Một số biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu của đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2012 - 2013
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Để phát triển cùng với trào lưu của thể thao thế giới, thể thao Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công tác tổ chức xây dựng chặt chẽ. Trong đó việc phát triển các môn thể thao mũi nhọn, thể thao hiện đại của Quốc gia được yêu tiên hàng đầu. Một trong những nội dung phải kể tới đó là môn thể thao Bóng rổ.
Bóng rổ là môn thể thao Olympic và luôn được coi là môn thể thao thi đấu chính thức trong các Đại hội Thể dục Thể thao. Bóng rổ còn được coi là môn thể thao hiện đại, có nguồn gốc xuất sứ ở Mỹ và du nhập vào Việt Nam tương đối muộn thông qua con đường chiến tranh và thương mại. Chính vì vậy mà môn bóng rổ ở Việt Nam còn ở trình độ thấp so với khu vực và thế giới.
Hiện nay trên thế giới bóng rổ là môn thể thao rất được coi trọng và phát triển, đặc biệt là ở Châu Mỹ( Brazin, Mỹ, Cuba.); Châu Âu( Anh, Đức, HàLan,Pháp.) và Châu Á(Trung Quốc,Hàn Quốc.)
Môn thể thao này có tác dụng to lớn là tăng cường sức khoẻ và tăng trưởng về chiều cao. Thấy được tác dụng to lớn của Bóng rổ, Việt Nam đã và đang tăng cường phát triển môn thể thao này. Tuy nhiên đây là môn thể thao còn mới đối với thế hệ trẻ Việt Nam nên thành tích của bóng rổ Việt Nam so với khu vực và thế giới còn có sự chênh lệch rất lớn. Sở dĩ như vậy là do bất cập ở các khâu: Công tác huấn luyện chưa khoa học, phương pháp giảng dạy chưa phong phú, sự khoa học trong tổ chức huấn luyện chưa cao, sự yêu thích môn bóng rổ chưa lớn, chuyên môn hoá chưa có, còn nhiều khiếm khuyết.
Thấy rõ được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã mạnh dạn khơi dậy phong trào bóng rổ trên toàn quốc. Trước hết là bóng rổ đã được đưa vào nội dung thi đấu chính thức trong các giải của Hội Khoẻ phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức. Sau nữa bóng rổ cũng được đưa vào là môn học thể thao tự chọn trong chương trình thể dục chính khoá ở các trường phổ thông trên toàn quốc.
o điều kiện về cơ sở vật chất nên phong trào thể dục thể thao được học sinh tích cực tham gia trong đó có môn thể thao bóng rổ. Để thiết thực giúp các em hiêu biết và hâm mộ hơn về môn thể thao bóng rổ thì giáo viên cần tìm được những cách thích hợp nhờ biết khai thác và sử dụng nhiều nhân lực khác nhau để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Trong đó có nguồn nhân lực chủ yếu là học sinh. Nhưng đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở tổ chức đào tạo nhân tài tốt, vì nhân tài là người có kỹ năng đặc biệt. Tuy nhiên bên cạnh đó trong những năm gần đây thì bộ môn giáo dục thể chất nói chung và bộ môn bóng rổ nói riêng cũng có một số thuận lợi. Đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhu cầu tập luyện của các em để nâng cao sức khoẻ ngày càng được hưởng ứng, để đào tạo học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho những người lao động tương lai, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đai hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trước thực tế đó bản thân tôi luôn suy nghĩ cân nhắc để tìm ra cho mình hiệu quả ứng dụng các biện pháp huấn luyện nhằm đạt được kết quả cao nhất. Chính vì các lí do nêu trên, bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu " Một số biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2012-2013". 3. Một số biện pháp huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2012-2013. Hiệu quả thi đấu được thể hiện ở nhiều biện pháp huấn luyện khác nhau. Nhưng những biện pháp thể hiện được hiệu quả lớn nhất phải kể tới: 3.1. Biện pháp 1: Không ngừng tăng cường tập luyện các kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật cơ bản. Đây là biện pháp phải kể tới đầu tiên bởi vì nó giữ vai trò hết sức quan trong trong suốt quá trình huấn luyện. Biện pháp này là căn bản là nền tảng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cho quá trình huấn luyện. Kỹ thuật cơ sở là hệ thống kỹ thuật cót lõi để tiếp thu và học tập kỹ thuật cơ bản một cách tốt nhất. Trong bóng rổ kỹ thuật cơ sở quan trọng nhất phải kể tới: Kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật dẫn bóng... Kỹ thuật cơ bản là hệ thống các kỹ thuật đơn giản và phổ biến nhất đối với người tập, người học. Trong bóng rổ có rất nhiều kỹ thuật cơ bản, nhưng quan trọng nhất phải kể tới: Kỹ thuật tại chỗ ném rổ, kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng, kỹ thuật 2 bước nhảy ném rổ... Xuyên suốt toàn bộ quá trình huấn luyện bao gồm cả huấn luyện cơ bản và huấn luyện nâng cao chúng tôi vẫn tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng (Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) thời gian thực nghiệm là 24 tuần. Thời gian thực hiện tập các kỹ thuật cơ sở và cơ bản là 30 phút. Có thể huấn luyện các kỹ thuật này ở ngay phần đầu của buổi tập sau phần khơi động. Hiệu quả đạt được thể hiện rõ nét trong thi đấu. Quan sát rồi so sánh ta thấy nhóm thực nghiệm thi đấu đạt hiệu quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng nhờ áp dụng biện pháp này. 3.2.Biện pháp 2: Tăng cường tập luyện các bài tập sức mạnh tốc độ của các nhóm cơ. Thực nghiệm sư phạm là một quá trình tiến hành kiểm nghiệm sự tác động định hướng của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của các nhóm cơ tham gia vào các kỹ chiến thuật chuyên môn. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập định hướng tác động phát triển 3 nhóm cơ chính tham gia vào các kỹ chiến thuật thi đấu trong bóng rổ đó là: - Nhóm cơ tay vai. - Nhóm cơ lưng bụng. - Nhóm cơ chi trước. (Thứ tự các bài tập được trình bày ở mục III.2.) a.Tổ chức thực nghiệm. Để đánh giá đầy đủ hiệu quả các bài tập lựa chọn tác động định hướng phát triển các nhóm cơ. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 15 vận động viên (8 vận động viên thực nghiệm và 7 vận động viên đối chứng của đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2010-2011). Thời gian thực nghiệm gồm 24 tuần từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. b. Phương pháp tổ chức tập luyện. Trong mỗi tuần huấn luyện, số bài tập mà chúng tôi thực nghiệm đã lựa chọn sử dụng vào các buổi chiều thứ 2 và thứ 6. Thời gian cho mỗi lần tập từ 25-30 phút được bố trí vào phần đầu của các buổi tập sau phần kỹ thuật cơ bản. Chúng tôi sử dụng phương pháp lặp lại theo các nhóm bài tập như sơ đồ sau: Nhóm I Nhóm II Nhóm III Bài tập 1 Bài tập 4 Bài tập 7 Bài tập 2 Bài tập 5 Bài tập 8 Bài tập 3 Bài tập 6 *Ghi chú: - Nhóm 1: Các bài tập phát triển nhóm cơ vai. - Nhóm 2: Các bài tập phát triển nhóm cơ lưng bụng. - Nhóm 3: Các bài tập phát triển nhóm chi dưới. * Yêu cầu tập luyện: Chúng tôi đo mạch đảm bảo cho khi bước vào tập luyện mạch đập ở mức bình thường. - Cường độ của bài tập thực hiện ở mức độ tối đa. - Thời gian thực hiện bài tập là 20 giây. - Quãng nghỉ giữa các lần tập là 45-90 giây. - Thời gian nghỉ giữa các vòng tập là 3-5 phút. - Số lần lặp lại của các vòng tập là 2-3 vòng. Sau khi kết thúc mỗi vòng tập mạch đạt từ 135-145 lần/phút. c. Phương pháp đánh giá. Để đánh giá hiệu quả sau 24 tuần tập luyện chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá ở 2 thời điểm là sau 12 tuần và sau 24 tuần bằng các bài kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn. * Test 1: Tại chỗ ném bóng rổ bằng hai tay trên đầu đi xa (m). Đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm cơ tay vai. * Test 2: Treo người trên thang gióng gập bụng liên tục trong 20 giây. (Số lần thực hiện được ta có thể đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm lưng bụng) * Test 3: Tại chỗ bật nhảy với bảng bằng một tay ( cm ) đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm chi dưới. Kết quả kiểm tra ở hai thời điểm 12 tuần và 24 tuần được chúng tôi trình bầy tại bảng 3 và 4. d. Kết quả thực nghiệm: Để đánh giá được hiệu quả của bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên bóng rổ. Trong quá trình tập luyện, chúng tôi đã kiểm tra ở hai thời điểm là 12 tuần và 24 tuần tập luyện với mục đích tìm hiểu nhịp độ tăng trưởng về sức mạnh tốc độ thông qua tác động định hướng của bài tập, tác động lực của các nhóm cơ vai, lưng bụng và chi dưới. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn trong quá trình thực nghiệm. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3, bảng 4. Bảng 3: Test tại chỗ ném bóng bằng 2 tay trên đầu đi xa (m ) của hai nhóm thực nghiệm sau 12 tuần và 24 tuần tập luyện. Thời gian tham số Nhóm thực nghiệm n = 8 Nhóm đối chứng n = 7 Kết quả ban đầu Sau 12 tuần Sau 24 tuần Kết quả ban đầu Sau 12 tuần Sau 24 tuần X 8,37 12,37 13,43 8,30 8,92 10,20 0,11 0,21 0,58 0,76 0,46 0,26 W 38,57% 44,38% 9,23% 20,54% Thông qua kết quả ở bảng 3 cho chúng ta thấy thành tích ném bóng rổ bằng 2 tay trên đầu đi xa của cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Vào thời điểm 12 tuần sự tăng trưởng của cả 2 nhóm đều rất mạnh nhóm thực nghiệm tăng tới 38,57% còn nhóm đối chứng tăng 9,23% . Sau 24 tuần sự tăng trưởng này tiếp tục tăng ở cả 2 nhóm, nhưng sự tăng trưởng ở thời điểm này tăng chậm hơn so với thời điểm trước, nhóm thực nghiệm tăng 44,38%, còn nhóm đối chứng tăng 20,54%. Nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ của nhóm cơ tay vai trong hoạt động tập luyện và thi đấu bóng rổ phần lớn đều có sự tham gia của các nhóm cơ co và duỗi cánh tay. Vì thế sức mạnh tốc độ thể hiện trong các động tác đó góp phần không nhỏ vào hiệu suất thi đấu của vận động viên. Trên bảng 3 ta thấy cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng, song chúng tôi thấy ở nhóm thực nghiệm tăng nhanh hơn so với nhóm đối chứng và sự tăng trưởng này tăng nhanh ở giai đoạn 12 tuần, giai đoạn 24 tuần thì sự tăng trưởng này tăng chậm hơn giai đoạn đầu. Qua đó, chúng tôi thấy rằng ở thời điểm trước khi tập luyện sức mạnh tốc độ của nhóm cơ này kém ( chưa có sự tác động ) nên khi được tác động một lượng vận động đáng kể sẽ gây nên một biến đổi mạnh sau đó nhịp độ vẫn tiếp tục tăng dần ở giai đoạn tiếp theo. Bảng 4: Test treo người trên thang gióng gập bụng liên tục trong 20 giây của 2 nhóm thực nghiệm sau 12 tuần và 24 tuần tập luyện : Thời gian tham số Nhóm thực nghiệm n = 8 Nhóm đối chứng n = 7 Kết quả ban đầu Sau 12 tuần Sau 24 tuần Kết quả ban đầu Sau 12 tuần Sau 24 tuần X 10,50 14,12 15,87 10,71 12,14 13,85 1,85 1,02 0,56 1,31 1,22 1,03 W 29,40% 40,72% 12,51% 20,57% Kết quả bảng 4 cho thấy sau 24 tuần tập luyện sự tăng cường về sức mạnh tốc độ của nhóm cơ lưng bụng, nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở hai thời điểm kiểm tra. Qua bảng ta thấy với các bài tập phát triển định hướng có tác động đáng kể biểu hiện có sự tăng trưởng nhanh sau 12 tuần tập luyện, sau đó nhịp độ tăng dần đến tuần 24. Ở thời điểm 12 tuần ta thấy giữa hai nhóm nhịp độ tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt , nhóm thực nghiệm là 29,40%, nhóm đối chứng là 12,51%. Ở thời điểm 24 tuần nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng lên tới 40,72%. Trong khi đó, nhóm đối chứng chỉ tăng tới 25,57%. Điều này có thể lí giải rằng với thời gian tập luyện là 24 tuần theo chương trình mà chúng tôi đã sử dụng trong thực nghiệm, đảm bảo hiệu quả tác động định hướng đến nhóm cơ lưng bụng. Bảng 5: Test tại chỗ bật nhảy với bảng bằng 1 tay của 2 nhóm thực nghiệm sau 12 tuần và 24 tuần tập luyện. Thời gian tham số Nhóm thực nghiệm n = 8 Nhóm đối chứng n = 7 Kết quả ban đầu Sau 12 tuần Sau 24 tuần Kết quả ban đầu Sau 12 tuần Sau 24 tuần X 40,80 46,78 52,40 40,60 44,50 48,60 0,85 0,54 0,32 0,86 0,87 0,84 W 13,47% 24,89% 9,16% 17,93% Kết quả bảng 5 cho thấy, thành tích kiểm tra test tại chỗ bật nhảy với bảng bằng một tay của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch đáng kể. Xong ở nhóm thực nghiệm mức độ tăng trưởng tăng hơn cả hai thời điểm kiểm tra: 12 tuần là 13,47%; 24 tuần là 24,89% còn nhóm đối chứng ở thời điểm 12 tuần là 9,16%; 24 tuần là 17,93%. Qua kết quả bảng 5 ta thấy nhịp độ tăng trưởng của nhóm cơ này chậm hơn cả. Điều này có thể nói rằng trong hoạt động sinh hoạt cũng như trong hoạt động chuyên môn nhóm cơ chi dưới chịu nhiều tác động khác nhau nên sự thích nghi khi tác động bài tập định hướng không gây nên những biến đổi nhảy vọt và chỉ tăng dần dần. Từ những phân tích ở bảng 3,4,5, chúng tôi có một số nhận xét sau: Sau 24 tuần thực nghiệm với 8 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn nhằm định hướng phát triển cho 3 nhóm cơ. Chúng tôi thấy rằng, quá trình tác động đã gây nên những biến đổi đáng kể về sự tăng trưởng sức mạnh tốc độ. Trong quá trình thực nghiệm, diễn biến sự phát triển sức mạnh tốc độ đối với 3 nhóm cơ có sự khác nhau. Số ngày là 24 tuần tập luyện với 8 bài tập ứng dụng đã có sự tăng trưởng rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng. Cụ thể là: - Nhịp độ tăng về sức manh tốc độ của nhóm cơ tay vai là 44.38% - Nhịp độ tăng về sức mạnh tốc độ của nhóm cơ lưng bụng là 40,72%. - Nhịp độ tăng về sức mạnh tốc độ của nhóm cơ chi dưới là 24,89%. Để đánh giá hiệu quả của nhóm bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn ứng dụng. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh số trung bình quan sát. Kết quả thu được chúng tôi trình bày tại bảng 6. Bảng 6: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm sau 24 tuần tập luyện. Thời gian Tại chỗ ném bóng rổ bằng 2 tay trên đầu đi xa (m) Treo người trên thang gióng gập bụng liên tục trong 20’ (số lần) Tại chỗ bật nhảy với bảng rổ bằng một tay (cm) Tham số Nhóm Trước Thực nghiệm 8,37 10,50 40,80 X Thực nghiệm 80,30 10,71 40,60 X Đối chứng 0,17 0,23 0,25 t Kết quả Sau Thực nghiệm 13,43 15,87 52,40 X Thực nghiệm 10,20 13,85 48,60 X Đối chứng 2,94 2,73 3,15 t Kết quả Qua bảng 6, ta thấy: - Trước thực nghệm, với cả 3 test đều có T (tính ) < T(05) ở ngưỡng xác suất P=5% Như vậy sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa. - Sau khi thực nghiệm cả 3 test, đều có T (tính) = 2,94 ; 2,73 ; 3,15 > T(05) ở ngưỡng xác suất P=5%. Hay nói cách khác sau 24 tuần tập luyện sức mạnh tốc độ của 3 nhóm cơ của nhóm thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt với nhóm đối chứng.Như vậy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt toán học. Từ những kết quả nêu trên, ta có thể khẳng định rằng: 8 bài tập mà chúng tôi lựa chọn ứng dụng trong 24 tuần thực nghiệm với đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc có hiệu quả về tác động định hướng phát triển sức mạnh tốc độ trên cả 3 nhóm cơ: tay vai, lưng bụng, chi dưới. Trong quá trình nghiện cứu, chúng tôi lựa chọn 8 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình huấn luyện, đó là các bài tập: - Nằm sấp 2 chân gác lên bậc chống đẩy liên tục trong 20 giây. - Đứng thẳng 2 tay nắm tạ con, để trước ngực đẩy liên tục trong 20 giây. - Đứng thẳng cầm dây cao su. Thực hiện động tác chuyền bóng liên tục bằng 2 tay trên đầu đi xa trong 20 giây. - Treo người trên thang gióng, buộc vật nặng vào chân co bụng liên tục trong 20 giây. - Nằm sấp trên ghế băng, 2 chân cố định, ưỡn lưng liên tục trong 20 giây. - Nằm ngửa trên ghế băng, 2 chân cố định gập bụng liên tục trong 20 giây. - Gánh tạ bằng 45% trọng lượng cơ thể, bật nhảy liên tục trong 20 giây. - Đứng trên hố cát bật nhảy co gối liên tục trong 20 giây. Với thời gian tập luyện 24 tuần, nhịp độ phát triển về sức mạnh tốc độ tăng nhanh trên cả 3 nhóm cơ: nhóm cơ tay vai tăng 44.38%; nhóm cơ lưng bụng tăng 40,72%; nhóm cơ chi dưới tăng 24,89%. Ở giai đoạn đầu với đội tuyển bóng rổ nữ, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện sử dụng 8 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, tập theo chương trình mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình thực nghiệm có hiệu quả về phát triển sức mạnh tốc độ đảm bảo độ tin cậy với P < 0,05. 3.3. Biện pháp 3: Tăng cường các bài tập thi đấu đối kháng cá nhân và đồng đội. Các bài tập thi đấu đối kháng là các bài tập thiết thực áp dụng luật vào thi đấu giống như thi đấu thật. Đây là phương pháp hữu hiệu cho tất cả các môn thể thao nhằm tăng cường hiệu quả thi đấu cho đối tượng huấn luyện. Trong suốt quá trình huấn luyện, chúng tôi áp dụng biện pháp này vào phần cuối của mỗi buổi tập, buổi học. Với nhóm thực nghiệm chúng tôi tiến hành cho đấu tập thường xuyên liên tục. Hình thức thi đấu có thể là: 1 đấu 1, 2 đấu 2, 3 đấu 3, 2 đấu 3, 3 đấu 4, 4 đấu 4, 4 đấu 5, 5 đấu 5 hoặc có thể 5 đấu 6...Thời gian dành cho thi đấu là 30 phút trong mỗi buổi. Với nhóm đối chứng chỉ cho tập bình thường, không thường xuyên, không liên tục. Sau 24 tuần tập luyện kết quả cho thấy: Nhóm thực nghiệm có hiệu quả thi đấu cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Như vậy, đây là biện pháp quan trọng trong quá trình huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2012-2013. 3.4 Biện pháp 4: Thường xuyên cho các em xem phim,video về kỹ thuật mẫu và các trận thi đấu bóng rổ đỉnh cao của thế giới. Đây là biện pháp có tác dụng bổ trợ, giúp các em có khái niệm về tư duy ý vận trong đầu và lưu lại hình ảnh về bóng rổ hiện đại. Nhà trường rất tạo điều kiện cho các em vào phòng chức năng nghe nhìn để thực hiện phương pháp này. Sau mỗi lần xem video về kỹ thuật mẫu và các trận thi đấu bóng rổ đỉnh cao của thế giới, các em cảm thấy rất hưng phấn, học tập tốt hơn, nắm bắt kỹ thuật, chiến thuật nhanh hơn và thuần thục hơn. Áp dụng biện pháp này đối với nhóm thực nghiêm trong thời gian 24 tuần ta có kết luận: Hiệu quả thi đấu của nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Như vậy đây là biện pháp tích cực đối với việc huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ của trường. 3.5 Biện pháp 5: Tăng cường đi thi đấu giao hữu với các đội bóng của các trường THPT trên địa bàn huyện, tỉnh và ngoài tỉnh. Biện pháp này đòi hỏi tốn nhiều kinh phí nhưng hiệu quả mà nó đem lại thật sự là to lớn. Qúa trình huấn luyện mà không có thi đấu giao hữu, không có thi đấu cọ sát thì hiệu quả đem lại rất thấp. Trong 24 tuần thực nghiệm, Tôi đã lên kế hoạch và đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tham gia giao lưu thi đấu với 2 trường THPT trong và ngoài tỉnh, đó là: THPT Hàm Rồng Thanh Hoá và THPT Kim Sơn A Ninh Bình. Sau khi cho nhóm thực nghiệm đi thi đấu giao hữu với 2 trường kể trên chúng tôi quan sát thấy rõ rằng: Hiệu quả thi đấu của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Điều này khẳng định đây là phương pháp quan trọng và phù hợp với công tác huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ của trường. 3.6. Biện pháp 6: Chuyên môn hoá giờ học chính khoá trong trường cho các em trong đội tuyển bóng rổ nữ của trường THPT Vĩnh Lộc. Do đặc điểm các thành viên của đội tuyển bóng rổ nữ của trường THPT Vĩnh Lộc nằm giải rác ở các lớp và các khối khác nhau, cho nên việc tập chung huấn luyện là việc làm rất nan giải. Vì vậy mà công tác huấn luyện gập nhiều khó khăn bởi lẽ lịch học các môn văn hoá của các em là khác nhau. Trăn trở, suy nghĩ... tôi đã mạnh dạn đề xuất lên Ban giám hiệu Nhà trường cho Tôi được phép chuyên môn hoá gìơ học thể dục của các thành viên trong đội tuyển bóng rổ nữ. Theo đó mỗi tuần các em có 2 giờ thể dục chính khoá kết hợp với 2 buổi huấn luyện ngoại khoá sẽ giúp các em có thời gian tập bóng rổ nhiều hơn bình thường. Bởi vậy mà công tác huấn luyện đã thuận lợi hơn, các em có thể tiếp xúc với bóng nhiều hơn và tập kỹ thuật cũng kĩ càng hơn... Sau 24 tuần áp dụng biện pháp này cho nhóm thực nghiệm, căn cứ vào kết quả thi đấu ta thấy hiệu quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Từ kết luận trên ta có thể khẳng định biện pháp này là phù hợp với công tác huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ của trường THPT Vĩnh Lộc. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Trong quá trình huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2012-2013 cần lựa chọn và áp dụng xen kẽ cả 6 biện pháp: 1.1. Không ngừng tăng cường tập luyện các kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật cơ ban; 1.2. Tăng cường tập luyện các bài tập sức mạnh tốc độ của các nhóm cơ; 1.3. Tăng cường các bài tập thi đấu đối kháng cá nhân và đồng đội; 1.4. Thường xuyên cho các em xem phim, tranh ảnh, video về kỹ thuật mẫu và các trận thi đấu bóng rổ đỉnh cao của thế giới; 1.5. Tăng cường đi thi đấu giao hữu với các đội bóng của các trường THPT trên địa bàn huyện, tỉnh và ngoài tỉnh; 1.6. Chuyên môn hoá giờ học thể dục chính khoá trong trường cho các em trong đội tuyển bóng rổ nữ. - Áp dụng 6 biện pháp này vào huấn luyện sẽ nâng cao hiệu quả thi đấu cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2012-2013. - Xuyên suốt toàn bộ quá trình huấn luyện không nên xem nhẹ hoặc coi nặng một trong các biện pháp kể trên mà cần phải phối hợp, áp dụng các biện pháp một cách khoa học và xen kẽ nhau, có như vậy hiệu quả huấn luyện mới đạt cao nhất. - Với đội tuyển bóng rổ nữ, trong quá trình giảng dạy huấn luyện sử dụng 6 biện pháp mà chúng tôi đã lựa chọn, tập theo chương trình mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình thực nghiệm thì hiệu quả thi đấu được nâng cao hơn đảm bảo độ tin cậy P<0.05. 2. Đề xuất: - Để đảm bảo cho việc huấn luyện được tốt hơn, thuận lợi hơn đối với đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc, ngay từ thời gian đầu bước vào huấn luyện, cần thiết phải xây dựng hệ thống biện pháp huấn luyện định hướng cho sự phát triển hiệu quả thi đấu của đội tuyển. -Với 6 biện pháp huấn luyện mà chúng tôi lựa chọn và ứng dụng với chương trình tập luyện, thời gian 24 tuần bước đầu khẳng định được hiệu quả của chúng. Song chúng tôi mong các giáo viên, huấn luyện viên tiếp tục ứng dụng các biện pháp để khẳng định đầy đủ hơn hiệu quả của chúng. - Để phong trào học tập môn bóng rổ và thành tích của đội tuyển bóng rổ nữ của trường ngày càng phát triển cần thiết phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn... - Trong quá trình thực nghiệm chắc chắn không thể tránh khỏi khyếm khuyết. rất mong độc giả đóng góp ý kiến và xây dựng cho sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thanh Hoá, ngày 10 tháng 05 năm 2013 Chữ ký và xác nhận của Người viết sáng kiến thủ trưởng đơn vị Trịnh Văn Quân TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông báo khoa học- trường ĐHTDTT Hà Tây 2008. 2. Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất - trường ĐHTDTT TW I. 3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học - Vũ Đức Thu ( Bộ GD&ĐT )...
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huan_luyen_nham_nang_cao_hieu_qua_thi_dau_cua_doi_tuyen_bong_ro_nu_truong_thpt.doc