Nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của đề tài
Trong 3 cấp học hiện tại thì bậc học Mầm non là khâu đầu tiên hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục đối với các thế hệ học sinh, bất kỳ một ai khi lớn lên và trưởng thành đều phải trải qua một quá trình học tập vất vả do vậy mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách của một đứa trẻ và đứa trẻ đó khi hết cấp học mầm non thì bước sang một cấp học mới đó là bậc học Tiểu học.
Để giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện thì giáo dục thể chất là một môn học cũng hết sức quan trọng, có ý nghĩa vô cùng trong việc rèn thể lực cho trẻ bởi thể lực trẻ có khỏe mạnh thì sự nhanh nhạy, trí tuệ, sự thông minh mới phát triển. Việc rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường, rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp trẻ duy trì sự cân bằng bền vững hơn trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực được nâng cao. Trẻ khỏe mạnh khi thể chất cơ thể phát triển tốt thì trẻ sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng nhờ đó trẻ sẽ phát triển tốt về mọi mặt.
ểu đi: đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi nhến gót chân, đi bằng mũi chân..v.v. tôi nhận thấy trẻ rất hứng khởi khi được cùng cô đi tham dự chơi lễ hội mùa xuân, sau phần khởi động là phần trọng động khi trẻ thực hiện bài tập phát triển chung giáo viên có thể lấy hình ảnh chiếc đu quay kết hợp với các động tác cô cho trẻ tự cầm đồ dùng như gậy để tập các động tác cùng chơi với chiếc đu quay, tiếp theo trong phần trọng động chính là trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản “Bật tách khép chân liên tục vào 7 ô” phần này đỏi hỏi thực hiện thời gian dài nhất để trẻ mau chán giao viên cần thiết kế chơi qua phần “ Thi tài bật chuẩn” trước khi trẻ thực hiện giáo viên có thể gọi một hoặc hai trẻ lên bật thử nhằm nắm bắt kỹ năng bật của trẻ ra sao sau đó cô giáo thực hiện làm mẫu, khi thực hiện mẫu giọng nói to rõ ràng, phân tích chậm từng động tác, khi thực hiện mẫu lần hai giáo viên cần khơi gợi hỏi trẻ cách thực hiện, nếu trẻ không nhớ giáo viên nhắc lại. Bước tiếp theo trẻ thực hiện cô giáo cần quan tâm đến những trẻ nhút nhát, trẻ thực hiện kỹ năng bật chưa tốt cần chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ, sau khi thực hiện xong bài tập vận động trên giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi trò chơi làm sao phù hợp với bài tập vận động và hồi tĩnh phải nhẹ nhàng để kết thúc tiết học. Ngoài hình thức tổ chức trên thì trong mọi tiết học thể dục cần phải có Âm nhạc để phụ họa nhằm gây hứng thú, tạo cảm giác vui tươi phân khởi, giúp trẻ vận động sáng tạo và tự nhiên hơn, giáo viên cần chọn các bài hát bản nhạc phù hợp với chủ đề, lựa chọn các bài hát dân gian vui nhôn vào tiết dạy như bài: “Bà còng đi chợi trời mưa” đưa vào phần khởi động hoặc hồi tĩnh trong chủ đề gia đình; bài: “Gà gáy le te” thực hiện bài tập phát triển chung chủ đề “ Những con vật trong gia đình”; bài hát “ Chào mùa xuân đến” trong phần hồi tĩnh chủ đề “Tết và mùa xuân của bé” Một vấn đề nữa là khi tổ chức tiết học để đạt hiệu quả thì trong những lúc thời gian trẻ thực hiện vận động, tôi đã chỉ đạo các cô giáo đừng ngại lớp học mất trật tự, trẻ ồn ào, lớp học không gọn gàng, ngăn nắp. Điều quan trọng là giáo viên biết chú ý bao quát, động viên khuyến khích trẻ, phát hiện và sử lý linh hoạt các tình huống sảy ra, đảm bảo cho giờ vận động của trẻ thoải mái, tự nhiên và hứng thú. 1.5. Giải pháp 5: Sử dụng trò chơi, biện pháp thi đua cho trẻ khi tham gia hoạt động thể dục. Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ với bài tập vận động giúp trẻ thực hiện nhiều lần không chán, sử dụng trò chơi cần phải kết hợp với biện pháp thi đua thì mới đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động thể dục, khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện được tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong qua trình chơi, sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn. Hiểu được vấn đề này tôi đã chỉ đạo giáo viên cần thường xuyên đưa yêu tố chơi vào trong buổi tập chẳng hạn: Khi thực hiện bài tập vận động “Trườn sấp” giáo viên cho trẻ thực hiện giống như các chú bộ đội thông qua chơi “ Tập luyện ngoài thao trường” hay “Chú bộ đội biên phòng”, với bài tập “Bò” giáo viên có thể cho trẻ chơi “ Bò giống bác gấu” hay “ bò như chuột”, hoặc với bài tập tổng hợp “ Ném xa bằng một tay, chạy nhanh 12 m” giáo viên cho trẻ chơi “ Bé là vận động viên”. Khi tham gia trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo khi thực hiện các vận động, thao tác trong trò chơi: “ Đuổi bắt” vận động chạy. “Chuông reo ở đâu” rèn luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ. Khi trẻ chơi cần tạo cho trẻ những biện pháp thi đua như thi đua cá nhân và thi đua theo nhóm, tập thể, với thi đua cá nhân giáo viên nên chọn các cháu ngang sức nhau, kỹ năng thực hiện bài tập hoặc các yêu cầu của trò chơi ngang nhau, trong thi đua đồng đội giáo viên cần phân chia đội sao cho vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội thực hiện cùng một lúc. Khi kết thúc buổi chơi giáo viên cần phân xử thắng thua một cách khách quan không chê nhiều trẻ và cũng không nên khen nhiều các cháu thắng cuộc và cần động viên khích lệ khi trẻ chưa thực hiện tốt. 1.6. Giải pháp 6: Đưa một phút thể dục vào các hoạt động trong ngày. Để giáo viên trong trường thực hiện tốt nội dung này theo đúng sự chỉ đạo. Bản thân tôi đã triển khai nội dung này ngay trong dịp hè, chỉ đạo giáo viên có thể thực hiện một phút thể dục giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ hoạt động khi giáo viên thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ hoặc sau khi trẻ ngủ dậy giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở lên tỉnh táo hơn. Giáo viên cho trẻ thực hiện các yêu cầu đơn giản, quen thuộc, không yêu cầu trẻ phải gắng sức khi thực hiện, hàng ngày khi trực tại các khu lớp, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện một phút thể dục đó. Chẳng hạn khi cho trẻ thực hiện tiết làm quen với môt trường xung quanh với chủ đề “Thế giới động vật” để trách sự mệt mỏi giáo viên có thể cho trẻ ra sân chơi bắt trước dáng đi vận động của các con vật đó như trẻ bắt trước các chú Thỏ đi tìm thức ăn, có trẻ đi giống bác Gấu, có bạn bắt trước bạn Gà mổ thóc, bạn thì bắt trước chú mèo đang rình bắt chuột. Hoặc giáo viên có thể cho trẻ tạo một vòng tròn chơi trò chơi “Chim mẹ, chim con”, hay chơi trò chơi “Chim bay cò bay”. Với chủ đề “Bản thân” giáo viên có thể chơi “Thi nói đúng” hoặc chơi “Dấu tay, dấu chân” với chủ đề “Giao thông” giáo viên có thể chơi “ Người tài xế giỏi” hoặc “Chú cảnh sát giao thông”, “Đi đúng làn đường”..v. Với những giờ ngồi suối cả tiết học thực hành bài tập như tiết tạo hình, làm quen chữ cái cô giáo có thể cho trẻ đứng lên một phút để thư dãn bằng cách xoay hai cổ tay vào trong- ra ngoài và ngược lại, co duỗi các ngón tay, thả lỏng bàn tay hay cúi, ngả, nghiêng phải, nghiêng trái. 1.7. Giải pháp 7: Lồng ghép hoạt động thể dục vào các hoạt động khác trong ngày và thực hiện mọi lúc mọi nơi. + Lồng ghép tích hợp vào các môn học khác trong ngày. Khi thực hiện các hoạt động giáo dục khác hoặc khi thực hiện hoạt động thể dục, giáo viên trường tôi cũng đã thường xuyên lồng tích hợp vào hoạt động khi dạy trẻ nhưng ở mức độ chưa thường xuyên, chỉ khi có lịch kiểm tra toàn diện, chuyên đề, hội giảng được thông báo của BGH thì giáo viên mới đưa lồng ghép tích hợp vào do vậy khi triển khai chuyên đề vận động tôi cũng nói rất nhiều về thực hiện lồng ghép tích hợp môn thể dục vào các môn học khác khi cảm thấy hợp lý. Chẳng hạn với hoạt động “Âm nhạc”: Khi dạy trẻ vận động bài “Gà trống mèo con và cún con” giáo viên có thể cuối tiết học cho trẻ đứng vòng tròn thực hiện các động tác bắt trước dáng đi của các nhân vật trong bài hát đó, hay trong chủ đề: “ Một số con vật sống trong gia đình”, giáo viên có thể cho trẻ bắt trước động tác bò của các chú chuột vừa bò vừa kêu chít, chít trong phần cuối tiết học nhằm mục đích trẻ nhớ được thao tác bò mà hôm qua cô dạy ... Hoặc với hoạt động “Làm quen các nhóm chữ cái”: Trong phần củng cố tiết học giáo viên trường tôi thương hay cho trẻ chơi “ bật ô đọc đúng chữ cái” khi trẻ bật vào ô nào thì trẻ đọc chữ cái đó. Với hoạt động “ Làm quen với toán” giáo viên có thể lựa chọn hình thức bật thông qua trò chơi “ bật ô đọc đúng chữ số” trong phần luyện tập. Trong hoạt động “Văn học”: Sau những câu truyện, bài thơ giáo viên có thể cho trẻ luyện tập bắt trước tạo dáng đi các con vật như trong câu truyện: Cáo thỏ và gà trống; chú Dê đen; Qua đường Trong hoạt động “MTXQ”: Trẻ được chơi “ chăm sóc cây, trực tiếp trồng cây” sau phần luyện tập giờ làm quen. Trong giờ “Hoạt động ngoài trời”: Trẻ được chơi với các trò chơi tập thể như: Trò chơi vận động: “Mèo và chin sẻ; Chuyển hàng về kho.” trò chơi dân gian “Nu na nu nống; Dung dăng dung dẻ; Kéo co; Lộn cầu vồng”. + Thực hiện mọi lúc mọi nơi. Bản thân chỉ đạo giáo viên tận dụng thời gian ở trường lúc rảnh dỗi trao đổi các kỹ năng thực hiện bài tập ngày hôm đó với trẻ trước khi vào thực hiện, hay cho trẻ luyện tập các bài tập vận động đó vào buổi chiều mọi lúc có thể. Hoặc cô giáo có thể mở các tiết thể dục trên mạng được đao tải về để trẻ theo dõi các bạn trường khác thực hiện tạo đà cho trẻ ham thích môn học này hơn. Hàng năm có rất nhiều hội thi, ngày hội ngày lễ giáo viên phải thực hiện theo đúng kế hoạch, ngoài việc hội thi “Vẽ tranh và triển lãm đồ dùng đồ chơi cấp trường” chúng tôi còn phát động giáo viên thực hiện tốt phong trào “Dạy tốt học tốt chào mừng ngày 20-11”. Trong tháng 11 chúng tôi tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường kế hoạch hội thi của tôi là mỗi giáo viên thực hiện bài thi viết kiểm tra năng lực và thực hành 1 hoạt động học theo đúng thông tư 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, với tiết dạy thực hành thì hoạt động thể dục đã chiếm hai phần ba số lượng tiết dạy trong hội thi, thông qua hội thi tôi nhận thấy các tiết dạy thể dục giáo viên chuẩn bị đồ dùng rất công phu, có tính sáng tạo và an toàn tuyệt đối cho trẻ thực hiện, hình thức tổ chức tốt, thời gian đảm bảo, giáo viên cung cấp kỹ năng cho trẻ chuẩn, trẻ hào hứng học, trẻ thực hiệt các bài tập vận động tốt. Ngoài hội thi trên chúng tôi còn tổ chức “Ngày hội thể dục thể thao” cho trẻ chào mừng ngày “Quốc phòng toàn dân 22-12”, yêu cầu tất cả các nhóm lớp thực hiện một màn đồng diễn phù hợp với ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam. Khi tổ chức có lớp lựa chọn cho mình trang phục bộ đội bộ binh, có lớp lựa chọn cho mình trang phục bộ đội hải quân, có lớp lựa chọn trang phục bộ đội đặc công, các cháu rất phấn khởi khi được đóng vai các chú bộ đội biểu diễn trên thao trường, trẻ được thi tài các màn biểu diễn cho lớp khác xem trẻ rất phấn kích khi hoạt động tập thể như vậy đã để lại cho trẻ ấn tượng cảm xúc vui vẻ của các “Vận động viên tí hon” khi tổ chức ngày hội thể dục thể thao đã rèn thể lực cho trẻ, rèn tính hoạt động tập thể giữa các lớp trong trường. 2. Pham vi áp dụng: Một số biện pháp nêu trên đã được áp dụng ở khối mẫu giáo tại trường Mầm non Liên Khê, xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Một số biện pháp tôi đưa ra có thể thay thế cho những biện pháp cũ trước kia tôi thiết nghĩ những biện pháp nêu trên sẽ được áp dụng trong các lớp khối mẫu giáo ở trường tôi trong những năm tiếp theo và có thể áp dụng rộng trên các trường mầm non khác. 3. Hiệu quả: Đề tài này tôi đưa ra sau khi áp dụng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả như mong muốn, các cháu hứng thú trong hoạt động thể dục, chất lượng giáo dục thể chất ở trường tôi được nâng lên rõ rệt một số biện pháp mà tôi vừa nêu trên đã đưa vào nghiên cứu và thử nghiệm giáo viên, trẻ mẫu giáo của trường Mầm non Liên Khê, bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau: * Về giáo viên: Giáo viên biết xây dựng kế hoạch giáo dục năm học lựa chọn các động tác phát triển nhóm cơ, hô hấp, các bài tập vân động cơ bản phù hợp đảm bảo kiến thức cho trẻ. 100% giáo viên trong khối mẫu giáo nắm chắc phương pháp, cách tiến hành của tiết hoạt động thể dục và thực sự coi trọng chuyên đề vận động này suốt cả năm học. 11/11 đồng chí giáo viên trong tổ biết áp dụng nhiều hình thức tổ chức, sử lý tình huống, tạo tình huống, biết sửa sai đúng lúc và kịp thời, lời nói hấp dẫn trẻ ngôn từ rõ ràng khi dạy trẻ trong hoạt động thể dục. 100% giáo viên trong khối thực hiện chính xác kỹ năng khi thực hiện các động tác (Chân, tay, lườn, bụng, bật), các bài tập vận động cơ bản khi dạy trẻ. Giáo viên trong tổ khéo léo, tự lên ý tưởng, tích cực làm đồ dùng đồ chơi cho môn thể dục, bổ sung thêm được nhiều đồ chơi cho lớp, cho các cháu khi thực hiện chuyên đề. * Đối với trẻ: Chất lượng trẻ trong toàn khối được nâng lên Trẻ hứng thú tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục thể chất. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, thích tham gia các hoạt động tập thể. Thực hiện chính xác các bài tập phát triển nhóm cơ hô hấp và các bài tập vận động cơ bản trong năm học. 4. Những kết quả đạt được: Sau khi kiểm tra và khảo sát chất lượng trẻ trong toàn khối mẫu giáo cả 3 độ tuổi ở trường tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRẺ ( Sau thực ngiệm và áp dụng các biện pháp với tổng số trẻ trong toàn khối: 282 trẻ) * Đánh giá về thực hiện kỹ năng các động tác trong bài tập phát triển chung. Khối lớp Kết quả Số trẻ Đạt Chưa đạt Mẫu giáo 3 tuổi 106 95= 90% 11= 10% Mẫu giáo 4 tuổi 108 93=86% 15=14% Mẫu giáo 5 tuổi 68 63= 93% 5= 7% Tổng 282 251=89% 31= 11% * Đánh giá về thực hiện kỹ năng các động tác trong bài tập vận động cơ bản. Khối lớp Kết quả Số trẻ Đạt Chưa đạt Mẫu giáo 3 tuổi 106 94 = 89% 12 = 12% Mẫu giáo 4 tuổi 108 96 = 89% 12 = 11% Mẫu giáo 5 tuổi 68 63 = 93% 5 = 7% Tổng 282 253 = 90% 29 = 10% Với kết quả như trên, tôi nhận thấy bảng đánh giá kết quả của trẻ trong khối mẫu giáo ở trường tôi sau khi áp dụng thực nghiệm các biện pháp tôi đưa ra bản thân nhận thấy rằng chất lượng trẻ của trường tôi kết quả đạt được rất tốt so với chất lượng trẻ trong phần khảo sát ban đầu ( Bảng đánh giá chất lượng trẻ trang 10 ), thì tỷ lệ phần trăm đạt khá cao hơn so với cách làm cũ, tỷ lệ chưa đạt giảm. 4.2 Kinh nghiệm rút ra từ đề tài: Là người trực tiếp chỉ đạo chuyên môn phải xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên đề, kết hợp Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ rõ dàng cụ thể với từng trình độ của giáo viên khi phụ trách, chủ nhiệm từng độ tuổi của các lớp trong toàn trường. Tăng cường kiểm tra, dự giờ thăm lớp trong các hoạt động giảng dạy của giáo viên trong đó có hoạt động thể chất, nắm trắc năng lực của giáo viên để có biện pháp bồi dưỡng đúng. Bồi dưỡng lớp điểm, tăng cường chuyên đề kiến tập, lắng nghe những ý kiến của mọi giáo viên, tổng kết rút kinh nghiệm sau khi kết thúc năm học khi thực hiện chuyên đề vận động này. Giáo viên cần sưu tầm thiết kế một ngân hàng trò chơi, tạo nhiều tình huống chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào vận động một cách tích cực. Tạo môi trường cho trẻ chơi phải đảm bảo an toàn, không gian thoáng đãng, đồ chơi phong phú nhiều mầu sắc và an toàn với trẻ. Nhà trường tăng cường mua tài liệu sách báo phong phú đa dạng, để giáo viên tham khảo và nghiên cứu. Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu, biết tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương, các ban nghành đoàn thể và các bậc phụ huynh về công tác xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường góp phần thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động. C. KẾT LUẬN 1. Nhận định chung bao quát về đề tài: Trên đây tôi đã trình bày song kinh nghiệm nhỏ “Nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo” thông qua một năm chỉ đạo giáo viên khối mẫu giáo thực hiện chuyên đề vận động tôi thấy những biện pháp tôi đưa ra giúp cho toàn thể giáo viên trong khối mẫu giáo nắm chắc phương pháp tổ chức hoạt động thể dục, giúp cho trẻ được phát triển tốt mọi mặt về thể chất, thể lực sức khỏe tốt tạo cho tinh thần sảng khoái vui vẻ, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ, khi lớn lên cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối hài hòa. Khi trẻ chuẩn bị vào bậc tiểu học thì tiêu chuẩn đầu tiên là về thể lực, sức khỏe, trẻ khỏe mạnh thể lực tốt thì trẻ mới có điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở môi trường phổ thông đó là điều tôi mong muốn nhất. Cho nên việc dạy trẻ mẫu giáo đến với môn thể dục là điều rất cần thiết. Mỗi chúng ta là người quản lý cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng khi được phân công phụ trách chuyên môn của nhà trường, mỗi giáo viên trong nhà trường cần phải khắc phục khó khăn để chuẩn bị tốt môi trường và học liệu cho trẻ trước khi vào đầu năm học mới từ đó góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, cho đất nước sau này. 2. Điều kiện áp dụng: Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo mà tôi đã nêu trên áp dụng đạt được kết quả tốt thì cần có các điều kiện sau đây: * Về cơ sở vật chất. Diện tích phòng học, sân chơi đảm bảo theo quy định của điều lệ trường mầm non, có đủ các phòng học chức năng đặc biệt là phòng hoạt động thể chất. Đồ dùng đồ chơi có đủ theo bộ đồ dùng tối thiểu, trong đó đồ dùng thể chất phải đầy đủ như: Vòng, bóng, cột ném bóng, cổng chui, ghế thể dục, thang leo, ống dài, bục bật sâu.... và mỗi khu lớp có một bộ đồ chơi ngoài trời. * Đối với ban giám hiệu. Phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp phải hợp lý với trình độ năng lực của giáo viên. Kế hoạch năm học nhà trường, kế hoạch của ban giám hiệu cụ thể rõ ràng, chi tiết đúng với tình hình của từng năm. * Đối với giáo viên: Chuẩn bị chu đáo từ giao án, đồ dùng đồ chơi, nắm trắc phương pháp và hình thức tổ chức trước khi cho dạy trẻ môn thể dục. Lựa chon các trò chơi phù hợp với các bài tập vận động phù hợp nhận thức và từng độ tuổi của trẻ, thường xuyên tổ chức cho trẻ một phút thể dục và tích cực lồng ghép môn thể dục với các môn học khác khi cho là phù hợp. Luôn học tập những kinh nghiệm hay, học hỏi qua các đồng nghiệp hay nguồn thông tin đại chúng. 3. Triển vọng vận dụng và phát triển: Hiện nay đề tài “Nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo” đang được áp dụng ở khối mẫu giáo ở trường Mầm non Liên Khê. Tôi thiết nghĩ đề tài sẽ được nghiên cứu và áp dụng và nhân rộng tới các khối mẫu giáo trong các trường bạn, cùng toàn thể các đồng chí quản lý, các đồng chí giáo viên trong các trường mầm non trao đổi và thực hiện. 4. Ý kiến đề xuất: * Đối với cấp trên Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, các phòng chức năng cho các trường mầm non. Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về phương pháp các lĩnh vực các môn học trong đó có môn thể dục. Tổ chức các hội thi tài năng, năng khiếu như thi ngày hội thể dục thể thao cho cô và trẻ. * Đối với nhà trường: Tích cực tham mưu cấp trên, tăng cường làm công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chât, bổ sung trang thiết bị đồ chơi ngoài trời, các môn học trong những năm học tiếp theo. Tăng cường xây dựng các chuyên đề kiến tập để giáo viên trong trường được học tập và giao lưu kinh nghiệm về chuyên môn. Khen thưởng kịp thời với những giáo viên đạt thành tích tốt trong năm học. Tạo điều kiện cho tôi được áp dụng thử nghiệm những biện pháp sáng kiến trên để bản sáng kiến của tôi thực sự đem lại hiệu quả trong công tác quản lý cũng như trong công tác giáo dục trẻ. Trên đây tôi đã trình bày song kinh nghiệm chỉ đạo: “Nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo” của bản thân tôi tự nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong sự góp ý của nhà trường và quý ban cấp trên đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiên hơn. 5. Lời cam đoan. Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, không đao tải trên mạng, không sao chép nội dung của người khác viết. Nếu đao tải và sao chép nội dung của người khác viết tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Xin chân thành cảm ơn! Liên Khê, ngày 05 tháng 02 năm 2016 Người viết sáng kiến Phan Thị Nhung TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp( viện chiên lược và chương trình giáo dục của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non- tháng 9 năm 2006) - Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non ( Tài liệu tập huấn- Khoái Châu, tháng 10 năm 2015) - Chương trình giáo dục trẻ 4-5 tuổi - Hướng dẫn chương trình giáo dục trẻ 4-5 tuổi - Tài liệu sách báo khác XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MẦM NON LIÊN KHÊ Tổng điểm: Xếp loại TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU Tổng điểm: Xếp loại. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN Tổng điểm: Xếp loại. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH
File đính kèm:
- SK Nang cao chat luong chuyen de giao duc phat trien van dong cho tre mau giao_12319865.doc