Phát triển kỹ năng giải Toán Hoá học 8

 Hoá học là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết, thực tế việc giải các bài tập hoá học đối với học sinh lớp 8 còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là môn học học sinh mới được tiếp cận.

Từ thực tế giảng dạy môn hoá học, qua quá trình dạy học tôi thấy một số học sinh còn yếu về cách làm một bài toán hoá học, đa số học sinh còn lúng túng trong việc làm bài tập hoá học và chủ yếu học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được phương pháp giải các bài tập gặp phải, trước tình hình học tập của học sinh lớp 8 hiện nay là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân loại các bài tập hoá học và phương pháp chung để giải các bài tập thuộc mỗi loại. Từ đó giúp học sinh học tập tốt hơn và phát triển được kỹ năng giải toán hóa học. Cụ thể khi gặp một bài toán hoá học tự học sinh có thể phân loại và đưa ra phương pháp giải thích hợp

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển kỹ năng giải Toán Hoá học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải
Tính khối lượng mol: = 40 + 12 + (16.3) = 100 (gam)
 Thành phần % về khối lượng các nguyên tố:
 %Ca = x 100% = 40 %
 % C = x 100% = 12 %
% O = x 100% = 48 % hoặc %O = 100- ( 40 + 12 )= 48%
 Bài 2 : Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Al2(SO4)3
Bài giải
 Tính khối lượng mol của hợp chất: = 2.27 + 3. ( 32 + 16.4) = 342 g
 Thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất:
 %Al = x 100% = 17,78%
 %S = x100% = 28,07 %
%O = x 100% = 54,15% hoặc %O = 100 - (17,78 + 28,07 ) = 54,15%
Bài 3: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất KNO3; CH4; Fe2(SO4)3
Bài 4: Công thức nào có % theo khối lượng F nhiều nhất: Fe2O3; FeO; Fe3O4; FeSO4?
2. Tính khối lượng của nguyên tố trong a (gam) hợp chất AxBy hoặc AxByCz
a) Phương pháp 
Cách giải : - Tìm khối lượng mol phân tử AxBy hoặc AxByCz
 - Áp dụng công thức :
 mA = x a ; mB = x a hoặc mB= a - mA 
b) Bài tập vận dụng 
Bài 1: Tính khối lượng của nguyên tố Na và nguyên tố O trong 50 gam Na2CO3
Bài giải :
Tính khối lượng mol: = 2. 23 + 12 + 16.3 = 106 gam
 mNa = x 50 = 21,69 gam
 mO = x 50 = 22,64 gam
Bài 2: Tính khối lượng của mối nguyên tố trong 3 gam C2H4O2
Bài 3: Tính khối lượng của hợp chất Fe2O3 có chứa 5,6 gam Fe?
 3. Tìm công thức hóa học :
Các loại bài tập thường gặp của bài tập tìm công thức hóa học :
3.1. Bài tập tìm nguyên tố :
a) Phương pháp:
Dựa vào Phương pháp ; dữ kiện đề bài cho để tính khối lượng mol của nguyên tố từ đó xác định được nguyên tố cần tìm.
b) Bài tập vận dụng 
Bài 1: Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,56%Oxi và cũng của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% Oxi. Hãy xác định kim loại R.
Bài giải
Đặt công thức 2 oxit là R2Ox và R2Oy.. 
 Ta có tỉ lệ: 
 = 3,5
 Biện luận : x = 1 → y = 3,5 ( loại )
 x = 2 y= 7 
Hai oxit đó là RO và R2O7
Trong phân tử RO , oxi chiếm 22,56% nên : 
 Suy ra : R = 54,92 là Mn
Bài 2 : Một hiđroxit có khối lượng mol phân tử là 78 gam. Tìm tên kim loại trong hiđroxit đó.
 Bài giải 
 - Gọi công thức phân tử của hiđroxit đó là : R(OH)x
 - Ta có : MR + 17x = 78
 - Kẻ bảng :
x
1
2
3
MR
61
44
27
Vậy chỉ có nghiệm x=3 và MR= 27 là phù hợp. Kim loại đó là Al
Bài 3: Trong công thức RCl2, nguyên tố R chiếm 47,4% về khối lượng. Tìm công thức của hợp chất trên?
3.2 . Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất vô cơ :
 Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần % các nguyên tố hoặc tỉ lệ khối lượng các nguyên tố:
a) Phương pháp 
- Nếu đề bài không cho dữ kiện M ( khối lượng mol )
 . Gọi công thức cần tìm : AxBy hoặc AxByCz ( x, y, z nguyên dương)
 . Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố : 
 x : y : z = : : 
 hoặc = : : 
 = a : b : c ( tỉ lệ các số nguyên ,dương ) 
 Công thức hóa học : AaBbCc
- Nếu đề bài cho dữ kiện M 
 . Gọi công thức cần tìm : AxBy hoặc AxByCz ( x, y, z nguyên dương)
 . Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố :
 = = = 
 . Giải ra tìm x, y, z 
Chú ý : - Nếu đề bài không cho dữ kiện M : Đặt tỉ lệ ngang 
Nếu đề bài có dữ kiện M : Đặt tỉ lệ dọc
b) Bài tập vận dụng 
Bài 1 : Một hợp chất có thành phần % về khối lượng các nguyên tố : 70%Fe,30%O. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất đó ?
Bài giải :
Chú ý: Đây là dạng bài không cho dữ kiện M
Gọi công thức hợp chất là : FexOy
Ta có tỉ lệ : x : y = : 
 = 1,25 : 1,875
 = 1 : 1,5 = 2 : 3
Vậy công thức hợp chất : Fe2O3
Bài 2 : Lập công thức hóa học của hợp chất chứa 50%S và 50%O. Biết khối lượng mol M= 64 gam.
Bài giải
 Gọi công thức hợp chất SxOy. Biết M = 64 gam
 Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố : 
 x = 
 y = = 2 
Vậy công thức hóa học của hợp chất là : SO2
Bài 3: Một hợp chất chứa 45,95% K; 16,45%N và 37,60%O. Lập công thức phân tử của hợp chất .
Chú ý : Đây là dạng bài tìm công thức phân tử của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố và đề bài không cho dữ kiện khối lượng mol(M) nên khi lập tỉ lệ ta lập tỉ lệ ngang.
Bài giải
Gọi công thức hóa học cần tìm là: KxNyOz 
Ta có tỉ lệ : x : y : z = : : 
 = 1,17 : 1,17 : 2,35
 x, y ,z phải là số nguyên nên: x : y : z = 1 : 1 : 2
 Vậy công thức hóa học cần tìm : KNO2
Bài 4: Một hợp chất X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là mC: mO = 3 : 8. Xác định công thức hóa học của hợp chất X ?
Bài giải
Gọi công thức của hợp chất X là : CxOy
Ta có tỉ lệ : x : y = : 
 = 0,25 : 0,5 = 1 : 2
Vậy công thức hóa học của X : CO2
Bài 5 :Một oxit của nitơ có phân tử khối là 108, biết mN : mO = 7 : 20. Tìm công thức hoá học của hợp chất?
Bài giải
Gọi công thức hoá học của hợp chất là NxOy 
Ta có tỉ lệ : 
Theo bài ta có hệ: y= 2,5x
 14x + 16y = 108
vậy x= 2 và y = 5 .
Công thức hoá học của hợp chất là : N2O5
II. BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
 1. Phương pháp chung :
Để giải được các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học lớp 8 yêu cầu học sinh phải hiểu các nội dung: 
Chuyển đổi giữa khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất 
Viết đầy đủ chính xác phương trình hoá học xảy ra.
Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
Chuyển đổi số mol thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích chất khí ở đktc (V= n.22,4).
2. Một số dạng bài tập:
2.1. Bài toán dựa vào số mol tính khối lượng hoặc thể tích chất tham gia (hoặc chất tạo thành)
a) Phương pháp
 - Tìm số mol chất đề bài cho: n = hoặc n = 
 - Lập phương trình hoá học
 - Dựa vào tỉ lệ các chất có trong phương trình tìm ra số mol chất cần tìm
 - Chuyển đổi ra số gam hoặc thể tích chất cần tìm .
b) Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với axit clohiđric .Tính : 
Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng(đktc)?
Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng?
Bài giải
nZn = mol
PTHH : Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 ()
 1 mol 2 mol 1 mol
 0,1 mol x ? mol y ? mol
theo phương trình phản ứng tính được: 
 x= 0,2 mol và y = 0,1 mol
Vậy thể tích khí hiđro : V = n.22,4 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít
Khối lượng axit clohiđric : m = nM = 0,2.36,5 = 7,1 gam
Bài 2: Nung 50 g CaCO3 thu được CaO và CO2. Tính:
Khối lượng CaO thu được? b. Tính thể tích CO2 ở đktc thu được?
Bài 3: Cho 5,6g Fe tác dụng với HCl thu được FeCl2 và khí H2. Tính :
Số mol HCl cần dùng? 	 b. Số mol H2 thu được?
Bài 4: Cho phương trình hoá học sau:
 CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + CO2 + H2O.
Nếu thu được 4,4g CO2. Hãy tính khối lượng:
a. CaCO3 đã dùng?	b. CaCl2 thu được?
Bài 5: Cho phản ứng: CO + O2 CO2
Nếu có 11,2 lít CO phản ứng. Hãy tính thể tích (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn):
a. O2 cần dùng?	b. CO2 thu được?
2.2.Tìm chất dư trong phản ứng 
a) Phương pháp 
Trong trường hợp bài toán cho biết lượng cả 2 chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong 2 chất tham gia sẽ có một chất hết, chất còn lại có thể hết hoặc dư sau khi phản ứng kết thúc do đó phải tìm xem trong 2 chất tham gia phản ứng chất nào phản ứng hết. 
 Giả sử có pt: aA + bB cC + dD
 Lập tỉ số: 
 và 
 Trong đó nA : số mol chất A theo đề bài
 nB : số mol chất B theo đề bài 
 So sánh 2 tỉ số : nếu > : Chất A hết, chất B dư
 nếu < : Chất B hết, chất A dư. 
 Tính các lượng chất theo chất phản ứng hết
b) Bài tập vận dụng
Bài 1: Đốt cháy 6,2 gam Photpho trong bình chứa 6,72 lít khí Oxi ở đktc. Hãy cho biết sau khi cháy :
Photpho hay oxi chất nào còn dư ?
Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?
Bài giải
a) Xác định chất dư
 nP = mol
 nO2= mol
 PTHH: 4P + 5O2 to 2P2O5
 Lập tỉ lệ :
 < 
 Vậy Oxi dư sau phản ứng, tính toán theo lượng đã dùng hết 0,2 mol P
b) Chất được tạo thành : P2O5
Theo phương trình hoá học : 4P + 5O2 to 2P2O5
 4 mol 2 mol
 0,2 mol x?mol
 vậy x = 0,1 mol.
Khối lượng P2O5: m= n.M = 0,1.152 = 15,2 gam
Bài 2: Cho 11,2 lít khí hiđro tác dụng với 10g khí oxi. (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn) Hãy:
Xác định xem khí hiđro hay khí oxi dư?	b.Tính lượng dư?
Bài 3: Dùng 3,36 lít H2 ở đktc khử 8g CuO theo phương trình: 
CuO + H2 Cu + H2O. 
Sau phản ứng chất nào dư? Dư bao nhiêu gam?
2.3. Bài tập tính hiệu suất của phản ứng
a) Phương pháp 
Thực tế trong một phản ứng hoá học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất xúc tác...làm cho chất tham gia phản ứng không tác dụng hết nghĩa là hiệu suất dưới 100%.Để tính được hiệu suất của phản ứng áp dụng một trong 2 cách sau:
a1. Hiệu suất phản ứng liên quan đến khối lượng sản phẩm :
 Khối lượng sản phẩm (thực tế)
 Khối lượng sản phẩm (lý thuyết)
H % = x 100%
a2. Hiệu suất phản ứng liên quan đến chất tham gia:
 Khối lượng chất tham gia (theo lý thuyết)
 Khối lượng chất tham gia (theo thực tế)
H% = x 100%
Chú ý: Khối lượng thực tế là khối lượng đề bài cho
 Khối lượng lý thuyết là khối lượng tính theo phương trình
b) Bài tập vận dụng
Bài 1: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất phản ứng.
Bài giải
Phương trình hoá học : CaCO3 to CaO + CO2
 100 kg 56 kg
 150 kg x ? kg
Khối lượng CaO thu được ( theo lý thuyết) : x = 84 kg
Hiệu suất phản ứng : 
 H = = 80%
Bài 2 : Sắt được sản xuất theo sơ đồ phản ứng: 
Al + Fe2O3 Fe + Al2O3
Tính khối lượng nhôm phải dùng để sản xuất được 168 gam Fe. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%.
Bài giải
 Số mol sắt : n = 3 mol.
 Phương trình hoá học: 2Al + Fe2O3 to 2 Fe + Al2O3 
 2 mol 2 mol
 x? mol 3 mol
 Vậy x = 3 mol
 Khối lượng Al tham gia phản ứng ( theo lý thuyết ): mAl = 3.27 = 81 gam
 Vì H = 100% nên khối lượng nhôm thực tế phải dùng là :
 mAl = = 90 gam
Bài 3: Nhiệt phân 39,5 gam KMnO4 thu được 2,24 lít khí oxi ở đktc. Tính hiệu suất phản ứng?
Bài 4: Dùng khí hiđro khử 8g CuO. Tính khối lượng kim loại thu được (giả sử hiệu suất phản ứng khử đạt 80%)?
III. BÀI TẬP VỀ DUNG DỊCH
a) Phương pháp 
 - Khái niệm về dung dịch: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. 
 - Có 2 loại nồng độ thường gặp:
 + Nồng độ phần trăm: C% = . 100%
 mdd = mct + mdm - mkhí ( - mkết tủa ) 
 + Nồng độ mol/lít: 	CM = (V đơn vị là lít)
 Công thức chuyển đổi 2 nồng độ: CM = . C%
 Trong đó :
 	- CM: Nồng độ mol/ lít
- C%: Nồng độ % dung dịch.
 - mct: Khối lượng chất tan đơn vị tính (gam)
- mdd: Khối lượng dung dịch đơn vị tính (gam)
- mkhí: Khối lượng chất khí 
- mkết tủa: Khối lượng chất kết tủa
- n: Số mol chất tan
- V: Thể tích dung dịch đơn vị là lít
- M: Khối lượng mol chất tan đơn vị tính (gam)
- D: Khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)
+ Độ tan của 1 chất kí hiệu là S: S = 
 Các dạng bài tập thường gặp:
- Bài tập pha chế dung dịch.
- Bài tập độ tan, mối liên hệ giữa độ tan và nồng độ dung dịch.
- Bài tập sự pha trộn các dung dịch.
- Bài tập tính nồng độ % , nồng độ mol/l
b) Bài tập vận dụng 
Chú ý : Dạng bài tập về dung dịch rất phong phú và đa dạng nhưng có 2 dạng bài tập cần phải nắm được đó là bài tập tính nồng độ % và nồng độ mol/l trong phản ứng.
Bài 1 : Hoà tan 155 gam natri oxit vào 145 gam nước để tạo thành dung dịch có tính kiềm. Tính nồng độ % dung dịch thu được?
Bài giải
 Số mol Na2O : n = = 2,5 mol
 Khối lượng dung dịch thu được : mdd = 155 + 145 = 300 gam
 Phương trình hoá học : Na2O + H2O 2NaOH
 1 mol 2 mol
 2,5 mol x? mol
 x = 2,5.2 = 5 mol
 Khối lượng NaOH thu được là : mNaOH = 5.40 = 200 gam
 Nồng độ % dung dịch thu được: 
 C%(NaOH) = x 100 = 66,66%
Bài 2 : Cho 5,4 gam Al vào 500 ml dung dịch HCl. Tính nồng độ mol/l của chất thu được sau phản ứng? Coi như thể tích dung dịch không thay đổi .
Bài giải
 Số mol Al : nAl = = 0,2 mol
 Thể tích dung dịch : Vdd = 0,5 lít
 Phương trình hóa học: 2Al + 6HCl 2 AlCl3 + 3 H2 ()
 2 mol 2 mol
 0,2 mol x? mol
 x = 0,2 mol
 Vậy nồng độ mol/l dung dịch thu được là : CM = 0,4M
Bài 3: Hoà tan 4,6 gam natri vào nước để tạo thành 200 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được?
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl 3,65%. Tính khối lượng dung dịch HCl đã phản ứng?
Bài 5*: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl 3,65% vừa đủ. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng?
IV. BÀI TẬP VỀ CHẤT KHÍ
a) Phương pháp
 - Để giải bài tập chất khí yêu cầu học sinh cần phải nhớ được: Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, một mol của bất kì chất khí nào đều chiếm những thể tích bằng nhau. Như vậy đối với chất khí tỉ lệ số mol cũng chính là tỉ lệ về thể tích.
Nếu ở nhiệt độ 00C và áp suất 1 atm thì một mol của bất kì chất khí nào đều có thể tích là 22,4l
b) Bài tập vận dụng
Bài 1: Trong một bình kín chứa SO2 và O2 theo tỉ lệ số mol 1:1 và một ít bột xúc tác V2O5. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí trong đó khí sản phẩm chiếm 35,3% thể tích. Tính hiệu suất phản ứng tạo thành SO3.
Bài giải
 t0
5
2SO2 + O2 	 2SO3 
Giả sử số mol SO2 và O2 là 1 mol
Theo phương trình:	= 2 : 1
Bài toán:	= 1 : 1 vậy O2 dư
Gọi số mol SO2 phản ứng là x ( 0 < x < 1 )
-> Số mol SO2 dư là 1 – x 
Theo phương trình và bài toán: 	
® Số mol O2 dư là: 	1 - 
® Số mol SO2 tạo ra là:	x
Tổng số mol các khí sau phản ứng: 	x + (1 - x) + (1 + )
Theo bài toán: Số mol SO3 chiếm 35,3%
nên: 	Û 200x = 35,3 (4 – x) =>	x = 0,6
Hiệu suất phản ứng tạo SO3:
H = %
Bài 2: Lấy 1 mol N2 trộn với 4 mol H2 để tổng hợp NH3, sau phản ứng thu được 0,5mol NH3. Tính hiệu suất phản ứng.
Đ/S: 25%	
Bài 3: Lấy 3mol SO2 trộn với 4mol O2 trong điều kiện thích hợp, thu được 1,5mol SO3. Tính hiệu suất phản ứng của SO2.
Đ/S. 50%
Bài 4: Lấy 3mol N2 trộn với 4,5mol H2 trong điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp khí trong đó có NH3. Biết hiệu suất phản ứng của N2 là 12,5%. Tính hiệu suất phản ứng của H2.
Đ/S 25%
C- KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
 Với việc phân loại và nghiên cứu sâu lời giải trong dạy học giải bài tập được thực hiện đầy đủ, toàn diện từ dễ đến khó phù hợp với tư duy, nhận thức của học sinh. Do đó đề tài có hiệu quả với mọi đối tượng học sinh chia theo các mức độ nhận thức. Tuy nhiên tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên cần cân nhắc lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức. 
D- LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI
 Đề tài này có tác động tích cực đến quá trình giáo dục, vì nó có tác động tích cực đến cả người dạy và người học:
 * Với giáo viên: Đây là một tài liệu hay để GV sử dụng khi giảng dạy cho HS mà không mất nhiều thời gian tìm tòi các tài liệu khác 
 * Với học sinh: có kỹ năng giải chính xác một số dạng bài tập trọng tâm trong chương trình hóa học 8 giúp các em có thể phát triển năng lực tự học. 
 Do đó chất lượng dạy và học môn Hoá sẽ được nâng lên. 
E - KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
 1. Kết quả áp dụng đề tài
 Tôi đó áp dụng đề tài vào HS lớp 8A1. Với thiết kế sử dụng: Kiểm tra trước và sau tác động với một nhóm duy nhất: lớp 8A1 trường THCS Dương Phúc Tư – Văn Lâm - Hưng Yên, năm học 2015-2016. 
 Lớp 8A1 có 40 học sinh, trước khi tác động khả năng làm bài tập của các em phân hoá các mức độ: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu. Tôi đã tiến hành kiểm tra 1 lần trước tác động và kiểm tra 1 lần sau tác động sau đó thống kê kết quả kiểm tra được kết quả như sau: 
Bảng 1. Kết quả kiểm tra trước tác động
Loại
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Số bài - %
0
0%
21
52,5%
12
30%
7
17,5%
 - Qua quá trình giảng dạy cho học sinh, tôi nhận thấy sau khi đưa ra cách phân loại và phương pháp giải học sinh đã vận dụng được vào việc giải quyết các bài tập. Bước đầu đã thu được kết quả 
Bảng2. Kết quả kiểm tra sau tác động
Loại
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Số bài - %
0
0%
1
2,5%
21
52,5%
18
45%
Như vậy qua thực nghiệm giảng dạy đó cho thấy những hiệu quả rõ rệt:
 - HS hiểu được kiến thức cơ bản, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo vào tình huống cụ thể
 - Khi thực hiện phương pháp này trong giờ luyện tập, thấy các em hứng thú tiếp thu và hứng thú học tập, dần dần hình thành cho học sinh thói quen tự học và sáng tạo 
- Học sinh khá, giỏi không những hình thành kỹ năng giải toán mà các em còn rèn luyện các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, đặc biệt hoá, 
 - Bước đầu hình thành ở các em phương pháp học hành đúng đắn: học chắc kiến thức cơ bản và sáng tạo. Qua đó giúp các em có phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Học sinh lớp 8A1 có những biểu hiện tích cực, tiến bộ đáng kể trong việc học môn Hoá - các em tự tin hơn, không còn thấy sợ môn học mới mẻ này.
 2. Kinh nghiệm áp dụng đề tài
- Việc lựa chọn hệ thống bài tập cần phải điển hình, sắp xếp theo trình tự phát triển kiến thức từ dễ đến khó 
- Việc đề xuất phương pháp giải phải thể hiện điểm mới, trình tự tư duy và đặc biệt là sự cập nhật thông tin về sự đổi mới giáo dục 
- Cách sử dụng tài liệu tham khảo phải có tính khoa học và độ chính xác cao 
PHẦN III: KẾT LUẬN
A. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Đề tài tôi thực hiện là: “Phát triển kỹ năng giải toán hoá học 8” đã giải quyết được những vấn đề sau:
 - Nghiên cứu cơ sở phân dạng các BTHH 8 
- Nghiên cứu một số phương pháp giải các dạng BT đó. 
- Sắp xếp một cách có hệ thống các dạng bài tập hóa học lớp 8. 
- Đưa ra được các bài tập cơ bản nhất và hướng dẫn giải chi tiết, ngắn gọn các dạng bài tập đó nhằm hình thành và phát triển kỹ năng giải toán hóa học cho học sinh.
Từ đó rèn luyện cho học sinh tiếp cận và nắm vững các phương pháp để giải bài toán hóa học một cách nhanh gọn, chính xác. Từ đó phát triển kỹ năng giải toán, hình thành năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
B. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 I. Điều kiện áp dụng
 1. Về cơ sở vật chất
 - SGK, SBT, sách nâng cao hóa học lớp 8.
 2. Về con người
- Giáo viên: Cần có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn - Có phương pháp giải toán hoá nhanh và đổi mới. 
- Học sinh : Cần có sự vận dụng thử nghiệm một cách kiên trì và sáng tạo 
 II. Bài học kinh nghiệm
 Qua quá trình thực hiện đề tài này tôi nhận thấy để đáp ứng được với nhu cầu đào tạo con người mới hiện nay với mục tiêu phát triển toàn diện, có năng lực sáng tạo, có kiến thức phổ thông vững chắc, có sự say mê và nhiệt tình sáng tạo và khả năng cống hiến thì vai trò của người thầy vẫn đóng vai trò then chốt. Người thầy giữ vai trò là người tổ chức các hoạt động dạy học cần luôn luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Làm được điều đó thì chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, thực hiện mục tiêu giáo dục. 
C. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
 Đề tài “Phát triển kỹ năng giải toán hoá học 8” đã thu được những kết quả đáng kể như đã nêu ở trên cho thấy tính hiệu quả và khả năng ứng dụng thực tiễn của đề tài. Vì vậy có thể triển khai rộng rãi áp dụng kết quả của đề tài vào dạy môn hoá học 8 nói riêng và trong dạy môn Hoá học ở trường THCS nói chung thì những kết quả đạt được với lớp 8A1 của trường THCS CLC Dương Phúc Tư sẽ được nhân lên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS. 
D. NHỮNG VẤN ĐỀ BỎ NGỎ
Trên đây là những ý tưởng và kinh nghiệm của cá nhân tôi, dù đã rất cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Cụ thể, tôi tự nhận thấy còn những vấn đề sau:
 Thứ nhất: Tôi mới chỉ áp dụng được với một lớp 8.
 Thứ hai: tôi mới lấy được một số bài tập tiêu biểu trong SGK, SBT, STK lớp 8, nói cách khác số lượng bài tập vận dụng đưa ra để các em tự luyện chưa nhiều.
 E. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 
 Tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến cho đề tài này cũng như sự trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp để bản thân tôi được học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học và giáo dục.
Lời cam đoan:
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN nghiệm của bản thân tôi viết, tôi không sao chép nội dung của người khác.
Văn Lâm, ngày 15 tháng 2 năm 2017
 Người viết 
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ
Tổng điểm:  Xếp loại: .
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thanh Yên
-------------------------------------------------------------------------------------------------
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD & ĐT VĂN LÂM
Tổng điểm:  Xếp loại: .
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH – TRƯỞNG PHÒNG

File đính kèm:

  • docSKKN PHAT TRIEN KY NANG GIAI TOAN HOA HOC 8_12511659.doc
Sáng Kiến Liên Quan