Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào giảng dạy bộ môn vật lí

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :

1.1.Cơ sở lí luận

Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

 

doc19 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4945 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào giảng dạy bộ môn vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc chuẩn bị cho tiết học sau thì các em rất tích cực tham gia.
Khi được phân công dạy môn Vật lý tại lớp 8A1, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực tế, kết quả như sau: 
Số học sinh thích học môn vật lý là: 10 em 
Số học sinh thấy bình thường là : 18 em 
Số học sinh sợ học vật lý là : 17 em
3. Các giải pháp : 
 Ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột hiệu quả trong giảng dạy môn vật lý
* Đặc trưng cơ bản của Phương pháp BTNB:
- Bản chất: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận.
- Đặc trưng: 
+ Dạy học phải tự nhiên như qúa trình tìm ra chân lý.
+ Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước KT thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm CM cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn;
+ PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học.
+ Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai.
+ PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiên của HS;
+ Trong CT hiện nay có bài áp dụng cả, có bài áp dụng một phần,
 * Ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy bài . “LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT "
 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
 Khi thả các vật vào nước ta thường thấy có vật thì chìm vào trong nước nhưng có vật thì nổi trên mặt nước.Hãy lấy một số ví dụ trong thực tế về các vật nổi/chìm trong nước
Với điều kiện nào thì một vật chìm trong nước? Với điều kiện nào thì một vật nổi trên mặt nước?
 Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
-Cá nhân tự ghi những quan niệm của mình về điều kiện vật nổi/chìm trong nước.
Có thể có một số nhóm quan niệm ban đầu như sau:
- Vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi;
- Vật ngấm nước thì chìm, vật không ngấm nước thì nổi;
- Vật đặc thì chìm, vật rỗng thì nổi;
- Vật có đáy hẹp thì chìm, vật có đáy rộng thì nổi; sau đó thảo luận nhóm viết vào tờ giấy A4
 Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
-Chỉ đại diện vài nhóm phát biểu suy nghĩ vì sao mình lại có ý kiến như vậy (Làm cho quan niệm ban đầu lộ rõ hơn)
-Y/C thảo luận đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra theo các nhóm đã gom.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi ,nghiên cứu
-Y/C tiến hành TN theo nhóm với các TN cần làm cụ thể như sau:
.TN1:
- Thả quả bóng bàn vào nước trong bình chia độ, quan sát và đánh dấu phần bị ngập vào nước.
- Dùng xilanh bơm một ít nước vào một trong các quả bóng bàn rồi thả vào nước, quan sát và đánh dấu phần ngập trong nước.
- Bơm dần nước vào trong quả bóng bàn và lặp lại thí nghiệm, quan sát, ghi lại kết quả và nhận xét.
.TN2:
- Treo quả nặng hình trụ có vạch chia vào lực kế (treo trên giá thí nghiệm) để đo trọng lực của nó ngoài không khí, ghi lại kết quả đo.
- Giữ nguyên vật trên lực kế, thả cho vật ngập dần vào trong nước, đọc số chỉ của lực kế tương ứng, ghi lại kết quả và suy ra lực đẩy của nước tác dụng lên quả nặng
 Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
-Y/C các các nhân nêu kết luận sau khi tiến hành TN.
-Chuẩn hóa kiến thức và cho học sinh ghi vở.
* Lực đẩy Ác - si - mét:
- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên gọi là lực đẩy Ác - si - mét.
- Độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét tỷ lệ thuận với thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Ngoài ra, có thể chứng minh được lực đẩy Ác - si - mét phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng, cụ thể là trọng lượng riêng của chất lỏng.
- Công thức tính lực đẩy Ác - si - mét là: FA = d.V
(d.V chính là trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Sử dụng bộ thí nghiệm đã cho, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm nhằm kiểm nghiệm lại công thức nói trên).
4. Minh hoạ bằng giáo án 
	Chủ đề . LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT VÀ SỰ NỔI (3 tiết)
I. Mục tiêu của bài học:
Sau bài học, học sinh:
- Phát biểu và viết được biểu thức lực đẩy Ác - si - mét trong chất lỏng;
- Xác định được độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Nêu được điều kiện một vật chìm, nổi, lơ lửng trong chất lỏng.
II. Thiết bị dạy học:
- Bộ thí nghiệm về lực đẩy Ác - si - mét;
- Bóng bàn: 3 quả;
- Bình thủy tinh 500ml;
- Xilanh và kim tiêm.
III. Tiến trình dạy học cụ thể:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Pha 1: Tình huống xuất phát.
GV gợi lại cho HS thấy rằng khi thả các vật vào nước ta thường thấy có vật thì chìm vào trong nước nhưng có vật thì nổi trên mặt nước.
Yêu cầu HS lấy một số ví dụ trong thực tế về các vật nổi/chìm trong nước và nêu câu hỏi:
Với điều kiện nào thì một vật chìm trong nước? Với điều kiện nào thì một vật nổi trên mặt nước?
HS nêu được một số ví dụ trong thực tế như:
- Hòn đá/sỏi/gạch... chìm trong nước;
- Tàu, thuyền, xuồng... nổi trên mặt nước;
- Cái lá, miếng bấc... nổi trên mặt nước;
...
Pha 2: Hình thành câu hỏi của học sinh
Trong khi HS viết ra các ý kiến của mình về điều kiện chìm/nổi của một vật, GV đi xuống và quan sát vở thực hành của một số HS để nắm bắt nhanh các khái niệm ban đầu của HS về sự chìm, nổi của các vật.
Trong quá trình quan sát, cố gắng nắm bắt nhanh những quan niệm khác biệt của HS, chọn những HS có quan niệm "sai" nhiều nhất để yêu cầu lên trình bày trước, những HS có quan niệm "đúng" nhất cho trình bày sau.
HS làm việc cá nhân, ghi những quan niệm của mình về điều kiện vật nổi/chìm trong nước.
Có thể có một số nhóm quan niệm ban đầu như sau:
- Vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi;
- Vật ngấm nước thì chìm, vật không ngấm nước thì nổi;
- Vật đặc thì chìm, vật rỗng thì nổi;
- Vật có đáy hẹp thì chìm, vật có đáy rộng thì nổi;
...
Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Tổ chức cho HS nêu các quan niệm ban đầu và thảo luận. Chú ý làm cho HS phát hiện được những mâu thuẫn như:
- Có vật rất nặng nhưng nổi, ngược lại có vật rất nhẹ nhưng lại chìm;
- Các vật nổi luôn có một phần bị ngập trong nước. Vật càng nặng thì phần bị chìm vào nước càng nhiều;
- Các vật nổi có thể nằm cân bằng trên mặt nước.
...
Từ những quan niệm ban đầu, HS đưa ra các câu hỏi như:
- Lực "đỡ" cho các vật nổi trên mặt nước có liên quan gì đến phần vật bị ngập trong chất lỏng không?
- Với các vật bị chìm vào trong nước thì có lực "đỡ" như đối với các vật nổi không?
GV yêu cầu HS đề xuất các phương án thí nghiệm nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi mà HS nêu ra bằng cách nêu các câu hỏi:
- Theo các em, làm thế nào để có thể kiểm tra xem lực "đỡ" của nước có phụ thuộc gì vào phần bị ngập trong nước hay không?
- Theo các em, ta có thể kiểm tra xem vật bị ngập trong nước có chịu tác dụng của lực "đỡ" như trường hợp vật nổi hay không, bằng cách nào? nếu có thì lực đó có thể đo được độ lớn của nó không và đo bằng cách nào?
HS đề xuất các phương án thí nghiệm:
- Tìm hiểu xem phần bị ngập của vật trong nước phụ thuộc thế nào vào trọng lượng của vật, dùng quả bóng bàn, bơm dần nước vào trong và thả lên mặt nước để quan sát phần bị ngập vào trong nước.
- Để tìm hiểu xem có lực nào tác dụng lên vật ngập trong nước hay không và nếu có thì độ lớn bằng bao nhiêu, dùng lực kế treo vật vào để đo trọng lượng khi ở ngoài không khí, sau đó nhúng vật ngập vào nước và quan sát số chỉ của lực kế.
Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu:
GV phát cho HS các dụng cụ thí nghiệm:
- Một số vật như: hòn sỏi, miếng sắt, miếng bấc hoặc nút nhựa...
- Bóng bàn: 3 quả;
- Xi lanh có kim tiêm;
- Bộ thí nghiệm lực đẩy Ác - si - mét gồm: bình chia độ, bình tràn, lực kế và giá thí nghiệm, vật hình trụ có vạch chia, cốc nhựa hình trụ cùng thể tích với vật có vạch chia.
Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, vẽ hình bố trí thí nghiệm và ghi các kết quả thí nghiệm vào vở thực hành.
Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV đi đến từng nhóm để giúp đỡ HS khi cần, quan sát nhanh vở thực hành của HS để nắm bắt các kết quả thí nghiệm. Đưa ra những gợi ý, hướng dẫn cần thiết để các nhóm đi đúng hướng, tuy nhiên, không làm giúp HS.
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm nhỏ:
TN1:
- Thả quả bóng bàn vào nước trong bình chia độ, quan sát và đánh dấu phần bị ngập vào nước.
- Dùng xilanh bơm một ít nước vào một trong các quả bóng bàn rồi thả vào nước, quan sát và đánh dấu phần ngập trong nước.
- Bơm dần nước vào trong quả bóng bàn và lặp lại thí nghiệm, quan sát, ghi lại kết quả và nhận xét.
TN2:
- Treo quả nặng hình trụ có vạch chia vào lực kế (treo trên giá thí nghiệm) để đo trọng lực của nó ngoài không khí, ghi lại kết quả đo.
- Giữ nguyên vật trên lực kế, thả cho vật ngập dần vào trong nước, đọc số chỉ của lực kế tương ứng, ghi lại kết quả và suy ra lực đẩy của nước tác dụng lên quả nặng.
Pha 5: Kết luân và hợp thực hóa kiến thức
GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm và thảo luận.
Có thể yêu cầu mỗi nhóm ghi kết quả thí nghiệm của nhóm mình trên tờ giấy A0 để treo lên và so sánh.
Nêu các câu hỏi để HS giải thích thêm về các kết quả thí nghiệm thu được.
Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, trả lời các câu hỏi của nhóm bạn.
Ghi chép các kết luận về kiến thức sau khi thống nhất chung toàn lớp.
PHIẾU TỔNG KẾT KIẾN THỨC
1. Lực đẩy Ác - si - mét:
- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên gọi là lực đẩy Ác - si - mét.
- Độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét tỷ lệ thuận với thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Ngoài ra, có thể chứng minh được lực đẩy Ác - si - mét phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng, cụ thể là trọng lượng riêng của chất lỏng.
- Công thức tính lực đẩy Ác - si - mét là: FA = d.V
(d.V chính là trọng lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Sử dụng bộ thí nghiệm đã cho, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm nhằm kiểm nghiệm lại công thức nói trên).
2. Điều kiện chìm/nổi của vật:
- Khi bị ngập hoàn toàn trong chất lỏng, nếu lực đẩy Ác - si - mét nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ chìm trong chất lỏng, nếu lực đẩy Ác - si - mét lớn hơn trọng lực thì vật sẽ nổi lên trên mặt chất lỏng.
- Khi đã nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác - si - mét (độ lớn chỉ còn bằng trọng lượng của phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ) cần bằng với trọng lực tác dụng lên vật.
- Trường hợp đặc biệt, nếu khi vật bị ngập hoàn toàn trong chất lỏng mà lực đẩy Ác - si - mét đúng bằng trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ lở lửng trong chất lỏng. Khi đó, trọng lượng riêng của chất làm vật đúng bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
- Từ đó quy ra:
	Khi dv > dcl thì vật chìm;
	Khi dv < dcl thì vật nổi;
	Khi dv = dcl thì vật lơ lửng;
GV phát cho HS phiếu tổng kết kiến thức, giao cho HS tiếp tục đề xuất phương án thí nghiệm để nghiệm lại công thức tính lực đẩy Ác - si - mét và tìm cách làm cho quả bóng bàn lơ lửng trong nước.
Nhận các phiếu tổng kết kiến thức và dán vào vở thí nghiệm.
Đề xuất phương án thí nghiệm và chuẩn bị cho buổi thực hành tiếp theo.
5. Hiệu quả của sáng kiến:
 Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về việc học môn Vật lý có sự kết hợp việc thực hiện đề tài, giảng dạy áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột ở trường THCS Phương Trung, tôi thấy chất lượng học vật lý của các em có tiến bộ rõ rệt. Giờ đây không khí học tập của lớp đã sôi nổi, hào hứng. Môn Vật lý đã trở thành môn học bổ ích và lý thú đối với các em.
 Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết:
Số em thích học vật lý là: 38 em
Số cảm thấy bình thường là : 7 em
Không có em nào không thích học vât lý. Các em không còn có tâm lí sợ và ngại học vật lý 
Kết quả xếp loại môn Vật lý lớp 9A1 là:
Sĩ số
Thời gian
Giỏi
Khá
T.Bình
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
45
Đầu năm,
15 em
33,3%
15 em
33,3%
5
11,1%
45
Cuối năm
44 em
97,7%
1 em
2,3%
0
0
III- KẾT LUẬN
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lý nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào cũng thực hiện được. Ưu điểm của việc ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột
 -Tiến trình tìm tòi nghiên cứu của học sinh không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp.
 - Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; 
 -Nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hoặc thử làm lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. 
 -Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức. Con đường tìm ra kiến thức của học sinh cũng đi lại gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học. Do vậy học sinh sẽ ghi nhớ sâu sắc, lâu dài những thí nghiệm do mình tự làm. 
Mặt khác, học sinh đã có những ý tưởng về một số hiện tượng từ rất sớm. Sẽ là không đủ nếu giáo viên dành phần lớn thời gian để giảng giải cho học sinh những thí nghiệm này sẽ cho ra những kết quả như thế nào (không làm thí nghiệm, chỉ mô tả thí nghiệm hoặc làm mẫu đơn giản thí nghiệm), hoặc nói với học sinh những gì các em nghĩ là sai; mà giáo viên phải có ý thức về sự cần thiết để học sinh tự làm thí nghiệm kiểm chứng những gì học sinh tưởng tượng (với điều kiện các thí nghiệm đó có thể thực hiện ở trong lớp) và để tự các học sinh biện luận với nhau.
Khó khăn của việc ứng dụng CNTT:
-Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
-Ở một số bài lượng kiến thức cần truyền tải cho học sinh tương đối nhiều, thời gian 40- 45 phút dạy học theo phương pháp " Bàn tay nặn bột " là không đủ, đa phần kéo dài hơn so với quy định nên ảnh hưởng đến các tiết học khác. Ngoài ra, thiết bị phục vụ cho thí nghiệm ở các trường hiện nay chưa đầy đủ, việc sáng tạo thiết kế các đồ dùng dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn gặp nhiều khó khăn với cả giáo viên và học sinh.
Một số điểm cần lưu ý
+ Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận:
Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng
Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu
Lựa chọn các quan niệm vừa đúng vứa sai
Chọn vị trí thích hợp đề gắn các bài vẽ của học sinh
+ Không nên sử dụng SGK khi học bằng PP BTNB.
+ Không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài).
+ Lựa chọn hoạt động phù hợp với PP BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng PP. 
+ Lưu ý về Kĩ thuật thảo luận nhóm
 Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học Vật lý như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Vật lý trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Vật lý hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Vật lý cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
 IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về dạy bằng PP BTNB theo hướng chung của nhiều nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo PP BTNB.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng mới.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp PP BTNB
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung PP BTNB theo các phương án khác nhau để có thể triển khai đại trà.
	Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp PP BTNB vào giảng dạy bộ môn Vật lý trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình Vật lý cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS Phương Trung trong năm học vừa qua.Tôi hy vọng rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp PP BTNB trong giảng dạy bộ môn Vật lý, mà còn ở các môn khác.Tôi rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện đề tài này. 
 Phương Trung ngày 17 tháng 3 năm 2016
 	Tác giả đề tài
 Nguyễn Thị Thanh Tâm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội ,ngày tháng  năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết ,không sao chép nội dung của người khác.
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thanh Tâm
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỞ SỞ:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Chủ tịch 
 (Ký tên, đóng dấu)
MỤC LỤC
Trang
Phần I. Đặt vấn đề 
3
1.Lí do chọ đề tài 
3
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Phương pháp nghiên cứu 
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
5
5. Kế hoạch nghiên cứu 
5
6.Tài liệu tham khảo
5
Phần II. Nội dung 
6
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 
6
Giải thích các thuật ngữ khoa học 
6
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
6
2.1 Về phía học sinh 
6
2.2 Về phía giáo viên
6
2.3. Về cơ sở vật chất
8
2.4. Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu
8
3. Các giải pháp 	
9
4. Minh họa bằng giáo án	
10-13
5. Hiệu quả của sáng kiến
14
Phần III.Kết luận 
14
Phần IV. Kiến nghị, đề xuất
16
Ý kiến nhận xét đánh giá của hội đồng cơ sở 
18
Mục lục
19

File đính kèm:

  • docskkn_ly.doc
Sáng Kiến Liên Quan