Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5

Từ đó chất lượng học tập của học sinh thường ở mức độ yếu, trung bình hoặc khá, để đạt được loại giỏi thật sự là rất hiếm.

 Được Ban giám hiệu nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều nhăm liền, tôi nhận thấy các em chỉ đạt được thành tích cao hơn so với các học sinh khác ở lớp học một chút. Các em chưa thật sự nắm được vấn đề một cách vững chắc, thiếu sáng tạo, linh hoạt trong một số tình huống nhất định, chỉ biết vận dụng theo lối mòn sẵn có, cho nên sẽ khó đạt được thành tích tốt trong học tập.

 Từ những vấn đề nêu trên, tôi nghĩ rằng phải đầu tư nhiều hơn cho việc bồi dưỡng cho các em về biện pháp học tập môn Toán, giúp các em có đủ khả năng hiểu được vấn đề một cách chắc chắn, biết phân tích đề bài một cách rõ ràng chính xác (phân tích), giải quyết vấn đề hợp lí để đi đến việc giải bài toán (tổng hợp) đạt kết quả như mong muốn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4517 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 58 + 13 x 42. 
 Với học sinh khá, giỏi thì bài này phải tính theo cách tính thuận tiện nhất chứ khơng đơn thuần là thứ tự thực hiện phép tính. Để làm được như vậy, các em phải ghi nhớ các tính chất “Một số nhân với một tổng” hay “Một tổng nhân với một số” ; tính chất giao hốn của phép cộng và phép nhân. 
Bài giải
 Ta thực hiện như sau :
 58 x 36 + 42 x 48 + 25 x 58 + 13 x 42 
 = 58 x 36 + 25 x 58 + 42 x 48 + 13 x 42 (Tính chất giao hốn của phép cộng).
 = 58 x 36 + 58 x 25 + 42 x 48 + 42 x 13 (Tính chất giao hốn của phép nhân).
 = 58 x (36 + 25) + 42 x (48 + 13) (Tính chất nhân một số với một tổng).
 = 58 x 61 + 42 x 61 (Thứ tự thực hiện các phép tính).
 = (58 + 42) x 61 (Tính chất nhân một tổng với một số).
 = 100 x 61 (Thứ tự thực hiện các phép tính).
 = 6100.
	* Cách tính tổng dãy số cách đều.
 - Tơi hướng dẫn các em thành lập (nhĩm) lại các số cho ra cùng kết quả. Chẳng hạn như : 
 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = (1 + 9) + (2 + 8) + (3 + 7) + (4 + 6) + 5
 = 10 + 10 + 10 + 10 + 5
 = 45
	Ngoài ra, tôi còn soạn thêm cho các em một số dạng bài tập ít gặp trong chương trình Sách giáo khoa, có nội dung yêu cầu các em biết suy luận một cách logic để giải nhằm phát triển tư duy cho các em trong giải toán. Chẳng hạn như :
	Tìm 3 số có tích là 3600. Biết tích của số thứ nhất và số thứ hai là 240 và tích của số thứ hai và số thứ ba là 180.
	Ở bài này các em biết lấy tích chung chia cho tích của số thứ nhất và số thứ hai để tìm được số thứ ba (3600 : 240 = 15), dần các em sẽ tìm được các số 
còn lại. Bài này có nhiều cách để các em thực hiện.
 Hoặc với bài tốn : “Tìm tất cả những số cĩ hai chữ số, khi chia cho 2 thì dư 1, chia cho 3 thì dư 2 và chia cho 5 thì dư 4”. (Đề thi HS giỏi vịng tỉnh, ngày 25/12/1996).
 Tơi gợi ý để các em suy luận rằng : số đĩ khi cộng với 1 thì chia hết cho đồng thời cả 2, 3 và 5 ; tức là chia hết cho 30 (2 3 5 = 30). Từ đĩ, các em tìm được các số chia hết cho 30 là 30, 60, 90, 120,  Vì số đĩ cĩ hai chữ số nên khi cộng với 1 cũng cho ra số cĩ hai chữ số (ngoại trừ số 99) ; do đĩ chỉ cĩ các kết quả 30, 60, 90 là thích hợp. Cuối cùng, các em chỉ việc lấy mỗi kết quả đĩ trừ cho 1 là được đáp số của bài tốn. Vậy bài tốn cĩ 3 đáp số là : 29, 59, 89.
	Hoặc:
	Trong lọ có 4 viên bi màu xanh và 7 viên bi màu đỏ. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để có đủ cả hai màu xanh và đỏ ?
	Bài này hơi khó, ít gặp không yêu cầu các em phải giải bài trọn vẹn chỉ 
cho các em trong thảo luận nhóm để nêu ra được kết quả và giải thích bằng văn miệng là phải lấy ít nhất là 8 viên bi. Các em có tranh luận để đưa ra đúng kết quả, như thế đã kích thích để phát triển tư duy ở các em 
	8 - Xây dựng quy trình giải toán :
	Với những bài toán điển hình hay những bài toán giải có lời văn cũng vậy. Tôi thường xây dựng cho các em một quy trình giải toán cho từng loại, nếu có thể được. Tôi xin điển hình một vài trường hợp như sau :
	* Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng”, tôi đưa ra cho các em quy trình giải dạng bài tập này như sau :
- Xác định tổng và hiệu của chúng.
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Tìm 2 lần số bé.	(Tổng trừ đi Hiệu)
- Tìm số bé.	(Hai lần số bé chia cho 2)
- Tìm số lớn.	(Bằng cách tiện nhất)
	Ở dạng bài này tôi không yêu cầu các em sử dụng quy tắc tính như đã học trên lớp (Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2), vì nếu dạng bài toán có thể nâng lên tìm 3 số khi biết Tổng và Hiệu thì các em sẽ gặp khó khăn (Ví dụ : Tìm 3 số lẻ liên tiếp có tổng là 93.). Nếu gặp những trường hợp tương tự như ví dụ này, các em biết lấy số nhỏ nhất làm chuẩn, sau đó đi tìm hiệu của 2 số lớn và số bé. Khi có được, các em sẽ biết đi tìm 3 lần số bé, như thế bài toán sẽ được giải quyết.
	Các em có thể giải như sau :
	Hai số lẻ liên tiếp nhau chúng hơn kém nhau 2 đơn vị.
	Ta có sơ đồ:
93
2
2
	Số thứ nhất :
	Số thứ hai :
	Số thứ ba :
	Số thứ ba lớn hơn số thứ nhất là : 2 + 2 = 4
	Ba lần số thứ nhất là:	93 - (2 + 4) = 87
	Số thứ nhất là:	 87 : 3 = 29
	Số thứ hai là:	 29 + 2 = 31
	Số thứ ba là:	 31 + 2 = 33
	 Đáp số : 29 ; 31 và 33.
 Hoặc với bài tốn : 
 “Một tủ sách cĩ ba ngăn chứa tất cả 200 quyển sách. Ngăn thứ nhất chứa nhiều hơn ngăn thứ hai 12 quyển. Nếu chuyển 4 quyển từ ngăn thứ hai xuống ngăn thứ ba thì ngăn thứ ba sẽ chiếm 2/5 tổng số sách. Tìm số sách trong mỗi ngăn lúc đầu”. (Đề thi HS giỏi tỉnh Cà Mau, ngày 27/3/2004).
Bài giải
 Theo bài ra : Khi chuyển 4 quyển từ ngăn thứ hai xuống ngăn thứ ba thì ngăn thứ ba sẽ chiếm 2/5 tổng số sách. Như vậy, số sách trong ngăn thứ ba sau khi đã chuyển từ ngăn thứ hai xuống là :
200 : 5 × 2 = 80 (quyển).
 Số sách lúc đầu cĩ trong ngăn thứ ba là :
 80 – 4 = 76 (quyển).
 Tổng số sách trong ngăn thứ nhất và ngăn thứ hai lúc đầu là :
200 – 76 = 124 (quyển).
 Theo bài ra, ta cĩ sơ đồ sau :
 Ngăn thứ nhất : 12 quyển
 Ngăn thứ hai : 124 quyển
 Theo sơ đồ trên, ta cĩ : 
 Số sách cĩ lúc đầu trong ngăn thứ nhất là :
 (124 + 12) : 2 = 68 (quyển).
 Số sách cĩ lúc đầu trong ngăn thứ hai là :
 (124 – 12) : 2 = 56 (quyển).
* Thử lại : Tổng số sách ba ngăn lúc đầu : 68 + 56 + 76 = 200 (quyển). (Đúng).
 Đáp số : Ngăn thứ nhất : 68 quyển.
 Ngăn thứ hai : 56 quyển.
 Ngăn thứ ba : 76 quyển.
 * Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng”.
	- Xác định tổng và tỉ của chúng.
	Với những dạng bài toán này, thường thì tổng, tỉ, hiệu ít khi được nêu rõ ở đề bài, cho nên việc xác định được chúng là điều cần thiết để đi vào giải bài toán quen thuộc.
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Tìm tổng số phần bằng nhau.
- Tìm giá trị một phần bằng nhau, (Nếu trường hợp số bé là 1 phần thì bước này chính là tìm số bé)
- Tìm số bé.	
- Tìm số lớn.	
	Ví dụ 1 :
	Tìm 2 số tự nhiên có tổng là 132. Biết rằng khi thêm vào bên phải số bé một chữ số 0 thì được số lớn.
	Như bài này, đề bài đã cho biết tổng của chúng là 132, yêu cầu các em biết xác định được tỉ số của chúng. Khi ta thêm vào bên phải của số tự nhiên một chữ số 0 thì ta được số mới gấp 10 lần số cũ. Đến đây các em đã xác định được tỉ số của chúng để giải bài một dạng quen thuộc. 
 * Một số dạng bài toán khác :
 Ví dụ 1 :
 ?
11304
 63
- 11963
 4
+ 8756
- 8756
: 4
+ 11963
: 63
	 Tìm một số. Biết rằng lấy số đó nhân với 63 rồi trừ đi 11963, được bao nhiêu nhân với 4 rồi cộng với 8756 thì được 11304.
	HD:
 Ví dụ 2 :
	Cháu gái hỏi Bà: “Bà ơi, năm nay, Bà bao nhiêu tuổi ?”. Bà trả lời : “1/6 tuổi của bà trừ đi 6 thì sẽ được 6.” Hỏi Bà bao nhiêu tuổi ? 
 (Bài toán cổ)
: 6
- 6
?
6
+ 6
 6
	 HD:
	Hướng dẫn cho các em quy trình giải bài tập này là:
- Lập sơ đồ.
- Tính ngược về số cần tìm.
 Ví dụ 3 :
 An làm một phép chia, sau đĩ An đem số bị chia chia cho hai lần số chia thì được thương là 7,25. Nếu đem số bị chia chia cho hai lần số thương thì được 18. Tìm phép chia mà An đã làm. (Đề thi HS giỏi tỉnh Cà Mau, ngày 29/3/2009).
 Ở bài tốn này, tơi gợi ý để các em tự suy luận : Khi đem số bị chia chia cho hai lần số chia thì được thương là 7,25. Vậy nếu khơng chia cho hai lần số chia thì thương sẽ như thế nào ? Cĩ thể, mới đầu học sinh cịn hơi khĩ hiểu, song khi giáo viên gợi mở thì học sinh sẽ trả lời được là thương đĩ sẽ tăng lên 2 lần. Từ đĩ, các em sẽ tìm được thương của phép chia ban đầu là : 7,25 x 2 = 14,5.
 Tương tự như thế, các em sẽ dựa vào dữ kiện thứ hai trong bài tốn để tự tìm được số chia của phép chia ban đầu là : 18 x 2 = 36.
 Cĩ được điều này rồi, các em sẽ tính được số bị chia của phép chia ban đầu là : 
14,5 x 36 = 522.
 Phép chia mà An đã làm là : 522 : 36 = 14,5.
	9 - Động viên học sinh giải bài tốn bằng nhiều cách khác nhau :
	Các em giải được bài tập đó là một yêu cầu cần thiết. Nhưng để phát triển thêm tư duy cho các em, tôi còn động viên các em tìm ra nhiều cách giải khác (nếu có thể được).
	Khi các em biết giải thêm những cách khác trên cùng một bài tập, như thế 
các em sẽ nắm và hiểu được vấn đề một cách chắc chắn hơn và cũng để tạo cho 
các em có được tính linh hoạt, sáng tạo và biết chọn lọc được cái hay trong giải 
toán.
 	Ví dụ 1:	
	Một cửa hàng có 324 mét vải. Ngày đầu bán được số vải, ngày thứ hai bán được thêm số vải. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu mét vải ?
	Các em đã biết tính giá trị phân số của một số, các em có thể tính :
	Cách 1:	Thường gặp.
 Bài giải
Số mét vải ngày đầu bán được là : 	324 = 72 (m)
Số mét vải bán ngày thứ hai là : 	324 = 108 (m)
Tổng số vải bán cả 2 ngày là : 	72 + 108 = 180 (m)
Số mét vải của cửa hàng còn lại là : 	324 - 180 = 144 (m)
 Đáp số : 144 m.
	Và các em cũng đã học các phép tính về phân số, vận động các em suy nghĩ, vận dụng các phép tính về phân số tìm cách giải khác, chẳng hạn như :
	Cách 2:
 Bài giải
Phân số chỉ số vải bán được cả 2 ngày là : 	 (số vải)
Phân số chỉ số vải còn lại là : 	 (số vải)
Số mét vải cửa hàng còn lại là : 	324 = 144 (m)
 	 Đáp số : 144 m.
	Ví dụ 2:	
 	Sơ kết học kì 1, 180 học sinh khối lớp năm được xếp thành bốn loại : giỏi, khá, trung bình, yếu. So với học sinh cả khối, số học sinh xếp loại giỏi bằng , loại khá bằng , loại trung bình bằng .
	a- Tính số học sinh được xếp loại giỏi.
	b- Tỉ số phần trăm của mỗi loại so với số học sinh cả khối ?
 Bài giải
Số học sinh được xếp loại giỏi là : 	180 = 18 (học sinh)
	Đến đây thường thì các em đi tìm số học sinh của mỗi loại rồi mới tính tỉ số phần trăm. Chẳng hạn :
Số học sinh được xếp loại khá là : 	180 = 72 (học sinh)
	Tương tự, tính số học sinh Trung Bình là 81 học sinh, sau đó các em tính số học sinh Yếu : 180 - (18 + 72 + 81) = 9 (học sinh). Từ đó, các em sẽ tính được tỉ số phần trăm bằng cách lấy số học sinh mỗi loại chia cho 180, rồi lấy thương vừa tìm được nhân nhẩm với 100 và ghi kí hiệu %. Ví dụ như, tỉ số phần trăm của học sinh giỏi là : 18 : 180 = 0,1 = 10% 
(Theo cách hướng dẫn của SGK TOÁN 5
18 : 180 = 0,1
0,1 = 10%)
	Nhưng với đề bài này, nếu ta gợi ý cho học sinh tính tỉ số phần trăm bằng cách khác, dẫn đến các em biết tính tỉ số phần trăm mỗi loại như sau :
Tỉ số phần trăm của loại giỏi là : 	 	(nhân tử, mẫu với 10)
Tỉ số phần trăm của loại khá là : 	 	(tương tự)
Tỉ số phần trăm của loại trung bình là : 	(nhân tử, mẫu với 5)
Tỉ số phần trăm của loại yếu là : 	100% - (10% + 40% + 45%) = 5%
 Đáp số: 	a).	18 học sinh
Giỏi 10% ; Khá 40% ; TB 45% ; Yếu 5% 
	Qua ví dụ 2 này, giáo viên có thể giúp cho học sinh hiểu thêm Tỉ số phần trăm chính là tỉ số của 2 số nhưng chúng được viết dưới dạng tỉ số có mẫu số bằng 100, bằng cách biến đổi như ta đã dạy. (Thành phân số thập phân có mẫu số bằng 100).
	Qua 2 ví dụ trên cho các em so sánh 2 cách giải và cho biết cách giải nào nhanh và gọn hơn. Các em sẽ thích thú hơn qua nhiều cách giải như thế.
	Cách giải khác ở đây không cần phải giải cả bài toán mà trong từng bước để giải bài toán, nếu có thể, tôi cũng thường đặt câu hỏi cho các em, như : “Ta có thể tính bằng cách nào khác nữa không ?”.
	Ví dụ :
	Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 22m. Chiều dài hơn chiều rộng là 8 m. Tính diện tích mảnh vườn.
 Bài giải
8 m 
22 m
Ta có sơ đồ:	
Chiều dài:
Chiều rộng:
Hai lần số đo chiều rộng :	22 - 8 = 14 (m)
Số đo chiều rộng :	14 : 2 = 7 (m)
Số đo chiều dài :	7 + 8 = 15 (m)
	Ở bước này, tuỳ theo từng bài, ta có thể hỏi thêm : Để tính số đo chiều dài, ta còn cách tính nào khác nữa không ? Các em có khả năng tính được, số đo chiều dài sẽ bằng nửa chu vi trừ đi chiều rộng (22 - 7 = 15 (m)), hay các em cũng có thể hiểu : Biết tổng của 2 số, muốn tìm số này thì lấy tổng trừ đi số kia, 
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là :
	15 7 = 105 (m2)
	 Đáp số : 105 m2. 
 10 – Hướng dẫn học sinh cách lý luận bài tốn bằng lời trước khi lập sơ đồ :
 Khi giải một bài tốn, trình bày lý luận cũng rất quan trọng. Đây là bước giúp cho việc lập sơ đồ đoạn thẳng hoặc loại bỏ bớt những đáp số khơng phù hợp,  của bài tốn. Xác định được tầm quan trọng của nĩ, tơi đã hướng dẫn cho các em sử dụng kĩ năng tiếng Việt để lý luận cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 
 Ví dụ 1 : 
 Trung bình cộng của hai số bằng 14. Biết rằng 1/3 số thứ nhất bằng ¼ số thứ hai. Tìm hai số đĩ. (Đề thi HS giỏi tỉnh Cà Mau ngày 30/3/2002).
Bài giải
 Tổng của hai số là : 14 x 2 = 28
 Theo bài ra : nếu lấy số thứ nhất chia làm 3 phần, lấy số thứ hai chia làm 4 phần thì ta được các kết quả bằng nhau. Ta cĩ sơ đồ sau :
 Số thứ nhất : 
 Số thứ hai : 28 
 Theo sơ đồ trên :
 Tổng số phần bằng nhau là : 3 + 4 = 7 (phần)
 Số thứ nhất là : 28 : 7 x 3 = 12
 Số thứ hai là : 28 : 7 x 4 = 16
 Thử lại : (12 + 16) : 2 = 14. (Đúng).
 Đáp số : Số thứ nhất là 12.
 Số thứ hai là 16.
 Ví dụ 2 :
 Một hình thang cĩ đáy bé dài 1,8m, đáy lớn bằng 4/3 đáy bé. Khi kéo dài đáy lớn thêm 8dm thì diện tích hình thang tăng thêm 48dm2. Tìm diện tích hình thang lúc đầu. (Đề thi HS giỏi tỉnh Cà Mau ngày 29/3/2003).
Bài giải
Đổi : 1,8m = 18dm.
 Đáy lớn hình thang là : 18 : 3 x 4 = 24 (dm).
 Theo đề bài : khi kéo dài đáy lớn thêm 8dm và giữ nguyên đáy bé thì diện tích hình thang tăng thêm 48dm2. Như vậy, phần kéo dài là một hình tam giác cĩ cạnh đáy là 8dm, diện tích là 48dm2 và cĩ chiều cao chính là chiều cao của hình thang ban đầu.
 Vậy chiều cao của hình thang ban đầu là : 
 48 x 2 : 8 = 12 (dm). (Áp dụng cơng thức tính diện tích hình tam giác).
 Diện tích của hình thang ban đầu là :
 (24 + 18) x 12 : 2 = 252 (dm2).
 Đáp số : 252 dm2.
III - KẾT QUẢ :
 Được Ban Giám Hiệu trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 trong những năm qua, bản thân luôn cố gắng hết sức mình để nghiên cứu, tham khảo và học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc. Kết quả đạt được trong những năm qua về học sinh giỏi lớp 5 như sau :
 	- Năm học 2001 – 2002 : Dự thi 2 HS, đạt được 2 em vòng tỉnh.
	- Năm học 2009 – 2010 : Dự thi 2 HS, đạt được 1 em vòng tỉnh.
	- Năm học 2010 – 2011 : Dự thi 3 HS, đạt được cả 3 em vòng huyện ; 3 em vịng tỉnh.
IV - NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG :
	Kết quả đạt được trên đây chính là do :
	- Sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng.
	- Học sinh tham gia bồi dưỡng liên tục, thường xuyên và cĩ ý thức tốt trong học bồi dưỡng nên việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tiếp thu của học sinh được kết nối một cách chặt chẽ.
	- Nội dung từng bài dạy không quá sức của học sinh, không ôn tràn lan, đại khái mà có trọng tâm, có chương trình hợp lí, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập.
V - BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 	Qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, nói riêng là ở môn Toán, tôi rút ra được một số điều như sau :
	- Không đòi hỏi phải dạy cho học sinh những bài quá khó, ngoài khả năng của các em, vì như thế chẳng những không giúp ích gì cho các em mà ngược lại sẽ làm cho các em ngán ngẩm khi học bồi dưỡng. Bài vừa sức, tự các em có khả năng vươn tới để giải quyết được sẽ kích thích sự hứng thú học tập ở các em hơn.
	- Không dạy trước chương trình các em đang học.
	- Giáo viên phải nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, làm phong phú thêm dạng bài tập, giúp học sinh mở rộng thêm sự hiểu biết của mình.
 	- Biết soạn đề bài ngay khi dạy trên lớp, trong những tình huống cần thiết giúp học sinh khắc sâu một dạng bài tập mà các em chưa nắm bắt một cách chắc chắn.
 - Chỉ nên gợi mở cho học sinh tự tìm hướng giải bài tập mà khơng áp đặt, 
rập khuơn theo trình tự cụ thể. Chỉ khi thật cần thiết hoặc khi học sinh khơng thể tìm ra lời giải đáp nào hợp lí, giáo viên mới phải tác động vào mà thơi. Sau đĩ, giáo viên phải ra một bài tập khác tương tự (nhưng ở một mức độ phức tạp hơn một chút) để kiểm tra sự tiếp thu của học sinh.
 	Ví dụ khi dạy bài tính nhanh, thuộc dạng “Một số nhân với một tổng (hiệu)”. Chẳng hạn khi dạy các em bài tập: 2004 7 + 2004 + 2004 2. Bài tập này yêu cầu học sinh tính nhanh một cách hợp lí. Các em phải hiểu được trong biểu thức gồm có 3 tích : 2004 7 ; 2004 1 và 2004 2. Như thế các em có thể viết lại là : 2004 (7 + 1 + 2) = 2004 10 = 20040. Nhưng trong buổi ban đầu các em khó phát hiện để hiểu được số 2004 là tích của 2004 và 1 (2004 1). Sau khi hướng dẫn cho học sinh thấy được điều đó, giáo viên có thể soạn ngay một đề khác, tương tự, chẳng hạn : 
 123 + 123 + 123 46 + 123 52 để có thể biến đổi thành 1231 + 1231 + 12346 + 12352 = 123 (1 + 1 + 46 + 52) = 123100 hay 123 2 + 123 46 + 123 52 = 123 (2 + 46 + 52) = 123 100 = 12300.
	- Tạo điều kiện cho học sinh tham gia thực tế, có thể bằng giáo cụ trực quan hay tổ chức những tiết thực hành ; vì qua những tiết thực hành này, các em rất hứng thú học tập và qua thực tế việc cân, đong, đo, đếm giúp các em sẽ hiểu tường tận vấn đề hơn.
C - KẾT LUẬN
T
hực tế, bồi dưỡng học sinh giỏi, không thể có một khuôn phép nào cố định, vì học sinh mỗi năm mỗi khác, nhất là đối với môn Toán. Ngoài những kiến thức cơ bản có ở trong chương trình thì nó còn bao la như bể trời vô tận. Cho nên để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán có chất lượng theo yêu cầu nào đó thì trước nhất người giáo viên phải biết học sinh của mình là ai ? Kiến thức cơ bản của các em như thế nào ? Khả năng tiếp thu của từng em ra sao?  để có biện pháp phù hợp khi tiếp xúc, truyền thụ kiến thức mới cho các em. Biết được các em như thế nào, mình mới biết được mình phải chuẩn bị về tài 
liệu ra sao và nâng dần mức độ bài tập như thế nào cho đúng tầm của các em.
	Có như thế, tôi nghĩ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ đạt được yêu cầu 
của nhà trường ở mức độ ít nhất là có thể chấp nhận được.
 Rất mong sự đĩng gĩp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo, của quý đồng nghiệp cho đề tài được hồn thiện hơn, gĩp phần thiết thực trong cơng cuộc bồi dưỡng các thế hệ học sinh giỏi của địa phương ngày càng tốt hơn và chất lượng hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn !
	Tam Giang, ngày 10 tháng 11 năm 2011
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 Đàm Lê Dũng
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
- Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỐN 5.
- Tác giả : Đàm Lê Dũng
HĐKH trường
HĐKH Phịng GD&ĐT
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
 - Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:. Ngày tháng năm 2011
Hiệu trưởng
(hoặc tổ trưởng chuyên mơn)
Xếp loại chung:
 Ngày tháng năm 2011
 Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh ; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất cơng nhận SKKN và xếp loại : .
	Ngày tháng năm 20
	GIÁM ĐỐC

File đính kèm:

  • docSKKN_BOI_DUONG_HS_GIOI_TOAN_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan