Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1
1. Tên sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1.”
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có):
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Qua thực tế giảng dạy ở khối lớp 1, tôi nhận thấy khi dạy học sinh tập viết các đồng chí giáo viên thường hay cho học sinh tự mở vở ra viết, chứ chưa hướng dẫn học sinh cách viết tỉ mỉ, nên chữ viết các em chưa được đẹp. Có e chăm chú viết rất cẩn thận, nhưng bên cạnh đó nhiều học sinh viết cho có, viết khoán cho xong mà chưa chú ý mẫu chữ, đến độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ. Chính vì thế đến các tiết học sau, các lớp sau dạy học sinh Tập viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ rất vất vả.
i tiếng theo yêu cầu viết liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ tiến tới viết nhanh và đẹp. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP I. KHẢO SÁT . Trước khi đưa ra 1 số giải pháp cụ thể. Tôi đã trực tiếp kiểm tra và gặp gỡ, chia sẻ khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A2 năm học 2018- 2019. Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau: Lớp 1A2 HỌC SINH TS: 36 HS Chữ viết chưa đúng mẫu, độ cao,...( chưa đẹp) Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đẹp Kết quả khảo sát 22 = 61.1% 14= 38.9% II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ. 1.1. Biện pháp 1: Phân loại học sinh Ngay từ đầu năm học, sau một thời gian nhập học, tôi đã phân loại chữ viết của học sinh theo các mức độ sau: Học sinh viết đúng mẫu chữ, đúng cỡ chữ, có thao tác viết liền mạch, đặt đúng vị trí dấu thanh; đảm bảo tốc độ. Học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, nhưng chưa đẹp. Học sinh viết quá chậm, viết sai nhiều. Sau mỗi giai đoạn viết chữ: Viết âm, vần, tiếng, từng câu đoạn, tới viết chính tả, tôi tiếp tục phân loại học sinh, tìm hiểu xem trong từng giai đoạn, những em nào còn viết sai, viết chưa đẹp, từ đó có những biện pháp tích cực hơn. 1.2. Biện pháp 2: Hướng học sinh cách cầm bút đúng và tư thế ngồi đúng: Quá trình tập viết có quan hệ tới nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. Tư thế ngồi viết có quan hệ đến cột sống, đến phổi, lưng. Cách cầm bút có quan hệ tới ngón tay, bàn tay và ngón tay. Việc tập viết không đúng các quy định sẽ để lại nhiều di hại suốt đời cho học sinh: Mắt cận thị do ngồi viết ở nơi thiếu ánh sáng, cúi đầu sát vở, cột sống cong vẹo, lưng gù, phổi bị ảnh hưởng do ngồi không đúng tư thế. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tập viết, tôi luôn coi trọng việc phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể. Đặc biệt chú ý sửa triệt để với các em cầm bút sai. Tôi treo bức tranh có em học sinh cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế ở trước lớp để học sinh luôn được quan sát và làm theo. Trước khi cho học sinh viết vào vở, tôi luôn nhắc nhở về tư thế ngồi viết và cách cầm bút hoặc nêu gương những em trong lớp có cách cầm bút đúng và tư thế ngồi đúng. Bài viết đẹp phải kèm với tư thế ngồi đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên. Vì thế việc uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi đúng phải được quan tâm, nhắc nhở thường xuyên không chỉ trong tiết Tập viết, Chính tả mà trong tất cả các tiết học. Những em hay cầm bút sai, viết chưa đẹp được xếp ngồi ở bàn đầu để giáo viên dễ kèm cặp và nhắc nhở. 1.3. Biện pháp 3: Dạy tốt kỹ thuật viết các nét cơ bản, chữ cái và thao tác viết liền mạch (biện pháp trọng tâm) Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Trong các tiết Tập viết, tôi luôn chú ý tới kỹ thuật viết cho các em. Trước tiên phải giúp học sinh nắm thật chắc cấu tạo và cách viết các nét cơ bản gồm: Nét sổ thẳng: - Nét khuyết trên Nét ngang. - Nét khuyết dưới Nét móc xuôi: - Nét cong hở trái Nét móc ngược - Nét cong hở phải: Nét móc hai đầu. - Nét cong tròn khép kín: Nét thắt: Đồng thời tôi cũng giúp học sinh nắm được tên gọi các đường kẻ trong vở Tập viết. Cụ thể tôi quy định với học sinh như sau: Một ô vuông gồm: đường kẻ đậm dưới, đường kẻ ngang mờ thứ nhất, đường kẻ ngang mờ thứ hai, đường kẻ ngang mờ thứ ba, đường kẻ đậm trên và đường kẻ dọc.. Đường kẻ ngang đậm phía dưới. Đường kẻ ngang mờ thứ nhất. Đường kẻ ngang mờ thứ hai. Đường kẻ ngang mờ thứ ba. Đường kẻ ngang đậm phía trên. Việc nắm chắc cách viết các nét cơ bản cũng như biết xác định các đường kẻ sẽ giúp học sinh dễ dàng viết các chữ cái cũng như viết chữ ghi vần, tiếng Khi hướng dẫn học sinh viết vần, tiếng tôi chú ý kỹ thuật nối liền giữa hai chữ cái với nhau, viết liền mạch để tạo thành một chữ (ghi tiếng) hoàn chỉnh (gồm nhiều chữ cái). Dựa vào những nét cơ bản đã dạy cho học sinh, tôi xin nêu ra một số trường hợp nối liền các chữ cái khi viết như sau: Trường hợp 1: Nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc đầu tiên của chữ cái sau. Trường hợp này nói chung viết bình thường và khá thuận lợi. Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hay nét hất) đầu tiên của chữ cái. Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau đây là trường hợp khó; đòi hỏi kỹ thuật lia bút và ước lượng khoảng cách hợp lý. Khi viết ứng dụng, để đảm bảo tốc độ viết nhanh, tôi hướng dẫn các em viết liền mạch tất cả các chữ cái trong chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu, kể cả dấu phụ của con chữ và dấu ghi thanh. Việc rèn luyện viết các nét cơ bản và kỹ thuật viết liền mạch không chỉ dừng lại ở các tiết Tập viết mà được củng cố xen kẽ trong các tiết học hay luyện tập thêm ở nhà. Tôi yêu cầu học sinh cần viết được nét cong, nét thẳng phải thật thẳng. Tôi chú ý luyện nhiều nhất là nét khuyết bởi nét này có độ cao (hay dài) là 5 li, tay các em còn non yếu nên thường viết run, hoặc chưa đúng mẫu. Đối với những em viết sai, tôi gạch chân dưới chữ và sửa trực tiếp vào chữ đó hoặc viết mẫu bên cạnh. Có giáo viên cho rằng chỉ cần gạch dưới chữ viết chưa đúng để vở đỡ bẩn nhưng thực tế nếu chỉ gạch dưới mà không sửa thì học sinh không thể biết mình viết sai ở nét nào. Vì thế tôi vẫn thường sửa trực tiếp trên nét viết sai hoặc viết lại chữ đó vên cạnh. Việc làm đó giúp các em nhận ra lỗi sai của mình, chú ý sửa để không mắc phải nữa. Điều quan trọng là tôi giúp các em biết cách sửa. Cụ thể hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu: Nét lượn lên và nét sổ thẳng xuống của nét khuyết trên cắt nhau tại đường kẻ mờ thứ 2. Nét sổ thẳng trùng với đường kẻ dọc, là điểm tựa để viết cho thẳng. Sau đó cho học sinh viết lại chữ đó nhiều lần trên nháp, đến khi thật chuẩn mới thôi. Trong quá trình luyện viết ở ô ly, tôi thường viết mẫu các chữ cái ở đầu dòng, đánh dấu điểm đặt bút (khoảng 3 dòng). Điều này giúp học sinh vừa dễ viết, đảm bảo khoảng cách giữa các chữ cái mà vở lại sạch, đẹp. Tuy nhiên, khi viết vần thì không đánh dấu điểm đặt bút nữa vì các em đã viết quen. 1.4. Biện pháp 4: Chia chữ ra từng loại và rèn luyện dứt điểm. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi học sinh phải tri giác chính xác sản phẩm, nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Mỗi nhóm chữ cái có những đặc điểm riêng nên quy trình thực hiện các thao tác ở từng nhóm không giống nhau. Mặt khác học sinh lớp 1 không có sự kiên trì, hay nôn nóng, chưa viết chữ này lại muốn viết sang chữ khác. Nếu không chia thành các nhóm chữ thì việc rèn luyện sẽ rất khó khăn. Tôi phân loại thành các nhóm chữ sau: Nhóm 1: gồm các chữ cái: i, t, u, ư, n, m, p, r, v. Trọng tâm là luyện nét móc ngược, móc xuôi, móc 2 đầu. Nhóm 2: gồm các chữ cái: l, b, h, k, g, y. Trọng tâm là luyện nét khuyết. Nhóm 3: gồm các chữ cái: o, ô, ơ, ă, â ư, ă, c, x, e, ê, s, d, đ, q. Loại chữ này nhiều người nghĩ rằng đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai chữ O. Tôi đã từng tham khảo ý kiến nhiều giáo viên “chữ O viết thế nào là đúng nhất?”, không ít giáo viên đưa ra cách viết không đúng. Khi dạy chữ O tôi kẻ trên bảng 1 hình vuông, chia hình vuông thành 4 ô vuông bằng nhau, đánh dấu 5 điểm.Dùng phấn màu chấm chấm (.....) thành hình chữ O sau đó tô lại lên các dấu chấm chấm đó. Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn. Học sinh quan sát: Viết được chữ O đẹp, học sinh dễ viết đúng các chữ cái khác trong nhóm 3. Tôi lưu ý học sinh khi viết chữ cái O phải có dấu nhấn với 2 tác dụng: Ghi dấu điểm đặt bút, là điểm thêm “râu” để trở thành chữ “Ơ”, điểm dừng để nối chữ khi viết nhanh. Từ việc phân loại các nhóm chữ trên, tôi giúp học sinh rèn luyện dứt điểm từng nhóm chữ. Mỗi tuần tôi định ra rèn một nhóm chữ nhất định. Tôi luôn chú ý tính vừa sức, rèn chữ từ mức độ thấp đến cao, rèn viết đúng loại chữ này mới chuyển sang rèn lại chữ khác. Đặc biệt tôi không nôn nóng, luôn chú ý rèn cho học sinh tình kiên trì và lòng say mê rèn luyện. 1.5. Biện pháp 5: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và phương tiện, đồ dùng học tập của học sinh: Đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu được trong giảng dạy, nhất là phần môn Tập viết, tôi khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích cấu tạo, hình dáng, kích thước chữ mẫu, tìm sự giống nhau và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Tôi sử dụng các hình thức chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn phóng to, chữ mẫu trong vở tập viết, chữ mẫu của giáo viên trên bảng... Chữ mẫu phong to trên bảng giúp học sinh dễ quan sát, phân tích hình dáng. kích thước các nét cơ bản cấu tạo chữ cái. Chữ mẫu của giáo viên trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. Do vậy, khi viết mẫu, tôi thường viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ, tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay giáo viên viết từng nét chữ trên bảng lớp. Bên cạnh đó, chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì thế khi nhận xét bài, ghi sổ liên lạc, học bạ cho học sinh tôi luôn có ý thức viết đúng mẫu, rõ ràng và đẹp. Việc học sinh tập viết chữ trên bảng lớp luôn được tôi quan tâm. Điều đó giúp tôi kiểm tra sự tiếp thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này tôi thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc sau bước hướng dẫn cách viết chữ. Qua đó dễ phát hiện chỗ sai của học sinh, từ đó uốn nắn kịp thời. Bên cạnh đó, việc cho học sinh viết chữ trên bảng con trước khi tập viết vào vở là điều tôi vẫn làm thường xuyên bởi tất cả học sinh đều được viết, biểu tượng chữ cái được khắc sâu dễ phát hiện những lời sai chung nhiều em mắc phải, có điều kiện để động viên nhiều em viết đẹp. Với mỗi bài viết, tôi có mẫu trình bày bảng con từng nội dung (âm, vần, tiếng, từ) để học sinh nhìn vào đó và viết theo. Tôi vẫn thường cho học sinh viết cả trên hai mặt bảng. Ví dụ: Khi dạy viết chữ nh: sau phần hướng dẫn của giáo viên, tôi đưa ra mẫu bảng con cho học sinh quan sát rồi cho viết chữ “nh” trên mặt bảng có ô vuông to để học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng và nét nối, khoảng cách giữa chữ cái n và h. Khi chuyển sang viết từ “nhà lá”, tôi cho học sinh viết ở mặt bảng có đường kẻ nhỏ để học sinh viết đủ số chữ và đảm bảo khoảng cách giữa các chữ cái. Tôi hướng dẫn học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, lau sạch tay khi viết vở. Tôi hướng dẫn học sinh không dùng loại phấn quá cứng hoặc quá bở, có nhiều sạn vì dùng loại phấn này các em viết chữ rất vất vả mà chữ lại không đẹp. Khăn lau bảng cần đủ độ ẩm, gấp lại nhiều lần, độ dày thích hợp để học sinh dễ cầm và xóa bảng thuận lợi. Một yếu tố rất quan trọng là bút viết của học sinh. Qua một vài tuần cho học sinh tập viết bằng bút chì, tôi thấy các em ấn bút mạnh nên bút hay gãy hoặc tù đầu. Vì thế tôi đã yêu cầu phụ huynh học sinh chuẩn bị cho các cháu từ 2-3 chiếc bút chì đã vót sẵn, đầu chì không quá nhọn, quá tù, để các em có bút viết ngay khi bút bị gãy, không phải đợi cô giáo viết cho, lớp học không bẩn, không mất vệ sinh. Khi chuyển sang giai đoạn viết mực, tôi cũng tư vấn cho phụ huynh mua bút máy, thân bút phải vừa với kích thước của bàn tay các em. Mực viết phải không loãng, không có cặn, tốt nhất là mực “Thiên Long” mà trên thị trường vẫn bán, không dùng nhiều màu mực. Khi học sinh viết bút máy, tôi giúp các em cầm bút sao cho mực ra đều, nét đẹp, chú ý không cầm nghiêng ngòi. Để giúp các em có được những quyển vở sạch, đẹp tôi yêu cầu phụ huynh mua cho các em cặp sách có 2-3 ngăn, không dùng ba lô hay túi vải, nilông. Bởi nếu để sách, vở vào ba lô, túi, sách vở thường bị nhàu, quăn mép, rách, rất bẩn. Hướng dẫn các em cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập một cách khoa học trong cặp sách, lưu ý học sinh chỉ mang sách, vở theo thời khóa biểu trong ngày. Sách, vở cũng được tôi yêu cầu bọc nilông và dán nhãn vở ngay từ đầu năm học, nó giúp học sinh có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận hơn. Trong các tiết học, tôi rất chú ý giúp học sinh cách trình bày bài cân đối, kể cả kỹ năng kẻ vở. Một chi tiết rất nhỏ nhưng tôi rất quan tâm, đó là trong hộp bút các em luôn có giấy thấm mực. Trước khi đặt bút viết, cần lấy giấy thấm lau sạch ngòi rồi mới viết. Nên chọn loại vở có giấy dày, trơn, dòng kẻ rõ. Khi học sinh viết sai, hướng dẫn học sinh không tẩy xoá mà dùng bút chì gạch chân dưới chữ đó rồi viết tiếp hoặc sửa lại ra lề vở. Tôi chỉ cho học sinh viết chữ trong điều kiện lớp học đủ ánh sáng 1.6. Biện pháp 6: Tổ chức các hình thức học tập phong phú và các phong trào thi đua. Trong các tiết học viết chữ, tôi vẫn thường sử dụng các hình thức như thảo luận nhóm (để nêu cấu tạo của chữ); thi viết đúng chữ mẫu, thi viết nhanh và đẹp thi viết tiếp sức...Với các hình thức này học sinh rất sôi nổi, hào hứng, giờ học có hiệu quả bởi em nào cũng muốn được khen là mình viết chữ đẹp nhất. Kết hợp với nhà trường tổ chức tốt các cuộc thi viết chữ đẹp theo các đợt thi đua. Sau mỗi lần thi, tôi phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu viết chữ đẹp, giúp những em viết chưa đẹp cho đẹp lên. Tôi luôn động viên, khen ngợi các em khi tiến bộ. Những em viết đẹp thường được cô giáo cho xem bài trước lớp. Khi chấm bài tôi vẫn thường hay nhận xét: “Con rất đáng khen” hoặc “Con tiến bộ rất nhanh”, “Con giỏi lắm” để động viên các em. Tôi luôn kết hợp chặt chẽ với BCH hội phụ huynh lớp khen thưởng kịp thời cho các em đạt giải trong các cuộc thi viết chữ đẹp. Vì thế các em càng phấn khởi, quyết tâm rèn chữ cho đẹp hơn. Tổ chức trưng bày, triển lãm những bài viết, những quyển vở sạch, đẹp trong lớp. Tôi vẫn thường để vở trong ngăn tủ kính để hàng ngày học sinh được quan sát, ngắm nhìn và học tập theo. Trong mỗi tháng, tôi thường chấm và xếp loại VSCĐ ở các loại vở, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên. 1.7. Biện pháp 7: Bồi dưỡng cho học sinh say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết. Tôi vẫn thường nghĩ rằng: “Bất cứ việc gì, nếu có tâm huyết, lòng kiên trì, say mê thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ đạt được kết quả cao ”. Để bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết, tôi vẫn: - Thường xuyên kể cho các em nghe những câu chuyện thời xưa như ông Cao Bá Quát đã luyện chữ như thế nào? Nêu những tấm gưong viết chữ đẹp được đăng trên các báo hay chính những tấm gưong viết chữ đẹp trong lớp, trong trường. Tôi vẫn thường cho học sinh xem vở luyện chữ của tôi để các em học tập. Bên cạnh đó cũng nêu những hậu quả của việc viết chữ xấu. - Giúp học sinh có ý thức rèn viết chữ đẹp trong tất cả các môn học. Điều đó đã khơi gợi ở các em lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết. III. DẠY THỰC NGHIỆM. Sau khi tiến hành 1 số giải pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1, Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra viết( nội dung viết : tập viết tuần 19) IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Những kết quả đạt được. Sau một thời gian áp dụng các phương pháp nêu trên tôi nhận thấy rất rõ: Không chỉ với môn Tập viết, chữ viết học sinh được cải thiện mà trong các môn khác như: Toán (viết lời giải), Tập đọc (làm bài tập điền từ ), Chính tả, các em đều tiến bộ rõ rệt. Lớp 1A2 HỌC SINH TS: 36 HS Chữ viết chưa đúng mẫu, độ cao,...( chưa đẹp) Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đẹp Trước khi thực hiện đề tài 22 = 61.1% 14= 38.9% Sau khi thực hiện đề tài 10 = 27.8% 26 = 72.2% PHẦN III. KẾT LUẬN I. Đánh giá chung: Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “vở sạch - chữ đẹp” của lớp luôn được Ban thi đua đánh giá cao. Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng, chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Qua việc thực hiện một số biện pháp và giải pháp về việc rèn chữ viết cho HS lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Lượng Thái đã nêu trên, tôi thấy việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1A2 nói riêng là vô cùng quan trọng mà tập thể lớp 1 đã thực hiện thành công.Vậy chúng ta cần phải duy trì luyện tập thường xuyên và phát huy cao hơn nữa. - Chữ viết sạch, đẹp còn tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. - Trong khi tập viết, học sinh được hoạt động cá nhân nhiều, phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học.Với phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần hình thành nhân cách cho các em. Cũng từ đó, xây dựng được tính cẩn thận, tính kỷ luật và thẫm mĩ, sau này các em trở thành người có ích cho xã hội.Trong nhà trường, việc dạy cho HS rèn chữ viết đúng, viết đẹp cần được coi trọng từ lớp 1đến các lớp trên. II. Hiệu quả. Qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp nâng cao chữ viết cho học sinh lớp 1.Tôi nhận thấy nếu giáo viên ý thức được việc nâng cao chữ viết cho học sinh thì ngay từ đầu năm khi học sinh được tiếp xúc với chữ viết, GV rèn cho các em viết đúng mẫu chữ, đúng độ cao độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ,...thì việc nâng cao chất lượng chữ viết sẽ rất đơn giản và nhẹ nhàng đối với cả giáo viên và học sinh. Qua việc thực hiện một số biện pháp và giải pháp về việc rèn chữ viết cho HS lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Lượng Thái đã nêu trên, tôi thấy việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1A2 nói riêng là vô cùng quan trọng mà tập thể lớp 1 đã thực hiện thành công.Vậy chúng ta cần phải duy trì luyện tập thường xuyên và phát huy cao hơn nữa. - Chữ viết sạch, đẹp còn tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. - Trong khi tập viết, học sinh được hoạt động cá nhân nhiều, phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học.Với phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần hình thành nhân cách cho các em. Cũng từ đó, xây dựng được tính cẩn thận, tính kỷ luật và thẫm mĩ, sau này các em trở thành người có ích cho xã hội.Trong nhà trường, việc dạy cho HS rèn chữ viết đúng, viết đẹp cần được coi trọng từ lớp 1đến các lớp trên. III. Ý kiến đề xuất. Sau khi tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Tập viết lớp 1, trường tiểu học Nguyễn Lượng Thái, cũng như xác định được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1 nhằm góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh toàn trường .Để làm được điều đó, tôi mong muốn các cấp lãnh đạo, các ban ngành giáo dục: - Cần nâng cao chất lượng vở tập viết, luyện viết chữ đẹp (giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe nên các em phải viết bút chữ @) - Hiện nay có vở ô li có mẫu chữ sẵn rất phù hợp với yêu cầu rèn chữ viết cho học sinh nhưng cần cải tiến thêm: nên có 3- 4 dòng chữ để học sinh tô sau đó các em viết tiếp xuống dưới.(đối với chữ nhỏ việc làm này sẽ rất hiệu quả vì các em sẽ xác định được rõ độ rộng, hẹp, độ cao của từng chữ.) -Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. - Duy trì tốt việc thi viết chữ đẹp cho học sinh và giáo viên - Các cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên và học sinh, tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện tốt quyền được học hành .Chắc chắn rằng giải pháp tôi đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường giúp, cho việc học tập đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn! An Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2019 Người thực hiện Lưu Hạnh Lý PHẦN IV. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo một số tài liệu sau: - Mẫu chữ tập viết trong chương trình giảng dạy( chữ viết thường) -Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên - Vở tập viết lớp 1 - tập 1, 2 - Vở Luyện viết chữ đẹp quyển 1- tập 1,2
File đính kèm:
- SKKN- Lý.docx