Mẫu: Báo cáo giải pháp tác nghiệp

BÁO CÁO

GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP

 - Họ và tên: Lê Thị Hải.

- Chức danh: Giáo viên.

- Đơn vị công tác: Trường PTCS Sơn Hải.

1. Tên kinh nghiệm:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải dạy Thể dục trung học cơ sở.

2. Căn cứ:

- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2017 – 2018.

- Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của trường PTCS Sơn Hải.

3. Thực trạng tình hình:

- Công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục.

- Hiện nay nhìn chung đại đa số giáo viên đều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quá trình dạy học của mình, việc soạn giảng đã được đầu tư nhiều hơn, nhiều kênh thông tin được chia sẽ làm cho bài dạy phong phú nhưng đối với bộ môn thể dục thì rất ít giáo viên đầu tư vào việc soạn giảng giáo án để giảng dạy, ít đầu tư trong việc giảng dạy dẫn đến dạy chay làm cho các em học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú, cách truyền đạt không hiệu quả nên tiết học không sôi động, các em không nắm được trọng tâm của bài dạy.

- Qua tìm hiểu thực tế một số lớp tôi đang giảng dạy, phần lớn hầu như các em chưa thực sự hứng thú học tập đối với bộ môn này, điều này được biểu hiện cụ thể như sau :

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Báo cáo giải pháp tác nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sơn Hải, ngày 10 tháng 05 năm 2018
BÁO CÁO 
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
	- Họ và tên: Lê Thị Hải.
- Chức danh: Giáo viên.
- Đơn vị công tác: Trường PTCS Sơn Hải.
1. Tên kinh nghiệm: 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải dạy Thể dục trung học cơ sở.
2. Căn cứ:
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2017 – 2018.
- Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của trường PTCS Sơn Hải.
3. Thực trạng tình hình:
- Công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục.
- Hiện nay nhìn chung đại đa số giáo viên đều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong quá trình dạy học của mình, việc soạn giảng đã được đầu tư nhiều hơn, nhiều kênh thông tin được chia sẽ làm cho bài dạy phong phú nhưng đối với bộ môn thể dục thì rất ít giáo viên đầu tư vào việc soạn giảng giáo án để giảng dạy, ít đầu tư trong việc giảng dạy dẫn đến dạy chay làm cho các em học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú, cách truyền đạt không hiệu quả nên tiết học không sôi động, các em không nắm được trọng tâm của bài dạy. 
- Qua tìm hiểu thực tế một số lớp tôi đang giảng dạy, phần lớn hầu như các em chưa thực sự hứng thú học tập đối với bộ môn này, điều này được biểu hiện cụ thể như sau : 
+ Ở lớp: Các em đi học, ý thức tập luyện chưa có, tập luyện hời hợt - đối phó, chưa tích cực và tự giác tập luyện, thường xuyên bị giáo viên đôn đốc, nhắc nhở (có thể do các em chưa có sách giáo khoa về môn học và sự nhận thức về môn học của các em chưa đúng). 
+ Ở nhà: Khi hỏi về thời gian dành cho việc ôn tập, tập luyện ở nhà thì phần lớn các em trả lới là không có, nếu có, tôi nhận thấy chỉ ở những em yêu thích thể thao, những em thường xuyên tập luyện ở những câu lạc bộ, trung tâm thể dục thể thao của thành phố Vì vậy, kết quả học tập của các em không cao. Theo tôi là do các em chưa yêu thích, hứng thú với môn học, học tập và tập luyện một cách miễn cưỡng nên kết quả học tập chưa cao, sức khoẻ và thể lực chưa được duy trì và tăng cường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của những môn học khác cũng như các sinh hoạt khác trong cuộc sống. Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên là phải tìm mọi cách để gây hứng thú học tập cho học sinh, phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy để các em tiếp thu kỹ thuật nhanh hơn, thấy hình ảnh sống động, đông tác đẹp các em sẽ hứng thú với môn học hơn.
4. Các nội dung chính của kinh nghiệm:
4.1 Hình thành động cơ học tập môn học cho học sinh:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người. Có sức khoẻ là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khoẻ ? Ngoài những vấn đề khác không nói đến ở đây thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Môn học thể dục làm được điều này. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động vá các sinh hoạt khác; giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kĩ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao sức khoẻ. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành được động cơ học tập. Và như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học trong các em học sinh. 
- Với việc làm này, tôi nhận thấy các em đã thay đổi được nhận thức, đã tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn thể dục vì đã có được những môn học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với bản thân. Sức khoẻ được duy trì và tăng cường, kết quả học tập cũng được nâng lên. 
4.2 Tìm kiếm và xây dựng ngân hàng dữ liệu:
- Khai thác thông tin, tranh ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet, sách, báo chí, tạp chí. Trong quá trình tham khảo thi gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết có thể dùng máy scan quét ảnh, dùng điện thoại chụp hoặc downloads và lưu vào máy đưa vào ngân hàng dữ liệu của mình.
- Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mền thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
- Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các vận động viên hàng đầu thế giới và trong nước, các kĩ thuật động tác bật xa, nhảy cao nhảy xa,  cần thực hiện thao tác sau:
+ Mở các băng hình, các đĩa CD, lên goodle lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng các phần mềm cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành các file rồi lưu vào ngân hàng tư liệu để phục vụ giảng dạy.
4.3 Hình thành các kỹ thuật động tác cho học sinh.
- Tôi đã thay đổi, cải tiến phương pháp giảng dạy là ứng dụng (CNTT) vào một số bài dạy, tiết học thể dục và thực hiện một số việc sau: cho các em xem những clip về các vận động viên hàng đầu thế giới và ở trong nước, các kỷ lục về các môn thể thao liên quan đến nội dung mà các em đang học để các em cảm nhận, hình dung được môn học, cố gắng tập luyện, tăng thêm sự hứng thú cho học sinh.
- Ví dụ 1: như trong động tác bật xa ở lớp 6. Thông thường các em chỉ được tôi làm mẫu động tác 3,4 lần khi học động tác. Và tôi kết hợp tranh để phân tích kỹ thuật cho học sinh. Ở bước thứ 2 và thứ 3 sau khi giậm nhảy, đòi hỏi người tập phải dùng sức mạnh của đùi, sức bật của hai bàn chân đạp mạnh xuống đất để bật người về phía trước, để đạt được thành tích tốt nhất yêu cầu ở bước này là người tập phải duỗi thẳng hết người sau bật nhảy ở 1 góc độ thật hợp lý (450) và sau đó nhanh chóng gập bụng đưa 2 chân với dài về phía trước để đạt thành tích tốt nhất. Ở bước 2 và 3 này tôi chỉ có thể cho học sinh xem tranh và phân tích vì tôi không thể dừng trên không hoặc vừa thực hiện vừa phân tích kỹ thuật động tác được và như vậy sẽ làm hạn chế khả năng nắm bắt yếu lĩnh động tác của học sinh. 
- Ví dụ 2: ở động tác chạy đà tự do – nhảy xa. Việc giúp các em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác này là hết sức quan trọng, vì sẽ giúp cho các em thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật nhảy xa “kiểu ngồi” mà các em sẽ được học ở những lớp cao hơn. Nếu các em không nắm bắt được khái quát cơ bản động tác thì các em sẽ làm không đúng, và lên các lớp sau sẽ rất khó để chỉnh sửa. Và ở động tác này yêu cầu còn khó hơn ở động tác bật xa, vì nó kết hợp rất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện lại rất nhanh.Việc dạy học theo phương pháp trực quan truyền thống giáo viên làm mẫu và xem tranh ảnh sẽ khó mang lại hiệu quả cao. Do vậy việc áp dụng (CNTT) trong giảng dạy các động tác như thế là hết sức cần thiết. Tôi tự thực hiện mẫu động tác rồi ghi hình lại, hoặc sử dụng các đoạn phim tư liệu mẫu có sẵn trên mạng để trình chiếu cho các em xem. 
- Trong khi trình chiếu tôi sử dụng các tiện ích “làm chậm” có sẵn trong các phần mềm trình chiếu hiện nay như: KM Player, 123 Classic, Jet audio, Window Media Player  để vừa cho học sinh xem động tác, vừa phân tích kỹ thuật động tác cho học sinh dễ nắm bắt. Và tôi còn quay lại những động tác do các em thực hiện được ghi nhận để cùng nhau theo dõi, phân tích, đánh giá, những ưu và khuyết điểm của động tác đó, để cùng nhau học tập. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú trong học tập cho các em, làm tiết học sôi động, không khí học vui vẻ được tăng thêm nên tác động rất tốt đến kết quả học tập của các em. 
5/ Kết quả triển khai thực hiện, phạm vi nhân rộng.
Áp dụng thực hiện các biện pháp trên Cụ thể qua bảng tổng kết so sánh tỷ lệ trước và sau khi áp dụng như sau:
Thời điểm đánh giá
Tổng số học sinh
Số em thích học môn Thể dục
Số em không thích học môn Thể dục
Số em hứng thú với tiết học ứng dụng công nghệ thông tin
Số em không hứng thú với tiết học ứng dụng công nghệ thông tin
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Trước khi áp dụng
86
52
60.5
34
39.5
55
64
31
36
Sau khi áp dụng
81
71
87.2
10
12.3
75
92.6
6
7.4
Với kết quả được ghi nhận ở trên, việc thay đổi phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học của môn thể dục, sự hứng thú với môn học của các em được tăng lên, giờ học thể dục nhàm chán trước đây được thay bằng không khí sôi động, vui vẻ trong học tập, trong tập luyện và trong thi đấu thể dục thể thao. Giúp các em ngày càng hoàn thiện, nâng cao và phát huy được kỹ thuật động tác để đạt được những thành tích khả quan, được phát triển toàn diện hơn.
6/ Đề xuất, kiến nghị:	 	Người báo cáo

File đính kèm:

  • docGIẢI PHÁP 2017 -2018.doc
Sáng Kiến Liên Quan