Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng dạy học dự án vào hoạt động vận dụng của bài Hai đứa trẻ (Ngữ văn 11) đề phát huy năng lực cho học sinh
Cơ sở lý luận
Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.
Dự án học tập là một hình thức hoạt động nhằm giúp học sinh có thêm những trải nghiệm đối với các vấn đề được học, đồng thời phát huy khả năng hợp tác, sáng tạo của học sinh trong học tập. Dự án học tập được thực hiện đối với những nội dung học tập mang tính thực tiễn, gắn với cuộc sống và những vấn đề học sinh quan tâm và mong muốn giải quyết. Dạy học dự án có thể được áp dụng linh hoạt trong giờ học chính khóa hoặc trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ lên lớp. Qua phương pháp dạy học dự án, học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức vừa phát triển được các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác. Đồng thời còn có thể đề xuất được một số giải pháp, mô hình nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn gắn với bản thân.
Ưu điểm của cách tiếp cận này là: quá trình giáo dục có thể phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp họ làm chủ được những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề.
Hạn chế của cách tiếp cận này là: học sinh cần phải có khả năng tư duy bậc cao, có sự hợp tác; Tổ chức các hoạt động dạy học cần nhiều thời gian và kinh phí, điều kiện vật chất phục vụ cho việc làm dự án.
thuộc đối với mỗi người dân nơi thôn quê. Qua cảnh đó ta như thấy được sự giản dị, thân thuộc của quê hương, thấy sự vất vả lam lũ của những người dân tảo tần kiếm sống từng ngày nhờ những gánh hàng đơn sơ, thấy được cả tình người ấm áp. Sau đây xin mời thầy cô và các bạn đến với câu chuyện về một mảnh đời lam lũ mà nhóm 2 chúng tôi có dịp tìm hiểu. Với người dân ở xã Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An), ai cũng đã quen với hàng rau của cụ Nguyễn Thị Lài. Ở tuổi 70 “nhân sinh thât thập cổ lai hi”, lẽ ra phải được con cháu chăm sóc, tận hưởng niềm vui an hưởng tuổi già thì cụ lại vẫn phải mưu sinh để nuôi đứa cháu nhỏ. Năm 2010 con trai duy nhất của bà bỏ đi vì nợ nần chồng chất do đánh bạc, người con dâu cũng đã rời đi sau đó không lâu vì không chịu được cảnh khổ cực để lại bé An khi đó còn ẵm ngửa cho bà. Thời gian thấm thoắt trôi, năm nay cháu bà đã học lớp 4, đã là một cô bé xinh xắn nhanh nhẹn. Căn nhà cũ của hai bà cháu ngày càng rách nát, lụp sụp, mỗi khi trời mưa là dột chỗ này chỗ kia, hai bà cháu phải lấy ni lông che chắn cho khỏi ướt. Mảnh vườn nhỏ trồng rau là chỗ dựa mưu sinh qua ngày của hai bà cháu. Hằng ngày bà thức dậy từ lúc mờ sáng ra vườn hái rau và bó từng bó đem ra chợ bán. Bà đi trên con đường dài đến chợ, trên đường đi có người mua cho bà vài bó rau, cũng có người tốt bụng cho bà thêm vài đồng. Có ngày bà bán được hết nhưng có ngày bà bán chẳng là bao. Cuộc sống của hai bà cháu cứ trôi qua trong nỗi lo cơm áo phập phồng như thế Dù công việc vất vả, bươn chải suốt đời là vậy, nhưng bà vẫn cảm thấy ấm lòng và an ủi phần nào khi có đứa cháu ngoan mỗi buổi đi học về đều nấu cơm, quét dọn nhà cửa giúp bà. Buổi được nghỉ thì An hái rau hộ bà, giúp bà bán hàng. Khi bà ốm đau, đứa cháu nhỏ cũng đã biết lo lắng thuốc thang, chăm sóc bà chu đáo. Điều bà mong mỏi nhất là ông Trời còn cho bà sức khỏe để cố gắng lo cái ăn, cái mặc cho cháu, để cháu được học hành. Với bà, đó là con đường tốt nhất đề sau này đứa cháu bé bỏng tội nghiệp sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Cuộc sống mưu sinh giữa chợ đời tấp nập luôn vất vả, khó khăn, mệt mỏi. Nhưng những mảnh đời cơ cực như bà Lài vẫn tìm kiếm cho mình những niềm vui giản dị, vẫn không nguôi ước mơ về ngày mai tươi sáng. Nghĩ về họ, chúng ta lại càng thấm thía hơn câu ca lạc quan của người lao động xưa: “Chớ than phận khó ai ơi/Còn da lông mọc còn chồi nảy cây” *Bài hát: Đêm Phố Huyện Nhạc: dựa trên nền nhạc ca khúc Thành thị của nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng. Lời: dựa trên lời văn miêu tả cảnh phố huyện khi đêm xuống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Bầu trời đêm đã xuống bóng tối dần buông. Ngọn đèn con hắt hiu vệt sáng mơ hồ Ngàn vì sao sáng kia có với được chăng Phố huyện - chốn nghèo Chỉ có màn đêm đen đặc Vài cửa hàng thưa thớt Hai đứa trẻ vẫn ngồi trên chõng tre Tiếng kĩu kịt gánh phở của bác Siêu đã đến kia rồi Liên bất chợt nhớ về Hà Nội năm nào Những kỉ niệm xưa chỉ còn mờ nhạt trong kí ức Lấp lánh và sáng rực ơi Hà Nội! Đêm đen của phố huyện Lại bao phủ tầm mắt Liên rồi Ánh đèn chị Tí vẫn lẻ loi một góc trời Đời người lam lũ chốn ngoại ô Một giọng đàn cất lên nghe não nề Vài người bán mua chốn quạnh hiu Phố huyện - chốn nghèo Chừng ấy người trong bóng đêm ngóng chờ bình minh Chiếu sáng cho cuộc đời của họ! 3. Chủ đề 3: Những mảnh đời nhỏ bé *Thuyết trình: Về các nhân vật là trẻ em trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Em xin kính chào các thầy cô, chào các bạn! Tên em là.thành viên nhóm 3, em xin được thay mặt cho nhóm thuyết trình về các nhân vật là trẻ em trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Như nhan đề của tác phẩm, nhân vật chính của truyện là Hai đứa trẻ Liên và An. Hai chị em vốn xuất thân trong một gia đình khá giả sống ở Hà Nội. Nhưng vì thầy Liên mất việc nên cả gia đình chuyển về quê mưu sinh. Mẹ làm hàng xáo, còn Liên và An giúp mẹ trông coi một gian hàng tạp hóa nhỏ xíu với vài thứ vặt vãnh, ngay cả chợ phiên bán cũng chẳng ăn thua gì. Khi trông thấy những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thứ sót lại của chợ tàn, Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng. Gợi nỗi xót xa còn có đứa con của chị Tí theo mẹ mò cua bắt ốc và bán hàng nước để kiếm tiền sống qua ngày, rồi đứa bé con bác Xẩm lê la trên manh chiếu ráchNhững đứa trẻ nơi phố huyện nghèo đều là những mảnh đời bé nhỏ, cơ cực, tội nghiệp Mảnh đất ấy thiếu vắng sự sống, thiếu vắng niềm vui đến nỗi chị em Liên chỉ còn biết tìm vui bằng việc ngước lên ngắm bầu trời sao bao la, bằng việc nhớ về quá khứ sáng rực và lấp lánh ở Hà Nội, nhất là bằng việc đợi chờ chuyến tàu đêm đi qua. Mặc dầu đoàn tàu đêm nào cũng chạy qua nhưng Liên ko thấy đó là việc quen thuộc, nhàm chán mà ngược lại,vẫn mong chờ, háo hức, phấn chấn như ngóng đợi phút giao thừa. Sau giây phút được hưởng niềm vui ngắn ngủi, chỉ như một giấc mơ thoáng qua, Liên cũng như mọi người dân phố huyện kết thúc công việc mưu sinh, trở vào nhà đi ngủ. Hình ảnh ngọn đèn con và không gian phố huyện chứa đầy bóng tối chập chờn trong tâm trí Liên trước khi chìm vào giấc ngủ gợi nhắc về kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, quẩn quanh của hai đứa trẻ và cũng là của mọi người dân nơi đây Qua việc lựa chọn những sự việc chi tiết đơn giản, nhẹ nhàng, với lời văn thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ gợi hình gợi cảm, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả tinh tế những vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, đồng thời bộc lộ sâu sắc niềm quan tâm, lo lắng, thương cảm cho số phận những đứa trẻ thiệt thòi, bất hạnh. Nhưng dù hiện thực cuộc sống có tăm tối, ảm đạm đén mức nào, nhà văn cũng ko quên khơi dậy, lay tỉnh khát vọng thay đổi cuộc đời cho họ. Tuy khát vọng ấy còn mơ hồ, mong manh nhưng vẫn đẹp đẽ và đáng trân trọng biết bao!!! Nó nhắc ta nhớ đến câu thơ đậm chất lãng mạn của Xuân Diệu : Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm! *Clip: Về một số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương Chúng tôi đến Quỳnh Giang vào một buổi chiều đẹp trời, những gợn mây trắng tinh khôi tựa như cục bông gòn mềm mại trôi lững lờ trên nền trời xanh biếc. Cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng làm lòng người nhẹ nhõm, nhưng khi bắt gặp hai anh em Quân và Khôi đang đi mò cua bắt ốc, chúng tôi không khỏi bùi ngùi. Quân và Khôi là hai anh em ruột chỉ cách nhau vài tuổi, học lớp 5 và lớp 3 ở trường Tiểu học Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu. Khi chúng tôi ngỏ lời, hai em không ngần ngại dẫn các chị đi vào thăm ngôi nhà của mình. Căn nhà nhỏ hẹp với chỉ vài ba thứ đồ dùng sinh hoạt hằng ngày rất ít ỏi, đơn sơ. Không như đa số những đứa trẻ thời nay chỉ biết việc học hành, thậm chí còn được bố mẹ chăm bẵm, bao bọc quá mức, ở đây hai anh em Quân và Khôi còn phải phụ giúp gia đình mưu sinh. Nhìn những bàn tay mò cua bắt ốc còn lấm lem bùn đất, ít ai nghĩ đây chỉ là những đứa trẻ mới chỉ năm mười tuổi. Nhưng chính những bàn tay nhỏ bé ấy đã góp một phần quan trọng vào việc duy trì cuộc sống của gia đình các em. Khó khăn là thế nhưng trên môi hai anh em lúc nào cũng nở nụ cười. Nụ cười hồn nhiên và tươi tắn của các em làm chúng tôi không khỏi liên tưởng đến những đóa hoa nở trên khô cằn đá sỏi. Dọc những con đường mà chúng tôi đi qua vào buổi chiều hôm ấy, chúng tôi còn nhìn thấy những đứa trẻ đang chơi đùa với nhau. Trên người những đứa trẻ vẫn đang mặc đồng phục, cùng nhau chơi các trò chơi thân thuộc giản dị gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ như nhảy dây, ô ăn quanTrong vườn chuối bên cạnh một con mương ở Quỳnh Hưng, chúng tôi bắt gặp một ngôi nhà nhỏ được dựng bằng lá chuối. Những cành cây được buộc lại làm thành khung nhà, lá chuối dùng làm mái, trông rất khéo léo và chắc chắn. Lúc chúng tôi bước đến, đám trẻ rất ngại ngùng, nhưng khi được hỏi ai là người làm căn nhà này, bọn trẻ đồng thanh đáp là tất cả cùng làm, câu trả lời chứa đầy sự tự hào. Căn nhà bằng cây lá ấy chắc chắn sẽ chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ của các em, và những kỉ niệm đó cũng sẽ trở thành hành trang tinh thần quí giá cho bọn trẻ mãi mãi về sau. Chúng tôi kết thúc cuộc hành trình cũng chính là lúc bầu trời đã chuyển tối, những đám mây đen kịt phủ lấp bầu trời báo hiệu một cơn mưa sắp đến. Bầu trời không còn sáng sủa và tinh khôi như khi chúng tôi bắt đầu chuyến đi của mình Nhưng nhớ lại dáng vẻ, ánh mắt, nụ cười của bọn trẻ mà chúng tôi đã gặp hôm nay, dường như chúng tôi đều nhận ra có một điều gì đó nhẹ nhàng mà ấm áp đang nảy nở từ nơi sâu thẳm trái tim mình. *Bài hát: Đợi mong Nhạc: dựa trên nền nhạc ca khúc Hotaru của Nhật. Lời: dựa trên lời văn miêu tả cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Kìa hoa bàng đang rụng khe khẽ Nhẹ rơi ướt mềm bóng đêm tĩnh lặng Trời cao ngàn sao vẫn lấp lánh Rọi sáng phố nhỏ tĩnh lặng thanh bình Đoàn tàu sắp đến rồi sao? Đom đóm bám dưới mặt lá Trống cầm canh giục lên Cảm xúc thoáng qua mau Tất cả đang dường như Chìm vào bóng tối kia... Ngọn lửa mang theo màu xanh biếc sáng lên cả góc trời Còi tàu từ đâu vang đến? Càng làm Liên thêm vấn vương Hai đửa trẻ lặng dõi theo đoàn tàu cho đến khi khuất dần Ngước nhìn lên trời cao Cảm xúc thoáng qua mau Liên tiếc nuối nhận ra Đoàn tàu đã khuất xa... Đoàn tàu mang theo buồn vui khổ đau yêu thương kiếp người Đợi mong đợi mong mãi Càng làm tim thêm vấn vương Dù vậy nhưng Liên vẫn luôn dõi theo đến khi khuất dần Đoàn tàu mang theo buồn vui khổ đau yêu thương kiếp người Đợi mong đợi mong mãi Càng làm tim thêm vấn vương Dù vậy nhưng Liên vẫn luôn dõi theo đến khi khuất dần II. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM (1 tiết) 1. Đánh giá dự án -Theo các loại phiếu đánh giá đã thiết kế -Tổng hợp kết quả đánh giá của cá nhân và nhóm 2. Rút kinh nghiệm - Thuận lợi /khó khăn: - Đã làm được /chưa làm được - Cần phát huy /khắc phục: - Các ý kiến khác: IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm - Đánh giá kết quả của việc sử dụng hình thức dạy học dự án vào việc phát triển năng lực cho HS THPT trong dạy học Ngữ văn nói chung và thông qua dạy học phần vận dụng bài Hai đứa trẻ - Ngữ văn 11 nói riêng. - Xác định tính khả thi của việc sử dụng hình thức dạy học dự án vào hoạt động vận dụng của bài Hai đứa trẻ. - Thấy được những ưu, khuyết điểm và những thuận lợi - khó khăn khi áp dụng DHDA vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT; những thiếu sót mà đề tài cần bổ sung và những cải tiến kịp thời để nâng cao chất lượng của đề tài. 2. Đối tượng thực nghiệm Tôi đã tiến hành thực nghiệm mỗi trường 2 cặp lớp tại trường THPT Quỳnh Lưu 1, trường THPT Quỳnh Lưu 2, trường THPT Hoàng Mai, chúng tôi chọn các cặp lớp có trình độ tương đương làm lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC): Lớp TN Lớp ĐC Giáo viên, nơi công tác Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 11D1 TN1 45 11D2 ĐC1 45 Đặng Thị Thu Hiền Trường THPT Quỳnh Lưu 1 11D1 TN2 41 11D2 ĐC2 42 Nguyễn Thị Thu Trường THPT Quỳnh Lưu 2 11D1 TN3 41 11D2 ĐC3 42 Võ Thị Thơm Trường THPT Hoàng Mai 3. Nội dung thực nghiệm sư phạm - Đối với các lớp thực nghiệm, tôi tiến hành giảng dạy theo hình thức dự án như nội dung đã trình bày ở phần trên. - Đối với các lớp đối chứng, tôi tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống. - Về nội dung kiểm tra, đánh giá định lượng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành thực hiện bài kiểm tra 15 phút dưới hình thức tự luận với nội dung giống nhau của các lớp thực nghiệm và đối chứng vào thời điểm sau khi kết thúc bài học. - Về nội dung đánh giá định tính, tôi tiến hành phát phiếu tự đánh giá (có hướng dẫn) cho HS để các em tiến hành tự đánh giá theo bảng kiểm trên cơ sở các em tổ chức hoạt động nhóm, thông qua việc giao nhiệm vụ và theo dõi tiến trình, mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm . 4. Kết quả thực nghiệm như sau: * Phân tích định lượng: Khi tổ chức dạy học dự án phần hoạt động vận dụng bài Hai đứa trẻ trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT, tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng điểm số và thu được kết quả như sau: Trường Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ THPT Quỳnh Lưu 1 TN 35 80% 10 20% 0 0% 0 0% ĐC 10 22,2% 11 24,4% 24 53,4% 0 0% THPT Quỳnh Lưu 2 TN 22 53,6% 15 36,6% 4 9,8% 0 0% ĐC 12 28,6% 13 30,9% 17 40,5% 0 0% THPT Hoàng Mai TN 21 51,2% 15 36,6% 5 12,2% 0 0% ĐC 13 31% 12 28,6% 17 40,5% 0 0% * Phân tích định tính: Qua việc áp dụng dạy học dự án vào hoạt động vận dụng của bài Hai đứa trẻ, HS đã được phát triển nhiều năng lực, cụ thể: - Phát triển năng lực viết: Qua nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, vận dụng kiến thức của bài học...HS đã viết hoàn chỉnh về một số vấn đề cụ thể theo yêu cầu của dự án học tập. Bài viết của các em có chủ đề rõ ràng, bố cục đầy đủ, luận điểm sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, ngôn từ phong phú... - Phát triển năng lực trình bày: Lúc đầu học sinh còn e ngại, chưa thực sự mạnh dạn trong quá trình báo cáo. Nhưng càng về sau các em mạnh dạn hơn và có sự chuyển biến rõ rệt trong cách dùng từ, cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể giúp quá trình báo cáo lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: trong làm việc nhóm, đã phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm. Có sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp với nhau hiệu quả để nhiệm vụ học tập tiến hành đúng kế hoạch. Đồng thời các nhóm còn học hỏi lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Có sự thi đua giữa các nhóm tạo không khí học tập sôi nổi và hứng thú. - Phát triển năng lực đánh giá: Qua quá trình theo dõi sản phẩm và báo cáo sản phẩm của các nhóm, học sinh đã hình thành năng lực tự đánh giá nhiệm vụ học tập của nhóm mình, đánh giá nhiệm vụ học tập của nhóm khác một cách khách quan và chính xác. - Phát triển năng lực tái hiện: Qua quá trình theo dõi báo cáo dự án, HS đã lĩnh hội kiến thức để tự trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài học - Phát triển năng lực so sánh: HS sẽ có sự so sánh giữa bài này với bài khác, giữa nội dung này với nội dung khác. Từ đó HS tự rút ra được điểm giống và khác trong từng vấn đề . - Năng lực tự chủ, tự học: HS đã chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, tự lên kế hoạch, tự thu thập tìm kiếm xử lí thông tin. Đồng thời trong quá trình thực hiện dự án, các em đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân và biết cách bảo vệ quan điểm của mình. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Với HS lớp 11 việc tìm kiếm khai thác mạng internet, sử dụng máy tính, máy quay, máy ảnh, các em sử dụng khá thành thạo và hoàn thành báo cáo bằng powerpoint, clip trình chiếu khá ấn tượng. Như vậy, qua khảo sát các lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thấy rằng lớp thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Ngoài kết quả được đánh giá bằng điểm số thì qua khảo sát giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn tại các lớp đó thấy rằng sau khi thực hiện dự án các em có hứng thú hơn với môn văn hơn, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, khả năng tìm kiếm và xử lí thông tin nhanh nhẹn, chính xác hơn. Các em đã mạnh dạn đưa ra quan điểm cá nhân khi trình bày thảo luận, mạnh dạn trao đổi, hợp tác khi tìm kiếm xử lí thông tin. Đặc biệt có nhiều em đã đưa ra được những ý tưởng rất sáng tạo, thể hiện khả năng tìm tòi và đam mê với bộ môn Ngữ văn. Và quan trọng hơn, các em đã có thể vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề có thật trong thực tiễn, hình thành ở các em những phẩm chất, năng lực cần thiết giúp các em thành công hơn khi trưởng thành. PHẦN III: KẾT LUẬN I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mang tính mới và sáng tạo về việc áp dụng dạy học dự án vào phần vận dụng của bài học về tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học vừa qua đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức về tác phẩm văn học, kiến thức thực tiễn mà còn hình thành và rèn luyện các kĩ năng học tập, kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là ý thức vận dụng những hiểu biết tổng hợp của mình một cách hiệu quả, thiết thực vào cuộc sống. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn những tài liệu cũ, cách làm cũ. 2. Tính khoa học Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. 3. Tính hiệu quả Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Năm học vừa qua tôi và các đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học và người dạy và nhà trường. Về phía người học: tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiện đáng kể thái độ học tập, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao, những kĩ năng thế kỉ XXI quan trọng và cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của học sinh. Về phía người dạy: giáo dục theo hình thức dạy học dự án tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng một dự án mang tính hiệu quả cao và làm cho học sinh của mình thích thú, đam mê hơn với môn học và các nội dung giáo dục trong nhà trường; thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gương tự học học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Với các cấp quản lí giáo dục Áp dụng dạy học dự án vào phần vận dụng của bài học trong chương trình Ngữ văn THPT là một hướng đi đúng và cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lí, của các ngành, của toàn xã hội và đặc biệt là các cấp quản lí ngành giáo dục như: tập huấn năng lực dạy học dự án cho giáo viên, đầu tư đúng mức các điều kiện dành cho hoạt động giáo dục này (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực)...Nói tóm lại, để việc dạy học dự án phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện đầy đủ của các cơ quan chức năng trong ngành giáo dục. 2. Với giáo viên Muốn áp dụng dạy học dự án vào môn Ngữ văn, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn học sinh học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, một yếu tố nữa tạo nên sự thành công đó là giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Cuối cùng, cần đầu tư cho khâu đánh giá hoạt động: từ hình thức, phương pháp đánh giá đến công cụ đánh giá để đảm bảo việc tổ chức dạy học dự án có ý nghĩa thực tiến. 3. Với học sinh Học sinh cần tích cực tham gia vào tất cả các giai đoạn của dự án học tập để chủ động hình thành kiến thức, kĩ năng, xây dựng thái độ tích cực và những năng lực, phẩm chất cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, trở thành những công dân Việt Nam sống có ích. Sau khi kết thúc dự án học tập, học sinh cũng cần rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để tham gia vào hoạt động trải nghiệm tiếp theo. Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm được bản thân tôi đúc rút trong quá trình dạy học. Những gì chúng tôi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài và thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học ở trường THPT. Tuy nhiên, đề tài sẽ còn những chỗ chưa thật sự thỏa đáng, rất mong nhận được những góp ý từ Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện hơn. Quỳnh Lưu tháng 3 năm 2021 Người thực hiện Đặng Thị Thu Hiền
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_day_hoc_du_an_vao_hoat_dong_va.doc