Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm vật lý

Mặc dù thi trắc nghiệm là hình thức thi cử đã được áp dụng nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ với học sinh, bạn Nguyễn Quốc Hòa, người đoạt giải nhất, cho biết. Hòa cho biết mình thường có thói quen giải quyết đề thi bằng cách đánh dấu ngay vào đề thi toàn bộ những câu có thể trả lời ngay, các câu có mức độ khó hơn thì "nghiền ngẫm sau". Sau đó vừa tô câu trả lời lên bài thi vừa kiểm tra lại, chỗ nào vẫn còn "bí” thì ngồi hít thở một chút có thể sẽ có giải pháp tốt hơn sau đó.

Bạn Trương Vĩnh Duy, người đoạt giải nhì, cho rằng nên chọn những câu lý thuyết trong đề thi để giải quyết ngay vì không phải mất thời gian tính toán nhiều. Muốn vậy người thi cũng phải thủ cho mình một vốn lý thuyết kha khá. Nói cách khác, càng nắm được nhiều kiến thức, khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa càng tốt.

Những yếu tố kỹ thuật còn được bạn Lâm Ngọc Trần, giải ba của cuộc thi, cụ thể hơn: nhận được đề thi, đọc sơ qua và dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi, trong đó có cả những câu "đọc mãi cũng chưa hiểu muốn hỏi gì”. Thế nên cũng đừng mất thời gian vì những câu đọc mãi không hiểu mà tìm câu dễ hiểu hơn để ghi điểm vì trong đề thi hiện tại, tất cả các câu đều có mức điểm như nhau (2 điểm). Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú, đoạt giải khuyến khích cuộc thi, còn cho biết thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, cầm chắc đã có hai câu loại bỏ ngay và chỉ để ý, cân đo hai câu còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác nhất và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.

 

doc3 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm vật lý
TT - Những người giành vị trí cao nhất của cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến (do Tuổi Trẻ, Công ty Acer VN, Trung tâm tin học và quản lý kinh tế MaIT tổ chức) đã chia sẻ những lưu ý, kinh nghiệm về cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết quả cao nhất...
Thời gian cho mỗi môn thi trắc nghiệm không thể gọi là dài mà cũng không thể gọi là ngắn, nhiều thí sinh tham dự cuộc thi đã chia sẻ. Tưởng tượng có một đề thi trắc nghiệm trước mặt ngay bây giờ và có lệnh "mở đề - làm bài", làm sao để có cảm giác thoải mái làm bài, không muốn bị thời gian rượt theo khi thi dẫn đến nhiều sai sót?
Dễ trước, khó sau
Mặc dù thi trắc nghiệm là hình thức thi cử đã được áp dụng nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ với học sinh, bạn Nguyễn Quốc Hòa, người đoạt giải nhất, cho biết. Hòa cho biết mình thường có thói quen giải quyết đề thi bằng cách đánh dấu ngay vào đề thi toàn bộ những câu có thể trả lời ngay, các câu có mức độ khó hơn thì "nghiền ngẫm sau". Sau đó vừa tô câu trả lời lên bài thi vừa kiểm tra lại, chỗ nào vẫn còn "bí” thì ngồi hít thở một chút có thể sẽ có giải pháp tốt hơn sau đó.
Bạn Trương Vĩnh Duy, người đoạt giải nhì, cho rằng nên chọn những câu lý thuyết trong đề thi để giải quyết ngay vì không phải mất thời gian tính toán nhiều. Muốn vậy người thi cũng phải thủ cho mình một vốn lý thuyết kha khá. Nói cách khác, càng nắm được nhiều kiến thức, khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa càng tốt. 
Những yếu tố kỹ thuật còn được bạn Lâm Ngọc Trần, giải ba của cuộc thi, cụ thể hơn: nhận được đề thi, đọc sơ qua và dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi, trong đó có cả những câu "đọc mãi cũng chưa hiểu muốn hỏi gì”. Thế nên cũng đừng mất thời gian vì những câu đọc mãi không hiểu mà tìm câu dễ hiểu hơn để ghi điểm vì trong đề thi hiện tại, tất cả các câu đều có mức điểm như nhau (2 điểm). Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú, đoạt giải khuyến khích cuộc thi, còn cho biết thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, cầm chắc đã có hai câu loại bỏ ngay và chỉ để ý, cân đo hai câu còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác nhất và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán. 
Bình tĩnh: quan trọng số 1
Hầu hết tất cả các bạn thí sinh của cuộc thi khi được hỏi đều đồng ý rằng tâm lý đi thi có quyết định rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định quan trọng nhất. Bạn Lê Hoàng Xuân An lý giải: hầu hết thí sinh khi chọn ngành, chọn trường đã lượng sức mình nên những người ngồi quanh mình trong phòng thi chưa hẳn đã "dữ" đến độ khiến mình mất tự tin. Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú còn khẳng định: học giỏi chưa chắc đã thành công với thi trắc nghiệm nếu không bình tĩnh, hết sức bình tĩnh. Đề thi tự luận còn có lúc để... thở chứ bài thi trắc nghiệm mà đã gặp rắc rối thì khó lấy lại bình tĩnh. 
Nhưng để giữ bình tĩnh phải có điều kiện gì? Câu trả lời là: sức khỏe. 
Những sai sót thí sinh thường mắc phải
1. Phương pháp trả lời câu trắc nghiệm lý thuyết.
Đối với các phương án nêu trong câu trắc nghiệm lý thuyết, ta chỉ được chọn duy nhất một phương án, đó là câu đúng (nếu phần dẫn yêu cầu chọn câu đúng hoặc nối với phương án trả lời thành một câu hoàn chỉnh và đúng) hoặc câu phát biểu sai (nếu phần dẫn yêu cầu chọn câu phát biểu sai). Trong quá trình trả lời, ta thường gặp hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: nhận ra ngay phương án cần chọn và khẳng định chắc chắn điều đó. Nếu đối chiếu với yêu cầu của phần dẫn thấy không có sự nhầm lẫn, học sinh có thể chọn ngay phương án này mà không cần mất thời gian suy nghĩ nhiều về các phương án còn lại. Sở dĩ ta làm như vậy vì đề thi trắc nghiệm thường dài và có nhiều câu, ta phải dành thời gian cho các câu khác.
Trường hợp 2: không nhận ra ngay phương án đúng. Trong trường hợp này có thể dùng phương pháp loại trừ. Hãy đọc kỹ từng phương án để tìm ra chỗ vô lý nếu có của mỗi phương án và loại nó. Phương án còn lại là phương án được chọn.
2. Phương pháp giải câu trắc nghiệm bài tập.
Đối với câu trắc nghiệm bài tập, thường dùng ba cách giải sau:
- Sử dụng các giả thiết cho ở phần dẫn để áp dụng các công thức, lập và giải các phương trình như làm một câu tự luận, sau đó đối chiếu đáp số tìm được với các đáp số nêu trong phương án để tìm phương án cần chọn. Điểm khác với khi làm câu tự luận ở chỗ học sinh không phải trình bày lập luận hoặc các bước giải trung gian.
- Dùng phương pháp thử lại nghiệm để xác định nghiệm nào đúng và nghiệm nào sai. Phương pháp này thường dùng khi việc tìm ra đáp số trực tiếp khó hoặc dài.
- Dùng phương pháp loại trừ để loại các số sai, từ đó tìm ra phương án cần chọn. Các đáp số sai thường là:
+ Đáp số sai về đơn vị.
+ Đáp số chứa đựng các mâu thuẫn.
+ Đáp số bằng chữ, không đúng cho trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: cho đoạn mạch có ba phần tử mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có dung kháng Zc, cuộn dây thuần cảm mà độ tự cảm của nó có thể thay đổi trong một giới hạn rộng. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là U. Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây, hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn dây có giá trị cực đại là:
A. UR/√(Z2c +R2).
B. (U.(√(Z2c +R2))/R.
C. UR/2(√(Z2c +R2)).
D. (U.(√(Z2c+R2)))/2R.
Ta có thể nhận xét: trong trường hợp đặc biệt khi Zc = 0, có nghĩa đoạn mạch không chứa tụ điện thì hiệu điện thế trên cuộn dây có thể tiến đến giá trị lớn nhất là U nếu cảm kháng của cuộn dây rất lớn so với điện trở R. Vậy khi thay Zc = 0 thì ULmax = U. Các đáp số nêu trong phương án C và D cho giá trị ULmax = U/2 khi Zc = 0, không thỏa mãn điều kiện này nên bị loại. Hơn nữa, trong đoạn mạch RLC nối tiếp, hiệu điện thế trên tụ điện và trên cuộn cảm đều có thể có giá trị lớn hơn U. Đáp số nêu trong phương án A cho giá trị không lớn hơn U nên cũng bị loại. Do vậy, phương án cần chọn là B.
Chuc cac ban thi tot nhe dat diem 10 nhe!!!
Pham huu Duong.

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan