Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống, thông qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên, khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học.
Để trẻ đạt hiệu quả cao trong việc phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học thì vai trò của cô giáo mầm non là quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để trẻ luôn hứng thú, thích đọc thơ, kể chuyện, có khả năng kể chuyện sáng tạo và biết kể theo trình tự câu chuyện là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng dạy.
inh nghiệm sống. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên, khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học. Để trẻ đạt hiệu quả cao trong việc phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học thì vai trò của cô giáo mầm non là quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để trẻ luôn hứng thú, thích đọc thơ, kể chuyện, có khả năng kể chuyện sáng tạo và biết kể theo trình tự câu chuyện là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng dạy. Là một giáo viên mầm non tôi biết mình cần phải giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng trong quá trình thực hiện, tôi và một số đồng nghiệp nhận thấy khả năng cảm thụ văn học cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đưa vào giảng dạy. Tôi luôn tâm niệm một điều rằng: "Điều quan trọng không phải là chúng ta dạy trẻ em cái gì, mà là dạy các em học như thế nào để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Mầm Non". Xuất phát từ khó khăn và vướng mắc của bản thân và đồng nghiệp, tôi chọn đề tài “Làm thế nào để giúp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2.Phạm vi áp dụng đề tài Ở tuổi mẫu giáo khả năng cảm thụ văn học có một vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ. Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt rõ ràng, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Không những thế việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu con người, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát triển về thẩm mỹ thông qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc cho trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, bản thân tôi mạnh dạn đưa đề tài “ Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học”, được thực hiện lần đầu tại lớp tôi đang giảng dạy. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Năm học 2014-2015 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại điểm trường Trung tâm với số lượng 22 cháu. Qua nhiều năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen và cảm thụ TPVH, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH, đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đưa các nội dung để giúp trẻ 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Là một trường đạt chuẩn quốc gia, được các cấp, ngành, địa phương quan tâm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ, lớp có đủ tranh trực quan phục vụ cho việc làm quen văn học của trẻ. - Trường có khuôn viên rộng rãi, đủ diện tích, có hàng rào bao quanh, có hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh, vườn trường có đường đi lối lại, bồn hoa cây cảnh đảm bảo xanh - sạch - đẹp. - Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh khép kín, có đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn cho trẻ. - Một số trẻ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học. - Đa số trẻ nói rõ lời, trọn câu, diễn đạt khá mạch lạc. - Sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường đưa nội dung giáo dục lễ giáo, nhân cách vào trong các hoạt động của nhà trường. - Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn có ý thức phấn đấu, là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo. - Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và tập thể giáo viên trường mầm non An Thủy trong việc sưu tầm tranh ảnh, mua sắm thêm trang thiết bị... *Khó khăn: - Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu về trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như chương trình chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non do vậy chưa có biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên để đạt hiệu quả tốt nhất. - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp nhằm giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học qua đó hình thành nhân cách, đạo đức cho trẻ mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “ Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ các tác phẩm văn học”. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ để nắm bắt tình hình và có kế hoạch giúp trẻ 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học, cụ thể kết quả như sau: Bảng khảo sát khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ 4- 5 tuổi. Thơ Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Đạt Không đạt Tỉ lệ Hứng thú 22 13 9 59,1% Hiểu nội dung 22 10 12 45,4% Thuộc tác phẩm 22 13 9 59,1% Đọc diễn cảm 22 11 11 50% Truyện Hứng thú 22 14 8 63,3% Hiểu nội dung 22 11 11 50% Kể diễn cảm 22 10 12 45,4% * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân sau: Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn ban hành về chương trình của BGDĐT. Phương pháp giảng dạy và tiếp xúc của chúng tôi với trẻ chưa phù hợp. Chưa có sự thống nhất về phương pháp giáo dục giữa giáo viên và gia đình. Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để thực hiện và đã đem lại kết quả tương đối tốt. 2.2. Các giải pháp Giải pháp 1: Khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học. - Ngay từ đầu năm học, tôi đã quan tâm tìm hiểu dến đặc điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu chuyện hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn, sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả như sau: + 60% trẻ nhớ và nói được nội dung câu chuyện, bài thơ. + 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu chuyện, bài thơ. - Từ đó tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn học còn hạn chế như: Xuân Hiếu, Thượng Danh, Hạ Tùng, Nhật Nam...Qua đó tôi thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ. Giải pháp 2: Nghiên cứu kỹ tác phẩm. - Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, chuyên đề bồi dưỡng, thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, chuyện để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. - Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. - Xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm - Đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. - Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ, mỗi giáo viên phải thu hút được sự chú ý của trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các nhân vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng được tham gia vào câu chuyện. Ví dụ: Cho trẻ đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô vừa kể, đọc. Giải pháp 3: Phương pháp giảng dạy. - Song song, với việc nghiên cứu tài liệu tôi luôn tìm tòi học hỏi những phương pháp giảng dạy mới và phù hợp với trẻ. - Để trẻ có thể phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học chúng ta cần phải có những phương pháp nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sự thân thiện với trẻ. Tôi luôn tạo cho trẻ những không gian hoạt động để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với những tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi. - Tiến hành các hoạt động trong ngày tôi thường chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực mà mình đang quan tâm. Khi lên kế hoạch cho một hoạt động thì phương pháp giảng dạy là quan trọng nhất. - Muốn đạt kết quả cao trong việc giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học giáo viên cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự cúa ý của trẻ. - Giáo viên nên áp dụng bài giảng điện tử trên máy vi tính vào hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp sẽ gây sự hứng thú cho trẻ. - Có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim ngắn như thế rất thu hút và tạo hứng thú hơn cho trẻ. + Với câu chuyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” tôi đã chuyển thể thành bộ phim kết hợp với nhạc đệm nhẹ nhàng làm cho trẻ dễ nhớ nội dung câu chuyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật. * Sử dụng nghệ thuật múa rối Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. + Với câu chuyện “ Chú thỏ thông minh” tôi đã sử dụng mô hình sân khấu là một khu đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây... nhân vật trong truyện được cách điệu hóa, thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân... Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu chuyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét, đánh giá tính cách của các nhân vật trong truyện như ai là người tốt? Ai là người xấu? * Trò chơi đóng kịch: - Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện, làm sống lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên cho trẻ ôn lại nội dung câu chuyện và đàm thoại với trẻ về nội dung, giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. Từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu, lời nói của các nhân vật. Qua đó trẻ khắc họa được tính cách nhân vật. Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. Ví dụ: Trong truyện “Chú Dê đen” cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen, tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện và cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ đóng. Cô giáo làm người dẫn chuyện và trẻ tự diễn theo nội dung của câu chuyện. Khi trẻ diễn xong cho trẻ nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. Trò chơi đóng kịch giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc và để làm được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa trang cho trẻ cũng rất quan trọng. Việc hóa trang, bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin khi nhập vai, tạo cho trẻ hứng thú khi diễn. Giải pháp 4. Tạo môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. - Để giúp cho trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học. Tại “ Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, họa báo, sau đó cô kể chuyện cho trẻ nghe về nội dung của các câu chuyện...dần dần trẻ có thể xem tranh và tự đọc câu chuyện. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu chuyện mà trẻ tri giác. Giải pháp 5: Liên kết giữa giáo viên và gia đình. Là giáo viên tôi luôn hiểu rằng không chỉ có sự giáo dục từ phía nhà trường là đủ cho trẻ, chúng ta nên biết rằng 2/3 thời gian là trẻ ở gia đình, gia đình phải quản lý giáo dục. Vì vậy cần phải có sự liên kết giữa gia đình và giáo viên để giáo dục trẻ tốt hơn. Với đặc thù hiện nay là điều kiện kinh tế đang khó khăn, người dân đa phần thu nhập còn thấp nên sự quan tâm đến con em mình còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen tốt. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao nhãng với con cái, cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ. Để phát triển tình cảm - xã hội và đặc biệt là khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển tốt nhất. Đầu năm học 2014 – 2015 ở lớp tôi đã tổ chức họp phụ huynh, số phụ huynh dự họp là 2/3 trên tổng số học sinh của lớp (15/22 phụ huynh). Từ đó cho thấy chưa có sự quan tâm đúng mực của phụ huynh đến việc học của con trẻ. Đối với bản thân mình, là người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của lớp, tôi cần có sự trao đổi thông tin phản hồi từ phía phụ huynh về phương pháp giáo dục của mình. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm với lớp mình nên thời gian đầu tôi thường tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ và đến thăm hỏi gia đình của từng cháu. Qua đó hiểu thêm được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, cũng nhân đây tôi tuyên truyền và khuyến khích phụ huynh nên tham gia các cuộc họp của lớp để trao đổi về tình hình của con trẻ. Sau đó, thông qua các cuộc họp này tôi đưa ra những phương pháp để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học và đưa ra yêu cầu cần có sự phối hợp của phụ huynh. Hàng ngày, giờ đón trả trẻ tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu trên lớp của trẻ để kết hợp với phụ huynh có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng cho trẻ. Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó các bậc phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo môi trường văn học cho con tại gia đình, mua sách báo phù hợp với từng độ tuổi, kể chuyện cho con nghe, dạy con đọc những bài ca dao, đồng dao... Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt và hứng thú hơn khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ. 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa của đề tài Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Làm thế thế nào để giúp trẻ 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học”, tôi nhận thấy ở trẻ có sự chuyển biến rõ rệt, số cháu nhận thức được môn học này đạt 90 – 95%, trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học, trẻ thích đóng kịch, thích đọc thơ, kể chuyện, biết kể chuyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. Biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác, biết yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, bạn bè. Đó là niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với một người giáo viên mầm non như tôi. Mong rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn về đức- trí- thể- mĩ. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau: - Trong quá trình vận dụng biện pháp giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ văn học đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. Thành tựu trên chính là nguồn động lực giúp tôi mạnh dạn, tự tin hơn trong công tác giáo dục nói chung cũng như việc phát triển khả năng cảm thụ văn học nói riêng cho trẻ. - Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mình đang phụ trách, quan sát, theo dõi, gần gũi với trẻ. - Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, mến trẻ, có trách nghiệm cao với lớp. - Nắm bắt kịp thời, nghiên cứu sâu sự đánh giá phát triển của trẻ 4 - 5 tuổi để sử dụng có hiệu quả đối với các cháu. *Đối với giáo viên: - Tự bản thân mình tôi nhận thấy phải luôn luôn cố gắng nỗ lực làm sao tạo môi trường học tập thuận lợi nhất cho trẻ. - Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình bằng nhiều hình thức như tham khảo thêm các tài liệu chuyên ngành, học hỏi đồng nghiệp, kịp thời cập nhật các thông tin làm phong phú tâm hồn và nâng cao về mọi mặt. - Là giáo viên mầm non phải có tâm hồn cao đẹp, trái tim nhân hậu, yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm lý của trẻ và khả năng nhận biết của trẻ, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ. - Để truyền thụ được kiến thức cho trẻ, trước hết giáo viên phải yêu thích văn học, có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, có khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm thơ, truyện, hiểu và biết thể hiện bằng chính cảm xúc của mình, xác định được giọng đọc của từng bài thơ, từng câu chuyện. - Luyện giọng đọc, kể diễn cảm phối hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa phù hợp với nội dung tác phẩm nhằm thu hút sự chú ý tập trung của trẻ. - Ứng dụng CNTT vào giảng dạy. - Sử dụng tốt mô hình, rối dẹt, rối tay. - Tham mưu với phụ huynh để hỗ trợ thêm một số tranh truyện, sách báo, tạp chí và thống nhất phương pháp giáo dục - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn, phù hợp với nội dung của từng bài thơ, câu chuyện và sử dụng khoa học, gọn gàng, đúng lúc. *Đối với trẻ: - Trẻ ngoan hơn, hứng thú vào giờ học, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác, biết yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, bạn bè. - Qua thời gian dài nghiên cứu và thực hiện theo những biện pháp giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học và được Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy, bản thân tôi đã thu được một số kết quả trong lĩnh vực này như sau: Bảng thống kê Lĩnh vực Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Đầu năm (đạt) Tỉ lệ Tính đến thời điểm hiện tại ( đạt) Tỉ lệ Thơ Hứng thú 22 13 59,1% 22 100% Hiểu nội dung 22 10 45,4% 20 90,9% Thuộc tác phẩm 22 13 59,1% 22 100% Đọc diễn cảm 22 11 50% 20 90,9% Chuyện Hứng thú 22 14 63,6% 22 100% Hiểu nội dung 22 11 50% 20 90,9% Kể diễn cảm 22 10 45,4% 19 86,3% * Đối với phụ huynh: - Sau thời gian kiên trì thực hiện theo phương pháp của bản thân đã đem lại cho tôi một kết quả khả quan. Tỉ lệ phụ huynh tham gia vào công tác phối hợp giáo dục với giáo viên tăng đáng kể (22/22 phụ huynh). - Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt và ngày càng quan tâm nhiều hơn đến con em mình. Trên đây, bằng thực tiễn và tâm huyết của mình, tôi đã trao đổi cùng quý thầy cô về đề tài “Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học”. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục, quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn hơn.
File đính kèm:
- “Làm_thế_nào_để_giúp_cho_trẻ_mẫu_giáo_4_–_5_tuổi_cảm_thụ_tác_phẩm_văn_học”.doc