dung dịch muối X, cô cạn dung dịch muối X cân nặng m gam chất rắn khan. 
1. khối lượng sắt ban đầu là:
A. 11,200 gam	B. 12,096 gam.	C. 11,760 gam	D. 12,432 gam
2. giá trị của m là:
A. 52,514 gam.	B. 52,272 gam.	C. 50,820 gam	D. 48,400 gam
Bài 8: cho 12,096 gam Fe nung trong không khí thu được m1 gam chất rắn X gồm Fe và các ôxit của nó. Cho m1 gam chất rắn X trên vào vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,792 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch muối Y, cô cạn dung dịch muối Y cân nặng m2 gam chất rắn khan. 
1. giá trị của m1 là:
A. 14 gam	 B. 16 gam.	C. 18 gam	D. 22,6 gam
2. giá trị của m2 là:
A. 43,6 gam.	 B. 43,2 gam.	C. 42,0 gam	D. 46,8 gam
Bài 9: Sau khi khai thác quặng bôxit nhôm có lẫn các tạp chất: SiO2, Fe, các oxit của Fe. Để loại bỏ tạp chất người ta cho quặng vào dung dịch NaOH đặc nóng dư thu được dung dịch X và m gam chất rắn không tan Y. để xác định m gam chất rắn không tan chiếm bao nhiêu phần trẩmtng quặng ta cho m gam chất rắn đó vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít khí NO duy nhất(đktc) và dung dịch muối Y, cô cạn dung dịch muối Y cân nặng 121 gam chất rắn khan. Giá trị của là m1
A. 32,8 gam	B. 34,6 gam.	C. 42,6 gam	D. 36,8 gam
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn một ôxit sắt FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch muối Y, cô cạn dung dịch muối Y cân nặng 120 gam chất rắn khan. Công thức phân tử của ôxit sắt là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. Không xác định được
Bài 11: Nung y mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp A gồm 4 chất rắn gồm Fe và các ôxit sắt. hòa tan hết lượng hỗn hợp A trên bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 672 ml khí NO duy nhất(đktc) và dung dịch muối. Giá trị của là y: 
A. 0.21 mol	B. 0,232 mol.	C. 0,426 mol 	D. 36,8 mol
Bài 12: Hòa tan m gam hỗn hợp X bốn chất rắn gồm Fe và các ôxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lit khí NO2 duy nhất(đktc) và 145,2 gam muối khan. Giá trị của là m gam: 
A. 44 gam	 	B. 46,4 gam.	C. 58 gam	D. 22 gam
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm: FeS , FeS2, S, Cu, CuS, FeCu2S2 thì cần 2,52 lít ôxi và thấy thoát ra 1,568 lít(đktc) SO2, mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng dung dịch HNO3 nóng dư thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đktc, sản phẩm khư duy nhất ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa trắng.
	Giá trị của V và m lần lượt là:
 	A. 13,44 lít và 23,44 gam. B. 8,96 lít và 15,60 gam.	
	C. 16,80 lít và 18,64 gam.	D. 13,216 lít và 23,44 gam.
Bài 14: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl, thu được dung dịch Y chúa (m + 16,195) gam hỗn hợp không chứa in Fe3+ và 1,904 lit hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y trong điều kiện không có không khí, thu được 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi có trong X là?
 A. 15,92% B. 26,32% C. 24,14% D. 25,75% 
Bài 15: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A chứa Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch cháu NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4 thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có in Fe3+) và 3,808 lit (đktc) hỗn hợp khí D gồm N2, NO, N2O, NO2, H2, CO2. Tỉ khối của D so với O2 bằng 304/17. Trong D có số mol H2 là 0,02 mol. Thêm dung dịch NaOH 1M vào B đến khí thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865ml. Giá trị của m là
 A. 32,8 B. 27,2 C. 34,6 D. 28,4
Bài 16: (đề thi thử lần I tỉnh Vĩnh Phúc 2017 mã 303) Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:
 A. 25,5%	B. 18,5%	C. 20,5%	D. 22,5%
Bài 17: (đề thi thử lần I tỉnh Vĩnh Phúc 2017 mã 135) Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2 m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
 A. 20	 B. 32 	 C. 36 	 D. 24
Bài 18: (đề thi thử lần I tỉnh chuyên Thái Bình 2017) Cho 5,6g hỗn hợp X gồm Mg, MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lit khí N2O (dktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch Y cẩn thận thu được m gam muối. Giá trị của  m là :
 A. 20,51g         	B. 23,24g      	C. 24,17g     	D. 18,25g
Bài 19: (đề thi THPT Quốc Gia 2018 mã 203)Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 bằng 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 33,77%.	B. 20,27%.	C. 16,89%.	D. 13,51%.
Bài 20: (đề thi THPT Quốc Gia 2018 mã 201) Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là
 A. 34,09%. B. 25,57%.	 C. 38,35%. 	 D. 29,83%
Bài 21: (đề thi THPT Quốc Gia 2018 mã 202) Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa (0,715)H2SO4 và (0,145)NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 46,54 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 29,59%. B. 36,99%.	C. 44,39%. 	D. 14,80%.
Bài 22: (đề thi THPT Quốc Gia 2018 mã 204) Hòa tan hết 18,32 gam hỗn hợp X gồm Al, MgCO3, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,25 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 7,97 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,025 mol H2 và tỉ lệ mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,54 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 30,57%.	B. 24,45%.	C. 18,34%.	D. 20,48%.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
 + Thông qua quan sát, GV đánh giá mức độ hoạt động tích cực của các nhóm và của các HS
 + Thông qua phần ghi của HS, GV đánh giá được kĩ năng ghi bài của HS, đồng thời GV hướng dẫn HS cách ghi bài cho hợp lí, khoa học.
 + Thông qua việc theo dõi HS làm thí nghiệm, GV biết được kĩ năng thực hành của HS, kịp thời uốn nắn các thao tác thí nghiệm chưa hợp lí, đồng thời phát triển năng lực thực hành thí nghiệm của HS.
 + Thông qua báo cáo, thảo luận, chia sẻ giữa các học sinh, giữa các nhóm, GV đánh giá được khả năng diễn đạt của HS, cách góp ý chia sẻ của HS với nhau, qua đó GV hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời phát triển năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho HS. Thông qua thảo luận, báo cáo của HS và các nhóm, GV cũng đánh giá mức độ hiểu bài của HS, đồng thời GV giúp HS chuẩn hóa và khắc sâu kiến thức.
 GV cần hướng dẫn HS tự đánh giá và HS đánh giá lẫn nhau về tinh thần làm việc, khả năng hợp tác, kết quả hoạt động của HS.
 GV có thể đánh giá HS thông qua nhận xét bằng lời... nên chú ý tới những HS gặp khó khăn trong học tập.
 Kết thúc hoạt động hình thành kiến thức, GV yêu cầu các cá nhân HS hoàn thành bảng KWLH ở tình huống xuất phát.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động
 - Củng cố kiến thức về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế HNO3.
 - Rèn kĩ năng viết PTHH và kĩ năng tính toán liên quan đến tính chất hóa học của HNO3
b) Nội dung hoạt động
1. Bài tập 1 SGK trang 45 
 Mục đích câu hỏi này nhằm củng cố phần cấu tạo phân tử HNO3
2. Bài tập 2, 3, 6 SGK trang 45
 Mục đich nhằm củng cố phần tính chất hóa học của HNO3. Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng và cân bằng phản ứng oxi hóa khư. Riêng bài 6 còn rèn kĩ năng tính toán liên quan đến tính chất hóa học của HNO3.
3. Bài tập 7 SGK trang 45
 Mục đích nhằm củng cố phần điều chế HNO3 và hiệu suất phản ứng. Rèn kĩ năng tính toán liên quan đến thực tế.
4. Cho hình ảnh điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm sau: 
Phát biểu không đúng về quá trình điều chế là
A. Có thể thay H2SO4 đặc thành HCl đặc
B. Dùng nước đá để ngưng tụ hơi HNO3
C. Đun nóng bình phản ứng để tốc độ phản ứng tăng
D. HNO3 là axit có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi khi đun nóng
c) Phương thức tổ chức hoạt động
 - Các bài tập 1, 2GV cho HS hoạt động cá nhân, lên bảng trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
 - Các bài tập 3, 6, 7 GV cho HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động cặp đôi để thảo luận, chia sẻ kết quả. GV mời một số cặp báo cáo kết quả các cặp khác góp ý, bổ sung, GV chuẩn hóa kiến thức giúp HS hình thành kĩ năng giải các dạng bài tập so sánh, bài tập hiệu suất, bài tập hỗn hợp các chất.
 - Bài tập 4 GV cho HS hoạt động cá nhân, trả lời và giải thích trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
d) Dự kiến sản phẩm của HS
Bài 1: HS viết được CTCT 
 H – O – N+5 = O
 O
Bài 2: 
2. SGK trang 45
 Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O +15 H2O
4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
3. SGK trang 45
- Cả 2 axit đều có tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
2Ag +2 H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
- Ngoài tính chất hóa học trên H2SO4 đặc còn có tính háo nước
 C12H22O11 + H2SO4 đặc → 12C + 11H2O
6. SGK trang 45
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)3 + 2NO + 4H2O
0.45 1,2 0,45 0,3 mol
Khối lượng của Cu = 28,8 gam
Suy ra khối lượng CuO = 1,2 gam → %mCuO = 4%
CMCu(NO3) = 0,45/1,5 = 0,3M
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
0,015 -à 0,03 mol
Số mol HNO3 dư = 1,5 – 1,2 – 0,03 = 0,27
CMHNO3 = 0,27/1,5 = 0,18M
Bài 3: 
7. SGK trang 45
Khối lượng HNO3 = 3000kg → số mol HNO3 = 47619 mol
BTNT (N): số mol NH3 = số mol HNO3 =809,52kg
Do hao hụt 3,8% nên H% = 96,2%
Vậy khối lượng NH3 thực tế = 841,5Kg
Bài 4: Chọn A
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
 Tương tự như ở hoạt động hình thành kiến thức, GV có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS thông qua việc quan sát HS làm bài tập, việc ghi vở của HS và việc tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận.
D. Hoạt động: Vận dụng, tìm tỏi mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động
 - Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đồng thời chuẩn bị cho bài học tiếp theo “Muối nitrat”
b) Phương thức tổ chức hoạt động
 - GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà tìm hiểu qua thực tế hoặc qua tài liệu tham khảo (thư viện, internet...) để giải quyết các câu hỏi
 1. Hiện tượng “mưa axit” là gì? Tác hại như thế nào?
 2. Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo
 3. Ca dao Việt Nam có câu: 
 “Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
 Mang ý nghĩa hóa học gì?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 - Sản phẩm: Bài viết của các nhóm bằng pwerpoint hoặc tranh vẽ
 - Kiểm tra, đánh giá: Đại diện nhóm HS báo cáo vào đầu giờ buổi học sau. 
VIII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
	Đề tài này đã được sử dụng để dạy chuyên đề theo hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, phạm vi kiến thức ở trong chương 2: “Nitơ – Photpho” tại trường THPT Nguyễn Thái Học. Kết quả thu được như sau:
- Học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản về axit nitric.
- Các em học sinh đã hứng thú, tìm tòi cách giải các bài toán quy đổi có axit nitric (H+, NO3-), không cảm thấy lúng túng và sợ như trước nữa.
- Học sinh nhận dạng rất nhanh bài toán quy đổi có axit nitric (H+, NO3-): biết được câu hỏi thuộc dạng nào, sử dụng phương pháp quy đổi nào, các định luật cần vận dụng là bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố (H, N, O), bảo toàn khối lượng (khi đề bài cho khối lượng của muối khan thu được sau khi cho hỗn hợp đầu tác dụng với H+, NO3-), bảo toàn điện tích để giải toán bài toán quy đổi có axit nitric (H+, NO3-) trong các đề thi thử THPT quốc gia, của trường và của sở GD& ĐT Vĩnh Phúc và của các tỉnh. Những bài toán quy đổi có axit nitric (H+, NO3-) đòi hỏi tư duy cao, học sinh cũng có thể phân tích và làm được (Phụ lục 1)
- Dù là đối tượng học sinh nào đi nữa, các em đều tiến bộ sau khi được học chuyên đề này (Phụ lục 2)
PHẦN III. KẾT LUẬN
Áp dụng đề tài " Axit nitric và bài toán quy đổi” trong giảng dạy tôi nhận thấy: Trực tiếp hay gián tiếp, tôi đã giúp các em học sinh được tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn về axit nitric, đồng thời tôi cũng phân loại chi tiết và đưa ra hệ thống bài tập khá đầy đủ cho mỗi dạng bài tập quy đổi có axit nitric. Từ đó, tôi rút ra được một số kết luận sau :
+ Nắm được cơ sở lý thuyết là chìa khóa đầu tiên của việc giải bài tập hóa học.
+ Nắm được cách phân loại các dạng bài tập và có cách giải cho các dạng bài tập đó sẽ giúp học sinh làm bài tập được nhanh và chính xác hơn.
+ Cần dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Học sinh hiểu và biết vận dụng khi giải bài tập, mặc dù có những học sinh nhận thức còn chậm.
+ Rèn được cho học sinh kĩ năng tư duy logic, năng lực tư duy sáng tạo.
+ Học sinh được hiểu, được luyện các dạng bài tập nên rèn luyện được kĩ năng giải nhanh bài tập trắc nghiệm.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau khi dạy chuyên đề và qua các bài kiểm tra học sinh cho phép tôi kết luận đề tài có tính khả thi , đang và tiếp tục nhân rộng (đã áp dụng ở trường THPT) để góp phần nâng cao hiệu quả khi dạy học về axit ntric.
- Mặc dù đã cố gắng, song sáng kiến của tôi không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí, đồng nghiệp để kinh nghiệm giảng dạy của tôi ngày càng phong phú, hiệu quả hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn!
6. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: không 
7. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ học trong trường phổ thông luôn là vấn đề nóng. Để dạy hoá học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả, chúng ta cần: 
Đối với học sinh: cần tích cực chủ động hơn nữa trong việc học tập 
Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để xây dựng hệ thống bài tập tốt, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh.
Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên. 
8. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC
- Xây dựng được chuyên đề dạy học theo hướng nghiên cứu bài học. 
- Hệ thống hóa một số dạng bài tập quy đổi có axit nitric 
- Phân dạng bài tập từ dễ đến khó, có phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập và chọn lọc cách giải tối ưu.
- Từ các dạng toán, rèn được kĩ năng tư duy logic cho học sinh, rèn tính sáng tạo cho học sinh
Đề tài này có thể phát triển thêm để làm tài liệu cho việc ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi
9. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU
STT
Tên tổ chức/
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi 
áp dụng
1
Lớp 12A6 
Trường THPT Nguyễn Thái Học, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Cuối học kì 1, khối 12
2
Lớp 11A3
Trường THPT Nguyễn Thái Học, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Học kì 1, khối 11
............., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị
 (Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày 17 tháng 12 năm 2018
Tác giả sáng kiến
 Cao Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nguyễn Xuân Trường, Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục năm 2009
2- Lê Xuân Trọng, Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục năm 2008
3- Phạm Ngọc Bằng, 16 Phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học, NXB Đại học sư phạm, năm 2013
4- Cù Thanh Toàn, Luyện kĩ năng giải nhanh bài tập Hóa học 12- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009
5- Cao Cự Giác, Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002
6- Đề thi tuyển sinh đại học-cao đẳng-THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo
7- Đề thi thử Đại học của 1 số trường chuyên trong cả nước
8- Trang web: 
Phụ lục 1
ĐÁP ÁN
I. BÀI TẬP TỰ GIẢI
1B
2B
3A
4-1B
4-2B
5-1A
5-2B
6-1A
6-2A
7-1B
7-2B
8-1B
8-2B
9A
10C
11A
12B
13D
14D
15B
16C
17B
18A
19B
20D
21C
22C
Phụ lục 2
KẾT QUẢ 2 BÀI KIỂM TRA 
trước và sau khi áp dụng chuyên đề
TT
Họ, tên HS 12A6
(đầu thấp)
-THPT Nguyễn Thái Học
Lần 1
Lần 2
TT
Họ, tên HS 11A3
(đầu cao)
-THPT Nguyễn Thái Học
Lần 1
Lần 2
1
Đinh Thị Mai Anh
4.50
 5.5
1
 Đàm Kỳ Anh
6
 7
2
Nguyễn Thị Lan Anh
4.75
 6
2
 Nguyễn Lê Duy Anh
6
 7.5
3
Nguyễn Tuấn Anh
3.5
 6
3
 Nguyễn Việt Anh
5
 6.5
4
Nguyễn Tuấn Anh
4.75
 4.5
4
 Trần Công Vương Anh
6.5
 7.5
5
Phùng Thị Thanh Anh
4.25
 5
5
 Trần Thị Kiều Anh
4.5
 6.5
6
Ninh Thị Minh Ánh
4.00
 6
6
 Hoàng Văn Bắc
5.5
 6
7
Phùng Thị Diệu
4.00
 6
7
 Lỗ Tuyến Dũng
6
 7
8
Đinh Quốc Đạt
4.00
 5.5
8
 Nguyễn Tiến Dũng
6.5
 6.5
9
Ngô Xuân Hải
5.25
 6
9
 Vũ Đức Duy
5
 6.5
10
Nguyễn Đức Hải
5.50
 6
10
 Nguyễn Thị Hải Dương
7.5
 8
11
Nguyễn Hồng Hạnh
5.00
 6
11
 Lương Nguyễn Anh Đào
5
 6.5
12
Nguyễn Duy Hoàng
2.75
 4.5
12
 Phạm Minh Đức
7
 8
13
Nguyễn Duy Nhật Hoàng
4.25
 3.5
13
 Nguyễn Vũ Hải
5.5
 6
14
Nguyễn Huy Hoàng
4.25
 5
14
 Dương Đức Hiếu
5
 7
15
Nguyễn Quang Huy
2.25
 6
15
 Bùi Quang Huy
6
 7
16
Văn Công Huy
3.25
 6
16
 Lê Thị Thu Huyền
6.5
 8
17
Phạm Thị Thanh Huyền
5.00
 7
17
 Trần Quỳnh Hương
5
 6
18
Nguyễn Thị Hồng Khanh
1.75
 5
18
 Nguyễn Ngọc Khánh
7
 8
19
Phan Bạch Tuyết Mai
3.25
 6.5
19
 Trần Bùi Hoàng Khánh
6.5
 8
20
Dương Thúy Nga
5.75
 5
20
 Đào Trọng Kiên
7.5
 8
21
Nguyễn Tú Nga
3.50
 6.5
21
 Bùi Đăng Long
8
 9
22
Dương Thị Hải Ngọc
5.75
 6
22
 Nguyễn Hoàng Long
7
 8
23
Bùi Thị Yến Nhi
4.25
 6.5
23
 Thiều Đức Mạnh
4.5
 5.5
24
Hoàng Tuyết Nhung
4.00
 6
24
 Bùi Văn Minh
5
 7.5
25
Nguyễn Trang Nhung
0.00
 5.5
25
 Hoàng Tiến Minh
5
 6
26
Lê Quỳnh Oanh
2.50
 6
26
 Mai Duy Ninh
5
 6
27
Bùi Thị Huyền Phương
4.00
 6
27
 Khổng Hoàng Phi
5.5
 7
28
Nguyễn Văn Quang
4.00
 7
28
 Đỗ Ngọc Sơn
5
 5
29
Trần Mạnh Quân
3.75
 5.5
29
 Nguyễn Đăng Toàn Thắng
5
 5
30
Đặng Thái Sơn
3.50
 6
30
 Cao Đắc Thọ
6
 7
31
Nguyễn Hồng Sơn
4.00
 6
31
 Trần Thái Thuận
7
 7
32
Trần Văn Tài
3.25
 5
32
 Nguyễn Thu Thủy
5
 6.5
33
Nguyễn Quang Thái
5.75
 6
33
 Đào Duy Tiến
8
 8.5
34
Tạ Thị Thảo
2.25
 6
34
 Đại Văn Toàn
7
 8
35
Quán Hà Ngọc Thùy
4.00
 4
35
 Trần Thu Trang
6
 6.5
36
Phạm Trọng Tiến
5.00
 5
36
 Nguyễn Xuân Trung
6
 7
37
Trần Thị Anh Tú
4.50
 6
37
 Vương Quốc Tuấn
6.5
 7
38
Ngô Thị Thảo Vân
4.25
 6
38
 Nguyễn Hữu Tùng
6.5
 7.5
39
Nguyễn Thanh Xuân
4.00
 4.5
39
 Cao Tuấn Vượng
4.5
 6.5

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_axit_nitric_va_bai_toan_quy_doi.doc
Sáng Kiến Liên Quan