Phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng atlat và thực hành biểu đồ Địa lí lớp 12
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy đang diễn ra ở trường Trung học phổ thông hiện nay, thì hệ thống kênh hình ( Lược đồ, biểu đồ địa lí) trong môn học và sách giáo khoa môn địa lý có một vai trò rất quan trọng với tư cách là nguồn trí thức địa lý .
Trong dạy học địa lý ở phổ thông hiên nay, muốn thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, phát huy tính tích cực chủ động và tự giác học tập học tập của học sinh, thì trước hết học sinh phải biết cách làm việc với các nguồn tri thức từ Atlat và biểu đồ.Có như vậy học sinh mới tìm ra được những kiến thức tiềm tàng ẩn chứa trong các nguồn tri thức đó, để từ đó rút ra được những kiến thức mới.
Nâng cao rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat và biểu đồ địa lý lớp 12 nói riêng và các khối lớp nói chung là yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng học tập, góp phần hiểu biết các hiện tượng, đối tượng địa lý tạo hứng thú cho học sinh trong việc tích cực học môn địa lý
Thực tế ở trường THPT Trần Phú giáo viên dạy địa lý ít quan tâm đến các kỹ năng sử dụng Atlat và biểu đồ do phương tiện và đồ dùng dạy học còn hạn chế, giáo viên chỉ tập trung vào lý thuyết . Hơn nữa các em học sinh chưa nắm chắc những kiến thức cơ bản về các kỹ năng địa lý, bên cạnh đó học sinh ít hứng thú học môn địa lý các em chỉ quan tâm nhiều hơn đến các môn tự nhiên. Vậy làm thế nào để kích thích hứng thú, tính chủ tích cực trong học tập của học sinh. Vì vậy muốn đổi mới phương pháp dạy học cũ, trước tiên người giáo viên phải quan tâm đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản, giúp học sinh biết cách khai thác các nguồn tri thức địa lý trên Atlat và trên biểu đồ.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp địa lý khối 12 của trường THPT Trần Phú: Lớp 12A8 là lớp thực nghiệm, lớp 12A9 là lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm được thực hiện các phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat và biểu đồ địa lý lớp 12: Nhận biết đối tượng hiện tượng trong Átlát,phân loại biểu đồ, kỹ năng đọc, phân tích Atlat, biểu đồ và kỹ năng thành lập biểu đồ ( từ bài 23 đến 31 sách giáo khoa 12, tiết 26,27,29,30,31,32,33,34 )
Qua nghiên cứu đề tài, kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng
- Bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 6.64
- Bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là: 5.79
=> Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p1< 0,05="" có="" nghĩa="" là="" có="" sự="" khác="" biệt="" lớn="" giữa="" điểm="" trung="" bình="" của="" lớp="" thực="" nghiệm="" và="" lớp="" đối="" chứng,="" qua="" đó="" chứng="" minh="" rằng:="" việc="" sử="" dụng="" phương="" pháp="" rèn="" luyện="" kỹ="" năng="" sử="" dụng="" atlat="" và="" thực="" hành="" biểu="" đồ="" địa="" lí="" lớp="" 12="" có="" làm="" nâng="" cao="" kết="" quả="" học="" tập="" của="" học="" sinh="" trương="" thpt="" trần="" phú="">
12 . Sản phẩm của đề tài là sự tổng hợp và hệ thống hóa khi sử dụng Atlat và thực hành biểu đồ trong dạy học phổ thông, đồng thời giúp các em học sinh có kỹ năng tư duy, khái thác tốt các kênh hình, số liệu trên biểu đồ -Đề tài có tính khoa học và sư phạm rất cao, vừa giúp người nghiên cứu cập nhật những nội dung mới trong chương trình môn địa lý ở cấp trung học phổ thông , vừa tạo kỹ năng tư duy cho các em học sinh trong làm bài kiểm tra, thi tốt nghiệp và thi cao đẳng đại học 5.2 Khuyến nghị: - Sở GD và ĐT nên đề xuất Bộ GD và ĐT đưa môn Đại lý là môn thi tốt nghiệp chính trong các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông - Nhà trường cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn địa lý, đặc biệt là đồ dùng dạy học. - Cần đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn hằng năm, kĩ năng soạn giáo án điện tử để ứng dụng bảng đồ, biểu đồ trong giảng dạy phong phú hơn. - Giáo viên cần đầu tư về công nghệ thông tin, khai thác mạng internet. Đổi mới dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của bộ giáo dục và đào tạo – Dự án Việt- Bỉ - Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình và sách giáo khoa lớp 10,11,12 Trung học phổ thông môn Địa lí – Nhà xuất bản giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo – sách giáo khoa và sách giáo viên môn địa lí lớp 10,11,12 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2006,2007,2008 - Th.s Nguyễn Lăng Bình, Lê Ngọc Bích, Phan Thu Lạc, “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”, NXB ĐHSP. - Hướng dẫn học và khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Của GS-TS Lê Thông chủ biên - Hướng dẫn giải các dạng bài tập địa lí 12 theo chủ đề của PGS.TS Nguyễn Minh Huệ chủ biên – Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh - Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng môn địa lí thi vào đại học và cao đẳng – Nhà xuất bản giáo dục - Các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia môn Địa lí – Nhà xuất bản đại học sư phạm 7. PHỤ LỤC: 7.1. Kế hoạch soạn giáo án giảng dạy : TIẾT CT: 26 (Theo phân phối chương địa lí 12 cơ bản) Bài 23: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu: sau bài học giáo viên giúp học sinh hiểu: - Rèn luyện kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ - Rèn luyện kỹ năng phận tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết - Củng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt II. Phương tiện dạy học: - Các số liệu đã được tính toán - Các biểu đồ đã chuẩn bị trước của giáo viên - Một số phương tiện khác( thước kẻ. com pa, phấn màu) III. Hoạt động dạy và học: - Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra miệng: Câu 1: Tại sao nói việc đảm bảo lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ? Câu 2: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta? * Mở bài: Giáo viên có thể nêu mục tiêu bài thực hành,rèn luyện kỹ năng, xử lí số liệu, nhận dạng biểu đồ, vẽ biểu đồ và nhận xét số liệu, biểu đồ, đồng thời củng cố kiến thức * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Làm bài tập 1 Hình thức: các nhân, nhóm Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài thực hành và định hướng cho HS cách làm bài + Nhận biết biểu đồ + Cách xử lí số liệu + Các quy trình vẽ biểu đồ + Lưu ý khi vẽ biểu đồ ( khoảng cách giữa các năm, chiều cao của các trục, lựa chon các ký hiệu thể hiện, chú giải, tên biểu đồ). + Cách nhận xét( nêu các ý chính, bám sát và khai thác các thông tin từ bảng số liệu và biểu đồ) Bước 2: Yêu cầu cả lớp hoặc nhóm làm bài Bước 3: Gọi học sinh lên bảng làm bài, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung: GV nhận xé giúp học sinh chuẩn kiến thức. - Tốc độ tăng trưởng chung - Tốc độ trăng trưởng từng loại cây - Kết hợp ới hình 22.1 để hiểu được mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất từng loại cây với sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt Hoạt động 2: Làm bài tập 2 Hình thức cả lớp Bước 1: Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp + Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng, diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây lâu năm trong khoảng thời gian 1975- 2005 được dễ dàng hơn GV có thể căn cứ vào bảng số liệu vẽ biểu đồ đường biểu diễn và diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta + GV định hướng cách phân tích. - Nhận xét về tốc độ tăng của năm 2005so với năm 1975. - Những mốc quan trọng về sự biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp Bước 2: Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp - GV cho học sinh tính toán , thành lập số liệu mới ( Xem thông tin phần phụ lục) - GV định hướng cách nhận xét về xu hướng biến đổi cơ cấu diện tích cả giai đoạn, những mốc quan trọng *(phần này GV hướng dẫn để HS về nhà làm ) Bài tập 1: a. Xử lý số liệu: Lấy năm 1990 làm năm gốc: ( 1990=100%) ( xem thông tin phụ lụcbài tập 1) b. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ thích hợp là biểu đồ đường ( Xem thông tin phàn phụ lục) c. Nhận xét: - Sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng đa dạng hóa các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất - Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn với mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp nhiệt đới Bài tập 2: Kết luận: Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp liên quan đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự hình thành, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là các vùng cây công nghiệp lâu năm. IV. Đánh giá: Tại sao trong những năm gần đây cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng? Yếu tố nào có ảnh hưởng nhất đến vấn đề phát triển cây công nghiệp V. Hoạt động nối tiếp: Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng lúa cả năm phân theo mùa vụ ( Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng số Chia ra Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6043 2074 1216 2753 2005 7329 2942 2349 2038 - Hãy vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa cả năm của nước ta trong giai đoạn 1990-2005 - Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu diện tích trồng lúa cả năm của nước ta trong giai đoạn trên. VI. Phụ lục: - Xử lí số liệu bài tập 1: ( Lấy năm 1990 =100%) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây Công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133.4 126.5 143.3 181.5 110.9 122 2000 183.2 165.7 182.1 325.5 121.4 132.1 2005 217.5 191.8 256.8 382.3 158 142.3 - Vẽ biểu đồ * Thông tin bài tập 2: Bảng số liệu về: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp Năm Cây công nghiệp hằng năm Cây công nghiệp lâu năm 1975 54.9 45.1 1980 59.2 40.8 1985 56.1 43.9 1990 45.2 54.8 1995 44.3 55.7 2000 54.9 65.1 2005 34.5 65.6 TIẾT CT: 29 ( theo phân phối chương trình địa lí 12 cơ bản) BÀI 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: Sau bài học HS cần 1. Về kiến thức: Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đền sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp 2. Về kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, sơ đồ và các bảng biểu trong bài học - Xác định được trên bản đồ giáo khoa, treo tường ( hoặc Atlat địa lí Việt Nam) các khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm công nghiệp chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ công nghiệp chung - Atlat địa lí Việt Nam - Sơ đồ, biểu đồ III. Hoạt động dạy và học: - Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra miệng Câu 1. Hãy trình bày sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa TDMNBB và TN giữa ĐBSH và ĐBSCL? * Khởi động: GV nên giưới thiệu vấn đề cơ cấu ngành công nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của địa lí công nghiệp( đã học năm lớp 10)và những khía cạnh được địa lí quan tâm: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thố, cơ cấu thành phần kinh tế * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo ngành Hình thức: cả lớp Bước 1: GV vẽ sơ đồ nhanh lên bảng sơ đồ cơ cấu công nghiệp để HS quan sát - Nêu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp? - Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiên thức Bước 3: - HS quan sát biểu đồ 26.1, hoặc 34.1 rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta. - Nêu các hướng hoàng thiện cơ cấu ngành công nghiệp? Bước 4: GC nhận xét và hoàn thiện kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ Hình thức: Cặp, nhóm, cá nhân Bước 1: HS quan sát bản đồ công nghiệp( trên bảng , SGK, Atlat) - Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta? - Tại sao có sự phân hóa đó ? GV có thể đưa ra bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta phân theo vùng năm 2005, để HS thấy được sự phân hóa sản xuất công nghiệp các vùng Các vùng % Cả nước TDMNBB ĐBSH BTB DHMTB TN ĐNB ĐBSCL Không xác định 100 4.6 19.6 2.3 4.3 0.7 56 8.8 3.7 Bước 2: HS trả lời GV nhận xét và chuẩn kiến thức Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế Bước 1: HS căn cứ vào sơ đồ công nghiệp theo thành phần kinh tế - Nhận xét về cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phân kinh tế nước ta? - Xu hướng chuyển dịch của các thành phần? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành: - Khái niệm: ( SGK) - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng thuộc 3 nhóm ngành + CN khai thác + CN chế biến +CN sản xuất, phân phối điênk, khí đốt, nước - Trong cơ cấu nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có chuyển biến rõ rệt, nhằm thích nghi với tình hình mới 2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: - Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực + ĐBSH và vùng phụ cận + Đông Nam Bộ + Duyên hải Nam Trung Bộ + Vùng núi, vùng sâu, vùng xa,công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rải rác. - Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố. + VTĐL + Tài nguyen và môi trường + Cơ sở vật chất kỹ thuật + Vốn + - Những vùng có tỉ trọng CN lớn nhất ĐNB,ĐBSH,ĐBSCL 3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: - Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế có nhứng thay đổi sâu sắc: - Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng - Xu hường chung: + Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước + Tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài. IV. Đánh giá: Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm a. Có thế mạnh lâu dài b. Mang lại hiệu quả kinh tế cao c. Có tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác d. Gắn bó chặt chẻ với nguồn vốn nước ngoài Câu 2.Vùng có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất nước ta là: a. Đồng bằng Sông Hồng b. Đồng Bằng Sông Cửu Long c. Duyên hải miền Trung d. Đông Nam Bộ V. Hoạt động nối tiếp: Cho bảng số liệu sau : Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế của nước ta ( Phân theo vùng năm 2000 và 2005) ( Đơn vị: tỉ đồng) Các vùng 2000 2005 Cả nước TDMNBB ĐBSH BTB DHNMTB TN ĐNB ĐBSCL Không xác định 333100 15988 57683 8415 14508 3100 185593 35464 15350 991049 45555 194722 23409 41661 7208 555167 87486 35841 - Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hirnj quy mô và cơ cấu GTSXCN năm 2000-2005 - Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch GTSXCN 7.2. Đề kiểm tra : * Đề kiểm tra trước tác động: ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2012-2013) Môn: Địa lí 12( chương trình chuẩn) Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: ( 3 điểm) Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Câu 2: ( 3 điểm) Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển ở nước ta. II. PHẦN BÀI TẬP: Câu 3: ( 4 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: BIẾN ĐỔI DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943-2005 Năm Tổng diện tích ( triệu ha) Trong đó Tỉ lệ độ che phủ ( %) Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14,3 14,3 0 43,8 1976 11,1 11,0 0,1 33,8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 1990 9,2 8,4 0,8 27,8 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,4 9,5 2,9 37,7 - Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943-2005 ở nước ta - Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943-2005 ..Hết.. Học sinh được phép sử dụng Átlát Việt Nam ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÝ I ( Năm học 2012-2013) MÔN: ĐỊA LÍ 12 ( Chương trình chuẩn) Câu Nội dung đáp án Điểm PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. ( 3 điểm) Các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia bảo về tài nguyên và môi trường. - Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại - Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên - Ngăn ngừa ô nhiểm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường ( Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm, thiếu một ý trừ 0,5 điểm) Câu 2. ( 3 điểm) Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển - Bờ biển dài 3260 km - Các dạng đại hình đa dạng ( vịnh cửa sông, bờ biển mài, đầm phá) - Các hệ sinh thái ven biển đa dạng và giàu có - Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, đát mặn, hệ sinh thái rừng trên các đảo 0,5 1,0 0,5 1,0 PHẦN BÀI TẬP Câu 3 ( 4 điểm) * Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường - Các yêu cầu khi vẽ biểu đồ ( 2 trục tung ( triệu ha, % , tên, chú giải ) ( Học sinh vẽ thiếu không chính xác trừ 0,5 điểm) * Nhận xét - Tổng diện tích rứng có sự thay đổi, rừng tự nhiên và rừng trồng -Sự biến đổi diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng cũng biến đổi theo - Năm 1943 hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có diện tích rừng trồng - Từ năm 1943-1983 nước ta mất đi 7,2 triệu ha rừng trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha . Diện tích rừng trồng tăng 0,1 triệu ha - Từ năm 1983-2005 diện tích rừng tự nhiên có sự phục hồi nên tăng 2,7 triệu ha , diện tích rừng trồng tăng 2,5 triệu ha. Vì vậy tổngdiện tích rừng nước ta tăng 5,2 triệu ha dẫn đến độ che phủ tăng - Sự biến đổi diện tích rừng chứng tỏ chất lượng rừng giảm , rừng tự nhiên phục hồi do tái sinh và trồng (Học sinh nhận xét không dẫn chứng hay thiếu ý trừ 0,5 điểm) 2 2 * Đề kiểm tra sau tác động : ĐỀ THI KIỂM TRA 1 TIẾT Môn : Địa Lí 12 Thời gian : 45 Phút ( không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: ( 3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta. Câu 2: ( 3 điểm) Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng đông – tây. II. PHẦN BÀI TẬP: Câu 3: ( 4 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ( Đơn vị: tỉ đồng) Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2000 39.206 177.744 3.461 2006 75.314 498.610 22.283 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000-2006 2. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ ..Hết.. Học sinh được phép sử dụng Átlát Việt Nam ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA 1 tiết MÔN: ĐỊA LÍ 12 Câu Nội dung đáp án Điểm PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. ( 3 điểm) - Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực + Ở bắc bộ, Đồng bằng sông hồng và vùng phụ cận, mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước + Ở Nam Bộ hình thành 1 dải công nghiệp trong đó TTCN hàng đầu là TPHCM + Duyên hải nam Trung Bộ , ngoài Đà nẵng là TTCN chính còn có các trung tâm khác + Những vùng khác mức độ tập trung công nghiệp thấp 0,75 0,75 0,75 0,75 Câu 2. ( 3 điểm) Các tuyến đường bộ theo hướng đông - tây Quốc lộ :8,9,6,25,26 ( Học sinh trả lời từ 6 đến 10 tuyến cho đủ điểm) PHẦN BÀI TẬP Câu 3 ( 4 điểm) 1.Vẽ biểu đồ: a. Xử lí số liệu: - Tính bán kính đường tròn ( R) . Cho Rnăm 2000 = 1,0 đvbk. Suy ra R năm2006 = 1,6 đvbk - Tính cơ cấu: tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (đơn vị %) Năm Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2000 100 17,8 80,6 1,6 2006 100 12,6 83,6 3,8 b. Vẽ hai biểu đồ hình tròn có 2 bán kính khác nhau ( tên , chú giải,rõ ràng) 2. Nhận xét - Về quy mô: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2006 gấp hơn 2,7 lần năm 2000 - Về cơ cấu: + Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước luôn lớn nhất + Tỉ trọng của khu vực ngoài nhà nước và khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài đều tăng (dẫn chứng ) + Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm ( 5,2) (Học sinh vẽ và nhận xét không dẫn chứng hay thiếu ý trừ 0,5 điểm) 2 2 8. BẢNG ĐIỂM Lớp 12A8: Lớp thực nghiệm Lớp 12A9: Lớp đối chứng Stt Họ và tên Điểm kt trước TĐ Điểm kt sau TĐ Stt Họ và tên Điểm kt trước TĐ Điểm kt sau TĐ 1 Huỳnh Thị Kim Chi 5 7 1 Nguyễn Huy Bảo 4 5 2 Lê Thị Chi 5 8 2 Trần thẩm Ngân Bình 6 6 3 Đặng Thị Diệu 6 6 3 Nguyễn ThịKim Chi 4 5 4 Lê Thị Thu Hà 5 7 4 Lê Minh Dự 4 5 5 Phan Thị Bích Hạnh 5 5 5 Trương Văn Đạt 5 6 6 Đào Văn Hậu 5 6 6 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 6 6 7 Đinh Sơn Hùng 4 5 7 Huỳnh Thị Như Hảo 5 5 8 Huỳnh Quốc Huy 5 6 8 Lê Thị Thu Hiền 6 6 9 Đặng T Diễm Hương 4 5 9 Lê Chí Hiếu 4 4 10 Huỳnh Như Khánh 6 8 10 Đỗ thị Trúc Hoài 4 4 11 Lê Văn Khôi 6 7 11 Nguyễn Sơn Lãnh 7 8 12 Nguyễn Thị Kiều 5 6 12 Nguyễn T Mỹ Linh 6 6 13 Huỳnh T Minh Lệ 6 8 13 Nguyễn Biện Luân 6 5 14 Lê T Trúc Linh 6 7 14 Nguyễn Thành Luân 5 6 15 Nguyễn T Thúy Linh 4 6 15 Nguyễn Thị Thảo Nhiên 7 8 16 Thân T Mỹ Linh 5 7 16 Lê Kim Oanh 5 7 17 Trần T Thùy Linh 4 6 17 Ngô Xuân Phụng 5 6 18 Trần T Kim Luyến 2 5 18 Nguyễn Thị Phiến 6 7 19 Nguyễn Thị Nguyệt 5 8 19 Đoàn Kỳ Phong 7 5 20 Đặng T Bích Phương 5 6 20 Phạm Vũ Như Quỳnh 6 6 21 Đỗ T Kim Phương 5 7 21 Nguyễn T Minh Tâm 5 6 22 Nguyễn Ngọc Quy 6 7 22 Nguyễn Chiến Thắng 5 6 23 Nguyễn T Duyên Sa 7 7 23 Nguyễn T Ngọc Thảo 5 6 24 Nguyễn T Thu Sương 5 7 24 Hồ Văn Thống 7 7 25 Võ Văn Tâm 6 7 25 Phạm T Mỹ Thu 6 7 26 Nguyễn Văn Tây 5 6 26 Nguyễn Thị Tình 4 5 27 Nguyễn Phi Thảo 7 7 27 Đỗ Thị Hồng Trang 4 4 28 Nguyễn T Minh Thảo 6 7 28 Nguyễn Hồ Ánh Trung 6 7 29 Tiếu T Thu Thảo 6 6 29 Nguyễn Văn Trung 4 5 30 Trần Bích Thảo 6 8 30 Trương T Bích Tuyền 5 6 31 Huỳnh T Kim Thoa 5 6 31 Đỗ Minh Tuyên 6 5 32 Nguyễn Thị Hà Thư 6 7 32 Trần Thị Vân 5 5 33 Lê Anh Tuấn 4 6 33 Phạm Văn Việt 7 6 34 Nguyễn Thanh Tuấn 5 6 34 Nguyễn T Mộng Yến 7 6 35 Nguyến Anh Tú 5 7 36 Nguyễn Thanh Tùng 6 8 37 Nguyễn Thị.Mỹ Vân 7 8 Lớp thực nghiệm ( 12A8) Lớp đối chứng (12A9) Trước TĐ Sau TĐ Trước TĐ Sau TĐ Mốt = 5 7 Mốt = 6 6 Trung vị = 5 7 Trung vị = 5.5 6 Giá trị trung bình = 5.27027 6.6486 Giá trị trung bình = 5.41176 5.79412 Độ lệch chuẩn = 0.99019 0.9194 Độ lệch chuẩn = 1.047874 1.00843 TTEST (trước TĐ) p1 = 0.5615 TTEST (sau TĐ) p2= 0.0002 SMD 0.8474 Tuy An; ngày 09 tháng 03 năm 2013 Giáo viên thực hiện TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN HỒ MINH NGUYÊN
File đính kèm:
- phuong_phap_ren_luyen_ki_nang_su_dung_atlat_va_thuc_hanh_bieu_do_1148.doc