Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong phạm vi nhà trường phổ thông, chúng ta không đặt ra mục tiêu đào
tạo nên những người làm văn chương (những nghệ sĩ ngôn từ), mà tạo ra cho học
sinh một năng lực văn học (năng lực chiếm lĩnh khoa học về văn - bao gồm nhiều
lĩnh vực : văn học sử, lý luận văn học, khả năng cảm thụ, phân tích, giải thích tác
phẩm văn học.). Để đánh giá năng lực văn học của một học sinh, cần căn cứ trên
những mặt sau đây :
- Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn
học một cách chính xác.
- Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm :
+ Kiến thức về lịch sử văn học.
+ Kiến thức về lý luận văn học.
+ Kiến thức về tác phẩm văn học.
- Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như
những hiểu biết của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục theo
yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường.
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn đến việc rèn luyện
kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh, nhưng chưa trình bày những giải pháp cụ
thể, thiếu những dẫn chứng trong thực tế giảng dạy bộ môn và thiếu những khảo
sát năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THPT trong vài năm gần đây.
Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm
tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình
giảm tải, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài :
"Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ
thông". Trong đề tài này, người viết không có điều kiện trình bày chi tiết những
hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học và việc phân tích, cảm thụ, đánh giá tác phẩm
văn học, cũng như một số vấn đề về lịch sử văn học. Ở một chừng mực nhất định,
người viết xin được trình bày một cách khái quát một số kinh nghiệm về rèn luyện
kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông (THPT).
ặt đoạn văn có lỗi đó trong mối quan hệ với các đoạn văn trước và sau nó để tìm mạch văn, tìm ý chính mà học sinh muốn diễn đạt trong đoạn văn có lỗi. - Xác định ý chính của đoạn : + Muốn tìm được ý chính của đoạn thì ta phải tìm mối liên kết giữa các ý của các câu trong đoạn. Lưu ý hiện tượng lặp lại một số từ ngữ liên quan đến chủ đề của đoạn. + Tìm ra lỗi trong cách lập luận : Phân tích nguyên nhân gây lỗi, chỉ ra nguyên nhân của từng lỗi cụ thể mà học sinh vi phạm trong khi viết đoạn văn. - Nguyên tắc chữa đoạn văn có lỗi : + Phải đảm bảo được ý của học sinh muốn diễn đạt trong đoạn văn đó trong mối quan hệ với các đoạn văn trước và sau nó. 1 5 4 3 2 6 7 8 17 + Dựa vào ý kiến của học sinh, đặc biệt là dựa vào đối tượng gây lỗi, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, cả lớp hội ý, phát biểu. + Dựa vào ý chính (chủ đề của đoạn) mà học sinh muốn diễn đạt trong đoạn văn trong mối quan hệ với các đoạn văn trước, sau nó mà xác định mô hình đoạn, tìm ra ý cốt lõi. Nếu đoạn văn mà học sinh viết không đúng mô hình thì giáo viên phải chọn một mô hình phù hợp với ý học sinh muốn diễn đạt mà lập lại đoạn văn. + Nếu gặp đoạn văn quá rối nát, tối nghĩa mà ta khó xác định ý chính của đoạn thì ta phải kiên trì tìm hiểu ý học sinh muốn diễn đạt bằng cách phải chú ý đến hiện tượng lặp lại một số từ, nhóm từ. Dựa vào những ý chính của đoạn ta lập lại dàn ý, sau đó chữa lại đoạn văn theo ý học sinh muốn diễn đạt. Qua kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta thấy học sinh chưa biết cách hoàn chỉnh một đoạn văn, chưa có ý thức liên kết câu (mặc dù đã được học ở trung học cơ sở) nên đoạn văn còn rời rạc. Viết được câu chủ đề nhưng chưa biết viết các câu triển khai nội dung nêu ra được ở phần chủ đề, hoặc xen vào những câu văn không liên quan đến chủ đề của đoạn văn. Vì vậy, học sinh phải được luyện tập nhiều trong ba năm học ở trường THPT. Ngoài việc đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo nội dung của đoạn văn, học sinh còn luyện tập để viết những câu văn hay, sáng tạo, giàu cảm xúc. 6. Giải pháp 6 : So sánh, liên hệ, đối chiếu : a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Đối với văn sáng tác, đặc biệt là văn miêu tả, tường thuật, kể chuyện, dứt khoát phải giàu hình ảnh. Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của duy lý lôgic - ý tứ cần chặt chẽ, sáng sủa, lập luận phải chắc chắn, bảo đảm độ chính xác cao, giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là loại văn bản này từ chối mọi cảm xúc, hình ảnh. Bởi vì chỉ có hình ảnh mới dựng lên được bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống, con người và sự vật. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục, làm cho chân lý sáng tỏ, vừa hấp dẫn. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Ở đây những tư tưởng trừu tượng, khái quát, khô khan được minh họa, diễn đạt bằng cách so sánh với hàng koạt hình ảnh cụ thể, sinh động tạo nên sự thích thú cho người đọc không kém gì văn sáng tác. Những so sánh hay là những so sánh vừa chính xác, vừa bất ngờ thú vị. So sánh hay bao giờ cũng gợi cảm, gợi trí tưởng tượng và những liên tưởng phong phú trong lòng người đọc. Trong quá trình làm văn, người viết có thể so sánh hai nền văn học, hai giai đoạn văn học, hai phong cách, hai chi tiết nghệ thuật... (có thể so sánh hai hay 18 nhiều hơn). Có thể so sánh với những tác phẩm nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. Vận dụng biện pháp so sánh văn học, một mặt để làm sáng tỏ được vấn đề, mặt khác nó chứng tỏ người viết có vốn sống phong phú. Chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực của học sinh. Đề bài ra theo hướng mở, có liên hệ thực tiễn và so sánh các tác phẩm, nhân vật, tình tiết,... của tác phẩm này với các tác phẩm khác. Hoạt động tích hợp giúp cho học sinh hiểu được tính hệ thống của văn bản, liên hệ với những kiến thức đã học ở phần này hoặc sẽ học ở phần kia. Từ đó, rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic, chính xác, khoa học, giúp cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ trong quá trình tạo lập văn bản. b. Các dữ liệu minh chứng : Ví dụ : Khi phân tích hai câu thơ đầu trong bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ - Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ - Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không), nhiều người thường liên hệ với thơ Lý Bạch đời Đường. "Chúng điểu cao phi tận - Cô vân độc khứ nhàn", với ca dao : "Chim bay về núi tối rồi", Truyện Kiều của Nguyễn Du : "Chim hôm thoi thót về rừng", bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan : "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi"... So sánh để thấy rõ sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ Bác. Việc rèn luyện kỹ năng viết văn bản cho học sinh còn là khả năng vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống. Học sinh phải được rèn luyện năng lực hành động, tăng cường thực hành, không phải hết tiết học là xếp sách vở lại cất đi. Ví dụ, sau khi học bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, giáo viên ra đề cho học sinh về nhà làm bài : "Viết một đoạn văn ngắn (10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò người hiền tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay". Đề bài viết số 2, khối 11 : "Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời đại hiện nay". Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày chính kiến của mình đối với bài học từ sách vở, đối với các vấn đề mang tính thời sự chính trị đang diễn ra xung quanh. Ngoài chức năng nhận thức, tác phẩm văn học còn mang đến cho người đọc, người học giá trị giáo dục và giá trị thẩm mỹ. Việc ra đề làm văn cần so sánh, tích hợp giáo dục, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, bồi đắp cho học sinh những tư tưởng đúng đắn, những tình cảm cao đẹp. Ví dụ : Đề bài viết số 6, khối 12 : "So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi". c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Để liên hệ so sánh văn học và làm những đề bài có sử dụng thao tác lập luận so sánh, người viết phải có vốn tri thức phong phú về văn chương. Tuy vậy cần 19 chú ý, so sánh cốt là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm được phân tích, bình giảng chứ không phải để phô trương kiến thức, rơi vào lan man, mất trọng tâm, trọng điểm, khiến bài viết tản mạn, lạc đề, gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Những so sánh hay là những so sánh làm cho người đọc thấy tự nhận, không gượng ép mà vấn đề lại được nổi bật. 7. Giải pháp 7 : Lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng: a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Nếu văn sáng tác trước hết tác động về tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ thì văn nghị luận trước hết tác động tới lý trí, trí tuệ người đọc bằng lý lẽ và dẫn chứng lý lẽ làm người ta hiểu, dẫn chứng làm người ta tin. Một khi đã hiểu và tin tức là đã bị thuyết phục. Nếu văn sáng tác, khi mô tả cuộc sống, khi dựng người dựng cảnh, phải chọn lựa chi tiết tiêu biểu điển hình, thì văn nghị luận cũng phải lựa chọn dẫn chứng cho thích đáng. Trước hết cần phân biệt dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng. Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu. Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết tự viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc. Phân biệt được hai loại dẫn chứng như thế để người viết chú ý tuân thủ quy tắc sau đây : phải coi trọng và tập trung vào dẫn chứng bắt buộc, tránh tình trạng dẫn chứng mở rộng lại nhiều hơn, coi trọng hơn, làm lấn át cả dẫn chứng bắt buộc. Nghĩa là dẫn chứng mở rộng chỉ là để làm sáng tỏ thêm cho dẫn chứng bắt buộc. Dẫn chứng bắt buộc cho người đọc thấy bề sâu của người phân tích, còn qua dẫn chứng mở rộng thấy được bề rộng về kiến thức văn học của người đó. b. Các dữ liệu minh chứng : Ví dụ : Phân tích vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được thể hiện qua hai tác phẩm : Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Ở đề văn trên, dẫn chứng bắt buộc là những dẫn chứng lấy từ hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích để làm rõ "Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam", người viết có thể dẫn thêm một số dẫn chứng từ hai tác phẩm : Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu và Quán rượu người câm của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ thêm vấn đề. Những dẫn chứng liên hệ thêm ngoài Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đều là những dẫn chứng mở rộng. Như vậy về nguyên tắc, những dẫn chứng mở rộng có thể là những đoạn trích khác trong cùng tác phẩm đó hoặc trong những tác phẩm khác 20 của cùng một nhà văn, hay trong những tác phẩm khác của nhà văn khác (cùng thời, trước và sau, trong nước, ngoài nước, văn học dân gian, văn học viết...). c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Trong quá trình tạo lập văn bản cũng cần chú ý tới tỷ lệ của dẫn chứng và lý lẽ. Bài viết nếu chỉ có lý lẽ sẽ trở thành khô khan, tạo cảm giác nặng nề cho người đọc. Trái lại nếu bài viết chỉ toàn dẫn chứng và ít lý lẽ bài văn sẽ hời hợt, nhạt nhẽo, gây cho người đọc cảm giác nhàm chán và thiếu sâu sắc. Tất nhiên cũng phải thật linh hoạt trong việc xác định dẫn chứng, cũng như cách đưa dẫn chứng, khi thì trích nguyên văn, khi chỉ cần tóm tắt, khi trích một vài từ, vài chi tiết tiêu biểu, nhưng có chỗ phải dẫn ra cả đoạn dài. Cũng cần lưu ý, dẫn chứng phải được phân tích gắn với lý lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Một bài văn có dẫn chứng la liệt chỉ mới tỏ ra ngoài viết chăm học, nhớ nhiều chứ chưa nói được gì về trình độ nhận thức, năng khiếu thẩm mỹ và tài hoa. Người đọc bài, chấm bài văn sẽ nhận ra được trình độ và năng lực này nhờ những lời phân tích, bình giá, bình luận các dẫn chứng của người viết. Muốn làm tốt được bài văn, xét ở góc độ dẫn chứng, học sinh phải tích lũy cho mình một gia tài dẫn chứng phong phú đa dạng trên nhiều phượng diện. Nhưng điều quan trọng hơn là cần suy nghĩ cách phân tích, bình giá, cách sử dụng các dẫn chứng ấy sao cho có hệ thống và đạt được hiệu quả cao. 8. Giải pháp 8 : Giọng văn biểu cảm, một yếu tố tạo nên chất văn: a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Trong văn bản nghị luận, trong tư duy suy lý, lôgic nhưng vẫn cần màu sắc biểu cảm để bộc lộ thái độ và tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận. Giọng văn của bài nghị luận cũng phải thay đổi, linh hoạt, tránh kiểu viết một giọng, đều đều từ đầu đến cuối, tạo cảm giác đơn điệu. Muốn thế, trước hết cần sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng. Khác với ngôn ngữ một số nước, từ xưng hô trong tiếng Việt rất giàu màu sắc biểu cảm và hết sức phong phú. Để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng hô tôi (tôi cho rằng, theo tôi...). Nhưng để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm về vấn đề bàn bạc trở nên khách quan hơn, người viết thường xưng : chúng tôi, chúng ta, như mọi người biết... khi viết về ngôi thứ ba (vắng mặt) như phân tích một nhân vật, gọi tên một tác giả nào đó, cần xác định một đại từ cho phù hợp để tránh sự đơn điệu, lặp lại. Muốn như vậy, vốn từ đồng nghĩa phải thật phong phú. Không phải chỉ ở cách xưng hô, giọng văn linh hoạt còn thể hiện ở cách dùng các quan hệ từ, từ chuyển tiếp, quán ngữ... như : đúng thế, thật vậy, không 21 điều ấy đã rõ, như vậy, như thế, chẳng lẽ,... Những từ này tạo nên ấn tượng như người viết đang đối thoại hay tranh luận với người đọc. b. Các dữ liệu minh chứng : Ví dụ : Khi phân tích nhân vật Chí Phèo, người viết lúc có thể gọi : y, hắn, gã, Chí Phèo, nó, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, thằng cùng nhất trong đám cùng đinh... Nhưng khi nói tới một Chí Phèo lương thiện thì có thể dùng : anh, anh ta,... Nhiều học sinh suốt từ đầu đến cuối bài văn, chỗ nào cũng thấy xưng "nhà thơ" hoặc "tác giả" mà không biết thay đổi cách gọi. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng vốn từ phong phú của tiếng Việt, nhất là những từ cùng trùng nghĩa, từ gần nghĩa. Chẳng hạn viết về Bác Hồ, giáo viên gợi ý học sinh rất nhiều cách gọi : cha già dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ, Nguyễn Ái Quốc, Người, nhà văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả Ngục trung nhật ký... (tùy ngữ cảnh mà sử dụng từ ngữ cho phù hợp). c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Như chúng ta đã biết, một bài văn hay là một bài văn kết hợp hài hòa cả hai yêu cầu : yêu cầu về ý và yêu cầu về văn, yêu cầu về ý thiên về nội dung (tìm tòi, phát hiện và nêu lên những nội dung). Yêu cầu về văn thiên về cách trình bày, diễn đạt, nội dung tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Có ý mà thiếu chất văn, bài biết trở nên nặng nề, khô khan, thiếu truyền cảm. Có văn mà ý nông cạn, bài viết sẽ hời hợt, mòn sáo. Một bài văn hay là một bài văn có những ý tứ sâu sắc, mới mẻ lại được diễn đạt bằng những lời văn, câu văn hay, giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị mà có sức truyền cảm mạnh mẽ. 9. Giải pháp 9 : Thực hiện đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng viết văn bản : a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Giáo viên - học sinh. - Thời gian thực hiện : Bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2014 trở đi. - Nội dung thực hiện : + Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI của Đảng : "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan". 22 + Thực hiện đợt tập huấn của Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai tháng 9/2014 về vấn đề đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh . + Tổ trưởng chuyên môn tổ chức tập huấn cho giáo viên trong tổ, bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2014 đến hết năm học 2014 - 2015 và những năm học tiếp theo. b. Các dữ liệu minh chứng : - Thực hiện cho tất cả các bài viết định kỳ, bài kiểm tra giữa kỳ, cuối học kỳ. - Tổ chức dạy học theo chủ đề, kiểm tra theo chủ đề, thống nhất ma trận để trong mỗi bài kiểm tra. - Bài kiểm tra định kỳ : mỗi giáo viên ra 1 đề, nộp đề, đáp án vào cùng một thời gian đã quy định, tổ chức bắt thăm đề kiểm tra cho các lớp. - Tổ chức họp tổ nhận xét nội dung, phương pháp ra đề của mỗi giáo viên, rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Môn Ngữ Văn hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kỹ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kỹ năng nói và viết). Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của học sinh, các bài kiểm tra phải mang tính chất rèn luyện, thực hành, gắn với các tình huống của cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh phát triển năng lực. Với yêu cầu tạo lập văn bản, học sinh cần nêu được quan điểm rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về vấn đề mà đề bài yêu cầu; tìm được dẫn chứng từ các tác phẩm một cách chính xác và phù hợp; nêu được giá trị của các phương tiện nghệ thuật mà tác giả sử dụng, diễn đạt mạch lạc và có cảm xúc (ở bài nghị luận văn học); nêu được quan điểm hoặc tư tưởng riêng để trình bày hoặc giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu; triển khai luận điểm bằng những luận cứ, luận chứng chính xác, phù hợp, diễn đạt mạch lạc... (ở bài nghị luận xã hội). IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI : Sáng kiến kinh nghiệm này được tôi áp dụng trong hoạt động dạy và học, đạt được kết quả khả quan. Học sinh tiến bộ, chất lượng bài làm văn được tăng lên. Kết quả khảo sát qua kiểm tra tự luận 40 học sinh lớp 11 trong năm học 2014 - 2015 như sau : - Điểm dưới 5 : 0 - 0% - Điểm trung bình : 5 - 12,5% - Điểm khá : 11 - 27,5% - Điểm giỏi : 24 - 60% 23 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : 1. Đề xuất : - Nên có sách hướng dẫn rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh THPT. - Có định hướng về nội dung sách giáo khoa, dạy học theo chủ đề trước khi thay sách giáo khoa vào năm 2018, để giáo viên kịp thời chỉnh sửa giáo án. - Tổ chức cho giáo viên tham quan các mô hình giáo dục tiên tiến trong toàn quốc. 2. Khuyến nghị khả năng áp dụng : Một học sinh giỏi văn là một học sinh biết trình bày (ở hai dạng nói và viết) những điều mình hiểu, mình cảm nhận được một cách rõ ràng, sáng sủa để người nghe, người đọc cùng hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó. Tuy nhiên, trong nhà trường phổ thông, do điều kiện và tính chất môn học, mặc dù đã cố gắng chú ý đến hai loại năng lực nói và viết, nhưng nhìn chung, chủ yếu vẫn chỉ mới chú trọng rèn luyện kỹ năng viết, văn viết. Nói huy và viết hay có những đặc điểm và yêu cầu cụ thể riêng nhưng đều phản ánh một điểm chung đó là tư duy của các em. Ngôn ngữ dù nói hay viết đều là công cụ của tư duy và phản ánh tư duy. Khi tư duy của học sinh chưa rõ ràng thì các em chưa diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, trong sáng. Một điều quan trọng : dù là loại văn bản nào đi nữa, khi muốn viết (phát biểu) một bài văn có chất lượng, học sinh cần phải xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và hình thức của bài viết ("Viết cho ai ?", "Viết cái gì ?", "Viết để làm gì ?" và "Viết như thế nào?" (theo quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh). Trong quá trình luyện tập viết bài, các em cần dẫn ra nhiều tình huống, đặt mình vào vị trí của người viết (người nói) giả định cũng như người đọc (người nghe), giả định để định ra nội dung và cách viết cho phù hợp. Luyện tập như thế nội dung và cách viết sẽ linh hoạt, không cứng nhắc, rập khuôn, máy móc với cách luyện tập ấy, khi bước vào cuộc sống, các em sẽ rất chủ động, không bỡ ngỡ và lúng túng trước những tình huống và các đối tượng thay đổi khác nhau. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, học văn là học cái hay, cái đẹp. Tác phẩm văn học là một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Để trở thành một học sinh giỏi văn, ngoài việc tích lũy và rèn luyện để có một năng lực văn học, học sinh muốn giỏi văn còn cần trang bị rất nhiều kiến thức phổ thông như lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu... và hơn hết là tình yêu văn chương, tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của văn chương. 24 VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011. 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011. 3. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2012. 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2012. 5. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2013. 6. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2013. 7. Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010. 8. Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011. 9. Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10 - Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2012. 10. Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường Trung học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, năm 2014. VII. PHỤ LỤC :
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sinh_4043.pdf