Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ

1. Tên sáng kiến:

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới sân cờ.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Trường tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1 là một trường trọng điểm nằm ở vị trí trung tâm Thị trấn Kiên Lương, được đầu tư cơ sở vật chất khá khang trang. Chính vì thế mọi hoạt động của trường cần phải đạt hiệu quả nổi bậc, tạo niềm tin cho phụ huynh, xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế là một trường trọng điểm có chất lượng cao về giảng dạy và giáo dục. Ngoài việc dạy và học, hoạt động Đội cũng giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho các em thông qua các tiết sinh hoạt dưới sân cờ giúp cho học sinh tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình và hình thành nhân cách cho các em.

Khi chưa lồng ghép, áp dụng giáo dục kỹ năng sống dưới sân cờ cho học sinh, các tiết sinh hoạt dưới cờ thường là tuyên truyền về các ngày lễ, về các dịch bệnh và nêu những nhận xét về hoạt động của các em trong tuần qua, đề ra phương hướng cho tuần tới mà như thế thì tiết sinh hoạt rất lắng không sôi nổi không có tác dụng giáo dục đạo đức cho các em nhiều.

Về phía gia đình, phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số, kiến thức chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng sống cho con từ đó các em hạn chế về khả năng tự học, tự tìm tòi và đặc biệt là các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, đề kháng cám dỗ, thích nghi, thoát hiểm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới sân cờ”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3764 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .
1. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới sân cờ.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trường tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1 là một trường trọng điểm nằm ở vị trí trung tâm Thị trấn Kiên Lương, được đầu tư cơ sở vật chất khá khang trang. Chính vì thế mọi hoạt động của trường cần phải đạt hiệu quả nổi bậc, tạo niềm tin cho phụ huynh, xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế là một trường trọng điểm có chất lượng cao về giảng dạy và giáo dục. Ngoài việc dạy và học, hoạt động Đội cũng giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho các em thông qua các tiết sinh hoạt dưới sân cờ giúp cho học sinh tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình và hình thành nhân cách cho các em. 
Khi chưa lồng ghép, áp dụng giáo dục kỹ năng sống dưới sân cờ cho học sinh, các tiết sinh hoạt dưới cờ thường là tuyên truyền về các ngày lễ, về các dịch bệnh và nêu những nhận xét về hoạt động của các em trong tuần qua, đề ra phương hướng cho tuần tới mà như thế thì tiết sinh hoạt rất lắng không sôi nổi không có tác dụng giáo dục đạo đức cho các em nhiều. 
Về phía gia đình, phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số, kiến thức chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng sống cho con từ đó các em hạn chế về khả năng tự học, tự tìm tòi và đặc biệt là các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, đề kháng cám dỗ, thích nghi, thoát hiểm... Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới sân cờ”. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới sân cờ là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng và tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết cho học sinh, giúp học sinh biết cách làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống và để góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.
3.2.2: Nội dung của giải pháp: Các bước thực hiện giải pháp mới:
a. Nhận thức sâu sắc về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Giáo dục kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em để tạo cho các em một thói quen, một hành động, một cử chỉ tốt, với những câu từ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của từng bậc học. Giáo dục kỹ năng sống tuyệt đối không áp đặt suy nghĩ chủ quan của người lớn. 
b. Xây dựng và triển khai kế hoạch: Từ tình hình thực tế tôi nghĩ nếu các em có khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học cũng như tham gia các hoạt động do Liên đội tổ chức. Tôi đã lên kế hoạch và tham mưu với Ban Giám Hiệu trong tiết sinh hoạt dưới sân cờ ở mỗi tuần sẽ lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống cho các em nhằm tạo cho các em có một số kỹ năng cơ bản trong đời sống và biết được những nhiệm vụ cũng như công việc mà bản thân các em có thể giúp đỡ cha mẹ, bạn bè,... rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, mạnh dạn trước tập thể. 
c. Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản cần giáo dục cho học sinh: 
Rèn luyện thói quen “Chu toàn bổn phận trong vui vẻ”: Qua nội dung này các em sẽ biết làm những việc như: giúp đỡ cha mẹ, hòa thuận yêu thương tôn trọng anh chị,... học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn lễ phép, kính trọng, vâng lời thầy cô, có ý thức bảo quản tài sản, giữ gìn vệ sinh trường lớp, tuân thủ nội quy nhà trường,... 
Rèn luyện văn hóa ứng xử nơi học đường: Giúp các em hiểu thế nào là văn hóa ứng xử nơi học đường, những yếu tố cấu thành văn hóa ứng xử nơi học đường, giá trị ứng xử, những biểu hiện thiếu văn hóa nơi học đường, qua đó giáo dục các em có ý thức hơn trong giao tiếp xã hội từ lời nói, thái độ, cử chỉ,... 
Rèn luyện ý thức về nhu cầu bản thân và tự chăm sóc bản thân: Qua hoạt động này giúp các em nhận thức về bản thân, biết những mặt tích cực, những mặt hạn chế, những mong đợi của chính mình, biết những điều cần thiết để tự chăm sóc bản thân từ việc ăn uống vui chơi đến giao tiếp với mọi người, tự trau dồi đạo đức. 
Rèn luyện cách ứng phó với tình trạng bị bắt nạt nơi học đường: Khi bị bắt nạt các em sẽ tổn thương về thể xác và tinh thần,... do đó ta cần giúp các em vượt qua những nỗi sợ để an tâm học tập như: hòa đồng với mọi người, có thái độ dứt khoát với những yêu cầu phi lý của bạn hoặc tìm thầy cô bạn bè để giúp đỡ, bên cạnh đó giáo dục cho các em không nên hùa vào cùng với các bạn hoặc không nên im lặng làm ngơ trước sự bắt nạt của các bạn.
Rèn luyện đức tính trung thực: Qua các hoạt động giúp các em hiểu được giá trị của đức tính trung thực, có đức tính trung thực từ việc nhỏ đến việc lớn, biết nói thật, biết trung thực với chính mình sau nữa là trung thực trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ,...từ đó giáo dục các em yêu quý đức tính trung thực nhất là trung thực trong học tập, thực hiện tốt mùa thi nghiêm túc: thi thực chất, không gian lận trong thi cử,... 
d. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường: Phối hợp với chính quyền nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Duy trì việc sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được học được chơi để rèn sự tự tin, kĩ năng trình bày lưu loát và kĩ năng nói chuyện trước đám đông cho học sinh. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè.
e. Tạo môi trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục năng sống: Nhằm tạo môi trường giúp học sinh được thực hành kỹ năng sống. Tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng thư viện thân thiện, đã trang bị nhiều đầu sách với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề như: “tủ sách Bác Hồ”, “tủ sách lịch sử” .., được thiết kế, trang trí đẹp và phân chia nhiều ngăn vừa tầm các em hay hấp dẫn thu hút học sinh đọc.
Bên cạnh đó thực hiện lồng ghép và tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Để rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”.
f. Phối hợp thực hiện:
Vì đây là một nội dung khá mới ở trường chúng tôi nhất là trong tiết sinh hoạt dưới cờ, vì thế để chuẩn bị tốt cho các kỹ năng để giáo dục học sinh được nêu trên tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu, kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường để hỗ trợ cho tôi chuẩn bị các nội dung như tranh ảnh, áp phích, các câu ca dao tục ngữ hay tiếp trong việc tập dợt các tiểu phẩm, sắm vai, tập hát, làm hoa để gắn hoa việc tốt, hoa yêu thương,...
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của tôi nêu ra đã áp dụng thành công tại Liên đội trường tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1. Ngoài ra giải pháp có thể nhân rộng với các Liên đội của các trường trong huyện, tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Sau khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống dưới sân cờ, các em đã ham thích tiết sinh hoạt dưới cờ, nói chuyện rõ ràng, tự tin, sôi nổi hơn. Ở lớp các em đoàn kết chan hòa, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp. Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, biết giữ gìn đồ dùng học tập, sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp, biết quý trọng mọi người trong gia đình, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, đã biết cám ơn và xin lỗi, có ý thức chắm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, biết giúp đỡ các bạn,...
Qua một năm áp dụng, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt ở từng kỹ năng và được thể hiện qua bảng so sánh sau: 
Nội dung
TSHS
Năm học 2017 - 2018
Đầu năm
Cuối năm
So sánh % tốt tăng
T
%
Đ
%
T
%
Đ
%
Kỹ năng chu toàn bổn phận trong vui vẻ
1293
932
72,1
361
27,9
1087
84,1
206
21,8
Tăng 12 % 
Kỹ năng văn hóa ứng xử nơi học đường
1293
1088
84,1
205
15,9
1197
92,6
96
7,4
Tăng 8,5%
Kỹ năng ý thức về nhu cầu bản thân và tự chăm sóc bản thân
1293
993
76,7
300
23,3
1137
87,9
156
12,1
Tăng 11,2%
Kỹ năng ứng phó với tình trạng bị bắt nạt nơi học đường
1293
842
65,1
451
34,9
1097
84,8
196
12,2
Tăng 19,7%
Kỹ năng rèn luyện đức tính trung thực
1293
1016
78,6
277
21,4
1195
92,4
98
7,6
Tăng 13,8%
Để thực hiện được kết quả này thì người Tổng phụ trách phải có tâm huyết với nghề, có lòng yêu trẻ, có tinh thần rèn luyện, tinh thần trách nhiệm, có tính kiên trì, bền bỉ. Ngoài ra bản thân tôi còn phải tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp đi trước để tìm những cách làm hay có sức thu hút các em tham gia một cách nhiệt tình hơn, đông hơn và có kết quả cao hơn. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng ở năm học 2017 - 2018. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp giúp cho tôi ngày càng thành công và tiến bộ
 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: (10 chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống dưới cờ - NXB Văn Hóa - Thông tin).
	 Kiên Lương, ngày 7 tháng 5 năm 2018 
 Người mô tả 

File đính kèm:

  • docSKKN ĐBinh moi sua 2017-2018.doc
  • docBIA SKKN binh.doc
  • docDO BINH - Mẫu giấy chứng nhận Sáng kiến năm học 2017-2018.doc
Sáng Kiến Liên Quan