Một số giải pháp giúp học sinh giải toán qua mạng internet (violympic) ở trường tiểu học Trần Đình Tri
Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những người tài. Hiện nay, chúng ta đang gia nhập WTO thì nhân tài lại là một trong những yếu tố vô cung quan trọng để có thể tiếp cận với sự tiến bộ về KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học với nhiệm vụ PCGDTH, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được lãnh đạo và nhân dân địa phương quan tâm. Đặc biệt trong ba năm qua, việc giải toán qua mạng Internet (ViOLympic) là một sân chơi trí tuệ thu hút đông đảo học sinh, phụ huynh và giáo viên bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Năm hoc 2010 – 2011 Phòng GD-ĐT Đại Lộc đã chỉ đạo lấy kết quả thi giải toán qua mạng Internet (ViOLympic) để công nhận thay cho kì thi chọn học sinh giỏi các cấp lại là động lực thúc đẩy rất lớn đối với các nhà trường. Với lòng đam mê từ việc khai thác tốt sân chơi trí tuệ này để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán trong hai năm học vừa qua, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh giải toán qua Internet (Violympic) ở trường Tiểu học Trần Đình Tri”.
internet làm cho các bậc phụ huynh có con em học bồi dưỡng giải toán ViOLympic thấy được lợi ích của vấn đề này mà có thể mua sắm máy cho gia đình mình và có thể bắt mạng để cho con họ có thể tự giải tại nhà trong thời gian nghỉ. 2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng: Hiện nay, công tác soạn thảo chương trình bồi dưỡng giải toán ViOLympic là một việc làm còn mới mẻ và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Điều cần thiết là giáo viên cần phải tìm nội dung đề từng vòng thi trên cơ sở đó mà soạn thảo nội dung hướng dẫn học sinh thông qua từng dạng của nội dung từng đề (trước hết giáo viên phải đăng kí thành viên với tư cách là học sinh để tham gia giải mà nắm được nội dung và dạng toán từng đề. Từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng cho các em làm sao phải khắc sâu kiến thức cơ bản từ đó vận dụng để nâng cao dần) và tiếp tục thực hiện. 3. Hướng dẫn cho học sinh thực hành: a. Rèn luyện kiến thức cơ bản: Qua trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng các em giải toán tôi thấy ở mỗi vòng thi, bao giờ ViOLympic cũng bắt đầu từ những bài tập cơ bản thuộc phạm vi chương trình vừa học trong tuần (hoặc 2 tuần trước đó). Trong đó, bài tập rèn kĩ năng so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân sốxuất hiện thường xuyên. Đây là cơ hội để các em được luyện tập, chiếm lĩnh kiến thức cơ bản trong các vòng thi. Do điều kiện có hạn nên bản thân chỉ nêu được một số hình thức bồi dưỡng cơ bản điển hình theo từng dạng trong các đề thi mà thôi. Bài tập lớp 5 : Chọn các ô có giá trị tăng dần hay 2 ô có giá trị đồng nhất (Luyện tập so sánh số TP, thực hiện phép tính trên số TP) thì hướng dẫn cho các em thực hiện trước các phép tính rồi so sánh và hoàn thành bài tập. Hệ thống bài tập trắc nghiệm luyện kĩ năng giải các dạng toán điển hình, bài tập luyện kĩ năng đổi các số đo thời gian, độ dài, khối lượng diện tích. cũng được ViOLympic quan tâm với tần suất khá lớn. Đối với dạng này thì Giáo viên cần hướng cho các em xác định được bài toán đó là dạng nào ( Tổng - tỉ; hiệu – tỉ hay quan hệ tỉ lệ) mà thực hiện nhanh chóng. b. Rèn luyện kiến thức nâng cao: Không dừng lại ở kiến thức cơ bản, ViOLympic luôn tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy toán học bằng hệ thống bài tập nâng cao từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi dạng bài tập như thế được đưa ra một cách có hệ thống, được thay đổi dần để định hướng giải cho học sinh. *Các bài toán về hình học : Tham khảo một số bài thi về hình học ở vòng thi 13 (lớp 5) năm học 2010 – 2011 của ViOLympic chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này: Ví dụ: Người ta dùng các hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm để lắp đầy hình lập phương có cạnh 1,1dm rồi sơn hết mặt ngoài hình đó. Tính số hình lập phương có cạnh 1cm được sơn 1 mặt? Với dạng toán này thì giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh sử dụng bằng hộp dạy toán có sẵn trong thư viện để các em đếm được số khối lập phương được sơn 1 mặt của hình lập phương hay hình hộp chữ nhật chính là số hình lập phương có cạnh 1cm nằm trên diện tích toàn phần của hình đó với mỗi kích thước trừ đi 2 cm (vì các hình hộp ở cạnh được sơn 2 mặt còn các hình ở 4 đỉnh thì sơn 3 mặt còn lớp trong thì không sơn mặt nào). Còn số hộp lập phương không sơn mặt nào chính là thể tích của hình đó với mỗi kích thước trừ đi 2 cm từ đó hình thành công thức để các em dựa vào đó mà thực hiện cụ thể là : * Số hình lập phương không sơn mặt nào là : Hình lập phương = (cạnh – 2) x (cạnh – 2) x (cạnh – 2) Hình hộp chữ nhật = (dài – 2) x (rộng – 2) x ( cao – 2) * Số hình lập phương sơn 1 mặt. 2 mặt là : + Đối với loại sơn 1 mặt : Hình lập phương = (cạnh – 2) x (cạnh – 2) x 6 Hình hộp chữ nhật = [{(dài – 2) + (rộng – 2)} x 2] x ( cao – 2) + (dài – 2) x (rộng – 2) x 2 Bài toán trên HS áp dụng công thức trên để tinh một cách dễ dàng: 1,1dm = 11cm Số hình lập phương có canh 1cm sơn 1 mặt là : (11 – 2) x (11 – 2) x 6 = 486 (hình) + Đối với loại sơn 2 mặt : Thực chất bài này chính là tổng các hình lập phương có cạnh 1cm của tổng độ dài các cạnh của hình đó trừ đi mỗi cạnh 2 cm ( vì các hình lập phương ở đỉnh đều được sơn 3 mặt). Từ đó ta có công thức cụ thể như sau : Hình lập phương = (cạnh – 2) x 12 ( Hình LP có 12 cạnh ) Hình hộp chữ nhật = {[(dài – 2)+(rộng – 2)] x 2 ) x 2}+[( cao – 2)x4] (Hình HCN thì tổng độ dài 12 cạnh chính là 2 lần chu vi đáy cộng với 4 lần chiều cao) Thông qua công thức này mà các em có thể nhanh chóng tìm ra kết quả bài toán mà không mất nhiều thời gian cho những dạng toán này. *Các bài toán về tỉ số phần trăm: Với dạng toán về tỉ số phần trăm, thông thường các em chỉ tìm tiền bán ra lãi so với tiền vốn nên các em luôn xem tiền vốn là 100% cách tính tiền bán ra mà lãi so với vốn thì đơn giản hơn các em chỉ cần lấy tiền vốn chia cho 100 rồi nhần với (số phần trăm tiền lãi + 100% tiền vốn) Chẳng hạn như đề toán :“Một cửa hàng mua vào 50000đồng một hộp bánh. Hỏi cửa hàng đó bán ra với giá bao nhiêu để được lãi 20% ? Các em có thể thực hiện ngay : (50000 : 100) x (100 + 20) = 60000đồng còn đặc biệt là phần tìm tiền lãi so với giá bán đa số học sinh bỡ ngỡ thì chúng ta phải phân tích cho học sinh hiểu được “Tiền bán ra gồm có 100% trong đó gồm có tiền vốn và tiền lãi” lúc bây giờ tiền vốn không phải là 100% như các đề toán khác mà các em thường gặp. Chẳng hạn như đề toán :“Một cửa hàng mua vào 50000đồng một hộp bánh. Hỏi cửa hàng đó bán ra với giá bao nhiêu để được lãi 20% giá bán? Đối với bài này, thì tiền vốn hộp bánh 50000đồng chỉ là 80% vậy để lãi được 20% giá bán thì cửa hàng đó phải bán ra là : (50000 : 80) x (80 + 20) = 62500đồng Đối với dạng này thì chúng ta yêu cầu học sinh cần đọc kĩ yêu cầu của đề để tránh nhầm lẫn giữa tiền lãi so với giá vốn và lãi so với giá bán. *Các bài toán “tính nhanh”: Đối với dạng toán “tính nhanh” thì chúng ta chỉ cần cho các em quan sát các thừa số ở các tích có giống nhau hay không (nếu giống) thì áp dụng quy tắc nhân một số với một tổng (hoặc một hiệu) kết hợp với tính nhẩm nhanh trên số thập phân, chắc chắn các em đã nhớ để làm trọn vẹn một bài thi. Ngoài giờ thực hành tại trường về nhà các em còn có thể thực hành trên phần mềm tự luyện ViOLympic (Phần lớn gia đình học sinh không có mạng Internet).Tham khảo một bài thi dưới đây ta sẽ thấy nhận định này là có cơ sở: BÀI THI SỐ 3 lớp 5 (Vòng 13) Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) Câu 1:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 35,78 x 5,9 + 35,78 x 4,1 = Câu 2:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 86,34 x 25,7 – 15,7 x 86,34 = Câu 3:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 200,8 x 11,45 – 200,8 x 11,44 = Câu 4:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý: Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 64,42 x 2,34 – 2,24 x 64,42 = Câu 5:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 12,36 x 3,5 + 12,36 x 2,4 + 12,36 x 4,1 = Câu 6:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 4,915 x 123,7 + 4,915 x 82,6 – 4,915 x 106,3 = Câu 7:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 0,828 x 87,3 – 0,828 x 37,9 + 0,828 x 50,6 = Câu 8:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 41,09 x 4,5 + 41,09 x 3,4 + 41,09 x 1,1 – 41,09 = Câu 9:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 19,45 x 7,36 – 19,45 x 6,8 – 19,45 x 1,55 + 19,45= Câu 10:Hãy viết số thích hợp vào chỗ (Chú ý:Phải viết số dưới dạng số thập phân gọn nhất và dùng dấu (,) trong bàn phím để đánh dấu phẩy trong số thập phân) 89,3 x 3,27 + 89,3 x 1,6 – 89,3 x 3,77 – 89,3 = *Các bài toán về chuyển động: Trong đề thi năm 2009 – 2010 ViOlympic có một dạng toán khá hay, bản thân phải vất vả mới tìm ra phương pháp giải để hướng dẫn cho các em thực hiện (Vòng này dành cho các em hoc sinh lớp 5 dự thi cấp tỉnh hoặc toàn quốc). Bản thân muốn đưa ra để quý thầy cô cùng tham khảo và góp ý cách giải dạng toán này. Đề toán cho:“ Hiện tại đồng hồ đang chỉ 9 giờ, kim giờ và kim phút đang vuông góc với nhau. Hỏi sau ít nhất bao lâu thì kim giờ và kim phút lại vuông góc với nhau ? Thực tế bài toán này thuộc dạng toán chuyển động đuổi nhau nhưng ở bài toán này yêu cầu là 2 kim phải vuông góc mà để 2 kim vuông góc với nhau thì luôn có khoảng cách là 3 khoảng hay (vòng) (đồng hồ có 12 khoảng tương ứng với 12 giờ hay là 60 khoảng nhỏ, mỗi khoảng nhỏ là 1 phút ứng với kim phút, với kim giây mỗi khoảng nhỏ là 1 giây) nhưng lúc 9 giờ thì kim giờ và kim phút cũng cách nhau là 3 khoảng nên kim phút phải đuổi kịp kim giờ và vượt qua 1 khoảng cách là 3 khoảng nữa lúc đó thì kim giờ và kim phút mới vuông góc được. Vậy là khoảng cách để kim phút và kim giờ vuông góc là 3 + 3 = 6 khoảng hay ( + = (vòng)). Còn vận tốc thì sao? Như chúng ta biết mỗi giờ kim phút chạy được 1 vòng thì kim giờ chạy (vòng), từ đó ta biết đựợc vận tốc của kim giờ bằng vận tốc của kim phút. Từ đó ta áp dụng công thức tính thời gian đuổi kịp của 2 chuyển động thì bài toán sẽ đơn giản T( đuổi kịp) = Khoảng cách : ( V(kim phút) – V(kim giờ) ) Hiệu vận tốc của 2 kim là : 1 - = (vòng) Thời gian kim giờ và kim phút vuông góc với nhau là : : = (giờ) hay x 60 = 32 (phút) Vậy là sau 32 (phút) thì kim giờ và kim phút lại vuông góc Từ đó tôi có nhận xét đối với toán chuyển động đối với kim đồng hồ thì ta cần nhấn mạnh về vận tốc cố định của từng kim trong đồng hồ để các em có thể thực hiện được dạng toán này. Cụ thể tỉ lệ vận tốc của từng loại kim như sau : * V(Kim giờ) = V(Kim phút) = V(Kim giây) ( Và ngược lại) Bên cạnh, việc hướng dẫn nắm được vận tốc của từng kim của đồng hồ thì GV cần giúp cho các em tìm ra cho được khoảng cách giữa 2 kim theo yêu cầu của bài toán (đề có thể ra nhiều kiểu). Qua bài toán trên ta có thể nhận thấy được rằng nếu kim phút nằm ở trước kim giờ (lúc đồng hồ chỉ 9 giờ hoặc 3 giờ) thì khoảng cách để kim phút và kim giờ vuông góc là (vòng). Còn nếu kim giờ và kim phút nằm trùng nhau hay thẳng hàng (lúc đồng hồ chỉ 12 giờ hoặc 6 giờ) thì khoảng cách để kim phút và kim giờ vuông góc là (vòng) * Một số dạng toán khác : Những bài toán giải được bằng phương pháp tính ngược từ cuối thì bản thân đã hướng dẫn cho các em phân tích đề bằng sơ đồ từ đó các em sẽ tìm được kết quả khá dễ dàng ; chẳng hạn như bài toán sau: Tìm ba số, biết rằng sau khi chuyển 14 đơn vị từ số thứ nhất sang số thứ hai, chuyển 28 đơn vị từ số thứ hai sang số thứ ba rồi chuyển 7 đơn vị từ số thứ ba sang số thứ nhất ta được ba số đều bằng 45. GV hướng dẫn HS phân tích: Ta có thể minh họa các thao tác trong đề bài bằng sơ đồ sau: Ta có: Số thứ nhất: - 14; + 7 cho kết quả là 45 Số thứ hai: + 14; - 28 cho kết quả là 45 Số thứ ba: + 28; - 7 cho kết quả là 45 Từ phân tích trên ta đi đến lời giải của bài toán dễ dàng như sau: Số thứ nhất là: 45 - 7 + 14 = 52. Số thứ hai là: 45 + 28 - 14 = 49. Số thứ ba là: 45 + 7 - 28 = 24. Trả lời: Ba số cần tìm là: 52; 49 và 24. 4. Một số thủ thuật khi hướng đẫn các em giải toán: Việc giải toán ViOLympic trên mạng là sân chơi trí tuệ đòi hỏi các em phải biết cách nhìn tổng thể của từng bài tập ở mỗi vòng thi mà có cách thực hiện nhanh vì ngoài kết quả chính xác còn đòi hỏi về thời gian nên cần phải quyết đoán để làm bài, qua 2 năm làm công tác này bản thân nhận thấy HS cần phải chọn cách thích hợp để làm bài. Chẳng hạn, sau đây là bài tập dạng “Thỏ tìm cà rốt”thì các em phải chọn con dường ngắn nhất vì nếu không chọn được thì các em phải đi qua nhiều bài tập hơn thời gian hoàn thành sẽ nhiều hơn. - Đối với bài tập “Chọn 2 ô có giá trị đồng nhất hoặc bằng nhau” thì cần nhắc nhở HS phải cẩn thận ngay từ đầu vì bài tập này chỉ được sai không quá 3 lần, nếu các em bị sai sẽ không có cơ hội đạt điểm tối đa. Sau khi thực hiện mà bài tập còn lại từ 4 đến 6 ô mà các em chưa bị sai lần nào thì có thể chọn ngẫu nhiên nếu sai thì các em chuyển sang ô khác để hoàn thành nhanh bài tập mà không cần phải tính toán cụ thể kết quả có như thế các em đỡ tốn thời gian cho phần còn lại này. - GV cần hướng dẫn cho các em trong quá trình tự luyện ở nhà nếu gặp những bài toán khó mà các em không thể tự mình giải quyết thì cần lưu lai bài tập đó một cách đơn giản là các em chỉ bấm vào phím Printscreen và mở tập tin Word để lưu lại chờ tiết học sau nhờ GV hướng dẫn cụ thể, có như thế thì các em sẽ nắm vững được các dạng toán khó. V. Kết quả: Trong quá trình bồi dưỡng, bản thân đã áp dụng các giải pháp như đã nêu trên thì học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng một cách khoa học, kết quả thu được nhận thấy ngay là thái độ ham thích giải toán ViOLympic của các em như là tham gia một trò chơi, các em mong sớm đến giờ bồi dưỡng để tự mình có thể giải được những bài toán bổ ích. Từ những hứng thú đó nên 100% học sinh được bồi dưỡng thì các em đều tham gia thi cấp trường ở vòng 11 vừa qua với số điểm khá cao từ 270 điểm trở lên và đang tích cực ôn luyện chờ đến vòng thi 15 cấp Huyện sắp đến. - Đặc biệt năm học 2009 – 2010 là năm học mà trường TH Trần Đình Tri đã có nhiều đầu tư trong lĩnh vực Công nghệ thông tin trong đó có công tác bồi dưỡng học sinh giải Toán qua Internet và đã giành được Giải II toàn đoàn CNTT, có 2 em đạt giải học sinh giỏi Huyện giải toán “ViOlympic” do Phòng GD – ĐT Đại Lộc tổ chức trong tổ trong ngày Hội công nghệ thông tin tại trương Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình. - Sự nhiệt tình hưởng ứng của Cha mẹ học được chuyển biến rõ nét: trong 20 phụ huynh có con tham gia học bồi dưỡng giải toán đã có 12 gia đình tiết kiệm tiền để sắm máy vi tính và nhờ GV cài đặt phần mềm tự luyện ViOLympic để các em có điều kiện thực hành nhiều hơn, có 5 gia đình đã lắp đặt hệ thống mạng Internet để các em giải tại nhà. VI. Kết luận: Để việc bồi dưỡng HS giải toán qua mang Internet đạt hiệu quả, trước hết phải đề cập đến việc giảng dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao từ trong học chính khóa. Có như vậy mới làm nền móng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức cao hơn một bước nữa, từ đó rèn luyện thao tác nhanh nhẹn, chính xác, thông minh trong tính toán. Nếu các em bước vào vòng thi thì sau yếu tố kiến thức là yếu tố về thời gian được tính đến để xếp giải. Bởi vậy người giáo viên phải trang bị cho các em không những về kiến thức mà còn trang bị cho các em tính quyết đoán để xử lí tình huống trong khi thi. Chính vì thế, vai trò của người GV trong việc hướng dẫn là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người GV phải lòng đam mê và nhiệt tình với công việc đồng thời phải có kiến thức vững vàng, phương pháp linh hoạt và làm thế nào để hướng dẫn học sinh xác định hướng giải quyết các bài toán khó, nuốn làm được việc này thì GV phải thường xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, cập nhật thông tin từng vòng thi để có cơ sở thâm nhập thực tế các dạng toán mà có hướng giải quyết cho phù hợp. Để cho tất cả các em HS tham gia bồi dưỡng giải toán trên mạng Internet được thực hành trên máy nên vấn đề về phương tiện thiết bị cần phải chú trọng đầu tư đúng mức. Cho nên để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả thì cần rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố tư chất thông minh của HS nữa. Các cấp lãnh đạo, Hội PHHS cũng cần quan tâm hỗ trợ phần nào chế độ bồi dưỡng để động viên cho người làm công tác này. Nhưng dẫu sao làm bất cứ việc gì thì đòi hỏi con người phải có sự say mê, sáng tạo trong công việc và đức hy sinh. Tóm lại: Để bồi dưỡng học sinh giải toán qua mang Internet đạt hiệu quả chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau : - Làm tốt khâu chọn lựa đội ngũ HS có tố chất thông minh, có tinh thần học tập tốt thành lập đội tuyển dự thi ngay từ đầu năm học. - GV bồi dưỡng phải đang kí thành viên ViOlympic với tư cách là HS để thường xuyên cập nhật đề thi từ hệ thống qua từng vòng để nghiên cứu giáo án bồi dưỡng phù hợp cho các em. - Kết hợp công tác bồi dưỡng giữa giải toán qua mạng và bồi dưỡng HS giỏi đại trà một cách đồng bộ về mặt kiến thức theo từng thời điểm để các em điều kiện ôn luyện nhiều lần. - Khi hướng dẫn các em làm bài cần chỉ ra cho các em tự mình nhận dạng các bài toán trên cơ sở đó mà áp dụng các quy tắc để thực hiện nhanh các bài tập. Để làm được việc này đỏi hỏi chúng ta phải đầu tư nghiên cứu để lập thành những công thức, quy tắc cơ bản để các em dựa vào đó mà làm bài. - GV bồi dưỡng cần phải hướng dẫn cho các em đăng kí nhiều tên khác nhau để có điều kiện luyện thi nhiều lần, có như thế thì các em mới vững kiến thức từ vòng này mà tiếp cận vòng sau một cách dễ dàng. - GV phải biết tải và cài đặt phần mềm tự luyện của ViOlympic vào các máy vi tính có trong nhà trường cũng như máy vi tính của gia đình cho các em có thể làm bài bất cứ lúc nào mà đường truyền mạng bị sự cố. VII/ Đề nghị: *Đối với nhà trường: - Phổ biến nội dung, ý nghĩa và ích lợi của cuộc thi cho tất cả học sinh, phụ huynh để hưởng ứng và đưa nội dung này vào tiêu chí thi đua đối với giáo viên. - Hướng dẫn cụ thể cách đăng kí thành viên, cách tham gia thi và cho học sinh thi thử ngay trên máy tính nối mạng của nhà trường thông qua màn hình máy chiếu nhằm gây hứng thú cho học sinh. - Thành lập hội đồng tư vấn về giải toán qua Internet, các thành viên hội đồng đăng kí thành viên và tham gia thi dưới danh nghĩa học sinh của khối lớp mình phụ trách để chủ động khai thác kiến thức và tư vấn cho học sinh, phụ huynh khi cần. - Hàng tuần, cập nhật thông tin về kết quả thi của các em để đánh giá, khen ngợi, động viên các em tiếp tục tham gia thi. - Tổ chức nghiêm túc kì thi giải toán qua Internet cấp trường - Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trong đội ngũ cũng như trong phụ huynh HS. Qua đó huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần để giảm bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải về cơ sở vật chất ở phòng máy cho các em có điều kiện tham gia được tốt hơn. * Đối với Phụ huynh có con tham gia lớp bồi dưỡng: - Cần quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn nữa về mặt thời gian để các em tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng tại trường ngoài giờ học chính khóa đồng thời có thể mua sắm máy cho gia đình mình và có thể bắt mạng để cho con họ có thể tự giải tại nhà trong thời gian nghỉ. Trên đây là một vài biện pháp bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học giải toán qua mạng Internet có cơ hội để phát triển năng lực học Toán đến các đồng nghiệp. Mặc dầu chưa phải là một sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút từ nhiều năm học nên tôi rất mong được đồng nghiệp đón nhận và góp ý xây dựng thêm. Đại Phong, ngày 20 tháng 2 năm 2015 Người viết Nguyễn Hờn VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Trong quá trình viết đề tài này bản thân đã đọc các tài liệu để tìm ra những cơ sở lý luận, các giải pháp cụ thể là : 1. Tham khảo sách " 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi " . 2. Các công văn chỉ đạo của các Giáo dục về tổ chức cuộc thi giải toán (ViOLympic). 3. Phần mềm tự luyện ViOLympic để tham khảo các dạng toán. 4.Các tài liệu tham khảo như :Tạp chí tuổi thơ, Thế giới trong ta, Báo giáo dục thời đại, thông tin trên mạng về công tác giáo dục VIII. MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG 1 Đặt vấn đề 1 2 Cơ sở lý luận 1 3 Cơ sở thực tiễn 2 4 Nội dung nghiên cứu 2-7 5 Kết quả nghiên cứu 8 6 Kết luận 9 7 Tài liệu tham khảo 11 8 Mục lục 12 9 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 13
File đính kèm:
- SKKN_ve_giai_toan_tren_mang.doc