Mẫu: Báo cáo giải pháo tác nghiệp

 - Họ và tên: Lê Thị Hải.

 - Chức danh: Giáo viên – TPT Đội.

 - Đơn vị công tác: Trường PTCS Sơn Hải, xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

1. Tên kinh nghiệm trong công tác:

Giải pháp rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Căn cứ:

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông;

- Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015- 2016 của Hội Đội đội huyện Kiên Lương;

- Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015- 2016 của Liên đội trường PTCS Sơn Hải.

3.Thực trạng tình hình:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Báo cáo giải pháo tác nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sơn Hải, ngày 19 tháng 09 năm 2016
BÁO CÁO
GIẢI PHÁO TÁC NGHIỆP
 - Họ và tên: Lê Thị Hải.
 - Chức danh: Giáo viên – TPT Đội.
 - Đơn vị công tác: Trường PTCS Sơn Hải, xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
1. Tên kinh nghiệm trong công tác:
Giải pháp rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Căn cứ:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông;
- Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015- 2016 của Hội Đội đội huyện Kiên Lương;
- Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015- 2016 của Liên đội trường PTCS Sơn Hải.
3.Thực trạng tình hình:
* Ưu điểm:
- Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận trong nhà trường. Trang thiết bị phục vụ cho công tác đội đã được trang bị cơ bản.
- Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội là các em học sinh năng nổ, nhiệt tình tham gia các phong trào hoạt động đội.
* Hạn chế:
- Vấn đề trẻ em thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của Thanh Thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
- Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của internet đó là các trò chơi, game, lo sợ, rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
- Hơn nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan, ít nói Xuất phát từ đặc điểm đặc thù của công tác Đội, tôi nhận thấy rằng ngoài việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho đội viên, học sinh thì giáo dục kỹ năng sống cho các em cũng là một nhiệm vụ của Đội trong giai đoạn mới.
 	4. Các nội dung chính của kinh nghiệm:
4.1. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ:
- Giáo viên hoặc học sinh trình bày về các đề tài mà xã hội và học sinh đang quan tâm để cùng trao đổi và đưa ra kết luận đúng. Qua đó hình thành cho các em “Kỹ năng tự học”, “Kỹ năng giao tiếp trước đám đông”, “Kỹ năng ứng xử”, 
- Học sinh tự xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm, hoặc đưa ra tình huống về các chủ đề, chủ điểm do Nhà trường gợi ý trước, các chủ đề, chủ điểm được gợi ý tùy theo nhu cầu và tình hình xã hội: Phòng chống ma túy, AIDS, an toàn giao thông, việc sử dụng internet, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường, bạn bè,  Xây dựng hình thành một buổi sinh hoạt tuyên truyền, tăng cường giao tiếp giữa nhóm người trình bày với mọi người bằng cách đặt các câu hỏi yêu cầu người xem trả lời, thảo luận nhanh, chia sẻ những suy nghĩ của cá nhân với vấn đề được gợi ý. Giáo viên sẽ duyệt qua những nội dung tiểu phẩm (Tránh qua loa, đại khái), hệ thống các câu hỏi và chuẩn bị trước cho các nhóm trình bày kỹ năng định hướng, giải quyết các tình huống bất ngờ nhằm lôi kéo cho người xem đi theo nội dung của nhóm đã định trước.
4.2. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp:
- Trong những giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm thông thường thực hiện theo một kịch bản: Tổng kết hoạt động tuần qua, thông báo các hoạt động trong tuần tới, xử lý các em vi phạm trong tuần, Ban cán sự tổ chức một số hoạt động vui chơi Theo kịch bản này chỉ thích hợp với các lớp ngoan, ít vi phạm còn đối với các lớp thường xuyên có vi phạm thì giờ sinh hoạt sẽ nhàm chán, nặng nề.
- Mục đích của tôi là qua sinh hoạt lớp học sinh có thể vui chơi với nhiều trò chơi khác nhau mà nội dung được giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị trước. Các trò chơi này phải được lựa chọn và có chủ đích nhằm giáo dục kỹ năng tương ứng cho học sinh. Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt lớp chủ yếu phải làm sao cho tăng tính chủ động của học sinh trong lớp, phát huy khả năng từng cá nhân và nhấn mạnh vai trò của tập thể, để học sinh luôn phát huy sự phối hợp của nhóm trong khi giải quyết các vấn đề chung. Nhưng cần có sự phối hợp giữa giáo viên – Ban phụ trách thiếu nhi và kế hoạch cụ thể thì mới đạt hiệu quả theo ý muốn. Qua đó hình thành cho các em những kỹ năng như; tự nhận thức bản thân (Mạnh dạng, tự tin trước đám đông, biết tự học, sống tự lập, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, bạn bè), xử lý tình huống (Bạo lực học đường, biết tự bảo vệ bản thân, nghiện game, internet) tư duy tích cực, hoạt động nhóm, lắng nghe, giải quyết vấn đề.
4.3. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt Đội hàng tuần, giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp:
- Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo tôi sẽ góp phần hiệu quả hơn nữa chất lượng của tiết dạy. Mặt dù thực tế qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng không ít thì nhiều đã rèn luyện cho các em một kỹ năng cơ bản. Để lồng ghép đạt hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tiết hoạt động thì cần có sự phối kết hợp giữa giáo viên và Ban phụ trách thiếu nhi, bên cạnh đó cần lựa chọn nên lồng ghép giáo dục kỹ năng gì vào từng thời điểm, từng lớp là hết sức cần thiết.
- Do đó Ban phụ trách thiếu nhi cần lên kế hoạch cụ thể và cần tập huấn cho các Ban chỉ huy đội hết sức cụ thể vì các em là những người trực tiếp truyền đạt nội dung trong các hoạt động và hiệu quả cũng sẽ cao hơn. Trong tiết hoạt động ngoài giờ chủ yếu các em hoạt động là chính nên các em rất thích thú, do đó việc giáo dục kỹ năng dưới dự hướng dẫn của giáo viên và sự phối hợp của Ban chỉ huy đội sẽ đạt được hiệu quả cao. Thông qua hoạt động này nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết trong Chi đội qua đó hình thành một số kỹ năng như; hợp tác, xử lý tình huống, giáo tiếp, kỹ năng chỉ huy
4.4 Tăng cường giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động ngoại khóa:
- Đây là một trong những nội dung mang tinh hiệu quả rất cao trong việc giáo dục kỹ năng cho các em thông qua việc tổ chức cho các em tham gia các Hội thi, chuyên đề: Bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tai nạn tương tích khi ở nhà, ở trường, thi sáng tác thơ, văn, vẽ tranh, thể dục, thể thao 
- Thông qua các hoạt động này giúp cho các em có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế và hình thành một số kỹ năng cơ bản phục vụ cho cuộc sống sau này như; Thông qua việc tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây nhằm giúp các em hình thành kỹ năng lao động, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh chung, các hoạt động khác như giúp các em có ý thức tốt về tham gia an toàn giao thông, hình thành cho các em vốn từ để sáng tác thơ, văn thông qua các hội thi, việc tổ chức cho các em tham gia hội thi “Khéo tay, hay làm”, “Thể dục, thể thao” nhằm hình thành cho các em kỹ năng biết nấu ăn (Cơm, canh, làm bánh, cắm hoa,đơn giản khi ở nhà), rèn cho các em có sức khỏe và kỹ năng biết phòng chống thương tích, bệnh tật, đuối nước, trong thể thao cũng như trong cuộc sống.
5. Kết quả triển thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
a) Kết quả thực hiện
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xác định rằng kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập trong học tập, vui chơi giả trí và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần phải có quy trình, có thời gian và theo kiểu “Mưa dầm thấm đất”, chứ không thể có kết quả ngay trong một thời gian ngắn. Qua việc đưa kỹ năng sống vào hoạt động Đội cho thấy học sinh thực hiện và rèn luyện tốt một số kỹ năng cơ bản. Kết quả cụ thể: Qua khảo sát học sinh trong toàn Liên đội tôi đã thu được một số kết quả về nhận thức của các em đối với giải pháp như sau:
Năm học
Sự cần thiết về giáo dục kỹ năng
Kỹ năng phục vụ bản thân
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng lao động
Kỹ năng yêu thích các buổi ngoại khóa
2014-2015
88.3%
87.5%
85.2%
88.3%
86.4%
87.9%
2015-2016
91.5%
90.8%
89.7%
92.6%
91.9%
92.6%
5.3 Phạm vi nhân rộng: Ở đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên những học sinh là Ban chỉ huy của Liên chi đội ở trường PTCS Sơn Hải và có thể áp dụng cho các Liên đội trên địa bàn toàn huyện.
6. Đề xuất, kiến nghị:
 Xác nhận của BGH Người viết báo cáo 
 Lê Thị Hải

File đính kèm:

  • docBÁO CÁO GIẢI PHÁP CTĐ 2016 -2017.doc