Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa Tiếng Anh
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, là một trong những môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học không thể thiếu trong học vấn phổ thông.
Hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội nói riêng và của toàn thế giới nói chung, bộ môn tiếng Anh có một vị trí quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi học sinh giúp các em có điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật. Để giúp các em có thể áp dụng những kiến thức đã học ở trường một cách có hiệu quả, các cấp giáo dục đã liên tục tổ chức các buổi học chuyên đề, các đợt thao giảng các cấp, xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
Hiện nay, mục tiêu chính của đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông là hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng phục vụ thiết thực bậc học cao hơn cũng như ứng dụng trong công việc sau khi ra trường. Do vậy việc chú trọng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm mục đích giúp học sinh làm chủ một ngôn ngữ.
Trước khi áp dụng chương trình sách giáo khoa đổi mới, kỹ năng viết là một trong những kỹ năng được thực hành nhiều hơn cả. Tuy vậy, do yêu cầu cao và được cung cấp thêm một số kỹ năng viết mới trong chương trình sách giáo khoa hiện nay nên học sinh và ngay cả giáo viên cũng cảm thấy kỹ năng truyền thống này không dễ hoàn thành. Điều này không chỉ là thách thức với học sinh có mức học khá mà còn là lý do để giáo viên không ngừng tìm tòi, tự nâng cao khả năng của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của những bài dạy viết.
có khả năng miêu tả biểu đồ. §ã còng lµ lý do t«i lùa chän ®Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm: “Kinh nghiệm dạy học sinh THPT miêu tả biểu đồ trong sách giáo khoa tiếng Anh”. §Ó thùc hiÖn ®Ò tµi nµy t«i ®· tiÕn hµnh c¸c ph¬ng ph¸p sau ®©y: Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các kinh nghiệm mà bản thân đã tìm hiểu vào thực tế giảng dạy. Phương pháp so sánh, tổng hợp: sau khi đã áp dụng đề tài vào thực tế tôi tiến hành phân tích kết quả đạt được và đem so sánh với cách tiến hành cũ để rút ra những kinh nghiệm có ích cho bản thân. PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIỂU ĐỒ: I. NHỮNG LƯU Ý KHI MIÊU TẢ BIỂU ĐỒ: - Việc đầu tiên trước khi miêu tả biểu đồ giáo viên phải chắc chắn rằng học sinh hiểu được các thuật ngữ ghi trên biểu đồ, tên biểu đồ, nội dung được trình bày trong biểu đồ. Xu hướng chung của biểu đồ là gì? Các thông số trên biểu đồ có quan hệ gì với nhau? Xác định rõ thời gian được miêu tả trong biểu đồ: biểu đồ miêu tả các sự kiện trong quá khứ, ở hiện tại, hay dự đoán tương lai. - Đọc kỹ yêu cầu của bài miêu tả biểu đồ: mục đích của bài miêu tả biểu đồ là gì, cần làm bật lên điều gì trong bài miêu tả( tập trung vào từ khóa trong đề bài). Từ việc xác định được mục đích viết ta sẽ định hướng những ý căn bản nhất để viết. Không mô tả tất cả mọi chi tiết có trong bảng hoặc biểu đồ, tập trung mô tả chiều hướng, sự tăng hay giảm, các điểm biến động trên biểu đồ. - Chú ý ngữ pháp, đặc biệt là thì của động từ. Thông thường ta sử dụng thì Quá khứ đơn (nếu mốc thời gian được cho trong quá khứ), thì Hiện tại hoàn thành (với các từ như since, recently), - Sử dụng văn phong chính thống, hợp lí và vốn từ vựng chuyên dụng để mô tả các biểu đồ. - Đưa ra đáng giá khách quan và mô tả những gì có trong biểu đồ. Không cho các ví dụ mang tính đời tư hoặc nhận xét mang tính chủ quan. Không viết về những suy nghĩ của cá nhân, không dùng đại từ nhân xưng như: chúng ta – we, us; tôi – me, my, I; bạn – you, your Ví dụ: Không viết “As we can see from the chart,..” Thay vì vậy ta có thể viết: “As it can be seen from the chart” - Một bài viết miêu tả biểu đồ có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Sử dụng các số liệu cụ thể để bài vết có tính thuyết phục cao. III. HỆ THỐNG TỪ VỰNG, CẤU TRÚC THƯỜNG GẶP: Khác với tất cả các thể loại viết mà chúng ta đã gặp, để dạy học sinh cách miêu tả biểu đồ thì trước tiên giáo viên phải là người nắm chắc những cấu trúc ngữ pháp, những cụm từ cũng như số lượng từ căn bản thường được sử dụng trong bài miêu tả biểu đồ. Sau đây là một số dữ liệu về biểu đồ mà tôi đã đọc, đã học và tổng hợp được qua thực tế giảng dạy. 1. Phần giới thiệu chung về biểu đồ: Ở phần giới thiệu khái quát ta thường sử dụng các cấu trúc sau: -The table illustrates /describes /reveals / shows / indicates the information / propotion / rate .. (Biểu đồ chỉ ra/minh hoạ/thể hiện thông tin về /phần trăm về/..............) -As can be seen from the chart/table that the data on. - It can be seen from the chart/table that the data on. (Nhìn vào bảng/biểu đồ ta có thể thấy số liệu của.................) -As can be seen the bar chart/ table /pie chart is well described/ illustrated the number of/the data on.... - It is clear from the chart/table that . -From the chart/ table it is clear. (Nhìn vào bảng ta thấy rất rõ.) - As the chart/table shows. - As is shown in the chart/table that . -As is illustrated by the table/ the chart. 2. Phần miêu tả chi tiết biểu đồ: 2.1. Nói về khoảng thời gian: - from (year).. to (year).(Từ năm .đến năm..) - During the period of .years.(Trong khoảng thời gian từ đến . ) -Between ... and... (Giữa thời gian..và) - In/during/over the first/last/next years, months 2. 2Trích dẫn số liệu: Ta sử dụng một số động từ như: To account for /to make up/to constitute ( chiếm bao nhiêu) Ví dụ: - blue cars account for 28,5% - red one makes up for 56,1% 2.3. Miêu tả sự thay đổi trên biểu đồ: Số liệu trên các biểu đồ được thể hiện bằng 4 chiều hướng như sau: - Các chỉ số hoặc số liệu có xu hướng tăng (upward movement : ì) - Các chỉ số hoặc số liệu có xu hướng giảm (downward movement : î) - Các chỉ số hoặc số liệu giữ mức ổn định (no movement: èkhông tăng, không giảm) - Các chỉ số đảo chiều tăng hoặc giảm. Để thể hiện sự thay đổi này ta có một số động từ và danh từ thông dụng, cùng kết hợp với các trạng từ và tính từ để làm rõ hơn những thông tin cần miêu tả. * Một số tính từ và trạng từ hay được sử dụng: Adjectives Adverbs slight/ slow slightly/ slowly steady steadily moderate moderately sharp sharply gradual gradually significant/ considerable Significantly/ considerablely/ vast/huge vastly/hugely dramatic/ rapid/ quick dramatically/ rapidly/ quickly Nhìn vào miêu tả bằng hình ảnh sau ta có thể thấy các tính từ và trạng từ thể hiện rất rõ mức độ cũng như tốc độ thay đổi của các số liệu. Ngoài các tính từ và trạng từ thông dụng như trên, ta cũng cần biết một số danh từ và động từ được sử dụng trong miêu tả các xu hướng tăng, giảm của các số liệu. *Thể hiện xu hướng tăng: Verbs Nouns (to) increase (an) increase (to) rise (a) , a rise (to) go/be up (an) upswing (to) grow (a) growth (to) jump, (to) skyrocket (tăng mạnh) (a) jump (to) reach a peak, (to) peak (tăng mạnh) (a) peak Ví dụ: -In the Midlands, the literacy rate rose steadily from 1998 to 2007 V Adv -In the Lowlands, there was an slight increase in the number of literacy Adj N from 1998 to 2004 *Thể hiện chiều hướng giảm: Verbs Nouns (to) decrease (a) decrease (to) fall (off) (a) fall (to) drop (off) (a) drop (to) go down (a) downswing (to) decline (a) decline (to) collapse (giảm mạnh) (a) collapse (dramatic fall) (to) slump (giảm mạnh) (a) slump Ví dụ: -The Highlands witnessed a gradual decrease in the number of literacy Adj N rate from1998 to 2004. -The rate went down sharply from 2004 to 2007 V Adv *Thể hiện sự ổn định của số liệu: Verbs Nouns (to) remain stable (to) stay constant (to) stabilize Stability (to) remain steady *Thể hiện sự đảo chiều tăng hoặc giảm: Verbs Nouns (to) stop falling/rising (a) change (to) stop falling and start rising (to) stop rising and start falling *Ngoài ra ta có thể sử dụng một số mẫu câu để thể hiện sự tăng, giảm như: There (be) a quick/slow/sharp/rapid/considerable/steady increase/ grow/ reduction/ rise/ fall/ drop (có sự tăng hoặc giảm mạnh ở ........) There (be) an upward trend +in có xu hướng tăng ở............... There (be) a downward trend +in có xu hướng giảm ở............. -There (be) a fluctuation có 1 sự dao động ở....... Trong một tiết dạy viết ta không thể đem tất cả dữ liệu này để dạy học sinh do thời gian một tiết dạy không nhiều cũng như khả năng tiếp thu của học sinh không cho phép. Do đó giáo viên phải tìm ra đâu là những dữ liệu quan trọng nhất giúp ích trong bài miêu tả và quan trọng hơn cả là với mỗi bài miêu tả giáo viên phải đầu tư thời gian để tìm ra cách hiệu quả nhất để cung cấp cho học sinh những kiến thức đó. Trên đây là một số chú ý cũng như lượng từ vựng căn bản được coi là phần “dữ liệu cứng” giúp ta dễ dàng hơn trong việc triển khai các dữ liệu trong bài. Tuy vậy, để tiến tới mục đích cuối cùng là học sinh có được các “sản phẩm” viết của mình giáo viên cần tiến hành những gợi ý gần hơn, thiết kế thêm các nhiệm vụ để học sinh dễ dàng tiếp cận được bài viết. Sau đây là các phương pháp tôi đã tiến hành trong các bài dạy viết biểu đồ. PHẦN III: CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TRONG TIẾT DẠY: Sau nhiều tiết dạy viết biểu đồ tôi tự đúc rút ra cho mình một số phương pháp và đã được tôi tiến hành trong các tiết học, như: phương pháp cung cấp bài miêu tả mẫu, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp điền từ gợi ý (hoàn chỉnh câu hoặc đoạn văn ngắn), phương pháp sắp xếp câu, phương pháp dựng câu trên cơ sở từ gợi ý. I. PHƯƠNG PHÁP CUNG CẤP BÀI MIÊU TẢ MẪU: Mục đích của phương pháp này là thiết lập những kiến thức về cấu trúc một bài miêu tả biểu đồ cũng như xây dựng cho các em một số những cụm từ hoặc cấu trúc mẫu. Tôi thường áp dụng phương pháp này ở đối tượng học sinh lớp 10 vì những học sinh này mới lần đầu tiếp xúc với dạng bài miêu tả biểu đồ. Lấy ví dụ ở tiết dạy viết trong Unit 16(Historical places) ở SGK lớp 10 tôi cung cấp cho các em một bài viết mẫu kèm theo một biểu đồ và yêu cầu học sinh phân tích cấu trúc bài viết mẫu: “This chart shows the populations of major European countries in 1996 and 2007. It is clear that all countries except Poland the population rose in this period. According to the chart the population of Turkey had the largest rise was from over 62 to over 73 million, whereas the smallest increase was in Germany. Spain also had a fairly large increase from 39.4 million to 44.5 million, and France was not far behind with an increase of almost 4 million. In the other two countries, Italy and the United Kingdom, population growth was more modest with increases of about 2.3 and 2.8 million respectively. Poland had the smallest population in both 1996 and 2007. Although Spain and Portugal had comparable populations in 1996, Spain's population is now nearly six and a half million greater than Poland's.” Từ bài viết mẫu này, học sinh sẽ có những kiến thức cơ bản về cấu trúc một bài viết miêu tả biểu đồ: Phần giới thiệu chung về biểu đồ cần viết gì? phần miêu tả chi tiết nên tập trung vào những dữ liệu nào,tổ chức các dữ liệu ra sao? phần kết cần đưa ra thông tin gì? Hơn thế nữa các em có thể học được một số cấu trúc câu, cách miêu tả các dữ liệu có trong biểu đồ vì hai biểu đồ này có một số điểm dữ liệu tương đồng. Một số cấu trúc học được trong bài mẫu như: - This chart shows.. - It is clear that - According to the chart. - To have the largest.. - whereas the smallest. - To have the smallest . in. - nearly ..greater than .. Hiểu rõ về cấu trúc bài và cách sử dụng ngôn ngữ học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tiến hành các bước trong bài miêu tả của mình. II. PHƯƠNG PHÁP DỰNG CÂU: Lấy ví dụ trong tiết dạy viết Unit 15(Women in society) ở SGK lớp 12, tiết học này SGK đã cung cấp nguồn câu hỏi gợi ý khá đầy đủ. Tuy vậy, việc sử dụng dữ liệu có sẵn này được áp dụng với các học sinh có lực học tương đối khá còn đối với đối tượng lớp có mức học trung bình thì việc trả lời các câu hỏi này là một việc tương đối khó. Trong trường hợp đó tôi lại áp dụng phương pháp cung cấp dữ liệu gần hơn, đó là cung cấp một phần bài phụ như sau: Task: Study the chart and write complete sentences with the given prompts: (các câu được sắp xếp không đúng thứ tự các câu hỏi trong bài): - Married men/ have/ do/ housework/ they/ have/ more children. - Women/ spend/ 30 hours per week/ do/ housework/ this number/ be/ 20 hours for men when they have no children. - The chart/ suggest/ married men should spend/ time/ share/ housework/ their wives. - Married women/ have/ do/ housework/ they/ have/ more children. - The numbers of weekly housework hours / men and women with three or more children/ do/ be / 10 and 55 hours respectively. - In general/ married women/ do/ housework/ men/ do. - It/ take/ men and women with one or two children/ 15/ 50 hours/ respectively/ do/ housewwork/ every week. Lưu ý học sinh cách sử dụng thì và thêm từ để hoàn thành các câu trên. Sau khi hoàn chỉnh các câu trong phần nhiệm vụ này học sinh sẽ có các câu trả lời cho các câu hỏi cho phần task 1. III. PHƯƠNG PHÁP DÙNG TỪ GỢI Ý: Mục đích của cách tiến hành này là học sinh hiểu rõ thông tin trong biểu đồ để điền các từ, cụm từ cho sẵn hoàn chỉnh các câu và từ đó cũng hiểu cách dùng ngôn ngữ trong bài miêu tả. Trong tiết dạy viết Unit 7(Population) ở SGK tiếng Anh lớp 11, giáo viên phải hướng dẫn học sinh miêu tả biểu đồ hình quạt. Ta có thể nhận thấy tên biểu đồ là “Sự phân bổ dân cư trên thế giới theo vị trí địa lý” (The distribution of world population by region). Dữ liệu gợi ý chỉ có một số cụm từ, nếu ta yêu cầu học sinh viết bài dựa trên số dữ liệu ít ỏi này thì học sinh không thể viết được. Trong tiết học này sau khi đã giải thích một số động từ và cụm từ được cung cấp sẵn trong phần “Useful language” tôi thiết kế thêm nhiệm vụ sau đây: Task 1: Study the chart about the distribution of world population by region and fill in the gaps with given words or phrases: Ranks first ranks last distributed unevenly accounts for greatest approximately more than double It can be seen that the world population is .. The South Asian which .accounts for nearly half of the world population with 32%. The region with the smallest population is Oceania, which..only 2% of world population Compared with the Oceania which..in the chart, Latin has ..8% of the world population while Northern American has lower rate with only 6%. East Asia has..the population of Africa with 26% for the former and 15% for the later. 6 As can be seen, the .. concentration of the world population is in Asia, with Europe far behind. Keys : 1. distributed unevenly 4. ranks last - approximately 2. ranks first 5. more than double 3. accounts for 6. greatest IV. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ SẮP XẾP THÔNG TIN: Đối với một số bài khó tôi thường áp dụng phương pháp này trong tiến trình bài. Mục đích để kiểm tra học sinh thực sự hiểu thông tin trong biểu đồ và biết sắp xếp các thông tin một cách hợp lý. Lấy ví dụ như tiết dạy viết của Unit 7(Economic reforms), bảng cần miêu tả trong bài có rất nhiều thông tin và việc miêu tả cũng khá khó, do đó tôi sẽ cung cấp cho học sinh phần bài như sau : Task : Study the information given in the table and decide whether the given statements are true(T) or false(F). If they are false, corect them. Before 1980 the economy in Tango was not under-developed and stagnant. All five main production sectors agriculture, fishery, forestry, industry and constructon were in ruins. Before 1980 people could see a lot of activities of export in the country. Export value was equal to zero. From 1980 to 2000 all branch of economy decreased considerably and continuously. It was said that the Government and the people of Tango had carried out economic reforms such as spending more money on agriculture, fishery, forestry and industry to raise the production of economy. Especially, construction was improved dramatically from 1975 to2000. After 1980 Tango started to increase co-operation with the rest of the world by trading a large amount of goods. By conducting a lot of positive measures, the economy of Tango now see a big leap in comparison with twenty years before. Average increasing rate per year was more than 4.5% in all sectors, among which construction has the lowest growth of 6.4% in 2000. Keys: 1. False. (was notwas) 6. False.(19751980) 2. True. 7. True. 3. False. ( a lot ofno) 8. True. 4. False. (decreased.increased) 9. False. (lowest.highest) 5. True. V. PHƯƠNG PHÁP DẶT CÂU HỎI : Mục đích của cách tiến hành này là định hướng cho học sinh những thông tin chính cần miêu tả, học sinh không bị rối loạn bởi rất nhiều các thông tin trong bài. Ví dụ: Tiết học viết của Unit 5(Illiteracy) ở SGK lớp 11, sau khi hoàn thành điền từ ở task học sinh đã có vốn từ vựng cũng như cấu trúc khá căn bản, do vậy nếu được cung cấp thêm định hướng câu hỏi cho phần miêu tả thì học sinh sẽ dễ dàng viết được bài. Task : Study the table in task 2 and analyse it to answer these questions : What is the topic of the table ? Does it describe the past, the present or the future ? Which region had the highest rate of literacy in 1998? 2002? 2004? 2007? Which region had the lowest rate of literacy in 1998? 2002? 2004? 2007? Did the rate of literacy in the Lowlands increase or decrease between 1998 and 2007? Did the rate of literacy in the Midlands increase or decrease between 1998 and 2007? What about the literacy rate in the Highlands between 1998 and 2007? Hoàn thành trả lời những câu hỏi này học sinh đã có sườn bài đầy đủ thông tin dễ dàng hoàn thành bài viết. Trên đây là một số phương pháp được tôi tiến hành trong các tiết dạy viết miêu tả biểu đồ. Không có phương pháp nào được coi là tối ưu, tùy thuộc vào đối tượng học sinh và tùy thuộc vào từng loại hình miêu tả giáo viên phải tìm ra phương pháp hiệu quả nhất hoặc đồng thời kết hợp 2 hay nhiều phương pháp tiếp cận để mục đích cuối cùng là học sinh có được sản phẩm viết của riêng mình. PHẦN V: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Để đánh giá mức độ hiệu quả của những phương pháp trên, tôi đã tiến hành đưa vào thực nghiệm như sau: 1. Chọn hai lớp có trình độ tương đương nhau: Đó là lớp 11P và lớp 11G (cả hai lớp này theo ban khoa học tự nhiên) - Lớp đối chứng (lớp 11P): tôi vẫn áp dụng phương pháp dạy miêu tả biểu đồ như những năm trước đây. -Lớp thực nghiệm (lớp 11G): tôi áp dụng các phương pháp mới trong tiến trình dạy miêu tả biểu đồ trong hai năm lớp 10 và lớp 11. 2. Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm mới vào giảng dạy trong hai năm ở lớp 11G và vẫn áp dụng các phương pháp đã thực hiện như nhiều năm trước ở lớp 11P: tôi lập bản trắc nghiệm một bản trắc nghiệm và tự theo dõi trong một số tiết với các tiêu chí đánh giá như sau: -Nhóm 1: Đây là nhóm học sinh có khả năng tiếp thu không tốt, khả năng viết không tốt. -Nhóm 2: Là số học sinh muốn tham gia vào giờ học nhưng lo sợ vì các rào cản ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp). -Nhóm 3: là số học sinh khá tự tin, có khả năng sử dụng các yếu tố ngôn ngữ đơn giản để trình bày ý tưởng trong bài viết của mình. -Nhóm 4: Là các học sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ tương đối tốt, có khả năng viết tốt. Sau khi tự theo dõi, tôi tổng hợp các kết quả qua các giờ học. 3. Tôi đã thu được kết quả như sau: Nhóm Sĩ số Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Sl % Sl % Sl % Sl % Nhóm đối chứng (Lớp 11P) 45 11 24% 17 38% 13 29% 4 9% Nhóm thực nghiệm (Lớp 11G) 45 5 11% 8 18% 22 49% 10 22% Nhìn vào bảng tổng hợp trên đây ta dễ dàng nhận thấy: Với hai lớp có khả năng tiếp thu như nhau nhưng sau hai năm tiến hành áp dụng các phương pháp khác nhau trong tiết học dạy viết miêu tả biểu đồ, kết quả mang lại ở hai lớp trong các tiết học này đã có sự khác biệt rõ rệt. Khi áp dụng những kinh nghiệm mới vào giảng dạy, số học sinh trước đây có khả năng viết còn hạn chế hay những học sinh còn e ngại vì những rào cản ngôn ngữ đã giảm xuống. Ngược lại nhóm học sinh tự tin, có khả năng sử dụng các cấu trúc đơn giản hay đặc biệt các học sinh tự biết cách miêu tả biểu đồ đã tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau: -Số học sinh không hăng hái với tiết học viết, khả năng viết còn hạn chế giảm từ 24% xuống còn 11%. (Nhóm 1) -Số học sinh còn e ngại vì những rào cản ngôn ngữ giảm từ 38% còn 18%. (Nhóm 2) -Số học sinh tự tin, có khả năng sử dụng những cấu trúc chuyên dụng đơn giản để miêu tả biểu đồ tăng từ 29% đến 49%. (Nhóm 3) - Số học sinh sử dụng ngôn ngữ tương đối tốt, tự triển khai bài miêu tả theo cách của mình tăng từ 9% đến 22%. (Nhóm 4) II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Khả năng áp dụng những kinh nghiệm này vào giảng dạy trong giờ học là rất lớn. Tuy vậy, để áp dụng những kinh nghiệm này vào bài dạy giáo viên phải đầu tư thời gian để nghiên cứu bài học một cách tỉ mỉ, lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất phù hợp với bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kết quả ta nhận được ở từng tiết dạy là: học sinh tích cực hơn, có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp hơn, mục tiêu của bài dạy được hoàn thành. Để làm giàu hơn kinh nghiệm cho mình, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy và đặc biệt yêu nghề, yêu quí học sinh của mình. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Tôi hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp tôi nhiều hơn nữa trong những năm giảng dạy tiếp theo. Tôi cũng hy vọng đây có thể là những gợi ý thiết thực cho các đồng nghiệp, những người cùng có khó khăn trong các tiết dạy này. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Trần Thị Thu Hiền
File đính kèm:
- kinh_nghiem_day_hoc_sinh_thpt_mieu_ta_bieu_do_trong_sach_giao_khoa_tieng_anh_7724.doc