Kết cấu của Sáng kiến kinh nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp

2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu)

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP

Trọng tâm của sáng kiến.

III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Tính mới

2. Tính hiệu quả và khả thi

3. Phạm vi áp dụng

IV. KẾT LUẬN

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 11625 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Kết cấu của Sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Họ và tên người báo cáo: 
- Đơn vị công tác : 
- Cá nhân, tổ chức phối hợp : .....................................................................
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp
Sự cần thiết (lý do nghiên cứu)
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
Trọng tâm của sáng kiến.
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
Tính mới
Tính hiệu quả và khả thi
Phạm vi áp dụng
IV. KẾT LUẬN
KẾT CẤU BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Báo cáo sáng kiến kết cấu gồm các nội dung cơ bản như sau:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp
Sự cần thiết (lý do nghiên cứu)
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
Trọng tâm của sáng kiến.
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
Tính mới
Tính hiệu quả và khả thi
Phạm vi áp dụng
IV. KẾT LUẬN
          C. HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN
C.1. Một số thuật ngữ cần hiểu khi viết báo cáo sáng kiến:
1. Sáng kiến: Là ý tưởng, là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm việc mới, giải pháp mới khi thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Giải pháp: Là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trong lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoặc đảm nhiệm trong nội dung sáng kiến.
3. Chọn sáng kiến: Là việc xác định lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm.
C.2. Nội dung cần thực hiện trong báo cáo sáng kiến
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến hoặc đề tài, đề án, giải pháp công tác, giải pháp tác nghiệp
 Đặt tên sáng kiến: Là giới hạn rõ phạm vi và nội dung nghiên cứu (đặt tên sáng kiến đơn giản, ngắn gọn, đúng thực chất, mô tả chính xác để người đọc dễ hiểu, dễ nhận xét, đánh giá khách quan).
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Tập trung vào nội dung các gợi ý sau:
- Thực trạng của nội dung nảy sinh ý tưởng sáng kiến:
+ Nêu lên số liệu, tình hình trước khi thực hiện những giải pháp mới. Tác giả nên nêu những vướng mắc, hạn chế, kém hiệu quảtrong lĩnh vực công tác mình đảm nhiệm và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
+ Tác giả có thể trình bày theo hai phần riêng hoặc đan xen nhau, nhưng nhất thiết phải đảm bảo đủ hai nội dung trên với dung lượng từ ngữ thích hợp.
- Sáng kiến này giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, tham mưu, tổng hợp, phục vụ? Tác động gì đối với cá nhân hay tập thể hoặc công việc đang thực hiện?
- Sáng kiến phải đảm bảo chưa có ai nghiên cứu; phạm vi sáng kiến; sáng kiến có cái mới ở chỗ nào? Nhằm giải quyết vấn đề gì?
- Điểm mới trong sáng kiến: nêu nội dung mới so với các sáng kiến trước đó hoặc hướng dẫn đã thực hiện, so với hiện trạng.
- Mục đích: Nhằm giải quyết vấn đề gì, những mâu thuẫn, những khó khăn gì? Có liên quan đến ý tưởng sáng kiến nảy sinh. Nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP (Trọng tâm của báo cáo)
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thử nghiệm sáng kiến.
- Nội dung của sáng kiến: Trình bày để người xem hình dung, hiểu và thực hành được, có hiệu quả.
- Các giải pháp (hoặc biện pháp):
 Yêu cầu của một giải pháp (hoặc biện pháp) trong sáng kiến: Phải chỉ ra được tác dụng nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác và cách thức quy trình của sáng kiến.
Trình tự chọn lọc, sắp xếp công việc đã làm thành những sáng kiến:
+ Tổng hợp công việc đã làm.
 Trong quá trình thực hiện ý tưởng sáng kiến, tác giả phải ghi chép lại tất cả những sáng kiến mình đã làm theo nội dung yêu cầu đặt ra ở tên sáng kiến mình đã chọn.
 + Sắp xếp lại những việc đã thực hiện thành một đề cương của sáng kiến.
 Phải có sự chọn lọc, sắp xếp thành những nhóm vấn đề. Mỗi nhóm gồm những công việc có liên quan với nhau nhằm giải quyết một nội dung nào đó phục vụ cho sáng kiến. Người viết cần chọn lọc, sắp xếp, theo trình tự nội dung để các sáng kiến này trở thành một thể thống nhất, khi thực hiện sẽ giải quyết được vấn đề cần thiết đã đặt ra một cách tốt nhất (tốt nhất: Nên sắp xếp theo trình tự của quá trình thực hiện sáng kiến).
III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới: 
- Chưa được công nhận, công bố dưới bất cứ hình thức nào, ở đâu.
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
- Không trùng với nội dung của sáng kiến đã được công nhận trước đó hoặc đã có người nộp đơn đề nghị công nhận cho Hội đồng sáng kiến. Có thể đã xảy ra các trường hợp sau:
+ Các sáng kiến đã được thẩm định có kết quả từ đạt trở lên.
+ Các sáng kiến được đăng trên các diễn đàn (Website, báo chí,).
+ Có thể ý tưởng mới nhưng minh họa bằng các hình ảnh, trực quan, thiết bị đã sử dụng.
2. Tính hiệu quả và khả thi:
- Thể hiện tính hiệu quả là những sáng kiến đã được thực nghiệm trong thực tiễn và mang lại hiệu quả rõ nét hoặc có khả năng ứng dụng mang lại hiệu quả. Cần lưu ý:
+ Cần đi sâu tính hiệu quả.
+ Khuyến khích hiệu quả mang tính liên môn.
+ Lưu ý: Cải tiến nếu có hiệu quả rộng hơn, cao hơn.
- Thống kê so sánh được trước và sau khi thực hiện ý tưởng sáng kiến cho từng đối tượng (cá nhân hoặc tập thể) hoặc nội dung từng công việc.
- Nếu nhân bản rộng hơn thì hiệu quả như thế nào? Nêu rõ trong trường hợp áp dụng rộng rãi.
3. Phạm vi áp dụng:
- Cấp cơ sở: Phạm vi ứng dụng trong toàn thành phố. 
- Cấp tỉnh: Phạm vi ứng dụng trong toàn tỉnh.
Lưu ý: 
- Sáng kiến cá nhân chỉ trong phạm vị đơn vị nhà trường, nên xét tính nhân bản. Chỉ ra được những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển sáng kiến đã trình bày. 
- Sáng kiến nếu được nhân bản phải đảm bảo áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều địa bàn khác nhau.
IV. KẾT LUẬN
- Chủ yếu nêu được ý nghĩa áp dụng của sáng kiến: Ý nghĩa của sáng kiến chính là phần tóm lượt các giải pháp (hoặc biện pháp) vì nó giúp cho người đọc sáng kiến hình dung được những việc làm chủ yếu mà tác giả sáng kiến đã làm được để giải quyết những vấn đề khó khăn từ thực tế trong công tác. 
- Phần kiến nghị, đề xuất là phần ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết sáng kiến đề nghị cấp trên (cấp có thẩm quyền) có biện pháp, tạo điều kiện tốt hơn cho việc thực hiện sáng kiến có hiệu quả. 
THỂ THỨC TRÌNH BÀY SÁNG KIẾN
Sáng kiến được trình bày trên giấy khổ A4. Đánh máy vi tính, không được sai chính tả, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, cách đoạn (paragraph): 6 pt, dãn dòng (line spacing): Single.
- Định dạng trang giấy như sau:
Lề trái: 3,0 - 3,5 cm
Lề phải: 1,5 - 2,0 cm
Lề trên: 2,0 - 2,5 cm
Lề dưới: 2,0 - 2,5 cm
- Số trang được ghi ở góc phải lề dưới.
- Về dung lượng:  
+ Đối với báo cáo sáng kiến: Từ 05 - 20 trang A4.
+ Đối với tóm tắt sáng kiến: Từ 01 đến 02 trang A4.

File đính kèm:

  • docKET_CAU_CUA_SANG_KIEN_KINH_NGHIEM_moi_nhat_BAO_CAO_SANG_KIEN.doc
Sáng Kiến Liên Quan