Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển thể chất

1. Mở đầu

- Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước,

là người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Và giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng một cách toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là nhiệm vụ quan trọng, vì sức khỏe là vốn quý giá đối với con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. [1]

 Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp một.

Trong trường Mầm non chương trình giáo dục Nhà trẻ ( 24 – 36 tháng tuổi) nhằm

giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẫm mĩ. Cùng với các hoạt động khác, giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Nhà trẻ nhằm đáp ứng mục tiêu tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ có cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ; Có một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn; thực hiện một số vận động cơ bản theo độ tuổi. Bước đầu biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, phấn khởi và hào hứng vận động ; Có một số tố chất vận động ban đầu( nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể ), có khả năng phối hợp khóe léo cử động bàn tay, ngón tay. Và có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

Giáo dục phát triển thể chất trong trường Mầm non còn giúp cho trẻ bước đầu

nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển thể chất để rèn luyện sức khỏe giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Qua đó trẻ sẽ trở nên tự tin mạnh dạn hơn, dễ dàng giao lưu với cô và các bạn và phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động mà cô tổ chức. Ngoài ra, giáo dục phát triển thể chất còn góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non: Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục nhận thức ( tăng cường hiểu biết; làm phong phú biểu tượng về bài tập vận động, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập vận động đến chúng; yêu cầu luyện tập ), giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội( tình cảm, thái độ phù hợp với việc luyện tập vận động; có kĩ năng thực hiện các yêu cầu về vệ sinh các nhân, môi trường và dụng cụ luyện tập; hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động, giáo dục phát triển thẩm mĩ ( nhận thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động; có mong ước được tạo ra cái đẹp trong luyện tập vận động )

docx24 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 19287 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo dáng
-Mèo và chim sẻ, trời nắng trời mưa
 Giúp trẻ khéo léo, giữ thăng bằng khi vận động
– Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê
Phát triển ngôn ngữ, phát triển cơ chân 
3 tuần27/1- 21/2
7
Mẹ và những người thân yêu 
– Bong bóng xà phòng, ai nhanh nhất, bé giúp mẹ cất dọn 
 Rèn luyện vận động nhóm cơ chân nhảy bật
– Kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ
Phát triển ngôn ngữ vận động 
5 tuần( 24/2 – 28/3)
8
Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông gì? 
– Máy bay, ô tô và chim sẻ, lái tàu hỏa, về đúng bến, tín hiệu.
 Phát triển vận động của các nhóm cơ
– Dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng.
Phát triển ngôn ngữ vận động
4 tuần( 31/3- 25/4)
9
Mùa hè đến rồi 
– Trời nắng trời mưa, ai nhanh hơn
 Phát triển vận động cơ bản, phản ứng kịp thời theo tín hiệu
– Lộn cầu vồng.
Phát triển cơ tay cho trẻ
2 tuần( 28/4- 9/5)
10
Bé lên mẫu giáo
– Bóng tròn to – Đuổi bắt- Ném trúng đích.
 Phát triển vận động cơ bản đặc biệt là cơ tay, chân cho trẻ
– Trốn tìm, mèo đuổi chuột 
Phát triển phản xạ nhanh, phát triển cơ tay chân cho trẻ
2 tuần( 12/5- 23/5)
3. Lựa chọn trò chơi phù hợp với hoạt động.
Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình             GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
+ Trong các giờ  hoạt động chung.
Nếu như hoạt động chung nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi cho phù hợp với tính chất từng hoạt động .
     Với giờ thể dục:
Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò                                                                                                                       chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động.
– Với môn nhận biết tập nói: Văn học, tạo hình khi lựa chọn trò chơi cần đáp
ứng tiêu chí sau: Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
+ Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dung đồ chơi.
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ
VD: Hoạt động nhận biết tập nói, sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm nổi bật của củ xu hào, củ cà rốt. Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” khi cô nói tìm cho cô củ xu hào, hoặc củ cà rốt, trẻ tìm củ xu hào hoặc củ cà rốt giơ lên theo yêu cầu của cô và nói. Hay trò chơi “ Trồng rau về đúng vườn”. Khi cô yêu cầu  trẻ Trồng rau về đúng vườn thì các cháu có củ cà rốt mang trồng về đúng vườn cà rốt, cháu có củ xu hào mang về trồng đúng vườn xu hào ( Trò chơi này cô cho trẻ vừa đi vừa hát).
Với các trò chơi này có thể áp dụng với nhiều chủ điểm khác tùy vào nội dung
của trẻ và chủ điểm mà cô có cách đặt tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ.
Bé đang trồng rau về đúng vườn
    Hay giờ văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trũ chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi”.
VD: trong câu chuyện “ Con cáo” khi đàm thoại với trẻ đến nhân vật gà mẹ đuổi cáo và kêu cục ta, cục tác cáo ác cáo ác tôi cho cả lớp làm tiếng kêu của gà mẹ. Đến nhân vật mèo hoa đuổi cáo kêu meo meo đuổi theo đuổi theo tôi cũng cho cả lớp làm tiếng kêu của chú mèo tôi thấy trẻ rất thích thú và hăng hái tích cực tham gia vào hoạt động.
Trẻ bắt chước vận động mèo kêu meo meo
    Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đó lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi:  “Mèo và chim sẻ”, “ Trời nắng, trời mưa” “ Rồng rắn lên mây”.
Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp  được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả  cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữ các bé với nhau.
Các bé chơi các trò chơi trong giờ HĐNT
Với hoạt động góc : tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: ném bóng vào rổ. Trò chơi giúp trẻ phát triển cơ tay và khả năng khéo léo khi thực hiện các vận động .
Các bé đang chơi: “Ném bóng rổ”
  Với giờ đón và trả trẻ ( HĐ chiều) :
Nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng như trò chơi: “ Tập tầm vông”, “Bắt bướm”, “Tung bóng” những trò chơi này giúp trẻ chơi rất hào hứng không gò bó phát triển thể lực tốt.
Các bé đang chơi trong giờ hoạt động chiều
Tham mưu với ban giám hiệu
* Cách thực hiện:
Trong năm học 2013 – 2014 trường đã tổ chức rất nhiều các tiết mục  văn nghệ để cho trẻ được trải nghiệm và tham gia như Ngày khai giảng, Trung thu (hội chợ quê), Noel, 20/11, Tổng kết năm học (1/6). Đặc biệt, Tháng 12 trường được  Phòng giáo dục chỉ đạo thực hiện hội thi “ Giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non”  và tháng 4 trường đã tổ chức hội khỏe Măng Non cấp trường, trẻ đã được tập luyện để phát triển thể chất cho trẻ như nhảy bao bố, chạy tiếp sức, lăn bóng rích zắc.
Là một giáo viên của trường mầm non C thị trấn Văn Điển đã được đi kiến tập tại trường mầm non B Thanh liệt chuyên đề “ phát triển vận động” tôi mong muốn Ban giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khóa, đồng thời kết hợp các trò chơi dân gian để cho trẻ hứng thú với các trò chơi vận động theo phương châm học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Tham mưu với BGH đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.
* Kết quả
Tháng 12 vừa qua tôi đã tham dự hội thi “giáo viên nhân viên nuôi dưỡng cấp bậc mầm non” và bốc thăm được chuyên đề “phát triển vận động” Theo các chủ đề để lồng các trò chơi vào các tiết học giúp cho trẻ cảm nhận  mỗi tiết học như là một ngày hội. Tôi đã nghiên cứu và đưa vào một số  hình thức trò chơi gây được nhiều sự hứng thú của trẻ, góp phần giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi, và nâng cao nhận thức giúp trẻ cảm thấy mỗi ngày đến lớp như là một ngày hội.
VD: ở đề tài: VĐCB ( Đi theo đường hẹp), TCVĐ: Bắt bướm. Ngay khi tìm hiểu được mục đích, yêu cầu của bài tôi đã đưa ra một số hình thức thi đua xuyên suốt cả một giờ học với trẻ để coi mỗi ngày đến lớp là một ngày hội trước tiên để gây được sự hứng thú của trẻ tôi đưa ra hình thức: Hôm nay trong khu rừng mở hội và tổ chức hội cho các con vật vào rừng chơi xem ai nhanh khéo. Nhưng để đến được khu rừng các con vật phải đi qua một con đường mòn rất hẹp các con nhớ phải đi cẩn thận nhé!
+ Cô chuẩn bị 2 con đường hẹp, 2 con bướm. Cô cho trẻ lần lượt nên đi. Và chơi trò chơi bắt bướm.
Được sự  quan tâm của BGH đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên trong trường nhiệt tình giúp đỡ, tôi đã  hoàn thành tốt phần thi của mình và được kiến tập chuyên đề “ phát triển vận động” tại trường đã được đánh giá cao. Giúp phát triển về tay, chân, toàn thân.
Trẻ : “Đi trong đường hẹp”
Cô cùng trẻ chơi: “Bắt bướm”
.5. Tạo hứng thú cho trẻ thông qua sáng tác, lời ca, đồng dao, đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
Để trò chơi không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới  thay đổi nhịp độ đội hình. Và tôi đó tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào các trò chơi như trò chơi: “ Qua cầu hái hoa” ở CĐ “ Mẹ và những người thân yêu của bé”
– Sáng tạo lời ca, lời hát cho trò chơi dân gian phù hợp với chủ điểm:
VD: Để cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “ Lộn cầu vồng” phù hợp với chủ đề: “ Mẹ và những người thân yêu của bé”. Tôi đã thay đổi lời của trò chơi:
“ Lộn cầu vồng.
Nước trong, nước chảy.
Các bạn nam giỏi.
Các bạn gái tài
Sức khoẻ dẻo dai
Cùng rèn thể lực .”                            
Các bé đang chơi: “Lộn cầu vồng”
VD: Trò chơi “Tay úp, tay ngửa”. Trẻ vừa đọc lời trò chơi vừa làm động tác  minh họa: Một tay úp trẻ đưa một tay ra trước lòng bàn tay úp, một tay ngửa trẻ đưa tay kia ra trước lòng bàn tay ngửa. Một sau gáy đưa một tay lên sau gáy, hai sau gáy đưa tay kia lên sau gáy. Một sau hông đưa một tay ra sau hông, hai sau hông đưa tay kia ra sau hông. Lắc lắc lắc trẻ nghiêng người hai bên.  – Thường thì các trò chơi nhằm phát triển về các cơ tay, chân, đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi hoặc đọc đồng dao nào đó. Các lời hát, đồng dao khiến không khí của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp.
– Hay trò chơi “Bóng tròn to”,“Chi chi chành chành”, trẻ đọc lời ca câu hát đó dường như không có mạch ý nào rõ ràng nhưng thiếu  nó thì không thể tiến hành được.Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đó thuộc lời đồng dao, lời hát, vừa rèn luyện thể lực vừa là phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt với trẻ nhà trẻ thì trẻ cần phải tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời hát, thơ, ca, đồng dao, trước khi hướng dẩn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ: Hoạt động chiều – Giờ đón – Trả trẻ  hoạt động ngoài trời. Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi tương ứng với lời đồng dao đó.Vì thế trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia.
Cô cùng trẻ chơi: “Bóng tròn to”
Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ trò chơi vận động .
Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tự tạo có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, không tốn kém, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Nó chính là dụng cụ học tập đơn giản, dễ dàng phục vụ vui chơi cho trẻ. Qua đó, kích thích sự thay đổi theo sự phát triển của trẻ như: Phát triển của các giác quan, khả năng chú ý, vận động, ngôn ngữ, tình cảm, sự khéo léo, trí tuệ, cách cư sửCàng có nhiều cách để chơi một đồ dùng, đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều, kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Trò chơi  “ Trời nắng trời mưa” dụng cụ cần có là mũ thỏ. Hay trò chơi đơn giản như “Bắt bướm” cũng không thể tổ chức nếu không có con bướm. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rừ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đó làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung.
    Mũ các con vật, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “ Tìm về đúng chuồng”, “ Bắt bướm”Nơ tay, lục lặc, hoa các màu phục vụ cho các bài tập, trò chơi ở các góc.Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải như: Vỏ hộp bia, bìa cứng, giấy màu, giấy báo, đó được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ điểm.
Một số đồ dùng chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động
Nhằm phát triển thể chất cho trẻ 24- 36 tháng
Một số đồ dùng chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động
Như vậy, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo trong các vận động của trẻ là vô cùng quan trọng. Đòi hỏi mỗi giáo viên trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi hay một bài vận động nào đó, cần phải tìm hiểu về nội dung của vận động, cách chơi và luật chơi  cũng như việc có hay không có đồ dùng, đò chơi phục vụ cho trò chơi Từ đó, giáo viên có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc phát triển vận động của trẻ. Có thể nói, bất cứ ai cũng có thể tự tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn để giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả, góp phần kích thích trẻ phát triển toàn diện. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ nguyên vật liệu có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi là vô tận. Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên; góp phần nâng cao và hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. Là một trong những mục tiêu của việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ.
Là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc dân tộc. Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ mà còn góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Nên cách chơi, luật chơi của trẻ không thể thay đổi được VD như trò chơi: kéo cưa lửa xẻ, bịt mắt bắt dê.Đưa một số trò chơi dân gian vào hoạt động phát triển thể chất:
 * Trò chơi: kéo cưa lửa xẻ
 * Mục đích:
Cho trẻ làm quen với âm điệu du dương của trò chơi.
Giáo dục trẻ đức tính chăm chỉ.
Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
  * Đối tượng chơi: trẻ nhà trẻ ( 24 – 36 tháng)
  * Cách chơi:
Hai trẻ ngồi đối diện nhau, cả hai duỗi chân ra và đạp hai bàn chân vào nhau, hai tay nắm lấy nhau, cùng chau vừa đẩy qua đẩy lại vừa đọc.
Các bé đang chơi trò chơi: “Kéo cưa lửa xẻ”
* Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
    * Mục đích:                                                  
* Củng cố vận động đi, vận động bò, phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.
– Phát triển các giác quan và khả năng phán đoán cho trẻ.
– Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
  * Đối tượng chơi: Trẻ  nhà trẻ ( 24- 36 tháng tuổi)
   * Cách chơi:
        Cách 1: Cô kẻ một vòng tròn trên sân (hoặc trong nhà).
+ Mời hai trẻ lên chơi “oẳn tù tì”, người thua cuộc sẽ phải bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Các bạn đứng ngoài cổ vũ.
+ Người bị bịt mắt sẽ đi (hoặc bò) theo tiếng hát đồng dao của người làm dê để bắt bạn. Cả hai không được chạy (hoặc bò) ra khỏi vòng tròn. Nếu bắt được “dê” là thắng cuộc, không bắt được là thua cuộc.
          Cách 2:
Cô lên bịt mắt đi tìm dê, các bạn đứng thành vòng tròn làm đàn dê.
Cô bị bịt mắt sẽ đi theo tiếng hát đồng dao của các bạn để tìm bắt một bạn. Bắt được rồi trẻ bị bịt mắt sẽ phải sờ và đoán xem đã bắt được bạn dê nào. Nếu bắt được “dê” và đoán đúng là thắng cuộc, không bắt được hoặc đoán sai là thua cuộc..
Có thể nói, trò chơi vận động, trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển của các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ. Qua đó còn phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn khác.
Cô cùng trẻ chơi: “Bịt mắt bắt dê”
Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi.
– Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số người tham gia chơi đông đũi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Đuổi bắt”, “ Gà trong vườn rau”Nhưng có trò chơi tĩnh, trẻ hay ngồi nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”,“Chi chi chành chành”, “Ai đoán giỏi, “ Vì vậy giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi từ đó lựa chọn địa điểm phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
10. Công tác phối hợp với phụ huynh.
* Cách thực hiện
Công tác phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường nên chúng tôi đặc biệt quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh thông qua các hình thức sau:
–  Họp phụ huynh đầu năm: Giỏo viờn chủ nhiệm lớp D1 trực tiếp trao đổi, phổ biến để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chăm sóc giáo dục mầm non mới và triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
– Vào các thời điểm đón trả trẻ trong ngày, giáo viên thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc vận động trong lớp có sử dụng sản phẩm của phụ huynh đó đóng góp cho lớp.
– Các ngày lễ, ngày hội của trẻ tích cực mời phụ huynh học sinh tới dự với các con.
– Không ngừng tuyên truyền với phụ huynh về sự cần thiết để phát triển thể lực cho trẻ. Từ đó phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo giúp việc rèn luyện để phát triển thể lực cho trẻ được hài hòa.
*Kết quả:
Qua những biện pháp tuyên truyền trên thật sự đã có nhiều chuyển biến đáng kể về nhận thức của phụ phụ huynh về việc tạo thêm nhiều khu vui chơi cho trẻ đã làm trẻ thích thú như thế nào. Một số phụ huynh rất phấn khởi khi được tham dự tiết hoạt động vui chơi của các con. Và với công tác vận động tuyên truyền phụ huynh kết quả đạt được là phụ huynh lớp D1 đã ủng hộ bộ đồ chơi cầu trượt, nhà bóng giúp các cháu trực tiếp tham gia vận động tại lớp nhằm phục vụ tốt trong công tác giáo dục  trẻ.
                                      Trẻ chơi cầu trượt , nhà bóng
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
– Qua một thời gian tôi kiên trì thực hiện, đưa các trò chơi vào các hoạt động để giúp trẻ phát triển thể lực, đến nay trẻ đó mạnh dạn, hứng thú và có kỹ năng vận động tốt hơn rất nhiều so với đầu năm.
– Các bậc phụ huynh đó quan tìm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt. Kết quả như sau:
Bảng so sánh kết quả đầu năm so với cuối năm:
Đầu năm
Lứa tuổi 36 tháng
Số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Biết lăn, bắt bóng với người khác
Xếp tháp, lồng hộp
Tung bóng với người khác ở khoảng cách 1m
Ném vào đích ngang 1-1,2m
Biết thể hiện một số nhu cầu tự phục vụ
40
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
37
3
37
3
24
16
35
5
24
16
18
22
38
2
%
92,5
7,5
92,5
7,5
60
40
87,5
12,5
60
40
45
55
95
5
Cuối năm
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
40
0
40
0
37
3
38
2
37
3
38
2
40
0
%
100
0
100
0
92,5
7,5
95
5
92,5
7,5
95
5
100
0
KẾT LUẬN
Trò chơi vận động, trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực.
Trò chơi vận động góp phần nâng cao nhận thức cần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng . Nội dung của các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phong phú và phản ánh những hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần gũi với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản , dễ nhớ, dễ hiểu, đồ dùng đồ chơi kèm theo cũng không đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng đồ dùng vận dụng sẵn có xung quanh ta.
Trò chơi vận động có thể tổ chức ở mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò bó. Đối tượng tham gia chơi cũng linh hoạt có thể chơi một mình hoặc số đông.
Với kết quả đạt được của lớp D1 (NT 24-36 tháng) trường MNCTTVĐ ở sáng kiến cho thấy nếu biết phối hợp các biện pháp tổ chức các trò chơi cho trẻ nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng sẽ đạt kết quả tốt
 * Qua đây, tôi cũng có một số đề xuất:
Đề xuất BGH tổ chức nhiều hơn nữa các buổi thảo luận về chuyên môn, các hình thức tổ chức hoạt động để chị em học hỏi kinh nghiệm.
Tuyên truyền ,vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu, luôn phối hợp cùng giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ có thể lực tốt từ đó giúp cho sự phát triển toàn diện sau này của trẻ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể lực tốt.Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động nhiều hơn nữa cho trẻ đạt kết quả cao hơn !

File đính kèm:

  • docxSKKN mon phat trien the chat_12374535.docx
Sáng Kiến Liên Quan