Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu Học

Cơ sở khoa học:

1. Cơ sở lí luận:

Như chúng ta đã biết Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác với các môn học khác, đòi hỏi người học phải có sự yêu thích , sự đam mê , thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu’’điều này, không phải học sinh nào cũng có được . Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn , thoải mái , học mà chơi , chơi mà học. Thông qua những câu hát , những ca từ, những cử chỉ , những điệu bộ Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu , giúp các em cảm thụ được những cái hay cái đẹp qua từng bài hát , từng câu nhạc . Vì vậy, người giáo viên cần truyền tải chính xác giai điệu các bài hát hát , bài tập đọc nhạc giúp các em hiểu được ý nghĩa lời ca , cảm nhận được những tình cảm vui tươi đằm thắm , nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát , từng bài tập đọc nhạc . Đây là tiết học khá hấp dẫn và lí thú đối với học sinh.Các em luôn chờ đón, hào hứng đến với tiết học âm nhạc để được hòa mình vào những tiếng gõ đệm vui tai, những điệu múa minh họa vui mắt .Cô trò, bạn bè giao hòa với nhau một cách thoải mái .Quả thật giờ học âm nhạc đã để lại cho các em những dấu ấn khó quên , tạo tiền đề cho các em học tốt hơn ở bậc trung học cơ sở.

2. Cơ sở thực tiễn:

Trong thực tế, trước đây bộ môn Âm nhạc chưa có giáo viên chuyên trách, các tiết dạy trong chương trình đều do các giáo viên dạy văn hoá đảm nhận. Với quan niệm là môn học phụ nên nhiều giáo viên chưa chú trọng , phương pháp dạy học còn hạn chế, vì vậy hiệu quả của các giờ dạy chưa cao. Hiện nay, ở các trường tiểu học đã có giáo viên chuyên trách bộ môn Âm nhạc, song tài liệu tham khảo của bộ môn này quá ít. Qua một số tiết dự giờ của một số giáo viên bạn bè đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Giáo viên chỉ nghiêng về dạy hát, không chú trọng đến phân môn tập đọc nhạc, nên kỹ năng nhận dạng khuông nhạc, nhớ tên dòng, khe, xác định tên nốt trên khuông , thực hiện giá trị các ký hiệu ghi nhạc khác . rất kém, thậm chí có một số em không chú ý tiếp thu bài khi cô giáo giảng

 Học sinh hoàn toàn tiếp thu bài một cách thụ động, giáo viên không phát huy được năng khiếu của các em, chưa truyền thụ được cho các em những nét đăc trưng riêng của môn tập đọc nhạc. Do đó kỹ năng về phân môn tập đọc nhạc còn hạn chế. Với xu thế của thời đại ngày nay, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao thì bắt buộc các em không những học thuộc những bài hát do giáo viên dạy mà còn có thể tự vỡ bài rồi hát những bài hát khác.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là : 3-1( đếm phách mạnh vừa và phách mạnh ).
Đối với những bài hát có ô nhịp đầu tiên thiếu hai phách rưỡi, giáo viên đếm nhịp bắt vào là : 1-3( đếm phách mạnh và phách mạnh vừa ).
Ví dụ ở lớp 4 có bài hát : Chim sáo . Dân ca : Khơ Me
 Sưu tầm : Đặng Nguyễn
Qua hướng dẫn học sinh các cách bắt nhịp như trên tôi thấy đại da số các em hát rất đều , rất đúng nhịp .
 	 Giáo viên phải tập hát đúng giai điệu lời ca để phát hiện những chỗ khó hát, những chỗ học sinh dễ hát sai để từ đó có phương pháp thích hợp sửa sai cho học sinh trong quá trình dạy hát.
 Ví dụ: Bài hát “ Em yêu hoà bình” nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn ( lứp 4) học sinh dễ hát sai ở câu đầu tiên.
 Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam
 ở “ yêu đất nước Việt Nam”, “ yêu” học sinh hát thành móc đơn “ nước” học sinh hát thành nốt đen. Giáo viên phải có phương án sửa sai đó là đàn sai giai điệu nghe lại, hướng dẫn học sinh kết hợp gõ đệm theo nhịp để học sinh dễ nhận ra chỗ sai và sửa lại cho đúng.	
 Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam
 x x x x
Thông qua bài hát liên hệ tới một số kiến thức đã học.
 Ví dụ : Dạy hát ở lớp 4, lớp 5 cho học sinh nhận biết những ký hiệu âm nhạc đã được học như hình nốt, tên nốt. Thông qua câu hỏi , bài hát có những hình nốt nào đã được học..Hay như khi dạy tiết 28 ôn tập bài hát: “ Quả” “ Hoà bình cho bé” ( lớp1 ) giáo viên gõ tiết tấu lời ca của các câu hát trong bài “ Hoà bình cho bé” và gõ tiết tấu lời ca của bài “Bầu trời xanh”
 Giúp cho học sinh nhận thấy 2 bài hát trên có âm hình tiết tấu hoàn toàn giống nhau.. Để tiét dạy có sự lắng đọng và học sinh tự lĩnh hội kiến thức tự nhiên, nhẹ nhàng thì giáo viên cần có dự kiến phương án củng cố bài sau khi học sinh đã nắm được giai điệu bài hát bằng các trò chơi ô chữ hay các trò chơi khác.
Ví dụ : Dạy bài “ Chú ếch con” nhạc và lời: Phan Nhân ( lớp 2) sau khi học sinh nắm được bài giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi nhận biết các con vật có trong bài “ Êch con”, “ Rô ron”, “ Rô phi”, “ Chim Ri”qua các hình ảnh sinh động. Qua trò chơi cung cấp cho học sinh hình dáng, tên gọi một số loài vật đồng thời để lại trong các em một ấn tượng sâu sắc về bài hát với nội dung học tập đức tính chăm chỉ, ngoan ngoãn của chú Êch con
Với các hình ảnh sinh động như trên học sinh sẽ được biết hình dáng, tên gọi của một số loài vât, học sinh thấy được được nét đáng yêu của các loài vật trong thiên nhiên. Từ đó giáo viên giáo dục các em biết bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
- Dự kiến kiểm tra củng cố bài sau khi học sinh đã học xong toàn bộ bài hát, giáo viên nghiên cứu cách trình bày tuỳ theo từng bài mà có các lối biểu diễn khác nhau về các đọng tác múa minh hoạ đơn giản, linh hoạt.
* Đối với dạy TĐN:
Cũng như dạy hát để dạy TĐN có hiệu quả, giáo viên phải nghiên cứu, đọc và đàn thành thạo bài TĐN, tìm ra những chỗ khó trong bài, những chỗ trọng tâm cần thiết để hình thành ý thức về nhịp điệu.
ở tiẻu học không tách việc TĐN thành một tiết học riêng mà thường kết hợp trong tiết ôn tập bài hát. Bởi vậy giáo viên phải phân chia thời gian hợp lý để đảm bảo thời gian dành cho phần TĐN. Nhạc lý ở đây chỉ bao gồm một số kiến thức phổ thông sơ giản, gắn liền với bài TĐN. Khi dạy giáo viên chỉ cần giải thích cho học sinh những ký hiệu ghi trong đó, tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành.
Để phù hợp với tâm lý và trình độ học sinh tiểu học, khi dạy giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các tên nốt, hình nốt rồi tách hai yếu tố cao dộ và trường độ âm thanh để luyện riêng.
 - Phân chia bài tập đọc nhạc ra các phần nhỏ để phù hợp với sức tiếp thucủa học sinh.
- Giáo viên đàn giai điệu học sinh đọc theo từng câu. Sau khi học sinh nắm được bài TĐN, giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh luyện đọc theo nhóm, cá nhân và hướng dẫn học sinh đọc kết hợp gõ phách và ghép lời ca.
- Dạy cao độ.
Đối với học sinh tiểu học việc cụ thể hoá độ cao bằng một kiểu trực quan nào đó là rất cần thiết. Giáo viên có thể dùng dấu hiệu bàn tay, cột độ cao, sơ đồ...để giúp học sinh nhận ra và phân biệt độ cao thấp của âm thanh.( Tất nhiên là âm thanh phải được vang lên thực sự.)
Muốn các em học đúng ta thay cụm từ "đọc cao lên" bằng cụm từ "đọc to lên, mạnh lên" và thay thế cho cụm từ "đọc thấp xuống" bằng cụm từ "đọc nhỏ đi, nhẹ đi". Các cụm từ này gợi mở cụ thể cơ chế phát âm của bản năng các âm cao, thấp của dây thanh. Nó giúp các em phát âm đúng tuy còn mang tính bản năng. Qua luyện tập nhiều lần các em sẽ có kinh nghiệm điều chỉnh để phát âm đúng các âm bỗng, trầm.
- Dạy về trường độ.
 Giáo viên lấy đơn vị phách làm cơ sở, có thể vổ tay theo phách hoặc theo nhịp, dùng tiếng tượng thanh để đọc các hình nốt dài, ngắn khác nhau trong mối tương quan của nó. Để tránh tình trạng nhàm chán, giáo viên nên cho học sinh dùng thước, đầu bút chì, ngón tay gõ nhẹ trên bàn, gõ vào lòng bàn tay hoặc chuyển động thân thể, dậm chân tại chỗ để liên hệ tới sự nhịp nhàng của tiêt tấu.
 Bên cạnh việc tập đọc nhạc giáo viên cần hướng dẫn thêm cho học sinh ghi chép các âm thanh. Có 2 cách ghi: Cho các em ghi bằng miệng và ghi bằng viết. Tuỳ theo trình độ tiếp thu của các em mà cho các em nghe, ghi từng âm, từng chuỗi âm (3 âm – 4 âm). 	Theo tôi việc đó có tác dụng phát triển tai nghe cho các em, đi từ “tai” đến “mắt” chứ không nên đi từ “mắt” đến “tai”. Ghi chép âm thanh cũng giúp học sinh đọc nhạc tốt hơn và rèn luyện cho các em kỹ năng nhận biết các nốt nhạc nhanh hơn.
	Ngoài ra, khi dạy phân môn tập đọc nhạc giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: 
* Về bắt giọng cho học sinh : Đối với cá nhân hay cả lớp, nhiều khi học sinh bắt vào bài ngay từ đầu đã không chuẩn xác. Giáo viên phải phát hiện kịp thời và điều chỉnh để mọi học sinh vào bài với một âm chuẩn thống nhất (giúp học sinh đọc đồng đều và hoà giọng )
* Tập về trí nhớ : Học sinh tập ghi nhớ những vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “khuông nhạc bàn tay”. Đây cũng là một cách luyện trí nhớ. Giáo viên có thể xướng âm một câu cho học sinh nhắc lại (hoặc đánh đàn )... cho học sinh luyện đọc theo vị trí nốt cô chỉ, có chỗ đọc thầm trong đầu, có chỗ đọc to theo sự điều khiển của giáo viên.
* Tập về trường độ: Giáo viên có thể luyện một câu nhạc với những sắc thái to, nhỏ khác nhau, từ nhỏ đến to hoặc từ to đến nhỏ...
* Tập các quãng dễ đến những quãng khó :
 ở tiểu học, lớp 4, các em mới học năm âm đô - rê – mi – son - la lên lớp 5 các em luyện thêm hai âm nữa là pha - xi.
 Trên thực tế thì các em đọc các quãng liền bậc tương đối dễ (vì theo bản năng) nhưng đọc các quãng cách bậc thì thường không chính xác về cao độ. Vì vậy giáo viên nên luyện cho học sinh cách đọc các quãng trong thang 5 âm đô - rê - mi - son - la. Các quãng bậc gần từ dễ đến khó: mi, la - la, mi son, đố - đố, xon rê, son - son, rê đô, mi - mi, đô.
Các quảng bậc xa từ dễ đến khó: mi, đố - đố, mi đô, son - son, đô đô, la - la, đô, đô, đố - đố, đô.
Ngoài các âm đô - rê - mi - son - la - đố đã học, trong thang âm này có hai âm mới: âm pha (bậc IV) âm xi (bậc VII) học ở lớp 5. Giáo viên cần cho học sinh luyện đọc những quãng liền bậc: mi, pha - pha, mi pha, son - son, pha la, xi - xi, la son, đố - đố, son và những quảng cách bậc: rê, pha - pha rê pha la - la pha đô pha - pha đô pha đố - đố pha son, xi - xi, son mi xi - xi mi.
Theo tôi chính các quan hệ này đã tạo nên những giai điệu có những cảm giác âm nhạc mới, làm phong phú thêm những sắc thái đa dạng của nhạc điệu. 
Để đọc đúng âm pha (bậc IV) giọng Đô dur, giáo viên nên cho học sinh nghe âm pha trên đàn nhiều lần và tập đọc để so sánh giữa các chuổi âm sau đây:
	s l s m - 	 s m r đ - đ r m s -
 s l s p	- s p r đ - đ r p s -
 đ' l m s - s m l đ' - s l m r - r m l s -
 đ' l p s - s p l đ' -	s l p r - r p l s -
Giáo viên cần gợi ý để học sinh cảm nhận khi âm pha thay thế cho âm mi thì nhạc điệu của chuỗi âm nghe sáng hơn, khoẻ hơn, vui hơn,...
Sau khi các em đã đọc tốt âm pha với sắc thái trên, giáo viên có thể cho các em đọc thang âm liền bậc lên xuống: đô rê mi pha son - son pha mi rê đô.
Để đọc đúng âm xi (bậc VII), giáo viên cũng cần thực hiện như trên cho học sinh nghe nhiều lần và tập đọc các cặp chuỗi âm sau:
 đ' l đ' s -	 đ' l đ' s -	 s đ' l đ' - 
 đ' l x s - đ' x đ' s - 	 s đ' x đ' - 
Rõ ràng khi âm xi thay thế âm đố, giai điệu gợi cảm và căng hơn.
Sau đây là trình tự dạy một bài tập đọc ở tiểu học:
Nhận dạng nốt nhạc trên khuông: 
Cho các em nhận dạng tất cả các ký hiệu ghi trong bài tập đọc nhạc như: tên nốt, hình nốt, dấu lặng,... trước khi tập đọc nhạc.
b>Tập đọc cao độ: 
Giáo viên đàn cho các em nghe các âm ổn định rồi tự đọc sang các âm không ổn định gần gủi nhất. Khi tiếp xúc với độ cao cũng có thể cùng đọc với độ dài ghi trong bài những với sự co giãn, tương đối chậm hơn so với độ dài chính xác của nó.
c> Tập độc độ dài:
Cho học sinh làm quen với riêng hình tiết tấu của bài. Vỗ tay hoặc gõ, thể hiện cho đúng hình tiết tấu đó. Giáo viên có thể cho các em đọc bằng âm hình tiết tấu hoặc bằng những tiếng tượng thanh để gây hứng thú khi tiếp thu các hình tiết tấu.
d> Kết hợp cả cao độ và trường độ :
Giáo viên cần lưu ý các em nhấn ở những chổ có trọng âm cần thiết để hình thành ý thức về nhịp điệu. Giáo viên dùng đàn để sữa chổ học sinh đọc sai.
e> Ghép lời ca: 
Nếu bài tập đọc nhạc là một bài hát (hoặc) trích đoạn của bài hát thì khi ghép lời sẽ gây được hứng thú hơn một bài tập đọc nhạc đơn thuần. Cho một bên học sinh đọc nốt nhạc, cho bên hát lời và ngược lại. 
 Trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc, việc rèn kỹ năng ca hát phổ thông và kỹ năng luyện TĐN là cần thiét, vì hai kỹ năng này hỗ trợ cho nhau thúc đẩy việc học tập tốt cho học sinh đối với môn học. Đặc biệt trong quá trình luyện hát, luyện TĐN, với sự động viên của giáo viên, sự cổ vũ của bạn bè sẽ tạo cho các em thói quen mạnh dạn tự tin trước đông người.
Cụ thể 
Ví dụ: Bài 27 - Lớp 4
Nội dung bài: Hát ôn bài 
Chú voi con ở Bản Đôn (Nhạc và lời Phạm Tuyên)
Tập đọc nhạc bài: Đồng lúa bên sông ( trang 38)
Đồ dùng: Đàn phím điện tử
Bảng phụ có khuông nhạc
1.Phần ổn định, tôi cho cả lớp hát bài Chú voi con ở bản Đôn mà giờ trước các em đã học với đàn.
	2.Ôn bài hát: Chú voi con ở bản Đôn 
Sau khi nghe các em hát, tôi nhận xét những chỗ mà các em hát chưa chính xác và đàn cho các em nghe lại toàn bộ giai điệu của bài hát trên đàn. Chổ nào các em sai tôi đàn lại nhiều lần và hát lại để giúp các em sửa cho đúng.
	3.Tập đọc nhạc: Đồng lúa bên sông 
Sau khi giới thiệu bài hát tôi cho học sinh nhận dạng tất cả các ký hiệu bài Tập đọc nhạc như: tên nốt, hình nốt, dấu lặng ... và tiến hành cho các em luyện âm theo sơ đồ ở bảng phụ. Tiếp đến đọc quãng khó từ dễ đến khó như trình bày ở trên. Trong bài này có quãng 4 giữa các nốt mi - la, rê - son và có quảng 2 như Rê - mi.
Đã luyện kỷ các quãng khó rồi, tôi cho các em làm quen với hình tiết tấu của bài. Sau đó tôi vừa đàn vừa đọc cho các em nghe lại một lần nữa toàn bài tập đọc nhạc này. Học sinh theo dõi bài trên bảng.
Để tiến hành dạy đọc cho các em tôi đàn và đọc mẫu. Sau đó tôi chỉ nốt ở bảng cho các em đọc , có câu thì tôi chỉ đệm đàn cho học sinh nghe để học sinh tự đọc . Nếu chổ nào các em đọc chưa chính xác về độ cao , tôi dùng đàn đánh mẫu lại và sữa cho các em đọc đến khi đúng thì thôi.
Để đọc cả bài tôi đàn cả tay, nhấn đúng vào nhịp 2/4( tôi làm mẫu cho các em nghe 1 - 2 lần) hướng dẫn học sinh đọc theo đàn đúng trọng âm đó.
Để thay đổi, tôi dùng tay để chỉ huy cả lớp đọc, chổ nào cần đọc cao tôi nói đọc to lên, chổ nào âm vực thấp tôi nói đọc nhẹ đi, nhỏ đi... tôi theo dõi và sữa chữa cho học sinh đọc sai.
Tiếp đến cho từng dạy đọc, cá nhân đọc tôi không quên tuyên dương những em đọc tốt và động viên những em còn sai vài lỗi nhỏ.
Trong phần luyện đọc chia lớp thành 2 dãy, một tổ đọc nhạc, một tổ gõ đệm, theo hình tiết tấu sau đó đổi bên.
4. Phần củng cố cả lớp hát lại bài: Chú voi con ở bản Đôn 
 Giáo viên đệm đàn. Cả lớp đọc lại bài tập đọc nhạc “ Đồng lúa bên sông”
Một học sinh khá đọc lại bài cho cả lớp nghe.
* Đối với dạy phát triển khả năng âm nhạc:
 Như đã trình bày ở trên, đây là nội dung”mở” nhằn giới thiệu cho học sinh nghe một số bài dân ca, bài hát mới (ca khúc) hoặc nhạc không lời của các tác giả trong và ngoài nước. Thực chất quá trình này là học sinh tập nghe nhạc với sự hướng dẫn của giáo viên. Chương trình học bao gồm một số mẫu chuyện, hình vẽ các nhạc cụ, những bài dọc thêm, giới thiệu danh nhân âm nhạc hoặc tác phẩm. Do vậy giáo viên phải nghiên cứu kỹ, dạy phần này dưới các hìmh thức sau đây:
Đọc chuyện, kể chuyện.
Xem tranh và giải thích
Nghe băng đĩa hoặc nghe giáo viên trình bày các tác phẩm.
+ Trường hợp giáo viên tự biểu diễn: Cần chuẩn bị thật cẩn thận để trình bày các nhạc phẩm thật hay, làm cho học sinh hứng thú và dễ dàng tiếp nhận nội dung, tình cảm của tác phẩm. Nên chuẩn bị như một diễn viên trên sân khấu mà học sinh là khán giả. Như vậy phải nghiên cứu kỹ cách biểu diễn, phải có nhiệt tình và hát hoặc đàn thật diễn cảm. Trước khi biểu diễn, giáo viên giới thiệu nội dung vắn tắt của bài (Nếu là dân ca cần nói rõ dân ca vùng nào, một số nét về phong tục tập quán vùng đó, hát trong dịp nào, nội dung bài dân ca nói về cái gì?). Nếu là bài hát mới ( ca khúc) thì giới thiệu tác giả, xuất xứ bài hát, tác dụng của bài ca trong công chúng.
+ Trường hợp dùng băng đĩa, giáo viên phải nắm chắc nội dung, tác phẩm được giới thiệu. Giới thiệu âm sắc nhạc cụ dân tộc hay nhạc cụ nước ngoài , chuẩn bị hình ảnh trên máy chiếu, giáo viên đặt ra những câu hỏi vừa sức, gợi ý để học sinh có thể trả lời đúng vào nội dung được hỏi. Sử dụng thành thạo các nốt bấm trên máy và các đoạn nhạc trong băng đĩa khi cần thiết cần quay đi quay lại.
+ Trường hợp đọc chuyện, kể chuyện(theo sách), giáo viên cần đọc kỹ bài, tóm tắt các ý chính, chuẩn bị những câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh nắm được nội dung câu chuyện. Những bài cần có tranh minh hoạ giáo viên phải sưu tầm và chuẩn bị chu đáo trên màn hình máy chiếu. Trong quá trình giảng dạy phân môn này, không nên dài dòng nhưng phải huy động tổng hợp các kiến thức về địa lý, lịch sử, văn học và văn hoá nói chung để thực sự có sức hấp dẫn,
Ví dụ: Kể chuyện “ Mô Za thần đồng âm nhạc thế giới” (Lớp 2) giáo viên có thể chuẩn bị chân dung nhạc sỹ Mô Za, giới thiệu cho các em biết một danh nhân âm nhạc thế giới, giới thiệu tài năng và một số tác phẩm âm nhạc của ông. Đồng thời cho học sinh quan sát vị trí nước áo trên bản đồ thế giới (Phần này giáo viên chuẩn bị trên màn hình máy chiếu). Hay như kể chuyện âm nhạc “Cá heo với âm nhạc” (Lớp 3), giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh cá heo, giới thiệu cho các em biết cá heo là loài vật đẻ con và nuôi con bằng sữa, chỉ trên bản đồ cho học sinh biết vùng biển Bắc cực là vùng lạnh giá quanh năm đóng băng. Giáo viên có thể giới thiệu vùng biển Bắc cực cho học sinh qua bản đồ.(Phần này giáo viên chuẩn bị trên màn hình máy chiếu)
 Một điều cần lưu ý, tránh sa đà lạc đề ra ngoài trọng tâm yêu cầu của việc giáo dục âm nhạc. Sau mỗi mẫu chuyện phải nhấn mạnh được một vài ý cần thiết nhất để gây ấn tượng với các em.
 Như vậy qua các tiết dạy như trên nếu giáo viên nghiên cứu kỹ bài, tìm ra những cách dạy có các hình thức tổ chức phong phú thì sẽ tạo cho học sinh không khí lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên mà hiệu quả. Qua tiết học học sinh vừa được nắm được nội dung câu chuyện vừa được củng cố về kiến thức địa lý (cá heo với Âm nhạc), được củng cố kiến thức về lịch sử Âm nhạc(Mô Za thần đồng Âm nhạc thế giới). Tiết dạy thể hiện được tính tích hợp của chương trình
 2.Kết quả
Trên đây là những biện pháp mà bản thân đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Cụ thể:
- Giáo viên chủ động hoàn toàn, truyền thụ kiến thức có hệ thống logic, khoa học.
- Học sinh tham gia hoạt động trong giờ Âm nhạc một cách tự giác, tự nhiên.
- Xoá bỏ được mặc cảm tự ty với những em thiếu mạnh dạn
- Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Không khí giờ học sôi nổi 100% học sinh tham gia hoạt động học tập.
- Học sinh hào hứng phấn khởi khi được đến với giờ học Âm nhạc.
 Với những biện pháp như trên, trong kỳ thi giáo viên giỏi huyện , giỏi tỉnh vừa qua, các tiết dạy của tôi được hội đồng giám khảo đánh giá cao ở việc xác định mục tiêu bài dạy, phương pháp lên lớp và hiệu quả giờ dạy.
 Sau đây là kết quả kiểm tra chất lượng cuối năm của học sinh trường tôi công tác 
Tổng số học sinh
Các phân môn 
Hoàn thành tốt(A+)
Hoàn Thành
 (A)
Chưa hoàn thành (B)
SL
%
SL
%
SL
%
281
Học hát
60 
21,4
221
78,6
0
0
281
Tập đọc nhạc
70
25
211
75
0
0
281
Phát triển khả năng âm nhạc
75
 27
206
73
0
0
Như vậy so với kết quả khảo sát đầu năm thì tổng số học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành rất cao , không có học sinh nào là không hoàn thành .
C. kẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Chương trình Âm nhạc Tiểu học nói chung đã góp phần không nhỏ làm cho các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của âm thanh qua bài tập đọc nhạc các em có thể hát đúng trường độ cao độ của một bài hát, cung cấp cho các em các kiến thức âm nhạc cơ bản (sơ giản) cần thiết, những kỹ năng hoạt động âm nhạc tối thiểu, ban đầu góp phần giáo dục toàn diện, hỗ trợ cho các môn học khác, làm phong phú đời sống tình cảm của trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh.
Như đã trình bày ở trên, việc dạy học môn âm nhạc đã góp một phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, ươm những mầm non cho tương lai đất nước. Qua nội dung bài hát tiết âm nhạc, nhằm giáo dục cho các em tính thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, làm các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm thanh. Cung cấp cho các em những kiến thức âm nhạc cần thiết, những kỹ nănghoạt động âm nhạc tối thiểu ban đàu. Và cũng qua tiết âm nhạc làm cho các em sống vui tươi góp phần phấn đấu tốt, rèn luyện tốt .Vì vậy là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc tiểu học thì cần phải:
- Dành thời gian xứng đáng để nghiên cứu, nắm bắt mục tiêu chương trình.
- Chuẩn bị tốt bài dạy trước khi đến lớp.
- Sử dụng tốt đồ dùng trực quan đặc biệt là nhạc cụ
- Trong giờ học phải sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau để không có một học sinh nào đứng ngoài cuộc.
- Tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều, động viên khuyến khích học sinh tham gia hoạt động, nhất là những em nhút nhát, thiếu tự tin.
- Tạo không khí giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, giúp các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Qua các tiết học ngoài việc rèn luyện kỹ năng, giáo viên lồng nội dung, giáo dục về đạo đức, lối sống lành mạnh, bồi dưỡg cho tâm hồn các em ngày càng phong phú đẹp đẽ hơn.
2. Kiến nghị:
	Hiện nay, nói chung trong các nhà trường ở Tiểu học , đồ dùng trực quan dành cho môn Âm nhac rất ít như : Tranh minh họa cho các bài hát , các bài tập đọc nhạc, băng đĩa tài liệu , đầu chiếuĐiều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Nừu giáo viên tự làm đồ dùng dạy học sẽ mất nhiều thời gian , không đồng bộ lại tốn kém, mà hiệu quả và thời gian sử dụng không cao.
Qua đây tôi cũng rất mong được sự tiếp tục quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp trên kết hợp với công ty thiết bị trường học có kế hoạch cụ thể nhằm trang bị đồng bộ các nhạc cụ và một số tranh ảnh để phục vụ cho công tác giảng dạy đạt kết quả cao và tôi cũng mong muốn cấp trên hãy tiếp tục tổ chức các lớp học chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nhiều hơn nữa để giúp chúng tôi giảng dạy bộ môn âm nhạc ngày càng được tốt hơn.
 Rất mong sự góp ý của giáo viên trong và ngoài trường để góp phần nâng cao chất lượng và giúp học sinh hứng thú khi học phân môn này.
Và tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường nơi mà tôi đang công tác, đã dìu dắt tôi từ khi tôi mới bước vào trường chưa có một chút kinh nghiệm. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi tham gia các đợt chuyên đề nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đến các thầy cô lớp trước đã cho tôi những lời khuyên chí tình và giúp đỡ tôi trong công tác.
	Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan