Rèn thói quan đọc sách cho học sinh Tiểu học

Sách giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, rèn luyện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo, giúp cho con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống. Thông qua việc đọc sách sẽ còn giúp cho trí tuệ, kiến thức của con người thêm phong phú. Trong xã hội ngày nay, nếu không có tri thức thì không thể tồn tại và phát triển. Chính vì thế việc tích lũy kiến thức là vô cùng quan trọng. Một trong những cách dễ dàng nhất để tích lũy tri thức, trang bị kĩ năng cho bản thân chúng ta chính là đọc sách. Có thể nói sách là tài liệu thành văn có giá trị đối với mọi thời đại, cho dù người nào có tài giỏi đi chăng nữa thì cũng không thể, không học qua sách vở được. Hazel Rochman đã nói rằng: “Đọc sách khiến tất cả chúng ta trở thành những người di cư – sách đưa chúng ta ra khỏi nhà, nhưng điều quan trọng hơn, là đến bất kỳ nơi nào nó cũng tìm được cho chúng ta một căn nhà mới”. Sách luôn đem lại cho con người nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn. Nhất là đối với trẻ em nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng thì vấn đề đọc sách lại rất quan trọng. Bởi vì khi đọc sách, sách không những mang đến cho các em sự hiểu biết về các kiến thức, mà còn hiểu biết thêm về lịch sử, về quá khứ của con người, hiểu biết về các phong tục, văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia để từ đó giúp con người nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng có một hành trang tốt với những kĩ năng tốt để bước vào cuộc sống. Như chúng ta đã biết, sách đóng một vai trò rất quan trọng đối với trí thức của nhân loại. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với nhau.

doc4 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 9809 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn thói quan đọc sách cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN CHIÊM HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỘC Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2015 - 2016
 Họ và tên: TRẦN THỊ MỸ VÂN.
Ngày tháng năm sinh: 18/01/1968.
 	Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm 12 + 2.
 	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Lộc.
Nhiệm vụ được phân công : Phụ trách thư viện Room to read.
1.Tên kinh nghiệm: 
RÈN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2. Mô tả ý tưởng:
Sách giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện tính kiên nhẫn, rèn luyện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng tưởng tượng, óc sáng tạo, giúp cho con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống. Thông qua việc đọc sách sẽ còn giúp cho trí tuệ, kiến thức của con người thêm phong phú. Trong xã hội ngày nay, nếu không có tri thức thì không thể tồn tại và phát triển. Chính vì thế việc tích lũy kiến thức là vô cùng quan trọng. Một trong những cách dễ dàng nhất để tích lũy tri thức, trang bị kĩ năng cho bản thân chúng ta chính là đọc sách. Có thể nói sách là tài liệu thành văn có giá trị đối với mọi thời đại, cho dù người nào có tài giỏi đi chăng nữa thì cũng không thể, không học qua sách vở được. Hazel Rochman đã nói rằng: “Đọc sách khiến tất cả chúng ta trở thành những người di cư – sách đưa chúng ta ra khỏi nhà, nhưng điều quan trọng hơn, là đến bất kỳ nơi nào nó cũng tìm được cho chúng ta một căn nhà mới”. Sách luôn đem lại cho con người nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn. Nhất là đối với trẻ em nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng thì vấn đề đọc sách lại rất quan trọng. Bởi vì khi đọc sách, sách không những mang đến cho các em sự hiểu biết về các kiến thức, mà còn hiểu biết thêm về lịch sử, về quá khứ của con người, hiểu biết về các phong tục, văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia để từ đó giúp con người nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng có một hành trang tốt với những kĩ năng tốt để bước vào cuộc sống. Như chúng ta đã biết, sách đóng một vai trò rất quan trọng đối với trí thức của nhân loại. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với nhau.
Ngoài việc học ở ngoài đời, ở thực tế, ở mọi người xung quanh, thì những cuốn sách là người bạn không thể thiếu. Nó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình và cũng là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách, bạn sẽ có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới khác, từ đó bạn sẽ thấy, sẽ hiểu và bắt gặp vô vàn điều bổ ích. Cũng như M.Gorky đã nói: “ Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống”.
 Các nhà nghiên cứu cho rằng: Nếu một người thường xuyên đọc sách mỗi ngày sẽ giúp bộ não phát triển tốt, khi đến già, trí nhớ vẫn luôn minh mẫn. Nói về vai trò của sách A.U-Pit cho rằng: “ Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”, “ Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị vào bền lâu hơn đọc sách”. 
3. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng.
* Hiện trạng: Học sinh Tiểu học nói riêng và một bộ phận lớn học sinh nói chung rất lười đọc, rất thờ ơ với sách. Nếu có đọc thì chỉ tìm đến sách để giải trí như truyện tranh ngắn in màu lòe loẹt, truyện tranh dài kì mang màu sắc kiếm hiệp, với những nội dung li kì mang tính hoang tưởng....Ngoài ra học sinh còn đọc sách theo phong trào: thấy bạn đọc - mình cũng đọc để làm oai với bạn. Đôi khi mượn sách về nhưng không đọc.....
* Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng: Thời đại công nghệ thông tin, con người có nhiều cách để tiếp cận và bổ sung thông tin, kiến thức và phục vụ nhu cầu giải trí cho mình. Hàng loạt loại hình thông tin khác xuất hiện, cạnh tranh với sách như truyền hình, báo chí, internet Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay đã có sự tác động không nhỏ đến đại bộ phận con người trong xã hội, nó làm cho con người nói chung và đại bộ phận học sinh ngày càng rời xa sách và thờ ơ với văn hóa đọc. 
* Đối với học sinh: Nếu trước kia, khi chưa có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường tốt nhất để học sinh tiếp nhận thông tin, văn hóa, tri thức. Ngày nay, dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có tác động rất lớn đến đại bộ phận học sinh, có thể các em nghĩ việc học không còn cần nhiều tới sách nữa khi mà đã có rất nhiều thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng? Một phần học sinh có đọc nhưng lại đọc chưa có sự định hướng của người lớn, chúng thích gì đọc nấy hoặc thấy bạn bảo hay thì đọc và ngày càng rất thờ ơ với sách. Nếu ngày xưa trẻ em chỉ biết Lục Vân Tiên, Tây Du Ký  qua sách vở thì bây giờ phim truyện, phim hoạt hình... đã làm thay việc đó.
* Đối với gia đình: 
Do một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế chưa thể tạo điều kiện mua sách cho các em đọc, cũng chưa ý thức được tầm quan trọng to lớn của việc đọc sách cho con em mình. Một số phụ huynh sợ con mình đọc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (mắt). Bên cạnh đó một số gia đình có điều kiện kinh tế, nhưng lại không quan tâm gì đến việc đọc của con em mà phó thác cho môi trường xã hội; chúng thích đọc gì cũng được, chúng mua sách gì cũng được miễn là có đọc sách.... Phải thừa nhận một điều rằng khi nền kinh tế thị trường đang tác động tới đại bộ phận người dân như hiện nay thì có rất ít bậc phụ huynh nào đủ kiên nhẫn để ngồi đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc một quyển sách dài vài trang sách, hay thậm chí chỉ dành thời gian ngắn để đọc sách cho con nghe hằng đêm... với mong muốn mình là một tấm gương để những người con bắt chước. 
b. Ý tưởng:
 Khi ta đọc sách có thể chúng ta sẽ không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi chúng ta đọc, sách sẽ thay đổi chúng ta từ bên trong suy nghĩ. Và chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới, thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa, và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh, trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Cuộc đời là cái thang không có nấc chót, việc học là quyển vở không có trang cuối cùng. Tôi là một người ham đọc và thích đọc sách. Với mong muốn rèn cho học sinh thói quen đọc sách từ nhỏ và cách tìm kiếm thông tin từ sách để sau này các em coi việc đọc sách là công việc thường ngày, xem đó như cơm ăn, áo mặc không thể thiếu được vì thông qua đọc sách học sinh của chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kiến thức, rèn luyện cho bản thân được nhiều kỹ năng sống để phục vụ cho việc học tập ngày càng tốt hơn. 
 4. Nội dung công việc: 
* Đối với người thủ thư:
 + Thư viện phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
 + Người thủ thư phải biết gợi mở, định hướng cho các em đọc sách theo chủ đề có liên quan đến lịch sử, khoa học... mà các em đang được học ở lớp.
 + Luôn tạo không gian thoải mái nhất, sạch sẽ và thân thiện khi các em đến đọc sách trong thư viện.
 + Hướng dẫn học sinh lựa chọn sách đọc phù hợp với bản thân.
 + Người thủ thư phải là người biết nắm bắt sở thích của từng nhóm đối tượng học sinh. (Ví dụ đối với học sinh khối lớp 1 thì chuyện có những tranh minh họa đẹp màu sắc rực rỡ, hay học sinh khối 3 thì với những điều về khoa học tự nhiên là điều mà các em muốn biết...)
 + Tạo cho học sinh không khí đọc thân mật, để học sinh bình tĩnh tự tin khi đọc.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 + Người giáo viên cần có kĩ năng đọc tốt. Muốn hướng cho học sinh có thói quen đọc trước hết người giáo viên phải có giọng đọc tốt, một giọng đọc có thể truyền cảm hứng cho các em để khiến cho học sinh bị cuốn hút vào nội dung câu chuyện. Điều này đòi hỏi một quá trình rèn luyện của người giáo viên. Giáo viên phải có ý thức rèn luyện, điều chỉnh để có giọng đọc ngày càng hay hơn, trau chuốt hơn. Giáo viên cần quan tâm đến cách phát âm của mình: tự quan sát cách nói, cách đọc của mình để việc dạy tiết đọc thư viện nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung có hiệu quả hơn.
 + Biết phối hợp giữa lời dẫn của chuyện với việc mô tả hành động của nhân vật. Để lột tả được hết nội tâm của nhân vật qua chủ ý của tác giả.
 + Giáo viên phải có vốn sống, có năng lực cảm thụ văn học. Vốn sống và năng lực cảm thụ văn học sẽ giúp giáo viên thâm nhập vào tác phẩm, hiểu sâu sắc và tái hiện được hình tượng tác phẩm. Như vậy, muốn luyện thói quen đọc cho học sinh thành công trước hết giáo viên phải hiểu và cảm thụ tốt tác phẩm.
 + Biết chia sẻ với các em nội dung đã đọc với những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt các em hướng tới bài học giáo dục hay nội dung nhân văn mà tác giả muốn đề cập tới.
 + Biết gợi dẫn cho học sinh trí liên tưởng để học sinh có thể vẽ, có thể cảm nhận, có thể tưởng tượng đến một cái kết khác theo ý muốn của các em....
 + Với mỗi câu chuyện khi học sinh vừa đọc xong thì không cần thiết học sinh phải nhớ tên nhân vật ngay, không cần học sinh phải nhớ trình tự nội dung mà chỉ cần hướng học sinh tới một điều thích thú nhất; có thể là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện, có thể chỉ là hành động nhỏ của một nhân vật phản diện, có thể yêu có thể ghét....có thể khóc, có thể cười...
+ Hướng dẫn học sinh biết chia sẻ điều đọc được với bạn bè, với người thân của mình đó cũng là điều tạo nên phong trào đọc sách với tất cả mọi người.
+ Động viên, khuyến khích học sinh, tạo động lực cho trẻ đọc.
* Đối với phụ huynh:
+ Khuyến khích con em mình đọc sách càng sớm càng tốt.
+ Cùng lựa chọn sách và có thể cùng đọc với con.
+ Biết định hướng cho con nên đọc những loại sách nào.
+ Biết chia sẻ với con về những cuốn sách mà mình đã đọc.
 5. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng đề tài đã thực hiện:
Nội dung có thể mở rộng: RÈN THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Đây là một lĩnh vực viết rất mới mẻ với bản thân tôi trong năm học này, bản thân tôi vừa làm vừa thực hành nên không tránh khỏi những câu từ còn lẫn lộn giữa rèn đọc trong phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt với việc rèn thói quen đọc sách để giải trí cũng như đọc sách để tích lũy kiến thức. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường và các cấp lãnh đạo cho kinh nghiệm công tác của tôi và được áp dụng cho những kì học tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Xác nhận của HĐKH nhà trường. Vĩnh Lộc, ngày 28 / 11/ 2015
....................................... ............... ... Người xây dựng đề tài
........................................................... ........................................................... 
...........................................................
...........................................................
....................................................... ... Trần Thị Mỹ Vân 

File đính kèm:

  • dockinh_nghiem_ren_thoi_quen_doc.doc
Sáng Kiến Liên Quan