Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” trong dạy học môn Hóa học 9
ĐỀ TÀI
KĨ THUẬT DẠY HỌC “CÁC MẢNH GHÉP” TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 9
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “. đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đạo tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, tự tìm tòi, tham khảo và học tập của bản thân thông qua việc dự giờ đồng nghiệp và qua các buổi tập huấn về phương pháp dạy học tôi nhận thấy: Việc thay đổi phương pháp dạy học là điều quan trọng nó giúp học sinh chủ động, tích cực và sáng tạo hơn trong học tập. Từ đó nâng cao đáng kể chất lượng học tập.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh và từng bài giảng.Bản thân tôi thông qua quá trình dạy học đã áp dụng nhiều phương pháp thậm chí là lồng ghép các phương pháp.Nhưng khi dạy các bài mới tìm hiểu về một chất cụ thể trong chương trình hóa học 9 như : Sắt, Nhôm, Cacbon, Clo, Metan lại thực sự tâm đắc với phương pháp dạy học có áp dụng “kĩ thuật dạy học các mảnh ghép”
phương pháp dạy học khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh và từng bài giảng.Bản thân tôi thông qua quá trình dạy học đã áp dụng nhiều phương pháp thậm chí là lồng ghép các phương pháp.Nhưng khi dạy các bài mới tìm hiểu về một chất cụ thể trong chương trình hóa học 9 như : Sắt, Nhôm, Cacbon, Clo, Metanlại thực sự tâm đắc với phương pháp dạy học có áp dụng “kĩ thuật dạy học các mảnh ghép” II. Mục đích nghiên cứu. Thay đổi phương pháp dạy học ,nhằm định hướng và thay đổi cả cách học tập và nhận thức của học sinh: chủ động hơn, sáng tạo hơn và có điều kiện phát huy khả năng tư duy của các em. Từ đó thay đổi chất lượng học tập. III. Đối tượng, khách thể và phạm vi giới hạn đề tài nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng “kĩ thuật dạy học các mảnh ghép ”vào các bài dạy có nội dung là các bài học về một chất cụ thể. 2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 9. 3. Phạm vi giới hạn đề tài nghiên cứu Các bài dạy trong chương trình hóa học lớp 9. Cụ thể minh họa qua “tiết 25, bài 19: SẮT” IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. Qua đề tài tôi muốn giải quyết các nhiệm vụ là tìm ra đúng phương pháp áp dụn g đúng kĩ thuật dạy học để: Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành. Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh. Kinh nghiệm qua các năm giảng dạy hóa học tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn. Tiết học hóa không còn nhàm chán hay khô khan . V. Phương pháp nghiên cứu. - Điều tra học sinh, kết quả trước đó. - Thử nghiệm kĩ thuật mảnh ghép cho các đối tượng khác nhau: lớp chọn, lớp đại trà. - Tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp - Đánh giá và thống kê chất lượng của phương pháp thông qua từng tiết dạy . PHẦN NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận. Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dục. Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay vẫn là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình lấy công nghệ dạy học gắn với quan điểm: “Lấy người dạy làm trung tâm” không còn phù hợp với phương pháp dạy học mới ngày nay. Hệ lụy của phương pháp này là: - Thầy thuyết giảng theo kiểu đọc chép, học trò nghe, ghi theo khuynh hướng chung là thầy giảng bài chậm, nói chậm, học trò nghe, nhìn, chép nhờ vào sự trợ giúp của các công cụ như: Laptop, projector hoặc phần mềm Power Point. Công cụ này cũng rất tiện ích, giúp thầy đọc, chép nhiều môn học khác nhau mà không cần phải chuẩn bị bài giảng kỹ càng. - Người học thụ động tiếp thu kiến thức một chiều. Người dạy đứng lớp truyền đạt kiến thức cho người học trong khuôn khổ giáo trình, bài giảng đã được quy định sẵn, người học nghe giảng và ghi chép, đôi khi trong quá trình giảng bài cũng đặt ra những câu hỏi, những vấn đề, những tình huống yêu cầu người học suy nghĩ trả lời, bình luận. Tính thụ động tiếp thu kiến thức một chiều bộc lộ ở chỗ mọi vấn đề trao đổi, các câu hỏi, các tình huống mà người thầy nên ra đều diễn ra theo kịch bản được người dạy chuẩn bị trước, mọi kiến thức, cách thức trả lời đều qua người dạy rồi mới đến người học. Tính thụ động tiếp thu kiến thức làm triệt tiêu sự tư duy sáng tạo của người học, biến người học thành máy nghe, máy chép. - Kiến thức đóng khung, áp đặt: Chương trình đào tạo, các môn học, các phần học được chuẩn hóa bởi các cơ quan quản lý giáo dục và được các cơ sở giáo dục thực hiện như là “pháp luật” đào tạo không được thay đổi, không được tùy tiện cắt xén. Người dạy quyết định vận mệnh của người học thông qua các môn học, phần học mang tính áp đặt, bài giảng của người dạy, đề thi, đề kiểm tra cũng của thầy, thầy ra, thầy chấm, thầy quyết định điểm của môn học, phần học. Do người học tiếp thu một chiều, làm bài theo quy định chung, theo quy định của thầy dẫn tới khuynh hướng tư duy đóng, thiếu tính sáng tạo. - Dạy học theo kiểu nhồi nhét kiến thức “cái gì cũng biết mà cái gì cũng không biết”. Người học tiếp thu được nhiều hay ít là phụ thuộc vào ý thức, vào thái độ học tập, kết quả cuối cùng của cách học này là các bài kiểm tra giữa kỳ, bài thi hết môn đủ điểm là được. Hệ lụy của học nhồi nhét kiến thức là học đối phó, học chỉ để thi cho qua và cuối cùng thì “cái gì cũng biết” nhưng không hiểu được bản chất, nội dung sâu sắc của kiến thức, không hiểu được căn kẽ tường tận bài học, môn học, và càng không thể vận dụng kiến thức này để hình thành kỹ năng nghề nghiệp, để sử dụng trong việc làm sau này, vì thế “cái gì cũng không biết”. - Học nhiều nhưng thực hành quá ít. Học ở trường, học ở trên lớp vẫn là phương pháp học chủ đạo của các cơ sở đào tạo ngày nay. Thực hành quá ít, chủ yếu vẫn là nghiên cứu xuông. Nói tóm lại, phương pháp dạy học truyền thống “lấy người dạy làm trung tâm” dựa trên quá trình tích lũy kiến thức từ sách vở và bài giảng của người thầy được áp dụng phổ biến ở nhiều trường học. Học sinh được học từng phần kiến thức, học hết phần này rồi chuyển sang học phần khác. Trong suốt quá trình học, cố gắng nhớ được nhiều kiến thức càng tốt, vì bài kiểm tra, bài thi đánh giá bằng khả năng “ghi nhớ” chứ không chú trọng đến khả năng “vận dụng kiến thức vào thực tế”. Cách học này được dùng trong suốt một thời gian dài. Thực tiễn cho thấy đây không phải là phương pháp dạy học thích hợp và hiệu quả ngày nay. Giờ dạy – học trên lớp hiện nay được xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học. Người học phải được hoạt động. Giờ học không nhồi nhét kiến thức. Giờ học phải cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hình thành ở học sinh cách học. Muốn vậy, giáo viên phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yếu phải là thiết kế hoạt động của thầy và trò trên lớp. Các hoạt động phải được tính toán kỹ về thời gian và điều kiện thực tế của trường, lớp. II. Thực trạng về mức độ và điều kiện học tập của học sinh. - Khi chuẩn bị thực hiện đề tài này, học sinh còn khá bỡ ngỡ và chưa có tinh thần hay hiểu biết nhiều về phương pháp này. - Các bài học của các em vẫn đang được dạy học phần lớn theo các phương pháp truyền thống. - Bản thân chính các em cũng đang định hướng sai lầm rằng thầy cô là trung tâm của tiết học và mọi lời thầy cô giảng đều đúng. - Các em chưa tự mình chủ động tìm ra vấn đề và đánh giá chính vấn đề đấy một cách khách quan nhất. - Việc học tập của học sinh là thụ động, chưa có tư duy, chưa làm chủ được kiến thức. - Từ đó thái độ của học sinh hào hứng và tinh thần sôi nổi trong học tập chưa cao. III. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn. Trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp này rộng rãi với toàn bộ học sinh các lớp khối 9 tại bộ môn tôi được phân công giảng dạy nhận thấy khi áp dụng “Kĩ thuật dạy học CÁC MẢNH GHÉP” trong dạy học môn hóa học 9. Các vấn đề còn tồn tại ở trên đã được giải quyết rất nhiều và thu lại được kết quả tích cực. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể về phương pháp này: Thế nào là “kĩ thuật các mảnh ghép”? Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của HS. - Thay đổi cacsh tiếp cận kiến thức của học sinh theo tinh thần chủ động nhất. Cách tiến hành kĩ thuật Các mảnh ghép: Trước khi tiến hành áp dụng kĩ thuật này vào các bài học cụ thể giáo viên cần xác định chính xác nội dung bài học, trọng tâm bài học. Nội dung nào cần được xác định và nghiên cứu tại các vòng của kĩ thuật. Không chồng chéo quá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học gây rắc rối cho hoạt động của học sinh và chính bản thân giáo viên dạy.Hoặc không quá lạm dụng kĩ thuật một cách đơn lẻ làm cho tiết học nhàm chán vấn đề và nội dung của bài không được làm nổi bật. Tuy là thay đổi phương pháp dạy học , áp dụng kĩ thuật dạy học mới lấy người học làm trung tâm tuy nhiên vai trò của giáo viên vẫn không hề lu mờ. Giáo viên luôn phải quan sát các hoạt động của học sinh một cách chi tiết nhất. Can thiệp và hướng dẫn kịp thời khi cần thiết. Với đặc trưng của bộ môn hóa ngoài việc học sinh nắm được lí thuyết của bài thông qua nghiên cứu thì việc còn có việc sử dụng các thí nghiệm trực quan trong dạy học. Việc học sinh làm đúng thí nghiệm, đúng thao tác thí nghiệm và đảm bảo vệ sinh và an toàn là điều kiện quan trọng đánh giá tiết học thành công hay không. Qua đó đòi hỏi giáo viên luôn nhanh nhẹn và phải có chuẩn bị các tình huống xảy ra. Về học sinh cũng cần có sự chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cũ hay các thao tác thí nghiệm và nắm được nội dung hay yêu cầu trong các hoạt động một cách chi tiết nhất. Kĩ thuật chia làm 2 vòng cụ thể: VÒNG 1: Nhóm chuyên gia - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)] - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép - Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới ( 1-2 người nhóm I, 1-2 người nhóm II, 1-2 người nhóm III.....) - Các câu hỏi và thông tin từ vòng 1 được các thành viên trong nhóm chia nhau trình bày và chia sẻ đầy đủ với nhau. - Khi các thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả các vấn đề và nội dung vòng 1 thì nhiệm vụ được giải quyết. - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ và trình bày, chia sẻ kết quả với nhau. Sơ đồ mô tả kĩ thuật mảnh ghép Ý kiến cá nhân tôi với “kĩ thuật các mảnh ghép ” Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề. - Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn) - Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm - Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự. IV. Thiết kế giáo án cụ thể: Tiết 25 – bài 19: SẮT Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Tính chất hoá học của sắt: chúng có những tính chất hoá học chung của kim loại; sắt không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội; sắt là kim loại có nhiều hoá trị. - HS biết t/chất vật lý của kim loại sắt. sắt dẻo, có tính nhiễm từ. Biết liên hệ t/chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất. 2. Kỹ năng : -Nhận xét tính chất vật lí của sắt - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của sắt. Viết các PTHH minh hoạ. - Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm hoặc sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng. 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.Giáo dục tính tiết kiệm .. trong học tập và thực hành hoá học 4. Phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống; năng lực tự học II. Chuẩn bị - Bảng phụ, bảng nhóm, máy tính máy chiếu. - Dụng cụ: Bình thủy tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, muôi sắt... - Hóa chất: .Bình thu sẵn khí oxi, lưu huỳnh, axit HCl, sắt lò xo, dung dịch CuCl2. III. Tiến trình dạy học: A.Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong giờ dạy thông qua các câu hỏi nhắc lại kiến thức cũ. C. Bài mới * Vào bài: GV sử dụng các hình ảnh liên qua tới nguyên tố hóa học SẮT. Chiếu lên màn chiếu cho HS quan sát . ? Dự đoán ra nguyên tố hóa học xuất hiện trong các hình ảnh đó. Thuyết trình: Tữ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt thay thế dần cho vật dụng bằng đá. Ngày nay trong công nghiệp sản xuất cũng như trog đời sống hàng ngày sắt vẫn được sử dụng rộng rãi. Vậy sắt có những tính chât nào? Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về nó. TỔ CHỨC LỚP: GV: Chuẩn bị sẵn các thẻ màu xanh, vàng, đỏ có đánh số 1 hoặc 2 hoặc 3 phát thẻ ngẫu nhiên cho HS. HS: Nhận thẻ và dán thẻ vào áo (10s). GV: Đưa ra yêu cầu: - HS có thẻ vàng di chuyển về nhóm I HS có thẻ xanh di chuyển về nhóm II HS có thẻ đỏ di chuyển về nhóm III Thời gian cho HS di chuyển và ổn định là 10s. GV: Nhắc nhở học sinh di chuyển nhanh nhẹn, nhẹ nhàng và tìm đúng vị trí. Hoạt động 1: tính chất vật lí: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV yêu cầu học sinh cử đại diện nhóm lấy khay đựng các mẫu sắt tại bàn dụng cụ - hóa chất. HS: Cử đại diện lấy khay đựng mẫu sắt. Đặt lên vị trí giữa nhóm để tất cả các thành viên đều quan sát được. ? Hãy nhận xét về tính chất vật lí của sắt GV : Gọi học sinh trả lời. HS: Phát biểu về tính chất vật lí của sắt theo quan sát và nghiên cứu được. GV: Tổng kết đánh giá bằng sơ đồ tư duy chiếu lên màn hình. GV: Đặt câu hỏi củng cố: ?1: Thí nghiệm nào trong khoa học cho biết sắt có tính nhiễm từ? HS: Trả lời vận dụng vào kiến thức đã học của bộ môn vật lí : sắt có thể bị nam châm hút do nên sắt có tính nhiễm từ. ?2: Tại sao sắt được coi là kim loại nặng? HS: Nhớ lại kiến thức về trọng lượng riêng D của một chất. Với kim loại D> 2,5 g/ml là kim loại nặng. Hoạt động 2: Tính chất hóa học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Yêu cầu HS nhắc lại : 1, Tính chất hóa học chung của kim loại. HS: Trả lời GV: Có thể cho điểm vì đây là câu hỏi kiểm tra bài cũ. GV; Chiếu lên màn hình dãy hoạt động hóa học của kim loại yêu cầu HS sát lại dãy hoạt động hóa học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H) , Cu, Ag, Au ? Hãy dự đoán các tính chất hóa học của Fe HS : Dự đoán tính chất hóa học của sắt. GV: Tổng kết các dự đoán của học sinh. Tổ chức lớp học. GV : Nhiệm vụ 1 HS làm thí nghiệm kiểm chứng theo nhóm. Hoàn thành phiếu cá nhân và bảng nhóm. Nhóm I .Thí nghiệm săt tác dụng với oxi, lưu huỳnh. Nhóm II : thí nghiệm sắt tác dụng với dung dịch HCl Nhóm III : sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4. GV : Thông báo thời gian cho mỗi thí nghiệm và hoàn thành phiếu cá nhân là 5 phút HS làm thí nghiệm và hoàn thành yêu cầu. GV : Nhiệm vụ 2 : -HS có thẻ đánh số 1 di chuyển về nhóm I -HS có thẻ đánh số 2 di chuyển về nhóm II -HS có thẻ đánh số 3 di chuyển về nhóm III Thời gian di chuyển 1 phút HS : Thành viên trong nhóm mới có trách nhiệm thông tin, thông báo cho các thành viên trong nhóm kết quả thí nghiệm của mình và hoàn thành bảng nhóm. Thời gian cho hoạt động là 7 phút. GV : yêu cầu học sinh hoàn thành bảng nhóm và báo cáo kết quả hoạt động , các nhóm khác bổ sung , nhận xét. Mở rộng : GV thuyết trình về tác dụng của sắt với cơ thể người. Thông quan hình ảnh có trên màn chiếu. Bảng nhóm Thí nghiệm Hiện tượng PTHH Fe + S Fe +HCl Fe+CuSO4 Kết luận 1.tác dụng với phi kim a. Tác dụng với oxi - sắt tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ 3Fe(r) + 2O2 (k) t Fe3O4(r) (oxit sắt từ) b. Tác dụng với clo 2Fe(r) + 3Cl2 (k) 2FeCl3 (r) KL: sắt tác dụng với phi kim tạo thành oxit sắt từ hoặc muối. 2.Sắt tác dụng với axit Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) +H2 (k) Sắt tác dụng với axit tạo thành muối và giải phóng khí hidro Lưu ý: sắt không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội. 3. sắt tác dụng với muối Fe(r) + CuSO4 (dd) FeSO4(dd) +3Cu(r) Fe + 2AgNO3 Fe(NO3) 2 + 2Ag Kết luận:Sắt có đầy đủ các tính chất hóa học của một kim loại, trong các hợp chất sắt thể hiện hóa trị II hoặc III. D. Luyện tập – củng cố 1. Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung chính của bài. GV: Chiếu sơ đồ tư duy nội dung bài học. Phiếu học tập Bài 1. Viết phương trình hóa học 1. Fe + CuSO4 ? + Cu 2. Fe +H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O + ? 3. Fe + S ? Bài 2. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt SẮT NHÔM Giống nhau Khác nhau .Rút kinh nghiệm V: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Khi dạy học có áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau, có sử dụng thí nghiệm hóa học trong bài học, có hình ảnh trực quan nhưng sự tích cực và chủ động của học sinh chưa có. Học sinh còn chưa nhận thức được toàn bộ nội dung bài học, kiến thức mà tự học sinh nhận thức được hoàn toàn thụ động. Học sinh khá giỏi và học sinh yếu hơn có sự chênh lệch nhận thức bài khá lớn. Mọi ý kiến đóng góp trong tiết học chỉ là do ý kiến cá nhân.Không có chia sẻ, không có gợi ý hay diễn đạt nào từ học sinh với học sinh. Kết quả khi chưa áp dụng được khảo sát qua bài 15 phút. Lớp Sĩ số Dự khảo sát Điểm 3,4 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 9A 39 39 0 33 6 0 9E 42 42 16 20 6 0 Sau khi áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép vào giảng dạy các bài tương tự tôi nhận thấy học sinh sáng tạo , tích cực và chủ động hơn rất nhiều trong học tập. Ngoài ra nhờ việc ghép các mảnh ghép khác nhau tạo thành nhóm mới các em còn được rèn luyện hơn rất nhiều về thái độ mạnh rạn , hòa đồng và khả năng thuyết trình trước người mới. Có thêm khả năng làm việc cá nhân và làm việc tập thể. Không có sự thụ động hay chờ đợi kết quả từ người khác mà tự các em đã tìm hiểu và lĩnh hội được kiên thức đó theo tất cả các phương diện được làm, được quan sát, được nghe, được phân tích... Kết quả thu được khi dạy bài có nội dung tương tự . Lớp Sĩ số Dự khảo sát Điểm 3,4 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 9A 39 39 0 2 27 10 9E 42 42 0 15 25 2 VI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua các bài dạy áp dụng đề tài này , tôi nhận ra rằng có rất nhiều phương pháp dạy học hay và hiệu quả. Tuy nhiên áp dụng phương pháp nào vào bài học nào cho hiệu quả lại là một sự đầu tư và tì hiểu của giáo viên. Không phải một phương pháp hay một kĩ thuật dạy học nào có thể áp dụng xuyên suốt trong các bài học nói chung và môn hóa học 9 nói riêng được. Tuy nhiên cũng không phải phương pháp hay kĩ thuật dạy học nào được giáo viên cũng áp dụng hết trong bốn mươi lăm phút của một tiết học . Vì vậy sử dụng đúng phương pháp và vân dụng một cách khéo léo kết hợp các phương pháp khác nhau có đầu tư và chuẩn bị cẩn thận của giáo viên sẽ giúp cho tiết học của học sinh không bị nhàm chán và vẫn đảm bảo kết quả nhận thức của các em. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong quá trình dạy học: Người thầy ngoài năng lực, kả năng sư phạm đã có cần phải luôn luôn tích lũy, rút ra những kinh nghiệm dù rất nhỏ. Phải tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm từ sách báo, tài liệu tham khảo và chính sau những tiết dạy. Biết vận dụng các kinh nghiệm đã được tích lũy vào quá trình giảng dạy thì hiệu quả dạy học sẽ không ngừng được nâng lên. Nội dung bài viết còn chưa đầy đủ song nó đã giúp bản thân trong các tiết dạy của môn hóa học 9. Kết quả bước đầu cho thấy rằng học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập, hoạt động giữa thầy và trò sôi nổi hơn hiệu quả hơn. Điều đáng mừng là nhiều em học sinh học lực trước đây yếu kém nay đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của bản thân liên quan đến bài học. Bản thân cố gắng tích lũy, bổ sung để bài viết này ngày càng hoàn thiện, phong phú hơn, giúp ích cho bản thân một cách thiết thực trong việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. Tôi rất mong hội đồng khoa học nhà trường và của cấp trên góp ý, bổ sung hoàn chỉnh hơn để giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết sáng kiến.
File đính kèm:
- SKKN ki thuat manh ghep_12547265.doc