Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

- Là một giáo viên nhà xa trường, hàng ngày tôi phải chạy xe 8 km mới đến chỗ làm. Hàng ngày đi trên con đường ấy tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu vụ tai nạn nghiêm trọng, bản thân cũng đã có lần gặp tai nạn vì sự bất cẩn của người khác hay nói cách khác là sự thiếu ý thức khi chấp hành luật lệ an toàn giao thông của mọi người.

- Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi, lớp học của tôi gần sát cổng trường chính vì vậy mà vào mỗi buổi sáng đón trẻ và buổi chiều trả trẻ tôi có thể quan sát được vấn đề trẻ được phụ huynh đưa đến trường và đón về ra sao. Rất ít phụ huynh đội mũ bảo hiểm, nếu có đội cũng chỉ những phụ huynh đi làm xa đội mũ để tránh bị xử phạt bởi công an giao thông mà thôi. Còn sau lưng họ là con cái, là cháu mình đó là những tài sản quý giá nhất đối với họ thì đội mũ vải thậm chí đầu trần. Đó còn chưa kể đến phụ huynh ngang nhiên đi xe vào sân trường, trở 3-4 trẻ, dựng xe ngổn ngang gây khó khăn cho việc đi lại của người khác.

- Thực tế đầu năm khảo sát sự hiểu biết về LLATGT của trẻ lớp mình tôi thấy sự hiểu biết về LLATGT của trẻ rất kém, đa số trẻ vẫn chưa hiểu được một số kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông như: Không chơi dưới lòng nề đường, đi bộ trên vỉa hè bên phía tay phải, ngồi im và mặc áo phao khi đi trên thuyền, không thò đầu thò tay ra cửa sổ khi ngồi trên ô tô Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho giáo viên, phụ huynh và một thế hệ trẻ tương lai tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông” Nhằm giúp phụ huynh và đặc biệt là trẻ 5 tuổi có kiến thức và ý thức chấp hành LLATGT

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 12933 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa lớp tôi cần có ý thức tốt khi tham gia giao thông dù ở bất kỳ nơi đâu để tạo cho trẻ có 1 thói quen tốt hàng ngày đi cùng người lớn phải như thế nào.
Vào đầu năm học tôi bám sát theo kế hoạch thực hiện nội dung chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo cùng với sự chỉ đạo của đồng chí hiệu phó chuyên môn, tôi nghiên cứu thêm một số tài liệu liên quan đến hướng dẫn trẻ khi tham gia giao thông, hướng dẫn trẻ hiểu biết một số biển báo giao thông, một số tình huống trong giao thông Tôi đã xây dựng chương trình thực hiện cho lớp mình, không cứng nhắc là chỉ đưa trong mỗi chủ điểm giao thông mà tôi lựa chọn nội dung phù hợp để lồng ghép trong các chủ đề khác sao cho phù hợp, bám sát theo thực tế tình hình của lớp và nhận thức của học sinh có nôi dung về giáo dục an toàn giao thông. Sau khi được đồng chí Phó hiệu trưởng duyệt kế hoạch thực hiện. tôi đã tiến hành thực hiện tại lớp.
VD: Chủ điểm Trường mầm non.
Tôi đã lựa chọn một số câu đố về giao thông để cho trẻ được nghe và giải câu đố vào hoạt động chiều. Lựa chọn một số trò chơi về với lô tô về giao thông để trẻ được tham gia chơi ở các góc học tập.
 Chủ điểm gia đình. Cho trẻ biết các đồ dùng trong gia đình có phương tiện giao thông, lồng ghép để hướng dẫn trẻ khi đi cùng bố mẹ bằng ô tô hoặc xe máy phải biết ngồi như thế nào, đội mũ bảo hiểm
4.2. Lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ
- Ngay từ đầu năm học tôi xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong năm học này 
là : 100% trẻ đến trường đi học và về nhà được đảm bảo an toàn . Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, việc giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông được tôi lồng ghép vào các hoạt động trong chương trình giáo dục Mầm non.
Với trẻ 5 tuổi tôi lồng ghép vào trong các hoạt động trò chuyện buổi sáng, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, thông qua các trò chơi trong các chủ đề. Chủ đề được lồng ghép xuyên xuyết nhất là chủ đề: Bé với giao thông. Qua chủ đề này tôi sẽ giúp trẻ biết được các phương tiện và LLATGT đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Giáo dục trẻ khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm cho mình và nhắc nhở người điều khiển xe cũng đội mũ bảo hiểm, không trở quá số người quy định, không chạy lạng lách, chạy quá tốc độ cho phép, tuân thủ các đèn tín hiệu giao thông trên đường, biết một số biển báo trên đường, không uống bia rượu , không đùa rỡn khi tham gia giao thông.
 Giáo dục trẻ khi đi bộ: Đi bộ đi phía bên tay phải, đi sát bờ lề, đi qua đường phải có người lớn dắt, khi đi xe buýt: Ngồi an toàn không đùa rỡn trên xe, không thò đầu thò tay ra ngoài. Khi đi qua đò: xuống đò ngồi yên, phải có người lớn đi cùng, không đùa rỡn trên đò, mặc áo phao khi đi trên đò.
* Trong hoạt động trò chuyện buổi sáng : Cô giáo có thể cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại hoặc có thể trò chuyện về buổi sáng trẻ đến trường
 Ví dụ: - Sáng nay ai đưa con đi học ?
 - Bố mẹ trở con đi bằng phương tiện gì ?
 - Con có được đội mũ bảo hiểm không ?
 - Ngồi trên xe con có cầm theo đồ chơi gì không ? 
 - Trên đường đi bố( mẹ ) lái xe thế nào ?
 - Con có gặp chuyện gì ở trên đường không ?
Qua những câu hỏi đàm thoại cùng trẻ bản thân tôi biết được cha mẹ trẻ trở con em mình đi học đã chấp hành luật lệ an toàn giao thông, và biết giáo dục trẻ ngồi an toàn không cầm theo đồ chơi trên xe. Để từ đó trẻ biết những hành vi nào là đang vi phạm LLATGT giúp trẻ chấp hành tốt cũng như nhắc nhở bố mẹ thực hiện tốt LLATGT
Ví dụ: Cô cho trẻ xem tranh một bạn nhỏ đang nằm trong bệnh viện
- Cho trẻ đoán xem vì sao bạn lại phải vào viện?
- Cho trẻ xem bức tranh: bạn nhỏ chơi lòng, nề đường để trẻ hiểu được nguyên nhân mà bạn phải nằm viện. Qua đó giáo dục trẻ không được chơi ở lòng, nề được, không được tự ý sang đường khi không có người lớn đi cùng.
 * Trong hoạt động học: giáo viên cho trẻ hát, đọc thơ, nghe chuyện, quan sát trò chuyện về các hành vi đúng- sai khi tham gia giao thông, các biển báo cấm và nguy hiểmnhằm giúp trẻ có kiến thức về LLATGT
Ví dụ: Trong hoạt động học dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Cô dạy con’’
Qua bài thơ này trẻ biết được các loại phương tiện giao thông và luật lệ khi tham gia giao thông như:
+ Giao thông đường bộ gồm có : Ô tô, xe máychạy trên đường bộ đến ngã tư đường phố đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh được đi và đèn vàng đi chậm lại, cô nhấn mạnh cho trẻ khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, không được đi dưới lòng đường. Khi ngồi trên tàu xe không được thò đầu qua cửa sổ phải thắt dây an toàn, khi xe dừng hẳn mới được xuống xe.
+ Giao thông đường thủy có; Tàu, thuyền, ca nôkhi tham gia thì người ngồi trên tàu, thuyền cần ngồi im trên người phải mặc áo phao hoặc trên thuyền có phao cứu sinh
+Giao thông đường sắt có: Tàu hỏagiáo dục trẻ không lại gần đường sắt, không ném đất đá
+ Giao thông đường hàng không có: Máy baygiáo dục trẻ thắt dây an toàn không nghịch và tự ý đi ra khỏi chỗ ngồi.
* Trong hoạt động góc: Cô cho trẻ chơi góc phân vai, cho trẻ đóng vai các chú cảnh sát giao thông, cô gợi ý tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết qua đó giáo dục trẻ biết và hiểu các luật lệ an toàn giao thông.
Ví dụ: Cho trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông. Cô tạo tình huống đến ngã tư đường phố đèn tín hiệu màu đỏ hiện lên mà cô vẫn cố tình đi tiếp. Lúc này trẻ sẽ xử lý là dùng còi tuýt và vẫy xe đỗ lại.Cô hỏi trẻ liên tục những câu hỏi để trẻ giải quyết:
“- Tại sao bác lại tuýt còi và không cho xe tôi chạy ?
- Tại sao thấy đèn đỏ xe lại phải dừng lại ?
- Thấy đèn đỏ tôi vẫn đi tiếp thì có sao không?”
Khi được hỏi những câu hỏi trên trẻ đóng vai chú cảnh sát giao thông sẽ phải suy nghĩ đưa ra câu trả lời cho đúng nhất.Nếu như trẻ trả lời sai cô có thể chuyển hướng hỏi trẻ khác trong lớp, sau đó cô có thể nhắc lại và khen trẻ nếu trẻ trả lời đúng.
* Trong hoạt động ngoài trời : Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động như: Xe điện hoa, thuyền về đúng bến, hãy làm theo tôiđể củng cố những kiến thức mà trẻ đã được học và rèn luyện phản xạ giúp trẻ ghi nhớ và được thực hành.
Ví dụ : Trò chơi: Bé làm đèn hiệu giao thông
- Mục đích: giúp trẻ nhớ được ý nghĩa của đèn giao thông, rèn khả năng chú ý và nhanh nhẹn cho trẻ
Mục đích: giúp trẻ phản xạ nhanh, cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thông, rèn khả năng chú ý phản ứng nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: - Đèn xanh , đèn đỏ, đèn vàng bằng bìa đủ cho mỗi trẻ 1 bìa
 - Vẽ một vòng tròn tượng trưng cho trụ đèn giao thông
- Luật chơi: Bật đúng đèn ( nhảy vào trong vòng tròn giơ cao đèn) khi cô nói tín hiệu tương ứng với đèn.
- Cách chơi: Cô giới thiệu trò chơi:
+ Ở ngã tư đường phố con thấy đèn hiệu giao thông có màu gì?
+ Đèn đỏ( xanh, vàng) báo tín hiệu gì?
+ Bây giờ cô mời các con làm đèn hiệu giao thông, mỗi bạn sẽ chọn 1 đèn. Khi nghe cô nói tín hiệu các con phải chú ý để bật đèn cho đúng.
Cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chơi như cách trên, cô cho trẻ chơi nhanh dần để rèn luyện phản xạ
* Trong hoạt động chiều :Cô cũng có thể đưa các trò chơi học tập, cho trẻ quan sát tranh, xem các biển cấm và biển nguy hiểm, cho trẻ xem các video về tham gia giao thông của mọi người qua đó giáo dục trẻ cách tham gia giao thông cho đúng
Ví dụ: Khi gặp biên báo ở dưới trẻ biết được đây là biển cấm người đi bộ,người đi bộ không được đi vào con đường này.
 Hay cho trẻ chơi TCHT: “ Đúng hay sai” nhằm củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ, đặc điểm của một số phương tiện giao thông như: Xe máy, ô tô, xe đạpQua đó rèn luyện phản ứng nhanh cho trẻ.	 
4.3 Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
* Trao đổi trực tiếp với phụ huynh
- Trường tôi đang công tác thuộc xã vùng khó khăn đang trên đà nông thôn hóa , 100% trẻ đến trường được bố mẹ, ông bà trở bằng xe máy, xe đạp.Vì vậy ngay từ đầu năm học được sự đồng ý của BGH nhà trường tôi có tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi tuyên truyền trực tiếp đến toàn thể các bậc phụ huynh đưa con em đến trường phải đội mũ bảo hiểm cho các cháu ngồi sau để đảm bảo an toàn cho các cháu .Yêu cầu phụ huynh không đi xe vào sân trường, dựng xe ngoài cổng trường đúng quy định.
- Một số phụ huynh có thói quen trở 3,4 cháu đến trường đầu không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn cho các cháu mà để các cháu tự ôm nhau ngồi đằng sau xe trông rất nguy hiểm. Tôi trao đổi trực tiếp nhẹ nhàng giải thích cho phụ huynh đó hiểu như thế và vi phạm luật lệ an toàn giao thông, và đang đùa rỡn với tính mạng của bản thân và con em mình. Trẻ lứa tuổi mầm non đang hiếu động, có những trẻ vẫn chưa hiểu được hành vi của mình là đang gây nguy hiểm cho bản thân, ngồi trên xe trẻ còn nói chuyện, trêu đùa nhau dễ gây mất phương hướng cho người lái xe gây ra những hậu quả đáng tiếc.Yêu cầu phụ huynh đưa con em đến trường đảm bảo: 
+ Đội mũ bảo hiểm đúng quy cách
+ Không cho trẻ cầm đồ chơi khi ngồi trên xe
+ Không trở quá 2 trẻ
- Với một số phụ huynh đi xe vào sân trường tôi góp ý trực tiếp và nhờ bảo vệ trường nhắc nhở.
* Trao đổi gián tiếp
- Để tuyên truyền tốt hơn đến phụ huynh trong lớp tôi có trang trí góc giao thông gồm các biển báo cấm, hình ảnh bố mẹ trở con đi học có đội mũ bảo hiểm
- Góc tuyên truyền ở cửa lớp tôi dán những hình ảnh kèm khẩu hiệu: “ Hãy lái xe bằng cả trái tim” “ Hãy đôi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy” “ Trước khi ngồi lên xe hãy ngoảnh lại phía sau nhìn nụ cười của trẻ, lúc đó bạn biết bạn sẽ phải làm gì?’’
- Tuyên truyền gián tiếp qua trẻ: Người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, nhưng đối lúc người lớn cần phải học trẻ nhỏ từ điều đơn giản nhất. Trẻ em rất dễ nhớ và cũng dễ quên nếu những điều người lớn dạy được củng cố thường xuyên thì trẻ luôn khắc ghi .Vì vậy hàng ngày trẻ đến lớp tôi luôn gợi mở trò chuyện với trẻ về việc tham gia giao thông của bố mẹ và trẻ , để trẻ biết được bố mẹ và bản thân trẻ đã chấp hành đúng luật ATGT chưa. Từ đó trẻ sẽ nhắc nhở bố mẹ khi bố mẹ chưa chấp hành như: Không đội mũ bảo hiểm, trở quá người quy định
4.4 Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp
- Tôi xin ý kiến nhà trường tổ chức những buổi ngoại khóa của lớp mời phụ huynh đến dự trò chuyện về luật lệ an toàn giao thông và chia sẻ những hậu quả của việc vi phạm luật lệ an toàn giao thông
- Phụ huynh chia sẻ những kinh nghiệm đi như thế nào là đúng và an toàn, trò chuyện về những vấn đề giao thông bất cập đang diễn ra hiện nay: tắc đường, xe khách chạy ẩu để đón khách, học sinh đi học dàn hàng 2,3 và những hậu quả để lại đằng sau đó. Bản thân phụ huynh đã từng gặp tai nạn giao thông chia sẻ những nỗi sợ và sự đau đớn của bản thân, sự thiệt hại về tài sản khi gặp tai nạn giao thông
- Từ sự nhận thức về sự nguy hiểm của việc không chấp hành luật lệ an toàn giao thông phụ huynh có trách nhiệm hơn trong vấn đề phối hợp cùng cô giáo viên giáo dục trẻ chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
- Trong buổi ngoại khóa này giáo viên tổ chức cho trẻ cùng phụ huynh chơi những trò chơi về luật giao thông như: Đi đúng luật, vòng quay giao thông, chọn đúng phương tiện theo tín hiệuQua những trò chơi vận động này giúp cho phụ huynh và trẻ được củng cố một số kiến thức cơ bản về LLATGT và giúp cho phụ huynh,cô giáo và trẻ trở lên gắn kết , để việc phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên giáo dục trẻ sẽ tốt hơn.
4.5.Tạo môi trường giáo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thông cho trẻ.
- Sân trường được kẻ vạch vôi ngã tư đường phố, có các biển báo cấm và biển báo nguy hiểm ,có đèn tín hiệu giao thông để trẻ được trải nghiệm làm quen với việc tham gia giao thông khi không có người lớn đi cùng.
- Tôi lên kế hoạch xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường ,mời phụ huynh của lớp đến tham gia thi và tham dự cùng các cháu hội thi: “ Bé chấp hành luật lệ an toàn giao thông’’ quy mô tại lớp. Qua các nội dung: Thi hát, kể chuyện Đóng kịch của trẻ ,giúp trẻ và phụ huynh hiểu rõ sự quan trọng của việc thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông, phụ huynh có trách nhiệm hơn với tính mạng của bản thân, con em mình và mọi người khi tham gia giao thông.
Giúp phụ huynh hiểu rằng : Đội mũ bảo hiểm không hề làm hỏng xương cổ của trẻ mà đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và con em mình
- Ngoài ra xin ý kiến nhà trường lên kế hoạch phân công ca trực của giáo viên hoặc bảo vệ trường vào mỗi buổi sáng đón trẻ và buổi chiểu trả trẻ, nhắc nhở việc phụ huynh cho con em đến trường không đội mũ bảo hiểm, trở quá người quy định, đi xe vào sân trường, dựng xe không đúng nơi quy địnhtrên loa của nhà trường. Khi được nhắc nhở nhiều lần phụ huynh sẽ chấp hành tốt hơn LLATGT.
- Tham mưu với nhà trường có ý kiến lên các cấp lãnh đạo địa phương đầu tư cơ sở vật chất, các biểu bảng tuyên truyền đến toàn thể nhân dân địa phương cũng như toàn xã hội. Để việc tuyên truyền các kiến thức tham gia giao thông an toàn với trẻ mẫu giáo không còn là việc của các cô giáo mầm non mà đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội.
5.Kết quả đạt được
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên kết quả mang lại như sau:
- Bản thân giáo viên và phụ huynh hiểu rõ luật lệ an toàn giao thông, có ý thức khi tham gia giao thông đúng luật. Phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng khi thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông, khi tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm cho bản thân và người ngồi sau, đưa trẻ đến trường không đi xe vào sân trường, không trở quá số người quy định, đỗ xe đúng nơi quy định.
 Bảng 1: So sánh kết quả khảo sát về việc trẻ đến trường được bố mẹ đội mũ bảo hiểm so với đầu năm học.
STT
Mức độ
Ý kiến lựa chọn
Tỷ lệ (%)
1
Thường xuyên
20
83
2
Chưa thường xuyên
4
17
3
Không bao giờ
0
0
Theo số liệu khảo sát trên chúng ta thấy sau khi áp dụng những biện pháp trên với lớp mẫu giáo 5 tuổi do tôi chủ nhiệm so với kết quả khảo sát đầu năm số phụ huynh thường xuyên đội mũ bảo hiểm cho con đến trường đã tăng từ 5 lên 15 phụ huynh tương đương tăng 62%. Số phụ huynh chưa thường xuyên đội mũ bảo hiểm cho con giảm từ 12 xuống 4 tức giảm 8 phụ huynh tương đương giảm 33%. Không còn phụ huynh nào lựa chọn không bao giờ đội mũ bảo hiểm cho con.
Bảng 2: Kết quả khảo sát về mức độ vi phạm luật lệ an toàn giao thông của phụ huynh khi đưa con đến trường. Tổng số phụ huynh khảo sát là 24 phụ huynh so với đầu năm
STT
Mức độ
Các lỗi vi phạm
Dựng xe không đúng qui định
Trở quá 2 trẻ đến trường
Đi xe máy vào sân trường
1
Thường xuyên
0
0%
1
4%
0
0%
2
Thỉnh thoảng
2
8%
2
8%
0
0%
Chưa bao giờ
22
92%
21
88%
24
100%
Theo như bảng khảo sát trên so với đầu năm ta thấy không còn phụ huynh thường xuyên đưa con em đến trường dựng xe không đúng quy định, thỉnh thoảng giảm 5 phụ huynh tương đương giảm 21% , số phụ huynh chưa bao giờ dựng xe không đúng quy định đã tăng lên từ 5- 21 tăng 17 tương đương với 71%
 Số phụ huynh trở quá 2 trẻ đến trường Thỉnh thoảng là :2 chiếm 8% giảm so với đầu năm 8%, chưa bao giờ là 21 chiếm: 88% tăng 75%. Số phụ huynh trở quá 2 trẻ đến trường thường xuyên là 1 chiếm 4% giảm 25%. 
Không còn phụ huynh đi xe máy vào sân trường thường xuyên và thỉnh thoảng , tuyệt đối không còn phụ huynh nào đi xe vào trường.
Bảng 3: Bảng khảo sát 24 trẻ của lớp về mức độ trẻ có kiến thức cơ bản về LLATGT và ý thức chấp hành LLATGT so với đầu năm học
STT
Mức độ
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Có kiến thức
19
79%
2
Có nhưng ít
5
21%
3
Không có kiến thức
0
0%
Theo kết quả khảo sát trên so với đầu năm học số lượng trẻ trong lớp có kiến thức cơ bản về LLATGT đã tăng lên rất nhiều từ 7 tăng lên 19 tương đương tăng 50%. Số trẻ có kiến thức nhưng ít giảm từ 7 xuống 5 tức giảm 21%. Không còn học sinh nào không có kiến thức.
- Nhà trường đã chú trọng hơn trong vấn đề tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông: Làm biểu bảng tuyên truyền ở cổng và sân trường, có nội qui quy định việc phụ huynh đưa con em đến trường, giao cho bảo vệ nhắc nhở phụ huynh vi phạm nội quy của nhà trường và không chấp hành LLATGT.
- Trẻ đã biết được một số biển báo giao thông cấm và nguy hiểm, biết đi trên vỉa hè, phía tay phải, không chơi bóng dưới lòng, nề đường. Nhắc bố mẹ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy,biết được các quy định của đèn tín hiệu giao thông. Biết ngồi trên xe buýt khồng thò đầu, tay ra cửa sổ, xe dừng hẳn mới được xuống xe. Ngồi trên đò ngồi im, mặc áo phao hoặc cầm phao cứu sinh.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Để thực hiện tốt những biện pháp tôi đưa ra trong đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ an toàn giao thông’’ đòi hỏi cần có một đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giáo dục trẻ có tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, thật sự quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên cần có sự hiểu biết về luật lệ giao thông.
- Sự ủng hộ và phối kết hợp của phụ huynh.
- Nhà trường ủng hộ, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học của cô và trẻ.
- Các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảng tuyên tuyền
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Vấn đề người dân thiếu ý thức chấp hành LLATGT là rất cao.Bản thân phụ huynh đưa con con mình đi học chưa chấp hành LLATGT,đa số phụ huynh đưa con em đi học không đội mũ bảo hiểm, trở quá số người quy định, đi xe vào sân trường, dựng xe ngổn ngang Do cha mẹ chưa quan tâm đến vấn đề ATGT nên chưa phối hợp với giáo viên trong vấn đề trang bị kiến thức chấp hành LLATGT cho trẻ.
- Sau khi nghiên cứu áp dụng các biện pháp: 
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện
+ Giáo dục trẻ chấp hành LLATGT lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ
+ Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
+ Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp
+ Xây dựng môi trường giáo dục trẻ chấp hành LLATGT.
Đã đem lại được kết quả như sau:
- Trẻ có kiến thức cơ bản về chấp hành các luật lệ an toàn giao thông nhất là giao thông đường bộ.
- Phụ huynh có ý thức khi tham gia giao thông: Đội mũa bảo hiểm cho bản thân và trẻ, không trở quá 2 trẻ khi đưa trẻ đến trường, không cho con xử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi và có bằng lái xe, không đi xe máy vào sân trường và đỗ xe đúng qui định.
- Các cấp lãnh đạo ,nhà trường, giáo viên đã quan tâm đầu tư cho việc giáo dục trẻ và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hơn trong vấn đề chấp hành Luật lệ an toàn giao thông.
2.Khuyến nghị
- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ cho các bộ giáo viên. Tổ chức các chuyên đề để giáo viên được học hỏi các kinh nghiệm của trường bạn.
Tổ chức các hội tìm hiểu về luật lệ giao thông cho trẻ, phụ huynh và giáo viên được tham gia
- Đối với nhà trường cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hỗ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất
- Đối với phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các phong trào của nhà trường, của lớp và thực hiện các nội quy , quy định của nhà trường của lớp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thơ truyện, trò chơi bài hát về an toàn giao thông- NXB giáo dục Việt Nam . Biên soạn và tuyển dụng: - Trần Thị Thu Hà
 - Hoàng Thị Thu Hương
 - Đặng Lan Phương
 - Đặng hồng Quân
2. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề( Trẻ 5-6 tuổi)- NXB giáo dục Việt Nam do Lê Thị Thu Hương ( chủ biên)
3. Các giải pháp an toàn giao thông- An toàn giao thông vận tải- GS TSKH Nguyễn Hữu Hà.
4. Báo người lao động- Thống kê các vụ tai nạn giao thông- Tác giả: Văn Duẩn.
5. Luật giao thông đường bộ- NXB giao thông vận tải.
MỤC LỤC
STT
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2
1
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2
2
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2
3
Nội dung sáng kiến cần làm rõ
3
4
Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
`4
5
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
5
2
Cơ sở lý luận
7
3
Thực trạng
8
3.1
Thuận lợi và khó khăn
8
3.2
Thực trạng 
9
4
4.1 
Các biện pháp
Xây dựng kế hoạch thực hiện
12
12
4.2
Lồng ghép vào cac hoạt động trong ngày của trẻ.
13
4.3
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
17
4.4
Tổ chức các buổi ngoại khóa của lớp
19
4.5
Tạo môi trường giáo dục trẻ chấp hành LLATGT
19
5
Kết quả đạt được
20
6
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1
Kết luận
24
2
Kiến nghị
25

File đính kèm:

  • docBùi Thị Thủy-SK Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 tuổi chấp hành luật lệ giao thông.doc
Sáng Kiến Liên Quan