Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4, 5

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Mục tiêu giáo dục Tiểu học trong thời kỳ mới được xác định:“Giúp học sinh

hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đặc điểm,

trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học

cơ sở”. Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục Tiểu học được xây dựng toàn diện ở

tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Trong đó phân môn Lịch sử lớp

4, 5 có ý nghĩa và vị trí quan trọng, tạo nền tảng ban đầu đối với việc đào tạo thế hệ

trẻ. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ biên

soạn tập “Lịch sử nước ta” và mở đầu bằng hai câu:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Mục tiêu của phần lịch sử trong chương trình Tiểu học là cung cấp cho học

sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tiêu

biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu

dựng nước cho đến những năm xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Mối quan

hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài

người. Từ đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham

học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh, yêu thiên nhiên, con người, yêu

quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc. Tôn trọng, bảo vệ

các di tích lịch sử của đất nước.

Trong mỗi tiết học lịch sử việc yêu cầu học sinh nắm và thuật lại được các

kiến thức lịch sử từ xa xưa là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi ở người

thầy không những về kiến thức lịch sử mà người thầy còn phải có phương pháp dạy

học phù hợp và thực sự lôi cuốn. Tham gia góp phần đắc lực trong việc đổi mới

phương pháp dạy học, giúp học sinh hiểu và đạt mục tiêu bài học phải kể đến vai

trò của kênh hình sách giáo khoa. Đối với học sinh tiểu học vấn đề am hiểu lịch sử

của học sinh còn hạn chế, mức độ tư duy của các em chậm, cho nên việc khai thác

và sử dụng kênh hình của giáo viên là vô cùng cần thiết nhằm tạo biểu tượng lịch

sử, khôi phục hình ảnh quá khứ giúp học sinh hiểu về lịch sử.

pdf29 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 16 
Với bài này giáo viên vẽ đường trục phân biệt các hướng Bắc, Nam, Đông, 
Tây lên bảng. Yêu cầu HS dựa vào đường trục, kênh hình, chữ ghi trên lược đồ và 
SGK để trả lời các câu hỏi: Nước Văn Lang nằm trên địa phận nào trên lược đồ? ( 
Địa phận Bắc bộ và Bắc Trung Bộ) 
 Sau khi trao đổi GV kẻ tiếp trục thời gian lên bảng để phân biệt năm công 
nguyên và năm trước công nguyên, sau công nguyên, yêu cầu HS xác định thời 
điểm ra đời của nước Văn Lang. 
 Hình 2: Lăng vua Hùng 
2015 
 CN 
0 700 
 nước Văn Lang 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 17 
Được sử dụng khi giới thiệu về người đứng đầu nhà nước và tình hình xã hội 
nước Văn Lang. Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời: 
Lăng vua Hùng được xây dựng ở đâu? 
Nhân dân ta xây dựng lăng để làm gì? 
Chốt: Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 và ngày nay 
đã trở thành ngày Quốc giỗ của dân tộc. 
Hình 3: Lưỡi cày đồng 
Hình lưỡi cày đồng được sử dụng khi miêu tả về đời sống sản xuất của người 
Văn Lang. Yêu cầu học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi: 
- Hình dáng của lưỡi cày như thế nào? 
- Lưỡi cày dùng để làm gì? 
- Việc chế tạo lưỡi cày đồng chứng tỏ điều gì? 
Kết hợp với hình 7(cảnh giã gạo) để giới thiệu những sản vật mà người Văn 
Lang sản suất được. 
Hình 4: Rìu lưỡi xéo bằng Đồng 
Được sử dụng khi dạy về cuộc sống của người Văn Lang. Yêu cầu học sinh 
trả lời câu hỏi: 
- Hình dáng của lưỡi rìu thế nào? 
- Rìu dùng để làm gì? 
Hình 5: Muôi ( vá, môi) bằng đồng 
Sử dụng mô tả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Văn Lang. 
Câu hỏi thảo luận: 
- Hình dáng của chiếc muôi như thế nào? 
- Muôi dùng để làm gì? 
Hình 8: Vòng trang sức bằng đồng 
Sử dụng khi giới thiệu đời sống vật chất của người Văn Lang. 
Hình 10: Cảnh người nhảy múa trên thuyền 
 Sử dụng khi dạy về đời sống ăn mặc, vui chơi. Câu hỏi: 
- Hình nhà sàn thể hiện người Lạc Việt ở như thế nào? 
- Cảnh giã gạo của đôi nam nữ chứng tỏ người Lạc Việt ăn bằng gì? 
- Hình 10 thể hiện người Lạc Việt đang làm gì? 
Kết hợp các hình 3, 4, 5, 6 nêu câu hỏi: 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 18 
- Người Lạc Việt biết làm những công cụ và vũ khí gì để phục vụ và bảo vệ 
cuộc sống? 
- Việc chế tạo ra lưỡi cày, rìu, muôi, vòng trang sức,... bằng đồng chứng tỏ 
người Lạc Việt đã biết làm nghề gì? ( nghề đúc đồng) 
Hình 9: Đồ gốm thời Hùng Vương 
Sử dụng khi trình bày về các nghề thủ công của người Lạc Việt. Câu hỏi: 
- Hình dáng đồ gốm trong ảnh như thế nào? 
- Đồ gốm được làm từ chất liệu gì? 
- Chúng được dùng để làm gì? 
* Qua những công cụ đó và cả cách trang trí trên trống đồng, em hình dung 
như thế nào đời sống của người Lạc Việt ? ( HS đã có nhiều ý kiến như: Đồ dùng 
của họ khác với ngày nay/ Đồ dùng phục vụ cuộc sống còn đơn giản/ Từ xưa họ đã 
có tục lệ đua thuyền, và còn biết đeo cả trang sức để làm đẹp,) 
 Như vậy, từ việc khai thác tranh ảnh đó, học sinh có thể hình dung phần nào 
về đời sống, vật chất và tinh thần của người Lạc Việt dưới thời vua Hùng 
Bước 7: Xác định vị trí đặt đồ dùng cho cân đối, đúng tầm nhìn của học sinh. 
Sử dụng vào thời điểm cần thiết nhất để cung cấp kiến thức và khai thác thông tin, 
hơn nữa thời gian trưng bày đồ dùng phải ăn khớp nhịp nhàng với hoạt động khai 
thác. 
Ví dụ: Bài 5 “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” Lịch sử lớp 
4. 
Trống đồng Mũi tên đồng 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 19 
Hình 1: Trận Bạch Đằng năm 938 
 Sử dụng bức tranh khi dạy về diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng. Khi 
trình bày chi tiết thuyền giặc bị bãi cọc chặn lại, quân mai phục của ta đổ ra đánh 
quyết liệt thì kết hợp sử dụng bức tranh. Giáo viên hướng dẫn quan sát bức tranh, 
chỉ cho học sinh thuyền của ta, của giặc và đặt câu hỏi: 
 - Em thấy thuyền của ta thế nào? 
 - Thuyền của giặc như thế nào? 
 - Thuyền của ta nhỏ, nhẹ có lợi như thế nào? 
 - Điều gì sẽ xảy ra với thuyền của địch khi triều rút? 
Ví dụ: Bài 25: “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1798)” - Lịch sử lớp 
4. 
Hình 1: Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 20 
Sử dụng khi dạy về diễn biến trận Quang Trung đánh tan quân Thanh xâm 
lược. Câu hỏi: - Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân, khi hành quân ra đến Tam 
Điệp, Quang Trung đã làm gì? 
 - Quang Trung chia quân làm 5 đạo do những ai chỉ huy? 
 - Ngày mồng 3 Tết Kỉ Dậu ta đánh đồn nào? 
 - Sáng mồng 5 Tết ta tấn công đồn nào? 
 - Cùng lúc đánh tàn quân Ngọc Hồi bỏ chạy về Thăng Long, ta tấn công đồn 
nào? 
 - Kết quả của trận chiến là gì? 
Hình 2: Gò Đống Đa 
Sử dụng khi trình bày kết quả của sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh và giới thiệu: Từ Nam Đồng đến 
Thịnh Quang, xác giặc la liệt. Nhân dân ở đây đã thu nhặt xác đem chôn vào các hố 
và đắp cao lên thành gò. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử cùng mấy 
trăm thân binh trên gò Đống Đa. Với lòng khoan dung và giữ mối bang giao hữu 
hảo với nhà Thanh, vua Quang Trung đã cho lập đền thờ Sầm Nghi Đống ngay tại 
gò Đống Đa. 
Hình 3: Tượng vua Quang Trung 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 21 
Sử dụng khi dạy về công lao của Quang Trung – Nguyễn Huệ. Câu hỏi: 
- Em có suy nghĩ gì về công lao của Quang Trung? ( đánh tan quân Thanh 
bảo vệ đất nước.) 
- Vì sao nhân dân ta lại dựng tượng Quang Trung? ( để ghi nhớ công lao của 
ông) 
Chốt: Hằng năm, cứ đến ngày mông 5 Tết, ở Gò Đống Đa nhân dân ta lại tổ 
chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh. 
3.2.3 Cung cấp một số tư liệu, kênh hình ngoài sách giáo khoa 
Đối với những dạng bài cung cấp kiến thức về nhân vật lịch sử, các sự kiện 
lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước và dạng bài tìm hiểu lịch sử 
địa phương thì giáo viên cần cung cấp thêm tư liệu, kênh hình ngoài sách giáo khoa 
nhằm khắc sâu kiến thức bài dạy, liên hệ giáo dục đạo đức, lòng tự hào dân tộc. 
Những tư liệu, hình ảnh này giáo viên cần sưu tầm ở sách tham khảo, Viện bảo tàng 
Lịch sử, mạng Internet,... 
Ví dụ: Bài lịch sử địa phương: “Đắk Lắk xưa và nay” lớp 5 
 Hình 1: Quân Giải phóng tiến vào Ngã 
Sáu - Trung tâm TP Buôn Ma Thuột ngày 
10/3/1975 
 Hình 2: Ngã sáu – Buôn Ma Thuột năm 1987 
 Hình 3: Ngã sáu – Buôn Ma Thuột ngày nay 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 22 
Hình 4: Voi giúp người vận chuyển nông sản 
Hình 5: Một chú voi kéo gỗ trên một dòng 
suối 
Hình 6: Voi và du khách trên Hồ Lắk 
Hình 7: Voi phục vụ lễ hội cà phê Buôn Ma 
Thuột 
Hình 8: Nhà đày Buôn Ma Thuột 
Hình 9: Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được Nhà 
nước công nhận là di tích lịch sử vào năm 
1980. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 23 
Nhà đày Buôm Ma Thuột (số 18 đường Tán Thuật, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh 
Đắk Lắk.) là nơi giam giữ những chiến sĩ cộng sản thuở trước như: Hồ Tùng Mậu, 
Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn 
Quang, Ngô Đức Đệ, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Phụng Tân, Huỳnh Thanh... và 
biết bao nhiều người con ưu tú của mọi miền Tổ quốc. Những chiến sĩ cộng sản bị 
địch giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo hạt mầm cách mạng vào mảnh 
đất cao nguyên đất đỏ này. Được mở rộng và xây dựng kiên cố thêm trên cơ sở của 
một Prison (nhà lao) có từ năm 1900 đến năm 1930, nhà lao Buôn Ma Thuột trở 
thành nơi đày ải những chiến sĩ yêu nước Việt Nam. Giờ đây, đến thăm nhà đày 
Buôn Ma Thuột, các bạn sẽ nhìn thấy những chứng tích tội ác của bọn thực dân 
Pháp. Qua đó, có thể hình dung lại toàn bộ nhà đày Buôn Ma Thuột với chế độ cai 
trị khắc nghiệt và tàn bạo chẳng khác nào địa ngục của bọn thực dân Pháp. 
Ví dụ: Một số hình ảnh tôi đã sưu tầm thêm nhằm khắc sâu kiến thức bài học. 
 Bài 28. “Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình”, Lịch sử lớp 5 
Cổng trước Thủy Điện Hòa Bình. Dùng để giới 
thiệu bài 
Hãy tìm vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình 
trên bản đồ. 
Các cán bộ và công nhân 2 nước Việt – Xô Lao động
hăng say quên mình không kể ngày hay đêm.
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 24 
Thủy điện I-a-lyThủy điện Trị An
Thủy điện Sơn LaThủy điện Thác Bà
MỘT SỐ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN KHÁC Ở NƯỚC TA
 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 
 Trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4, 5 đòi hỏi người giáo viên phải tư 
duy, sáng tạo và đặc biệt phải chú trọng đến việc khai thác và sử dụng tốt kênh hình 
trong sách giáo khoa để dạy học. Phải tạo cho học sinh niềm hứng khởi cùng tham 
gia vào hoạt động học tập thông qua các phương pháp dạy học phù hợp. Nếu khai 
thác và sử dụng kênh hình đạt hiệu quả tức là thực hiện tốt việc đổi mới phương 
pháp dạy học và chất lượng giờ học được nâng cao. Từ đó, các em thấy yêu thích 
môn học, yêu thích lịch sử dân tộc, có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của 
lịch sử dân tộc và tự xây dựng ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống dân 
tộc. 
* Tóm lại: Khi làm việc với kênh hình thì: 
 + Lời dẫn phải xúc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh. 
 + Phải đề cập tới cốt lõi của bài học. 
 + Tạo ấn tượng, gợi ý tò mò của học sinh. 
 + Tổ chức cho học sinh tiếp cận nguồn dữ liệu( kênh chữ, kênh hình, sách 
giáo khoa) để có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
Và cần thực hiện theo các bước : 
- Giới thiệu sơ lược về kênh hình. 
- Nêu mục đích làm việc với kênh hình. 
 - Đưa ra câu hỏi gợi ý để HS có cơ sở khai thác kiến thức từ kênh hình. 
 - Gọi HS trả lời các câu hỏi. 
- Mời HS khác nhận xét, bổ sung trước khi GV đưa ra kết luận. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 25 
* Chú ý: Hiện nay việc tìm tranh ảnh, lược đồ trên Internet không khó nhưng 
trước khi tìm thêm những tranh ảnh khác để bổ trợ thêm kiến thức, giáo viên cần sử 
dụng khai thác hết ý đồ kênh hình trong sách giáo khoa. 
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ 
cho nhau để thực hiện thành công đề tài đưa ra. Bước1 là tiền đề để thực hiện các 
bước 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tuy nhiên trong các biện pháp trên thì bước 3 và 4 là biện 
pháp quan trọng nhất vì nó xác định được khi nào cần sử dụng và khai thác kênh 
hình, khai thác thế nào thì hiệu quả nhất, đạt được mục tiêu bài học. 
3.5 Kết quả khảo nghiệm 
 Qua việc áp dụng đề tài về sử dụng và khai thác kênh hình dạy học phân môn 
Lịch sử lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Trần Phú tôi thấy rõ: Chất lượng học sinh học 
phân môn Lịch sử tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Phong trào sử dụng 
đồ dùng dạy học nói chung của trường đã đi vào chiều sâu. Giáo viên và học sinh 
cùng hào hứng trong việc dạy, học phân môn Lịch sử. Học sinh tự tin, mạnh dạn và 
linh hoạt hơn rất nhiều trong kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. 
 Ngoài ra, trong các cuộc thi như: “Rung chuông vàng”, “Tuổi thơ khám phá” 
do liên Đội tổ chức thì số lượng học sinh tham gia phân môn Lịch sử nhiều hơn, các 
câu hỏi về lịch sử do ban tổ chức đưa ra các em phản ứng nhanh hơn, trả lời câu hỏi 
chính xác và có chất lượng hơn. 
 Trong quá trình áp dụng kinh nghiệm này, tôi khẳng định rằng: Việc sử dụng 
kênh hình dạy học trong phân môn lịch sử đã đem lại hiệu quả thực sự trong giảng 
dạy, giúp giáo viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn trong mỗi tiết dạy Lịch sử; kiến thức về 
các giai đoạn lịch sử, các sự kiện lịch sử nổi bật được các em học sinh ghi nhớ tốt 
hơn và sáng tạo hơn. 
Kết quả khảo nghiệm cụ thể như sau: 
Mức độ đạt được của học sinh 
Trước khi 
thực hiện 
Sau khi 
thực hiện 
Yêu thích hứng thú học môn Lịch sử 54,5% 79 % 
Học chỉ vì yêu cầu của thầy cô 27,3% 16,3% 
 Không thích học môn Lịch sử 18,2% 4,7% 
4. Kết quả 
Sau khi áp dụng kinh nghiệm này thì hiệu quả, chất lượng dạy học phần Lịch 
sử được nâng lên rõ rệt. Không những học sinh chủ động, linh hoạt trong cách học 
và cách ghi nhớ các kiến thức lịch sử mà học sinh còn linh hoạt, chủ động tiếp thu 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 26 
kiến thức ở các môn học khác và trong hoạt động ngoại khoá môn học. Nhận thức 
về vai trò của hệ thống tranh ảnh, bản đồ, lược đồ trong đổi mới phương pháp dạy 
học phần lịch sử của mỗi giáo viên được nâng lên. Giáo viên không còn lúng túng 
trong cách khai thác tranh ảnh, bản đồ, lược đồ; kỹ năng khai thác hình ảnh của 
giáo viên đã thành thạo hơn. 
Sử dụng và khai thác tốt tranh ảnh, là bước đệm để giáo viên tiếp cận với 
cách dạy học hiện đại như: Khai thác tư liệu trên hệ thống mạng INTERNET, sử 
dụng máy chiếu. Đặc biệt, việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ và thiết bị dạy 
học hiện đại là giúp khôi phục lại hình ảnh của quá khứ là công việc vô cùng quan 
trọng trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học nói 
riêng. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Là môn học thuôc lĩnh vực khoa học xã hội, phân môn Lịch sử có ý nghĩa và 
vị trí quan trọng trong nội dung chương trình cấp Tiểu học. Nó góp phần tạo nền 
móng cho việc đào tạo thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ, hiểu sâu về lịch sử dân tộc. 
Từ đó giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống dân tộc 
và thái độ ứng xử đúng đắn trong cộng đồng, trong xã hội. Điều cốt lõi để nâng cao 
chất lượng dạy học phân môn Lịch sử là nâng cao trình độ, nghiệp vụ, và ý thức 
nghề nghiệp của giáo viên; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phải được đặt 
lên hàng đầu, trong đó sử dụng kênh hình dạy học là một khâu quan trọng trong quá 
trình dạy học phân môn Lịch sử. 
Để có được một tiết học thành công ở phân môn Lịch sử cần đảm bảo một số 
yêu cầu sau: 
* Về phía giáo viên 
 Nắm vững đặc trưng riêng biệt của phân môn Lịch sử, hiểu được đồ dùng 
dạy học là con đường ngắn nhất giúp tái hiện hình ảnh lịch sử. Nó giúp giáo viên và 
học sinh tiết kiệm được thời gian mà lượng kiến thức vẫn được truyền tải nhiều 
hơn, hấp dẫn hơn. 
 Nắm vững mục tiêu bài học, xây dựng hệ thống đồ dùng cần sử dụng trong 
quá trình chuẩn bị bài dạy. 
 Xác định nội dung trọng tâm của bài cần khai thác thông qua tranh ảnh, 
lược đồ, bản đồ. 
 Chọn cách giới thiệu ngắn gọn, sinh động khi đưa ra tranh ảnh, đồ dùng dạy 
học, phiếu giao việc. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 27 
 Nêu rõ mục đích, yêu cầu và cách thức tìm kiếm thông tin trên tranh ảnh, 
bản đồ, lược đồ, giao việc rõ ràng. 
 Xác định chính xác vị trí treo tranh ảnh, bản đồ, lược đồ đúng thời gian và 
thời điểm sử dụng hình ảnh đó trong mỗi hoạt động khai thác bài sao cho hiệu quả. 
 Tạo bầu không khí thân thiện, thái độ, tư thế sẵn sàng hợp tác và trao đổi 
giữa cá nhân với nhóm, lớp; giữa giáo viên với cá nhân, với nhóm và với lớp trong 
quá trình cùng sử dụng đồ dùng dạy học. Luôn luôn đổi mới, sáng tạo trong công 
tác tự học tự nghiên cứu và trong giảng dạy. Dần dần bồi dưỡng cho học sinh niềm 
say mê, yêu thích phân môn Lịch sử, giúp các em hiểu đúng về quá khứ lịch sử hào 
hùng của dân tộc. 
* Về phía học sinh 
Có thái độ học tập đúng đắn đối với phân môn Lịch sử. 
Tích cực tham gia học tập và các hoạt động ngoại khóa môn học. Thông qua 
phương pháp dạy học của thầy cô, biết lựa chọn cách học tốt nhất cho mình. 
Có ý thức chủ động tìm tòi, khám phá khoa học nói chung và lịch sử Việt 
Nam nói riêng. 
2. Kiến nghị 
Cung cấp tư liệu, hình ảnh, băng đĩa,... chương trình dạy Lịch sử lớp 4, 5. 
Đặc biệt là các tư liệu về dạy học Lịch sử địa phương. 
Triển khai, nhân rộng các chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học đối với phân 
môn Lịch sử. 
Tổ chức tập huấn cho giáo viên cách sử dụng thiết bị dạy học hiện đại để bổ 
trợ thêm vào một số hoạt động có liên quan đến khai thác kênh hình trong bài giảng 
của giáo viên. 
Trong quá trình thực hiện đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. 
Tôi rất mong được sự góp ý chân thành hội đồng khoa học các cấp để tôi có thể rút 
kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy ngày càng tốt hơn. 
 Buôn Trấp, ngày 14 tháng 01 năm 2015 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Thanh Thảo 
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 28 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
............................................................................................................................. .... 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4,5 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú 29 
TT 
Tài liệu 
Tác giả 
1 Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 4, 5 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
NXB Giáo dục năm 2010 
2 Sách giáo viên Lịch sử 4, 5 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
NXB Giáo dục năm 2007 
3 
Thiết kế bài giảng Lịch sử 4,5 
- Nhà xuất bản Hà Nội 2006 
4 
Chuẩn kiến thức, kỹ năng Lịch sử 4, 5 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo 
5 
 Hướng dẫn số 5842/BGDĐT V/v thực 
hiện điều chỉnh nội dung chương trình 
Lịch sử lớp 4,5. 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo 
6 
Tài liệu bồi dưỡng Lịch sử 
- Nhà xuất bản Giáo dục 
7 Kiến thức lịch sử cho GV Tiểu học. 
- NXB Đại học Quốc gia Hà 
Nội 
8 
 Hướng dẫn sử dụng Tranh ảnh, lược đồ 
SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4,5 
- NXB Giáo dục 
9 
Tìm hiểu qua sách, báo Giáo dục, mạng 
internet. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_sach_giao_khoa_trong_giang_day_phan_mon.pdf
Sáng Kiến Liên Quan