Một số kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:

 Bước sang thế kỉ 21 Giáo dục và đào tạo nước ta đứng trước những thử thách lớn, đó là:

- Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển lan nhanh.

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh.

- Sự bùn nổ Công nghệ thông tin trên toàn cầu.

- Nền kinh tế tri thức chiếm vai trò quan trọng, trong sự phát triển đất nước.

 Điều đó đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục hiện đại.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lý do khách quan

 1.1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT):

Trong những năm gần đây nền giáo dục huyện Tri Tôn thực sự bước vào chặn đường "Công nghệ thông tin trong giáo dục" với biết bao gian truân và thử thách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại.

Máy vi tính với các phần mềm tin học phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng của mỗi giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, nếu như chúng ta biết sử dụng công dụng của máy tính thì hiệu quả rất cao. Song song với máy tính là sự ra đời của mạng Internet toàn cầu đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trên mọi miền tổ quốc.

Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu, ảnh, kinh nghiệm trong giảng dạy với nhau, để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hiện đại trong giảng dạy:
Từ nhiều năm nay Phòng GD&ĐT đã trang bị cho các trường trên địa bàn huyện Tri Tôn nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy như: máy tính bàn, laptop, máy chiếu projector, cassette, ti vi, đầu video,... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng "đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa". Dạy học thông thường chỉ dùng tranh ảnh thì học sinh khó có thể tưởng tượng được. Còn Bài giảng điện tử thì học sinh được quan sát một cách rất rõ ràng thiết thực hơn nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
Hoïc sinh keå teân caùc cô quan tieâu hoùa.
Mặt khác, nếu soạn một BGĐT mà không tuân thủ theo các nguyên tắc sẽ gây ra tình trạng "lạm dụng CNTT". Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo tình trạng “lạm dụng CNTT” khi các giáo viên xây dựng bài giảng. Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó, hay khi dạy một bài văn có sử dụng CNTT, giáo viên trình chiếu hoàn toàn nội dung bài dạy. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo.
Phải xác định rằng bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên phương pháp dạy học tích cực (học sinh tự tìm tòi kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên), chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của công nghệ hiện đại.
 ÖÙng duïng coâng ngheä thoâng tin phoái hôïp cuøng phöông phaùp daïy hoïc tích cöïc.
Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu (âm thanh, hình ảnh, phim,...). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn.
Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng các công cụ tìm kiếm tư liệu trên Internet như Google hay Yahoo, địa chỉ http:// www.dayhoc.vn;  hoặc tìm kiếm thông tin tại http:// www.google.com.vn với từ khóa (nội dung cần tìm) thích hợphoặc các truy cập các nguồn tư liệu, tài nguyên phục vụ cho giáo dục và đào tạo như “Thư viện tư liệu giáo dục” tại  (cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng) và “Thư viện bài giảng điện tử” tại  hoặc Violet.vn (cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy)
 2.4 Biện pháp 4: Sử dụng các phần mềm tiêu biểu phục vụ cho công tác giảng dạy
Là một giáo viên trong thời kỳ hiện đại ngày nay cần phải biết sử dụng máy tính, việc học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm vi tính từ đơn giản đến phức tạp. Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như Powerpoint, Violet. Tất cả các phần mềm ứng dụng vào để dạy học có thể được tải về từ địa chỉ 
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ).
* Các phần mềm phục vụ cho giáo dục:
Đối với giáo viên, tôi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Microsoft Powerpoint: Làm việc trên Microsoft Powerpoint là làm việc trên các tệp trình diễn bao gồm các bản trình diễn, chúng được sắp xếp một cách có thứ tự. Các bản trình diễn này chứa nội dung thông tin bạn muốn trình bày.
Đây là phần mềm thông dụng nhất, được nhiều người sử dụng trong soạn giảng, bởi có những tính năng đơn giản, hấp dẫn và giao diện đẹp. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn.
Hiện nay, phần lớn các bài giảng điện tử của giáo viên đều sử dụng phần mềm Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm khác hiện đại hơn, dễ dùng hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền.
Phần mềm Violet: Phần mềm Violet 1.7 là phiên bản hoàn chỉnh các chức năng soạn thảo trình chiếu, đồng thời mở rộng chức năng Công cụ của Violet cho các phần mềm khác, ví dụ ngay trong Powerpoint cũng sẽ có Tạo bài tập trắc nghiệm, Vẽ đồ thị, Lập trình mô phỏng, v.v... 	Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những tính năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập trắc nghiệm, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flash đòi hỏi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều. Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn chỉnh.
2.5 Biện pháp 5: Khai thác Internet để tìm kiếm thông tin:
Không cần tra sách chỉ trong vài giây ta sẽ có được những tư liệu thông tin cần tìm. Đó chính là kho tài liệu khổng lồ trên mạng Internet với hàng tỷ tư liệu từ những mẹo vặc, kiến thức trong cuộc sống đến những kiến thức khoa học hiện đại. Internet là một thế giới ảo, là nơi lưu trữ tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và kiến thức của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng là bắt buộc đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet bằng Google với từ khóa (nội dung cần tìm) thích hợp.
	- Thư viện tư liệu giáo dục  là trang web chia sẻ các tư liệu phim, ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam
	- Thư viện bài giảng điện tử: địa chỉ trang web là  Đây là trang web cho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất nhiều giáo viên khác trên cả nước. Thư viện tư liệu giáo dục và thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như trên với những ưu điểm vượt trội là:
	+ Hoàn toàn miễn phí.
	+ Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng.
	+ Luôn được cập nhật thường xuyên, từng ngày, từng giờ.
	+ Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. 
	- Thư viện cũng là kênh kết nối các giáo viên trên cả nước, giúp mọi người học hỏi và chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong công việc của mình.
Các phần mềm tìm kiếm trực tuyến trên Internet đã thu nhỏ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thành cuốn cẩm nang đầu giường đối với mỗi con người hiện nay. Với giáo viên thì cũng nên coi như việc ngồi máy tính để soạn bài giảng giáo án là phải kết nối Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm Internet thì mới có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng . Mỗi giáo viên chỉ cần là người có tư duy tốt, nhạy bén, sáng tạo thì sẽ phát huy được hiệu quả trong công việc và nâng cao chất lượng dạy học.
2.6. Biện pháp 6: Trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trên Internet
Internet mang lại những kiến thức cho con người mà còn là nơi giao lưu, chia sẻ, trao đổi các thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản và phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn trên mạng.
Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT, địa chỉ  trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT.
Diễn đàn giáo viên: địa chỉ  là diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học.
Các địa chỉ mạng xã hội để tạo blog được dùng nhiều mà thông dụng nhất hiện nay ở Việt Nam là:
 Thư viện trực tuyến ViOlet: Violet.vn: Mạng xã hội của cộng đồng giáo viên Việt Nam, nơi giao lưu kiến thức và chia sẽ tài nguyên dạy học
2.7. Biện pháp 7: Soạn giáo án đánh máy một cách tích cực, chi tiết và có sự chỉnh sửa cần thiết hợp lý trước và sau mỗi tiết dạy để giáo án đánh máy có thể làm nền móng vững chắc cho bài giảng điện tử, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như chất lượng dạy học. Có kế hoạch lưu trữ cẩn thận khoa học để sử dụng cho những năm học sau, đồng thời trao đổi với đồng nghiệp để có được những bộ giáo án tốt nhất cho công tác giảng dạy.
2.8. Biện pháp 8: Cần tham gia tích cực vào các câu lạc bộ, diễn đàn, các trung tâm tài nguyên  của giáo dục trên mạng để khai thác hiệu quả mạng internet nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.
2.9. Biện pháp 9: Biện pháp tác động giáo dục: 
- Xây dựng đôi bạn học: giỏi- yếu, khá - TB kèm cặp nhau. 
Thaûo luaän nhoùm ñoâi
	- Để các tiết học thêm sinh động, học sinh học tập một cách nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Tôi luôn thay đổi nhiều hình thức tổ chức trong tiết học như: học nhóm, trò chơi học tập,Điều không thể thiếu được trong tiết dạy đó là tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp có hiệu quả.
Baøi giaûng ñieän töû phoái hôïp cuøng tranh aûnh vaø ñoà duøng daïy hoïc töï laøm
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Qua những biện pháp nêu trên mà tôi đã thực hiện trong năm học 2011-2012 đã đạt được kết quả như sau:
	- Học sinh ham thích đến trường và chăm chỉ học tập.
	- Hạn chế được tình trạng vắng và bỏ học nữa chừng.
- Về công tác duy trì sĩ số:
+ Đầu năm sĩ số lớp: 30. Cuối năm: 29 (trong đó: chuyển đi: 01; bỏ học: 0)
- Về mặt chất lượng giáo dục:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
29
SL
TL
 (%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
10
34,5
8
27,5
11
38
0
0
2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng vào tất cả các lớp học trong trường tiểu học có điều kiện cơ sở vật chất như trường tiểu học"B" Cô Tô.
Qua lý luận và thực tiển kinh nghiệm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kết hợp việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay cho ta thấy rất thành công trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
Mặc khác còn phụ thuộc vào sự nổ lực của giáo viên trong việc tự học và tự tìm tòi kiến thức CNTT.
Tuy nhiên trong thực tế người giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo thì sẽ đem lại kết quả cao.
C. KẾT LUẬN
	Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học hiện đại hóa. 
	Để ứng dụng CNTT trong nhà trường có nhiều cách tiếp cận, nhưng thực tiễn cho thấy cách tiếp cận thích hợp là đi từ thấp lên cao, từ tổng thể đến chi tiết, từ môi trường thông tin đến môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì thế cần cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của CNTT được ứng dụng trong giảng dạy và học tập, hiểu biết về CNTT, quan tâm sử dụng thật sự CNTT phục vụ cho công tác giáo dục (giảng dạy, học tập ).
	Việc ứng dụng CNTT trong day - học các trường phổ thông là rất cần thiết nó có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học theo một chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Do đó việc soạn BGĐT là không thể thiếu, để có được một bài giảng chất lượng thì giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và mất nhiều thời gian mới có được. BGĐT là một phương tiện dạy - học theo phương pháp mới hiện nay, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư không chỉ kiến thức mà còn là thời gian. 
	Trên đây là một số quan điểm và kinh nghiệm của tôi trong suốt thời gian thực hiện, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp xem xét và góp ý thêm để quá trình thực hiện giảng dạy có hiệu quả. 
Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp, bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho quá trình giảng dạy và công tác. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục toàn ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học. 
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Năm học 2010-2011 và 2011-2012 và năm học này, đã có rất nhiều giáo viên đã có ứng dụng CNTT trong soạn giảng giáo án điện tử ở một số tiết dạy, nhưng mới chỉ là mang tính tự phát. Có thể nói việc soạn giảng ứng dụng CNTT lại thực tế trên các bài học, các phần mềm học tập, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Còn với đồng nghiệp việc ứng dụng đề tài này để soạn giảng bài giảng điện tử lại cần thiết hơn, nó hoàn toàn có thể tạo ra được các bài giảng theo phương pháp giảng dạy của mình. 
Khi soạn một bài giảng điện tử ta cần chú ý một số vấn đề sau:
- Kênh chữ, kênh hình, các tư liệu phải rõ ràng phù hợp với nội dung bài dạy, có tác dụng giáo dục. Hạn chế việc sử dụng khung hình động để học sinh giảm sự phân tán suy nghĩ.
- Màu sắc phải phù hợp, không lòe loẹt chói mắt.
- Bài giảng điện tử gây sự hướng thú học tập của học sinh thông qua các hình ảnh minh họa, trò chơi học tập. Trò chơi học tập nhằm củng cố lại kiến thức trong tiết dạy.
* Hướng dẫn một số kiến thức cơ bản trong việc soạn giảng một bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Powerpoint 2003:
+ Bước 1: Sưu tầm các hình ảnh động, tĩnh và khung hình trên Internet. (Tại địa chỉ: www.google.com.vn; Violet.vn; Tranh ảnh sách giáo khoa tiểu học.
+ Bước 2: Dùng điện thoại di động chụp các hình ảnh trong sách giáo khoa của bài dạy, cũng như những hình ảnh ngoài có liên quan đến bài dạy.
+ Bước 3: Mở phần mềm Microsoft Office Powerpoit, chèn khung hình, hình ảnh và nhập các văn bản.
+ Bước 4: Vào thư mục Slide Show trên Powerpoit -> chọn custom Animation điều chỉnh đoạn văn chạy theo ý thích, cũng như các hình ảnh được ẩn hiện.
Vào Slide Show -> chọn custom Animation ->Add Effect ->Entrance để điều chỉnh kiểu kiểu chạy của chữ. chọn Start With previous chọn Effect Options...vào Timing vào Speed để điều chỉnh thời gian chạy. Vào Repeat để điều chỉnh số lần chạy. Nhấp vào Ok.
Chọn màu nền: Vào thư mục Slide Show trên Powerpoit -> chọn custom Animation->Slide Design->Slide Design-color schemes
Tạo hiệu ứng âm thanh: Mở nháy của Title bên cửa sổ custom Animation->Effect mở nháy của Sound. Chọn kiểu âm thanh. Ok
+ Bước 5: Trang trí các trang bằng các hình ảnh đã sưu tầm.
Bên cạnh những kiến thức cơ bản trên chúng ta cần học hỏi, khai thác hết công dụng của phần mềm Microsoft Office Powerpoit để tao được một bài giảng thật hay và sinh động.
Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. 
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong những năm tiếp cận và ứng dụng CNTT ở trường học. Mặc dù chưa được đầy đủ, mang tính thuyết phục cao. Song, tôi mong rằng các thầy cô giáo cùng tham khảo chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau thực hiện tốt việc soạn - giảng giáo bài giảng điện tử góp phần đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT. Đặc biệt cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng người ngày càng đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa nước ta trở thành nước Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực.
	Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chỉ của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để làm kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:
Bước đầu có thể khẳng định sáng kiến kinh nghiệm này có tính khả thi và có thể áp dụng đối với các trường có điều kiện cơ sở vật chất tương tự như trường tiểu học"B" Cô Tô. Tuy nhiên, khi áp dụng đề tài này chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, vì khả năng ứng dụng CNTT mỗi người đều có giới hạn. Vì vậy, khi áp dụng đề tài này ta nên kiên trì nhẫn nại, luôn học hỏi rút kinh nghiệm cho bản thân. Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn đồng nghiệp là: "Hãy vì học sinh mà mạnh dạng ứng dụng Công nghệ thông tin vào tiết dạy của mình".
IV. KIẾN NGHỊ
	Để ứng dụng CNTT trong soạn – giảng bằng bài giảng điện tử được đồng bộ hóa ở nhà trường tôi xin kiến nghị: Các cơ quan ban nghành, nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần và thời gian cho những giáo viên giảng dạy. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được đi tập huấn các chương trình ứng dụng CNTT trong soạn - giảng để bổ sung thêm kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp.Tôi mong rằng với kiến nghị này, các cơ quan ban nghành luôn tạo điều kiện và giúp đỡ. 
Heát
	Cô Tô, ngày 12 tháng 12 năm 2012 
 Người viết
 Ngô Hoàng Trọng
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
A
Phần mở đầu
1
I
Bối cảnh của đề tài
1
II
Lí do chọn đề tài
1
1
Lí do khách quan
1
2
Lí do chủ quan
2
III
Phạm vi nghiên cứu
3
1
Mục đích chọn đề tài
3
2
Nhiệm vụ nghiên cứu
3
3
Phương pháp, biện pháp nghiên cứu
3
IV
Kết quả nghiên cứu
5
B
Nội dung
5
I
Cơ sở lý luận
5
II
Thực trạng khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
5
1
Thuận lợi
5
	2
Khó khăn
5
3
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông hiện nay.
6
III
Một số biện pháp khi ứng dụng CNTT trong việc soạn-giảng bài giảng điện tử
8
1
Các giải pháp thực hiện
8
2
Các biện pháp cụ thể
8
IV
Hiệu quả đạt được
18
1
Qua những biện pháp nêu trên...
18
2
Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm
18
C
Kết luận
19
I
Bài học kinh nghiệm
19
II
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
20
III
Khả năng ứng dụng triển khai
21
IV
Kiến nghị
21

File đính kèm:

  • docUng dung cong nghe thong tin trong day hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan