Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 yêu thích hoạt động giáo dục thể chất

1. Tên sáng kiến:

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 yêu thích hoạt động giáo dục thể chất

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Giáo dục thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, tác động nhiều đến sức khoẻ của học sinh và cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức, tác phong cho các em vì học sinh tiểu học luôn có tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động. Đặc biệt về mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi vì vậy trong hoạt động giáo dục thể chất không nên đi theo hướng đơn thuần, máy móc dễ gây cho các em sự nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải tạo sự hứng thú giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn

Mặt khác, trong thực tế môn học vì nhiều lý do nên một số em chưa hứng thú đến việc tập luyện, ngoài ra có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, nhiều em béo phì trong khi nhiều bạn lại suy dinh dưỡng và đặc biệt là học sinh hoà nhập. Phụ huynh thì chỉ quan tâm đến vấn đề học văn hoá của học sinh không chú trọng đến việc rèn luyện thể lực cho con em mình.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3.2.1. Mục đích của giải pháp:

Giáo dục thể chất ở bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, làm giàu vốn kỹ năng vận động để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính và góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.

Hoạt động giáo dục thể chất không nên theo khuynh hướng đơn điệu, lặp đi lặp lại dễ gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo sự thoải mái không cần theo khuôn khổ, tích cực tập luyện tốt hơn cũng như yêu thích tiết học hoạt động giáo dục thể chất.

Và đó chính là mục đích của giải pháp “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 yêu thích hoạt động giáo dục thể chất”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 yêu thích hoạt động giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 yêu thích hoạt động giáo dục thể chất
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, tác động nhiều đến sức khoẻ của học sinh và cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức, tác phong cho các em vì học sinh tiểu học luôn có tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động. Đặc biệt về mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi vì vậy trong hoạt động giáo dục thể chất không nên đi theo hướng đơn thuần, máy móc dễ gây cho các em sự nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải tạo sự hứng thú giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn
Mặt khác, trong thực tế môn học vì nhiều lý do nên một số em chưa hứng thú đến việc tập luyện, ngoài ra có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, nhiều em béo phì trong khi nhiều bạn lại suy dinh dưỡng và đặc biệt là học sinh hoà nhập. Phụ huynh thì chỉ quan tâm đến vấn đề học văn hoá của học sinh không chú trọng đến việc rèn luyện thể lực cho con em mình.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
Giáo dục thể chất ở bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kỹ năng đơn giản cần thiết, làm giàu vốn kỹ năng vận động để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính và góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh. 
Hoạt động giáo dục thể chất không nên theo khuynh hướng đơn điệu, lặp đi lặp lại dễ gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo sự thoải mái không cần theo khuôn khổ, tích cực tập luyện tốt hơn cũng như yêu thích tiết học hoạt động giáo dục thể chất. 
Và đó chính là mục đích của giải pháp “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 yêu thích hoạt động giáo dục thể chất”.
3.2.2 Nội dung giải pháp: Để có một tiết hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những giải pháp sau:
3.2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: Lấy mục tiêu rèn luyện sức khoẻ thể lực cho học sinh là quan trọng nhất, tập trung nhiều vào việc phát huy tính tích cực của học sinh, dành nhiều thời gian cho học sinh được luyện tập, hoạt động vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như thi đua, biểu diễn dưới dạng các trò chơi. Khi dạy học cần nâng cao tính tự giác khả năng tự quản của học sinh để phát huy sự chủ động và học tập tích cực của các em, giáo viên cần phối hợp tổ chức tập luyện, tự tập luyện và tự quản nhằm khai thác tính tự đánh giá của mỗi em làm cho giờ học luôn nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn, dành nhiều thời gian cho học sinh tập luyện, vui chơi và tham gia vào quá trình tự đánh giá nhận xét. 
Ví dụ: Học sinh tự điều khiển cho nhóm tập, giáo viên quan sát giúp đỡ nhóm khi cần thiết.
Với tinh thần và trách nhiệm của một giáo viên tôi đã vận dụng những kinh nghiệm đã học hỏi được ở đồng nghiệp và qua quá trình đúc kết của bản thân, cũng như được dự các lớp chuyên môn, chuyên đề và qua tìm hiểu sách báo, tài liệu tôi đã áp dụng một số phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, giúp loại bỏ dần học sinh chán nản trong học tập, giúp các em ngày càng tích cực tập luyện một cách chủ động .
3.2.2.2. Phân tích kỹ thuật kết hợp với làm mẫu và sử dụng tranh kỹ thuật: 
Trong hoạt động giáo dục thể chất, việc phân tích kĩ thuật là phương pháp giải thích giúp học sinh có mục đích, hiểu và nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.Việc giải thích phải giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản về kĩ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu. Việc làm mẫu của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu khi lên lớp, nếu không làm mẫu chuẩn thì học sinh sẽ không nắm được kĩ thuật dẫn đến việc tập luyện sẽ không chính xác đặc biệt là khi dạy kĩ thuật mới. Song song với làm mẫu giáo viên có thể kế hợp với sử dụng hình ảnh để giới thiệu cũng như phân tích động tác giúp học sinh nhận biết kĩ thuật động tác sâu hơn và dễ hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài thể dục phát triển chung 8 động tác của lớp 3, giáo viên vừa giải thích động tác vừa làm mẫu kết hợp với hình ảnh để học sinh có thể ghi nhớ, khắc sâu hơn từng động tác và tư thế đúng biên độ.
 3.2.2.3. Phối hợp trò chơi vào các bài khởi động và các động tác bổ trợ: Thông thường giáo viên cho học sinh tập bài khởi động, tiếp đến là bài tập bổ trợ cho nội dung bài học. Khi thực hiện như vậy sẽ làm mất thời gian, vì vậy giáo viên có thể cho học sinh kết hợp hai bài tập vào trò chơi. Để làm được điều này giáo viên cần căn cứ vào từng loại hình của bài dạy để chọn những động tác vừa có tác dụng khởi động, vừa có tác dụng bổ trợ cho các động tác chính mà học sinh sẽ học tiếp ngay sau đó.
Ví dụ: Khi dạy nội dung nhảy dây kiểu chụm hai chân của lớp 3, giáo viên có có thể hướng dẫn học sinh tập luyện như sau: Cho các em vừa đi vừa khởi động kết hợp với xoay các khớp cho linh hoạt, sau đó tổ chức cho các em chơi trò chơi “Thỏ nhảy” hay “Con Cóc là cậu ông Trời” để nâng cao sức bật của đôi chân.
Cách tập như trên làm tăng thời lượng vận động mà không gây nhàm chán vì trò chơi thì có thắng có thua, có khen thưởng, tuyên dương từ đó tạo cho cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện để nâng cao thể lực và yêu thích tiết hoạt động giáo dục thể chất.
3.2.2.4. Tham mưu với nhà trường tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thể thao thường xuyên và tổ chức các giải thi đấu cấp trường hàng năm: Các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản thân, câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng khiếu, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội. Làm cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân tài có tố chất cao dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện.
Ví dụ: Câu lạc bộ cờ vua, câu lạc bộ điền kinh, câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bơi lội.
	3.2.2.5. Vận dụng phương pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh: Đối với học sinh yếu hay học sinh hoà nhập, không để các em nghỉ hay ngồi xem các bạn tập luyện mà giáo viên có thể tổ chức riêng cho các em tham gia với cường độ nhẹ hoặc phù hợp, thường xuyên động viên khích lệ để các em yêu thích tiết hoạt động giáo dục thể chất. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động chung của lớp với hình thức nhẹ nhàng, để các em được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn.
 Ví dụ: Nhóm học sinh béo phì cho các em bài tập vận động chạy.
	Nhóm học sinh suy dinh dưỡng cho học sinh tập các động tác phối hợp.
	Nhóm học sinh hòa nhập tham gia vào các trò chơi như mèo đuổi chuột.
	3.2.2.6. Vận dụng âm nhạc tạo nên tâm lý hưng phấn trong giờ học: Để học sinh không bị nhàm chán khi tập luyện, tôi nghiên cứu áp dụng các bài nhạc phù hợp với tiết tấu của từng nội dung bài học, từng hoạt động hay làm cho các em có tâm lý hứng khởi khi tập luyện
	Ví dụ: Bài hát trong phần khởi động hay khi tập bài thể dục phát triển chung với nhạc, nhạc theo tiết tấu trò chơi
 	3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp trên đã áp dụng tại khối 3 trường tiểu học thị trấn Kiên Lương 1. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua một năm học và áp dụng những biện pháp đề ra, các em yêu thích các tiết hoạt động giáo dục thể chất, tích cực và tự giác tập luyện từ đó phát triển thể lực theo đúng độ tuổi của các em. Được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Năm học 2017 - 2018
Tổng số học sinh 
Nội dung 
Yêu thích tập luyện
Tỉ lệ %
Chưa yêu thích tập luyện
Tỉ lệ %
Đầu năm
288
227
78,8
61
21,2
Cuối năm
279
96,8
9
3,2
Bên cạnh đó các em còn đạt giải ở các câu lạc bộ: Cờ vua (Hai giải Nhất, hai giải Nhì, một giải Ba), Bơi lội (Ba giải Nhất, một giải Nhì), Điền kinh (Một giải Nhất, một giải Ba đồng đội.
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, rất yêu thích luyện tập, rèn tính nề nếp thể thao từ đó thể lực các em được tăng lên rõ rệt, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, học sinh hoà nhập, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn.
Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng ở năm học 2017 - 2018. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp giúp cho tôi ngày càng thành công và tiến bộ.
	 Kiên Lương, ngày 7 tháng 5 năm 2017 
 Người mô tả 

File đính kèm:

  • docSKKN NHU 17 -18 HOAN CHINH.doc
  • docBIA SKKN nhu.doc
  • docPham Như - Mẫu giấy chứng nhận Sáng kiến năm học 2017-2018.doc
Sáng Kiến Liên Quan