Những biện pháp hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt
Những biện pháp hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt :
1- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường :
- Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức là những chuẩn mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà trường cần phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK ( tốt, khá, trung bình, yếu ) theo Thông tư 40, Điều lệ trường PT . Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải liệt vào danh sách HSCB
- Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện nội qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan .
- Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội qui lớp học , trường học .
2- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp :
Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp (SHL) cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ SHL, GVCN, CB lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa .
Những biện pháp hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt : 1- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường : - Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức là những chuẩn mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà trường cần phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK ( tốt, khá, trung bình, yếu ) theo Thông tư 40, Điều lệ trường PT . Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải liệt vào danh sách HSCB - Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện nội qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan . - Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội qui lớp học , trường học . 2- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp : Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp (SHL) cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ SHL, GVCN, CB lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa . Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại của TT40 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nổ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ . 3- Kết hợp với Hội PHHS để giáo dục HS : Hội PHHS là cầu nối giữa nhà trường, GVCN với gia đình HS. Tổ chức Hội ngoài việc giúp nhà trường xây dựng CSVC còn góp phần cùng nhà trường giáo dục HSCB . Thực tế, những năm qua Thường trực Hội PHHS đã giúp cho nhà trường, GVCN bằng cách tác động với PH để giáo dục HS từ chỗ bỏ học, trốn học đến đi học chuyên cần và học tập nghiêm túc. Mặt khác, TT Hội PHHS đã tác động đến gia đình các em để cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm đối với con cái của họ hơn, từ đó sẽ hạn chế được HS hoang nghịch . 4- Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội : Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã xây dựng khu dân cư, thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường, qua đó giáo dục HS. Các đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn . 5- Dùng phương pháp kết bạn : Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao . Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh . Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GVCN giao cho HSCB thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là HSCB để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những HS này bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng trong đó vai trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của Hội PHHS là rất cần thiết . V- Kết luận : Trong thực tế , các nhà trường , thầy cô giáo cũng đã từng vận dụng những biện pháp nêu trên và một số biện pháp khác, nhưng vì chưa nắm được nguyên nhân và chưa phân tích các đối tượng cụ thể. Đồng thời, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, đồng bộ nên việc giáo dục HS chưa có hiêụ quả cao. Nếu chúng ta phân tích được các nhóm đối tượng HSCB và tìm hiểu, phân tích kỹ những nguyên nhân dẫn đến HS hoang nghịch đồng thời biết kết hợp và vận dụng các biện pháp trên phù hợp cho từng đối tượng thì sẽ hạn chế và giáo dục HSCB trở thành con ngoan, trò giỏi .
File đính kèm:
- Những biện pháp hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt.doc