Một số kinh nghiệm nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hiện nay, bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân đòi hỏi phải được nâng cao để phù hợp với tốc độ phát triển trí lực của xã hội và thế giới. Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục cũng như những giáo viên có tâm huyết với nghề, đó là vấn đề học sinh bỏ học ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Tây nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), đến hết quý 3-2015, trong tổng số 1.185.000 học sinh phổ thông toàn vùng thì có khoảng 0,49% nghỉ học (hơn 5.800 học sinh). (Báo TTO). Thực chất, tỷ lệ học sinh bỏ học gia tăng không những sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đào tạo chung của ngành, chất lượng giáo dục của trường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trình độ trí lực của xã hội.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số Kinh nghiệm nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học (ở trường
THCS Đinh Tiên Hoàng)
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Hiện nay, bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân đòi hỏi phải được nâng cao để phù hợp với tốc độ phát triển trí lực của xã hội và thế giới. Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục cũng như những giáo viên có tâm huyết với nghề, đó là vấn đề học sinh bỏ học ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Tây nguyên (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), đến hết quý 3-2015, trong tổng số 1.185.000 học sinh phổ thông toàn vùng thì có khoảng 0,49% nghỉ học (hơn 5.800 học sinh). (Báo TTO). Thực chất, tỷ lệ học sinh bỏ học gia tăng không những sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đào tạo chung của ngành, chất lượng giáo dục của trường mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trình độ trí lực của xã hội. 
Một số câu hỏi được đặt ra để ngành giáo dục cần suy ngẫm: Nghỉ học quá sớm tương lai của các em sẽ đi về đâu? Các em sẽ làm được gì khi tuổi đời còn quá trẻ, hay bỏ học các em sẻ trở thành những đứa trẻ không ngoan, trong số đó có em lại vướng vào tệ nạn xã hội, hoặc bị lạm dụng sức lao động Chính vì thế, hiện nay không chỉ riêng trường THCS Đinh Tiên Hoàng mà chủ trương chung của huyện Čư Mgar về nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn Phổ cập giáo dục – Xoá mù chữ biện pháp vận động các em trong đối tượng Phổ cập Giáo dục đã bỏ học trở lại trường lớp tiếp tuc học tập, giúp các em hoàn thiện trình độ văn hóa của mình, là chìa khoá cho các em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức của con người theo xu hướng phát triển trí tuệ theo kịp thời đại. Tình hình trẻ bỏ học đang là bài toán cần sớm có lời giải không chỉ đối với trường THCS Đinh Tiên Hoàng (xã Čuôr Dăng) nói riêng, ngành giáo dục nói chung. 
Bản thân tôi đã có một thời gian dài làm công tác Phổ cập Giáo dục, và được nhà trường giao thêm nhiệm vụ theo dõi công tác duy trì sỹ số, xây dựng kế hoạch vận động các đối tượng học sinh có dấu hiệu bỏ học, bỏ học đến trường. Trong quá trình công tác, bản thân đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhỏ và mạnh dạn trình trình bày để những ai quan tâm có thể phản biện để có thêm kinh nghiệm cho các đơn vị trường học cùng điều kiện tương tự có thể áp dụng. Chính vì lí do này mà tôi đã đi sâu tìm hiểu một số phương pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm duy trì sĩ số học sinh, nay tôi xin đưa ra một số ý kiến xoay quanh “Một số kinh nghiệm nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng”.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
Cơ sở lý luận. 
Điều 10 của Luật giáo dục nêu rõ: Học tập là quyền lợi của công dân.
+ Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
+ Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện ai cũng được học hành, Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, đảm bảo điều kiện để người học giỏi phát triển tài năng.
+ Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Chính phủ đã đưa ra Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2014 về việc Phổ cập Giáo dục, xoá mù chữ áp dụng đối với công dân Việt nam, đang sống tại Việt nam, các tổ chức và cá nhân liên quan. 
- Việt nam là một trong những quốc gia đang phát triển, hơn ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu cả về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Khi nền kinh tế của các nước đã hoà nhập vào bình diện thế giới thì Giáo dục và Đào tạo phải thể hiện triệt để “Quốc sách hàng đầu”. 
Công tác Giáo dục Đào tạo ở bậc THCS không những cung cấp cho học sinh kiến thức phổ thông mà đã bắt đầu tiếp xúc với thuật hướng nghiệp, thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Thực trạng số lượng ở trường THCS Đinh Tiên Hoàng trong những học vừa qua.
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đóng chân tại Buôn Koh Neh, xã Čuôr Dăng, Huyện Čư Mgar, tỉnh Dak Lak. Từ ngày thành lập cho tới nay số lượng học sinh dao động trong khoảng trên dưới 1000 em. Về cơ cấu tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiếu số chiếm từ 60% trở lên. Địa bàn tương đối rộng (diện tích ha) có 2.444 hộ gần 11.000 nhân khẩu. Thu nhập của người dân từ việc làm nông nghiệp, một số hộ làm dịch vụ thương mại chủ yếu ở Buôn Koh neh.
Về phía nhà trường : tuy mới thành lập được hơn sau năm, tách ra từ trường cấp 2-3 Nguyễn Trãi nên cơ sở vật chất ban đầu đã được thừa hưởng của đơn vị củ. Và sự nổ lực của cán bộ giáo viên, nhân viên khắc phục những khó khăn ban đầu, nhà trường đã có được kết quả: Trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Số lượng học sinh trong ba năm gần nhất như sau:
Năm học
Số lượng
học sinh
Tỷ lệ học
sinh dân tộc
2014-2015
1054
62%
2015-2016
958
59,1%
2016-2017
971
58,4%
Số lượng học sinh bỏ học của những năm đầu mới thành lập tương đối cao:
Năm học 2009-2010 số lượng bỏ học 35em (trong đó học sinh dân tộc: 33em), kết thúc năm học 2010-2011 có 28em bỏ học (dân tộc: 26). Đến năm học 2012-2013 số lượng học sinh bỏ học còn 16 em (dân tộc: 16). Số lượng học sinh bỏ học giảm là cả một sự nổ lực lớn của CB, GV và nhân viên nhà trường Đặc biệt là thầy hiệu trưởng luôn quan tâm đến số lượng, coi việc duy trì sỹ số chính là chất lượng của nhà trường đóng chân trên địa bàn phần lớn là học sinh dân tộc tại chổ. 
Các em bỏ học tập trung mấy nguyên nhân như sau: theo cha mẹ đi làm ăn ở các địa phương khác, phần lớn do học lực kém-lười học ham chơi Games Online, số ít rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn. Một nguyên nhân khác: nhận thức trong vấn đề học vấn của các bậc phụ huynh là người dân tộc thiểu số có thể còn hạn chế ; hoặc cũng có thể cách quản lý con cái trong mỗi hộ gia đình không chắt chẽ  cũng có thể là một trong số những nguyên nhân học sinh bỏ học. Thời gian bỏ học của các em thường rơi trong giai đoạn mùa khô truớc và sau tết nguyên đán.
Các biện pháp để tiến hành để giải quyết.
Mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên phải nâng cao nhận thức về Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, Nghị định 20/NĐ-CP/2014 về việc thực hiện “Phổ cập GD-XMC”, ý thức được tác hại lớn của việc bỏ học của học sinh. Từ đó bản thân mỗi cán bộ, giáo viên có tinh thần tự giác và phối hợp tuyên truyền vận động phụ huynh, học sinh và nhân dân cùng chống hiện tượng bỏ học của học sinh.
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Người mà HS gần gũi sau cha mẹ là GVCN. Sau khi biên chế năm học, nhà trưòng yêu cầu GVCN tiên hành thống kê tình hình nơi cư trú so với hộ khẩu, tìm hiểu đạo đức của các em thông qua những năm học trước, kiểm tra lại những vi phạm thường xuyên ở những năm học trước, thống kê lại những môn học mà các em chưa đạt yêu cầu. Thông qua GVCN năm học cũ nắm bắt lại những em HS cá biệt. Đến thăm hỏi gia đình một số em để nắm bắt tình hình chung của lớp. Phân công trách nhiệm của từng thành viên trong lớp, chọn những HS có uy tín, có trách nhiệm làm cán bộ lớp. Sắp xếp đôi bạn học tốt cho phù hợp. Đưa ra qui tắc của lớp dựa trên nội qui của trường và nhấn mạnh những điều cấm đối với học sinh trong điều lệ trường phổ thông.
Đối với GVCN thì những buổi sinh hoạt đầu giờ rất quan trọng, không chỉ phổ biến tình hình chung của trường, nhắc nhở vi phạm cụ thể của từng HS, mà thông qua sinh hoạt trò chuyện tâm tình tạo sự gần gũi cho học sinh. Có thể kể cho các em nghe những kinh nghiệm cuộc sống, những điều cần tránh, trả lời thắc mắc tâm lý tuổi mới lớn của các em. Xử lí vi phạm bảo đảm tính công bằng, có bài bản sư phạm và đảm bảo tính khoa học. Khen thưởng động viên kịp thời khi HS tiến bộ. Xây dựng ý thức tự rèn luyện mục đích của những việc làm trên là : Giaùo vieân chuû nhieäm phaûi xaùc ñònh mình vöøa laø ngöôøi anh, chò, ngöôøi baïn vaø ngöôøi thaày ñeå daønh tình caûm cuûa mình ñoái vôùi moãi HS. Giaùo vieân chuû nhieäm phaûi thöïc söï quan taâm töøng hoïc sinh, naém ñöôïc ñaëc ñieåm cuûa töøng HS. GVCN phải thực sự hiểu hoàn cảnh, môi trường của từng HS đang sống, đặt mình vào hoàn cảnh người thân của các em, kịp thời nhắc nhở, động viên giúp đỡ các em tránh những vi phạm không nên có, giáo dục theo tính cách của từng HS lưu ý với GVBM những HS yếu của lớp, để GVBM có kế hoạch, tạo điều kiện giúp đỡ các em học tốt hơn. GVCN là người luôn theo dõi sâu sát đối tượng thường xuyên nghỉ học, thông báo đến gia đình tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học để tìm hướng giúp đỡ các em kịp thời. Luoân nhaéc nhôõ ban caùn söï lôùp coù nhieäm vuï bao quaùt lôùp mình, baùo caùo vôùi giaùo vieân chuû nhieäm nhöõng tröôøng hôïp vi phaïm. 
GVCN laø nhaân vaät chính giaùo duïc caùc em coù tinh thaàn đoàn kết tập thể, bieát yeâu thöông, toân troïng vaø giuùp ñôõ laãn nhau trong hoïc taäp cuõng nhö khi gaëp khoù khaên, khuyến khích các em tham gia tốt phong trào đoàn đội vì đây là một dịp tốt để các em giải trí sau những buổi học căng thẳng, các em được trò chuyện hình thành cảm giác gần gũi giữa các em, các em có thể tin tưởng GV.
Khi có dấu hiệu học sinh bỏ học, GVCN và ban cán sự báo cáo với người theo dõi sĩ số của nhà trường đồng thời cũng là người thăm hỏi tìm hiểu nguyên nhân bỏ học, và động viên học sinh trở lại trường lớp. Nếu chưa đạt kết quả thì nhà trường làm buớc vận động tiếp theo với thành phần đại diện BGH nhà trường, chuyên trách phổ cập giáo dục, GVCN. Đối với các Thôn – Buôn có nhiều đối tượng học sinh bỏ học thì nhà trường tham mưu với Đảng uỷ và chính quyền địa phương cùng vào cuộc. Đồng thời công khai danh sách học sinh bỏ học đến tận thôn buôn, trung tâm học tập cộng cồng và trụ sở Uỷ ban nhân.
Đối với CBGV, NV nhà trường vừa có thái độ quan tâm bao dung, trong cách làm kiên quyết và nhiệt tình. Vận động các đối tượng đã muốn bỏ học thì điều chắc chắn là nhận thức về việc nhu cầu học vấn hạn chế. Điều cốt lõi trong quá trình vận động các em trở lại trường lớp là chọn thời gian thích hợp vào buổi chiều tối trong ngày và nhất định gặp mặt các em.
Ngoài việc theo dõi, thăm hỏi, vận động nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục và đuợc các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Như tặng quà sách – vở, tặng học bỗng  cho các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Hiệu quả công việc đã làm
So với các năm học từ khi nhà trường được chia tách THCS và THPT riêng thì số học sinh đã giảm từ trên dưới 30 em/năm hiện nay còn trên dưới 10 em. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả tạm tời của từng năm học, nếu không nổ lực thường xuyên của cả CB, GV, NV nhà trường và hệ thống chính trị xã hội thì số lượng học sinh bỏ học có thể lại tăng. 
Sự phối hợp nhịp nhà giữa GVCN, Ban giam hiệu nhà trường nói riêng và cả hệ thống chính trị tại địa phương nói chung thì có thể duy trì tỷ lệ học sinh bỏ học dưới hai con số.
III/ KẾT LUẬN: 
Làm tốt công việc giảm tỉ lệ học sinh bỏ học là công việc của CB, giáo viên trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tăng hiệu suất đào tạo. Ngoài ra còn làm giảm tỉ lệ lao động thiếu trình độ, thất nghiệp, trẻ em chưa ngoan Vì vậy tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm bằng công việc đã làm nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Nếu có thể nhân rộng cho các đơn vị trường học có cùng diều kiện tương tự cùng nghiên cứu, trao đổi thực hiện góp phần hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học trong nhà trường. 
Chắc chắn những kinh nghiệm này vẫn còn rất nhiều hạn chế mà bản thân tôi chưa nhận thấy. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy, cô đồng nghiệp để góp phần kiềm chế tình trạng học sinh bỏ học như hiện nay.
 Xin chân thành cám ơn! 
 Čuôr Dăng ngày 05 tháng 02 năm 2017
 Người viết
 Đinh Hữu Trường

File đính kèm:

  • docTRUONG_SKKN_2017.doc
Sáng Kiến Liên Quan