Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học;

 Căn cứ Công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015;

Căn cứ Công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gò Quao về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015;

Thực hiện kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2014-2015 của trường Tiểu học Định An 3 và tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3705 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Định An, ngày 15 tháng 04 năm 2015
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
- Họ và tên: Nguyễn Phước Kiệt
- Chức danh: Giáo viên dạy lớp 3 
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định An 3, huyện Gò Quao, tỉnh KG.
1./ Tên giải pháp: 
	- “Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm”.
2./ Căn cứ: 
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học; 
	Căn cứ Công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015;
Căn cứ Công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gò Quao về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015;
Thực hiện kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2014-2015 của trường Tiểu học Định An 3 và tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm.
3/. Thực trạng tình hình: 
Năm học 2014 - 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3, tổng số học sinh: 37/17 nữ, dân tộc Khmer: 30/16 nữ. Học sinh hộ nghèo: 8 em, cận nghèo: 5 em, đa số các em đều là con em gia đình nông dân. Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cuộc sống không ổn định, cha mẹ ly thân, ly dị, đi làm ăn xa lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái, các em thiếu sự quan tâm của cha mẹ. 
Khảo sát chất lượng học tập đầu năm kết quả như sau: Giỏi: (13,51%), Khá: (18,92%), Trung bình (35,14%), Yếu: (32,43%).
Từ những thực trạng nêu trên, sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm để định hướng kết quả tốt hơn.
4/. Các nội dung chính của giải pháp:
 4.1. Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh:
Sau ngày tập trung học sinh, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; hoàn cảnh sinh sống nơi ở của gia đình, nắm xem bao nhiêu em có hoàn cảnh gia đình khá giả? Bao nhiêu em hộ khó khăn? Bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? cận nghèo? Bao nhiêu em con gia đình chính sách? Con dân tộc? Công việc thường ngày của học sinh ở nhà làm gì, con thứ mấy? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học. Việc làm này giúp tôi nắm rõ hơn hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp.
 	4.2/ Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước:
Trong tuần đầu ôn tập, tôi cho các em ôn lại những bài tập bám sát theo kiến thức cơ bản, đồng thời tôi còn xem lại học bạ của các em năm trước kết hợp trao đổi với GV để nắm sức học của từng em. Việc làm này đã giúp tôi lựa chọn biện pháp kềm cặp, uốn nắn phù hợp không để cho các em chán nản, bỏ học vì học yếu. 
4.3./ Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp:
Ở lần họp Phụ huynh học sinh đầu năm, phụ huynh lớp đã bầu ra Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp. Chi hội đã giúp tôi tạo điều kiện cho những em nghèo có đủ sách vở, quần áo, dụng cụ học tập,; Cùng tôi tìm đến nhà gia đình những học sinh vắng không phép, vận động các em trở lại lớp. Đây là cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm. 
 4.4./ Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Nắm được một số em có hoàn cảnh nghèo đặc biệt (cha mẹ đều đi làm thuê xa ở với ông bà nội (ngoại); mồ côi cha (mẹ), tôi rà soát lại xem em nào còn khó khăn trong học tập như: sách vở, đồ dùng học tập, tôi đăng kí cho các em được nhận dụng cụ do thư viện nhà trường hỗ trợ. Ngoài ra tôi còn kêu gọi sự hỗ trợ từ một số phụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho những em này để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo. Qua đây tôi cũng thấy tình cảm giữa bạn nhà nghèo và bạn khá giả gần gũi nhau hơn.
 	4.5./ Thành lập Đôi bạn học tập:
Qua nắm được sức học của từng em, tôi lưu ý nhiều đến những em thuộc diện trung bình, tếu. Tôi phân công một em giỏi hoặc khá kèm một em trung bình hoặc yếu và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn. Tôi hướng dẫn cho em giỏi, khá cách kèm bạn học. Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài; trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu,
Bản thân GVCN thường xuyên lên lớp trước 10 phút đầu giờ, để kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của những học sinh trung bình, yếu; xem cách thực hiện của đôi bạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
 Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm giữa thầy trò đã gắn bó nhau hơn. Những em trung bình, yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập với bạn bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ hơn.
 4.6./ Phổ biến nội quy, gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học:
 Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kỹ về nội quy nhà trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. Và ở lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở.
Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học (vì cha mẹ đi làm không có ở nhà), hết giờ dạy, tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ huynh hay điện thoại trực tiếp gặp phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.
Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1 ngày không phép thì đến hôm sau đi học lại bình thường, suốt nhiều năm liền không có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng.
4.7./ Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
Ngoài ra tôi còn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt loại khá, giỏi để củng cố lòng tin nơi các em.
 5/. Kêt quả thực hiện và phạm vi áp dụng thực hiện:
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm từ năm học 2012-2013, 2013-2014, đến hết HKI năm 2014-2015, tôi đã áp dụng cách làm trên vào lớp chủ nhiệm kết quả đạt được như sau:
* Bảng so sánh kết quả duy trì sĩ số qua các năm như sau: 
TT
Năm
Lớp
TSHS
Đầu năm
Cuối năm
Bỏ học
SL
%
SL
%
1
2012-2013
3
31
31
100
31
100
0
2
2013-2014
3
26
26
100
26
100
0
3
2014-2015
3
37
37
100
Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết Duy trì sĩ số với BGH nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm. Đối với học sinh đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường lớp hơn.
Đề tài nghiên cứu đã được công nhận và được áp dụng trong toàn trường và phạm vi huyện Gò Quao. 
6./ Kiến nghị: Không
Người báo cáo 
 Nguyễn Phước Kiệt

File đính kèm:

  • docBC_SKKNGVCN.doc
Sáng Kiến Liên Quan