Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học 2 buổi có hiệu quả ở trường THPT Đoàn Kết

I. Lý do chọn đề tài.

Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người, thì giáo

dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.

Nhất là khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Vấn

đề đặt ra là ngành GD&ĐT là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để thích ứng

với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực vào công

cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua GD&ĐT cả

nước đã đạt được những thành tựu nhất định. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấnvà phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh, ngành GD&ĐT đã góp phần đắc lực

vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có một bộ phận là nguồn nhân lực chất

lượng cao. Song nhìn chung do những khó khăn bất cập cả về chủ quan và khách

quan dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục còn những hạn chế so với yêu cầu của

giai đoạn cách mạng mới.

Mục tiêu của giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về về đạo đức,

trí tuệ , thể chất , thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản. Do cơ cấu chương trình thời lượng

dạy chính khóa chưa đủ để giáo viên chuyển tải hết dung lượng kiến thức hệ thống

hóa kiến thức rèn luyện kỷ năng thực hành. Mặt khác phụ huynh học sinh kỳ vọng rất

lớn vào con em của mình, yêu cầu của thi cử đòi hỏi học sinh phải có sự nổ lực rất lớn

để hoàn thành khối lượng kiến thức và thực hiện ước mơ của mình cũng như sự kỳ

vọng của gia đình. Vì vậy ngoài việc tổ chức việc tổ chức dạy học chính khóa thì dạy

học 2 buổi ở các trường THPT là một yêu cầu cần thiết.

Trong những năm gần đây việc tổ chức dạy học 2 buổi trên địa bàn tỉnh Đồng

Nai nói chung và ở trường trường THPT Đoàn Kết nói riêng thực hiện khá tốt. Việc tổ

chức quản lý và thực hiện hoạt động dạy học 2 buổi đã góp phần nâng cao chất lượng

hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, vừa góp phần nâng cao năng lực

chuyên môn của người dạy phần nào cải thiện đời sống để giáo viên an tâm gắn bó

với trường với nghề mà mình đã lựa chọn.

Tuy vậy, những năm vừa qua kết quả giáo dục 2 mặt của nhà trường vẫn còn

hạn chế như tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao, còn có học sinh vi phạm nội quy nề nếp

của nhà trường, vi phạm an toàn giao thông. Vấn đề là làm thế nào để nâng cao chất

lượng dạy học 2 buổi đúng qui định góp phần nâng cao chất lượng dạy học mà học

sinh không cảm thấy áp lực và quá tải. Đó không chỉ là quan tâm của phụ huynh học

sinh mà còn là sự trăn trở quan tâm những người làm công tác quản lý giáo dục trong

trường học. Là phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường tôi càng ý thức sâu

sắc hơn tầm quan trong của công tác tổ chức quản lý chỉ đạo điều hành kiểm tra hoạt

động dạy học 2 buổi, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đề cao vai trò và vị thế

của người thầy trên bục giảng. Đó là lý do tôi chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm tổ

chức dạy học 2 buổi có hiệu quả ở trường THPT Đoàn Kết

pdf20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học 2 buổi có hiệu quả ở trường THPT Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, 17 KK ) 
Máy tính cầm tay: 13 giải ( 4 nhì, 3 ba, 6 KK ) 
Khôi 11: 36 giải ( 9 nhất, 9 nhì, 9 ba, 9 KK ) 
Khối 10: 32 giải ( 4 nhì, 7 ba, 21 KK ) 
Tiếng Anh trên iternet: 1 ba, 3 KK 
* Về giáo dục đạo đức: 
Không có học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng, trong năm học không có học 
sinh bị đưa ra hội đồng kỷ kuật, không có học sinh vi phạm quy chế thi. 
Kết quả: 
Tốt Khá TB Yếu 
1068( 81,45%) 225(17,32%) 14(1,08%) 2(0,15) 
2. Bài học kinh nghiệm và các giải pháp tổ chức dạy học 2 buổi . 
a. Bài học kinh nghiệm. 
- Một là, nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương , các tổ 
chức đoàn thể tập trung tuyên truyền sâu rộng trong giáo viên, phụ huynh học sinh qui 
định về mục đích và ý nghĩa của việc dạy 2 buổi để thực hiện đúng qui, đồng thời 
phối hợp thực hiện tăng cường giám sát hạn chế tiêu cực. Công tác dạy học hai buổi 
phải được đưa vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp uỷ nhà trường. 
- Hai là, nhà trường phải đổi cách tổ chức quản lý, đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng "dạy cách học " để người học “ được học thêm” đúng qui định với 
nội dung, chương trình phù hợp; phát huy vai trò ý thức trách nhiệm tạo cơ sở pháp 
nhân và tâm thế để người dạy tự giác chấp hành tốt qui định về dạy học 2 buổi hướng 
tới mục tiêu đột phá về chất lượng giáo dục . 
 - Ba là, chú ý công tác đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng góp phần nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp, phương pháp kỹ năng giáo dục của chính bản thân để 
đáp ứng yêu cầu tổ chức đa dạng và phong phú các hoạt động dạy học và giáo dục 
trong việc thực hiện qui định dạy học 2 buổi. 
- Bốn là, công khai hình thức tổ chức: phân công giáo viên, chương trình giảng 
dạy, hiệu quả dạy học, thu chi tài chính.. tăng cường kiểm tra từ nhiều nguồn thông 
tin để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm. 
- Năm là, chỉ đạo ban hoạt động ngoài giờ lên lớp có kế hoạch cụ thể, tổ chức 
cho học sinh hoạt động đúng các chủ đề do Bộ GD&ĐT quy định. Tránh tình trạng 
chồng chéo các hoạt động gây khó khăn việc tổ chức dạy học 2 buổi. Có sự chọn lựa 
giáo viên hợp lý để phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp( như số tiết tiêu chuẩn chưa 
đủ, có năng khiếu tổ chức hoạt động tập thể ) 
b. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 
- Tổ chức quán triệt phổ biến tuyên truyền sâu rộng những qui định về dạy 
học 2 buổi. 
Hiểu một cách đúng đắn chính xác tinh thần của các thông tư nghị quyết về dạy 
học 2 buổi là một trong những nhân tố quan trọng của công tác quản lý tổ chức thực 
hiện tạo sự đồng thuận nhất trí cao nguyên nhân dẫn tới sự thành công. Trên cơ sở 
nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phổ biến tuyên truyền những chủ trương 
của ngành Giáo dục đặc biệt là vấn đề khá nhạy cảm được dư luận quan tâm như dạy 
học 2 buổi. Giáo viên nhận thức đúng, phụ huynh học sinh hiểu đúng tán thành với 
những chủ trương biện pháp của nhà trường về dạy học 2 buổi. 
- Xây dựng kế hoạch. 
Sau khi đã triển khai đầy đủ các qui định về dạy học 2 buổi trong giáo viên phụ 
huynh và học sinh đã thống nhất phương án tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng chỉ đạo 
phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch. Kế 
hoạch phải chi tiết cụ thể vừa đảm bảo đúng qui định của Bộ GD&ĐT, của Sở 
GD&ĐT vừa phù hợp điều kiện thực tế về cơ sở vật chất đội ngũ, điều kiện kinh tế, 
chất lượng đầu vào của nhà trường và của địa phương. Thành lập các lớp học tăng 
tiết, phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi. Phân công giáo viên phụ trách quản lý lớp và 
giáo viên giảng dạy, lên thời khoá biểu một cách khoa học hợp lý tạo điều kiện cho 
giáo viên và học sinh không bị quá tải. Chỉ đạo bộ phận quản sinh theo dõi báo cáo 
hàng tuần để kịp thời nắm bắt tình hình, nhắc nhở phối hợp phụ huynh quản lý học 
sinh học 2 buổi. 
- Kiểm tra thực hiện dạy học 2 buổi. 
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình và kỳ luật lao động. 
Nội dung giảng dạy trong hoạt động dạy học 2 buổi được tổ nhóm chuyên môn 
thống nhất, đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp rèn luyện kỹ năng do nhà trường qui 
định, các chủ đề phù hợp với từng đối tượng học sinh với từng chặng thi đua của năm 
học hoặc những vấn đề mà học sinh hiện nay còn yếu. Trên cơ sở nội dung đã thống 
nhất giáo viên được phân công giảng dạy, phụ trách hoạt động hoạt động ngoài giờ 
lên lớp bám sát nội dung, soạn giáo án linh hoạt sáng tạo phù hợp đối tượng lớp học. 
Lãnh đạo trường tiến hành kiểm tra theo nhiều hình thức và nhiều kênh thông tin. 
Phân công nhiệm vụ theo chuyên ngành đào tạo để kiểm tra nội dung giảng dạy 
thông qua kiểm tra sổ đầu bài, tập ghi học sinh, giáo án của người dạy và thu thập 
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Lãnh đạo trực và giám thị kiểm tra về việc thực 
hiện giờ giấc kỷ luật lao động, trách nhiệm nhiệt tình, hiệu quả trong giảng dạy. yêu 
cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động nếu vắng dạy vì lý do nào đó phải 
xin phép nhà trường, thông báo học sinh phụ huynh và phải có kế hoạch dạy bù. 
+ Kiểm tra việc thực hiện nội qui nề nếp và chất lượng học tập của học sinh. 
Học sinh học 2 buổi được chia theo lớp, mỗi lớp bố trí một đội ngũ cán bộ lớp 
và có một gióa viên chủ nhiệm. Cán bộ lớp có nhiệm vụ ghi nhận học sinh đi trễ vắng 
học, ý thức học tập, từng buổi bộ phận giám thị kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm nắm 
thông tin kịp thời nhắc nhở điều chỉnh. Hàng tuần cùng với các thông tin khác thông 
tin về dạy học 2 buổi được tổng hợp trong họp giao ban sáng thứ 7 ( tuần) vào tuần 
thú 4 của tháng trong họp liên tịch. 
+ Kiểm tra sự tiến bộ của học sinh và hiệu quả của dạy học 2 buổi. 
Theo yêu cầu của nhà trường giáo viên bộ môn ngoài việc thực hiện nhiệm vụ 
giảng dạy giáo viên bộ môn còn có trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức 
học tập nhất là khả năng tự học ở nhà. Hàng tháng giáo viên bộ môn tiến hành kiểm 
tra theo các hình thức kiểm tra miệng, làm bài trên lớp, kiểm tra giấy ít nhất mỗi 
tháng có 2 bài kiểm tra. Đối với các lớp ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi, 
luyện thi đại học sau khi học hết phần chương chuyên đề tổ chức kiểm tra . Trên cơ sở 
kết quả kiểm tra đối chiếu với kết quả trước đó để đánh giá sự cố gắng có biện pháp 
điều chỉnh nếu hiệu quả còn thấp. 
 + Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi có trách nhiệm thành lập 
đội tuyển, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thông báo lịch, địa điểm bồi dưỡng cho phó 
hiệu trưởng chuyên môn. Hàng tháng phó hiệu trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra 
thời gian, nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch. Kịp thời nhắc nhở giáo viên đảm bảo 
thời lượng và chất lượng bồi dưỡng. 
C. PHẦN KẾT LUẬN 
 I. KẾT LUẬN. 
Việc chấn chỉnh đưa dạy học 2 buổi vào nề nếp từ cấp Bộ, cấp Tỉnh đến cấp cơ 
sở bằng những qui định có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa 
phương trên cơ sở những qui định chung là một việc làm cần thiết. Trách nhiệm đó là 
của mọi người, trong đó trách nhiệm lớn nhất là của người cán bộ quản lý. Trong 2 
năm qua được phân công phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, tôi nhận 
thấy trong công tác quản lý điều hành hoạt động dạy học ở trường THPT Đoàn Kết 
thì dạy học 2 buổi là một trong những là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Chính vì 
vậy đòi hỏi người quản lý phải có những biện pháp tổ chức quản lý phù hợp, sáng tạo 
có hiệu quả nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội. Việc tổ chức thực hiện 
tốt công tác dạy học hai buổi đòi hỏi sự đồng thuận từ ban giám hiệu, Hội đồng sư 
phạm và vai trò của từng cá nhân được phân công. Tổ chức tốt dạy học hai buổi cũng 
sẽ hạn chế tối đa việc dạy thêm học thêm, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà 
trường và sẽ đuợc sự đồng thuận, tin tưởng của lãnh đạo cấp trên, phụ huynh học 
sinh và xã hội. 
Với những kinh nghiệm của bản thân về công tác tổ chức dạy học 2 buổi trong 
thời gian qua ở trường THPT Đoàn Kết, tôi mạnh dạn viết đề tài này với 
mong muốn chia sẽ và nhận được sự góp ý của quý đồng nghiệp để công tác quản lý 
dạy học ở trường THPT ngày càng hiệu quả hơn. Xin chân thành cám ơn ! 
 II. KIẾN NGHỊ. 
 1. Với hiệu trưởng nhà trường. 
 - Tăng cường công tác tuyên truyền về dạy học 2 buổi và các hoạt động ngoài 
giờ lên lớp trong giáo viên, học sinh và phụ huynh. 
 - Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai trái đồng 
thới tuyên dương khen thưởng giáo viên thực hiện tốt công tác dạy học 2 buổi. 
 - Mạnh dạn tạo điều kiện cho những giáo viên trẻ có năng lực đảm nhiệm công 
tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. 
 - Chú trọng cân đối các hoạt động ngoài giờ lên lớp và dạy học hai buổi trong 
năm học để tránh gây áp lực cho học sinh. 
 2. Với Sở GD&ĐT Đồng Nai. 
Tăng cường tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác dạy học 2 buổi ở 
trường THPT để chia sẽ rút kinh nghiệm ở các đơn vị nhất là việc thực hiện chương 
trình cho học sinh khối 12 trước kỳ thi THPT cấp Quốc gia như hiện nay. 
 Tân Phú, ngày 15 tháng 5 năm 2015 
 Người viết 
 Lê Công Quang 
MỤC LỤC 
 A. PHẦN MỞ ĐẦU. 
I. Lí do chọn đề tài .......................................................................Trang 1 
II. Mục đích nghiên cứu............................................................. ...Trang 2 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................Trang 2 
IV. Giới hạn đề tài..........................................................................Trang 2 
 B. PHẦN NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận ..............................................................................Trang 3 
II. Cơ sở pháp lý............................................................................Trang 6 
III. Nội dung.....................Trang 
1. Thực trạng dạy học hai buổi ở trường THPT Đoàn Kết............ Trang 7 
a. Đặc điểm tình hình......................................................Trang 7 
b. Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học hai buổi ...Trang 8 
c. Kết quả đạt được...Trang 12 
2. Bài học kinh nghiệm và các giải pháp tổ chức dạy học 2 buổi ..Trang 14 
a. Bài học kinh nghiệm. .Trang 14 
b. Các giải pháp tổ chức thực hiện.Trang 14 
 C. PHẦN KẾT LUẬN 
I. Kết luận................. ......................................................................Trang 17 
II. Kiến nghị với ban giám hiệu nhà trường......................................Trang 18 
Mục lục.Trang 19 
Phụ lục..............................................................................................Trang 20 
PHỤ LỤC 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT 
Số : 84 /KH -THPT 
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Tân Phú, ngày 20 tháng 9 năm 2014 
KẾ HOẠCH 
Dạy học 2 buổi/ngày năm học 2014 -2015 
Căn cứ kế hoạch số 79/KH-THPT ngày 16 tháng 9 năm 2014 kế hoạch nhiệm 
vụ năm học 2014-2015; 
 Trường THPT Đoàn Kết xây dựng kế hoạch kiểm tra tập trung với các nội dung 
sau: 
I. Mục đích yêu cầu: 
Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, 
đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý giáo dục học sinh, hạn chế 
tình trạng dạy thêm học thêm không đúng qui đinh, tăng cường giáo dục giá trị sống, 
kỹ năng sống cho học sinh. 
Việc dạy học 2 buổi/ngày chỉ thực hiện khi học sinh có nhu cầu và phụ huynh tự 
nguyện cho con em tham gia học tập, được sự đồng ý của cấp trên. Việc thực hiện dạy 
học 2 buổi/ngày phải đảm bảo kế hoạch chất lượng và hiệu quả giáo dục.không gây 
quá tải với học sinh, đảm bảo số lượng chất lượng đội ngũ giáo viên, có đủ điều kiện 
cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Việc thu chi tài chính phải đúng qui định, công khai, 
minh bạch 
II. Những thuận lợi và khó khăn của trường trong việc tổ chức dạy học 2 
buổi/ngày 
1. Thuận lợi 
- Có đủ đội ngũ giáo viên theo qui định tại thông tư số 35/2006/TLT-BGDĐT-
BNV.Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trách nhiệm có 
nhiều kinh nghiệm trong công tác, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém 
- Học sinh có nhu cầu học 2 buổi/ngày, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em học 
tập và đóng góp theo thỏa thuận. 
- Nhà trường khuyến khích tạo điều kiện và có kế hoạch tổ chức thực hiện, quản 
lý, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. 
2. Khó khăn: 
- Nhà trường còn thiếu phòng học nên việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày gặp khó 
khăn. 
 - Điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn vì vậy việc đóng 
góp thấp hạn chế trong việc trả tiền dạy thêm giờ và tăng cường cơ sở vật chất.phục 
vụ giảng dạy. 
III. Nội dung và kế hoạch hoạch dạy học 2 buổi/ngày. 
1. Nội dung 
Bám sát nội dung chương trình theo qui định của Bộ Giáo dục, đảm bảo yêu cầu 
tối thiểu về chuẩn kiến thức. Thực hiện giải pháp tăng thời gian dạy học để ôn tập hệ 
thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành (đối với phụ đạo học sinh yếu) mở 
rộng nâng cao kiến thức (đối với bồi dưỡng học sinh giỏi); rèn luyện kỹ năng sống 
góp phần hình thành nhân cách tạo môi trường thân thiện (đối với nội dung giáo dục 
kỹ năng sống tổ chức sinh hoạt tập thể. 
2. Kế hoạch 
Nhà trường tổ chức các lớp phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, xây 
dựng kế hoạch hoạt động giáo đạo đức giáo dục kỹ năng sống. Nhà trường phân công 
giáo viên chủ nhiệm giáo viên giảng dạy và giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục 
đạo đức giáo dục kỹ năng sống. Đối với giảng dạy văn hóa giao các tổ chuyên môn 
xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho các môn học phù hợp nội dung đối 
tượng. Giáo viên được phân công giảng dạy soạn giáo án và thực hiện kế hoạch dạy 
học. Đối với công tác giáo dục đạo đức rèn luyện kỹ năng sống giao cho ban tổ chức 
hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp đoàn thanh niên GVCN xây dựng kế hoạch và 
tổ chức thực hiện với từng chủ đề và thời gian phù hợp. 
3. Hình thức tổ chức 
a) Phụ đạo củng cố và ôn tập kiến thức 
* Khối 12: 
Học kỳ I Tăng tiết đối với học sinh khối 12 thời lượng 4 tiết các môn học Toán, 
Văn, Sinh, Địa, (trong đó môn môn Địa dạy vào TKB chính khoá tuần 1 (18/8/2014); 3 
môn còn lại học buổi chiều theo TKB phụ đạo buổi chiều từ tuần 5 (15/9/2014) Đối 
với 12A01, 12A02 tăng tiết các môn học Toán, Lý, Sinh, Hoá, (trong đó môn môn Sinh 
dạy vào TKB chính khoá tuần 1 (18/8/2014). 
Học kỳ II học tăng tiết 4 tiết cho các môn Toán, Hoá, Lý, Anh( trong đó môn 
Hoá học TKB chính khóa, 3 môn còn lại học buổi chiều. 
* Khối 10 tăng 1 tiết Toán HK I, 1 tiết Anh văn HK II. 
* Khối 11 tăng 1 tiết Anh cả HKI và HKII. Các tiết tăng tiết học vào thời khoá 
biểu chính khoá áp dụng từ tuần 1(18/8/2014). Tổ chức phụ đạo cho đối tượng học 
sinh yếu các môn : Toán (2 tiết/tuần), Văn và Tiếng Anh (1 tiết/tuần); Khối 12 gồm 
2 lớp; khối 11 gồm 2 lớp; khối 10 gồm 3 lớp. 
b) Bồi dưỡng học sinh giỏi: 
Thành lập đội tuyển học sinh giỏi khối 11 cấp trường để bồi dưỡng tạo nguồn 
cho đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12. Đối với khối 10,11 bắt đầu bồi 
dưỡng từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 4 nhà trường tổ thi học sinh giỏi cấp trường. 
Sau khi có kết quả thi học sinh giỏi cấp trường các tô chuyên môn thành lập đội tuyển 
học sinh giỏi khối 12 và bắt đầu đầu bồi dưỡng từ nửa tháng đến khi học sinh tham 
gia dự thi 6/2/2015. thời lượng đối với khối 11 một buổi/ tuần; khối 10, 12 hai 
buổi/tuần ( buổi 3 tiết). 
c) Giáo dục đạo đức rèn luyện kỹ năng sống; 
Ngoài việc lồng ghép giáo dục đạo đức rèn luyện kỹ năng sống qua các bộ môn 
học, nhà trường tổ chức giáo dục đạo đức học sinh rèn luyện kỷ năng sống qua 
chương trình GDNGLL theo qui định, qua sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt của GVCN, 
thành lập ban GDNGLL xấy dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo từng chủ đề 
phù hợp gắn với các chặng thi đua. 
 4. Kinh phí thực hiện 
- Huy động sự hộ trợ ngân sách ( bồi dưỡng học sinh giỏi) 
- Sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh : 1 .000 đồng/ môn/học 
sinh/tháng. 
III. Kế hoạch thực hiện 
1. Lãnh đạo trường 
Căn cứ văn bản chỉ đạo và điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch 
dạy học 2 buổi/ ngày quản lý nội dung chương trình và chất lượng dạy học. Phân công 
giáo viên giảng dạy, GVCN để quản lý học sinh và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, huy 
động các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hộ trợ thực 
hiện kế hoạch. Kiểm tra định kỳ rút kinh nghiệm và báo cáo với Sở GDĐT về việc 
thực hiện kế hoạch. 
2. Đối với tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức đoàn thể 
Tổ trưởng CM chị trách nhiệm trước Lãnh đạo trường về việc thống nhất nội 
dung giảng dạy, phân công và quản lý kiểm tra giảng dạy & các hoạt động giáo dục 
hợp lý an toàn và chất lượng, chỉ đạo GVBM về nội dung phương pháp giảng dạy 
hoạt động phù hợp đối tượng chương trình và thời lượng, báo cáo với lãnh đạo trường 
về việc thực hiện kế hoạch, phản án kịp thời những khó khăn vướng mắc và đề xuất 
giải pháp khắc phục. 
3. Đối với giáo viên 
Chấp hành sự phân công của tổ trưởng, nắm vững nội dung phương pháp đối 
tượng, soạn giảng và dạy học phù hợp đối tượng đạt hiệu quả; thực hiện nghiêm túc kỷ 
luật lao động, kế hoạch giáo dục, kế hoạch giảng dạy của tổ của trường. 
4. Phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu. 
STT LỚP GVCN GVBM GHI CHÚ 
1 10B1 Nguyễn Thị Trị 
Lương TPhương Mai Toán 
Nguyễn Thị Trị Văn 
Trương Thị Lan Ngoại ngữ 
2 10B2 Lương T Phương Mai 
Lương TPhương Mai Toán 
Nguyễn Thị Trị Văn 
Trương Thị Lan Ngoại ngữ 
3 10B3 Vũ T Anh Thi 
Vũ T Anh Thi Toán 
Nguyễn Thị Trị Văn 
Trương Thị Lan Ngoại ngữ 
4 11B1 Hoàng Trâm Anh 
Trần Kiều Quyên Toán 
Võ T Thanh Phụng Ngoại ngữ 
Nguyễn Thị Trị Văn 
5 11Y2 Vũ Ngọc Huyền 
Vũ Ngọc Huyền Toán 
Nguyễn Hữu Thịnh Ngoại ngữ 
Hoàng Trâm Anh Văn 
6 12Y1 Trần Văn Tiến 
Trịnh Duy Phương Toán 
Trần Thái Hoàng Ngoại ngữ 
Trần Văn Tiến Văn 
7 12Y2 Mai Thị An 
Mai Văn Lâm Toán 
Trần Thái Hoàng Ngoại ngữ 
Trần Văn Tiến Văn 
5. Thống kê số liệu. 
Khối 
Số 
lớp 
Số 
HS 
 Dạy học 2 buổi/ ngày Ghi 
chú 
Số lớp 
Số HS 
ND dạy 
Số buổi 
GDKNS 
 SHTT 
12 
12 
441 
14 lớp có 12 lớp 
học tăng tiết 2 
lớp phụ đạo 
9 đội tuyển HSG 
568 
Ôn tập hệ thống 
hóa kiến thức rèn 
luyện kỹ năng làm 
bài; ôn thi tốt 
6 
nghiệp;bồi dưỡng 
HSG 
11 
12 
417 
2 lớp phụ đạo 
và 9 đội tuyển 
HSG 
138 
Ôn tập hệ thống 
hóa kiến thức rèn 
luyện kỹ năng làm 
bài, bồi dưỡng Học 
sinh giỏi, phụ đạo 
học sinh yếu 
6 
 10 
 12 
474 
2 lớp phụ đạo 
và 9 đội tuyển 
HSG 
150 
Ôn tập hệ thống 
hóa kiến thức rèn 
luyện kỹ năng làm 
bài, bồi dưỡng Học 
sinh giỏi, phụ đạo 
học 
6 
Nơi nhận: 
- LĐT 
- Tổ trưởng CM; 
- Lưu. 
KT.HIỆU TRƯỞNG 
P.HIỆU TRƯỞNG 
Lê Công Quang 
SỞ GD&DT ĐỔNG NAI 
Trường THPT Đoàn Kết 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập- Tự do -Hạnh phúc 
Tân phú , ngày thángnăm. 
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014-2015 
 Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC 2 BUỔI CÓ 
 HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT 
 Họ và tên: Lê Công Quang Tổ : Văn phòng 
 Lĩnh vực: 
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn 
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 
1. Tính mới 
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến đổi mới từ cái đã có 
2. Hiệu quả 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu 
 quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành và có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quã cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính 
sách: 
 Tốt Khá Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện 
và dễ đi vào thực tiễn : Tốt Khá Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu 
quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt 
 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_2_buoi_co_hieu_qua_o_truong_thpt_doan_ket_4505.pdf
Sáng Kiến Liên Quan