Thiết kế bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải

 Năm học 2013-2014 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của hội nghị trung ương 6 (khóa XI) về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế “ nhà trường hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường theo hướng xây dựng trường trọng điểm. Đẩy mạnh phong trào đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục trong thí nghiệm, thực hành, ngoại khóa ngoài giờ lên lớp

 Trong những năm gần đây, trong các nghị quyết đại hội của Đảng, quốc hội và nhiều văn kiện khác của Bộ Giáo dục & Đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta nhằm đào tạo những con người sáng tạo, tích cực, tự giác năng động, có năng lực giải quyết vấn đề, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả .

 Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

 Bộ GD-ĐT đã triển khai tổ chức thi thực hành đối với các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và thi nói đối với bộ môn Ngoại ngữ trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT, vì thế đối với các trường THPT cần tăng cường thực hành thí nghiệm đối với các bộ môn trên nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành, cần chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6118 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đồ dùng dạy học của giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị phát động phong trào thi đua “ Trường học thân thiện –Học sinh tích cực” bằng việc hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”, mỗi trường ít nhất có một sản phẩm dự thi. 
 Với các lý do trên trường THPT Nguyễn Duy Trinh quyết nghị
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng và hoàn thiện phòng thiết bị trường học trên cơ sở Quy chế, tiêu chuẩn và các công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch về công tác thiết bị dạy học của đơn vị đảm bảo khai thác tối đa tính năng sử dụng của các TBDH được trang bị phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
- Lập kế hoạch mua sắm TBDH dựa vào danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức và vận động cán bộ giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy bổ sung vào danh mục tối thiểu.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo của các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục.
- Bồi dưỡng giáo viên, viên chức TBDH về công tác quản lí, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng TBDH phục vụ hoạt động dạy học.
 - Phối hợp bộ phận chuyên môn tham gia cuộc thi: “Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học” cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học 
Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác, trong những năm học vừa qua bản thân tôi cũng đã trăn trở tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra bởi chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và không ngừng đổi mới, hoàn thiện là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh hiện nay.
Từ những suy nghĩ trên tôi thấy rằng một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý để kích thích gây hứng thú cho học sinh học tập là việc nghiên cứu khai thác các thí nghiệm trong các giờ học bằng những vật liệu phế thải trong cuộc sống hàng ngày , đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giáo dục hộc sinh có ý thức và quan điểm đúng về môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Từ các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và sự tìm tòi, đổi mới trong sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thực hành và thiết kế chế tạo thêm những đồ dùng dạy học để làm phong phú hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Vì vậy đay là lý do tôi đã đưa ra “thiết kế bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải trong trong giảng dạy vật lý” xin ®­îc tr×nh bµy cïng ®éc gi¶ tham kh¶o víi môc ®Ých không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho häc sinh 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Chúng ta biết rằng Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, áp dụng nhiều
trong khoa học và đời sống hàng ngày.Trong chương trình Vật lí THTH hầu như bài học nào cũng có thí nghiệm. Từ các thí nghiệm học sinh hình thành khái niệm, định luật. Trong chương trình, chủ yếu là các thí nghiệm biểu diễn hình thành tri thức mới và một số thí nghiệm chứng minh. Thí nghiệm kiểm tra đóng vai trò khai thác sâu kiến thức biến kiến thức thành kỹ năng kỹ xảo vận dụng vào giải bài tập.. Do đó tôi thấy rằng một trong những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường THTH thì giải pháp đổi mới trong việc thực hiện
các thí nghiệm của từng bài học, làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp là giải pháp được đặt lên hàng đầu. Giáo viên không những chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm ở tất cả các tiết học mà còn cần tạo điều kiện để các em học sinh được tự tay LÀM ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM , làm thí nghiệm, tự mình quan sát đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận (tức là được trải nghiệm trong thực tế) các em học sinh học tập sẽ hứng thú hơn, phát huy được tính năng động sáng tạo của các em, kết quả học tập sẽ đạt cao hơn rất nhiều.
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 
 Trước đây trong khi giảng dạy giáo viên chỉ chú trọng đến khối lượng kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của bộ môn. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là :
Dụng cụ thí nghiệm thiếu, một phần bị hư hỏng không chính xác, có năm được bổ sung thêm thì không đồng bộ với dụng cụ cũ. Nhìn chung chưa có đầy đủ dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho các giờ học .
Số lượng các bộ thí nghiệm quá ít nên số lượng học sinh trong một nhóm quá đông, một bộ phận học sinh yếu và trung bình ít có cơ hội làm việc trong nhóm .
Kỹ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế .
Một số bài thực hành thí nghiệm không thành công vì thế không thể đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh, làm giảm tính thuyết phục của nội dung bài học.
Đặc biệt bộ thí nghiệm chất khí của nhà trường số lượng rất ít, không chính xác, chỉ làm được với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt, còn các định luật Sác-lơ, Gayluy-xác, phương trình trạng thái không làm được 
Nhà trường chỉ có một cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm cho tất cả các môn học, được đào tạo chưa sâu cho từng bộ môn nên rất khó khăn trong việc giúp giáo viên chuẩn bị và hướng dẫn học sinh thực hành.
 Về cơ bản việc sử dụng thí nghiệm vật lý ở trường THTH vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết tính độc lập sáng tạo của học sinh. Trong khi đó lượng kiến thức trong sách giáo khoa luôn luôn được bổ sung chỉnh lý cho kịp với sự phát triển của thời đại. Từ thực trạng trên dẫn đến chất lượng của môn học chưa tốt do đó cần đổi mới trong việc tự làm và sử dụng thí nghiệm dạy học một cách có hiệu quả.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
 1/ Cần đảm bảo được :
 - Lý do và ý tưởng của đồ dùng
 - Cấu tạo và lắp đặt khả thi
 - Cách sử dụng vào bài dạy và học
 - Tính mới và tính sáng tạo
 - Tính phổ dụng của đồ dùng thiết kế
 2/ Cách thực hiện:
 - Thực hiện chia nhóm cho học sinh học tập
 - Chuẩn bị các vật liệu cần thiết phù hợp với Thiết kế thí nghiệm 
 - Thực hiện làm đồ dùng dạy học cho mỗi tiết học trước ngày dạy hai đến ba ngày, thực hiện làm thử chu đáo, tìm cách thay thế các đồ dùng chưa hợp lý có trong phòng thí nghiệm.
 - Thực hiện tự học hỏi thông qua tiếp thu các chuyên đề, qua tổ nhóm chuyên môn và qua các phương tiện thông tin đại chúng .
IV. NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN.	: 
Chia tổ nhóm:
 Trước đây việc thực hiện các thí nghiệm trong các tiết học là do giáo viên làm dụng cụ và biểu diễn hoàn toàn nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kỹ năng thực hành của học sinh rất yếu các em nắm không sâu được kiến thức và nội dung bài học. Các em rất lúng túng khi tự tay thực hiện các bài thực hành.Tư duy không phát hiện phát triển. Vì vậy cần đổi mới phương pháp dạy học tích cực, các em chủ đông làm thiết bị và thự hành trong bài học.
 Ngay từ giờ học đầu tiên của năm học giáo viên cần cho học sinh mắn được đặc thù của bộ môn là môn khoa học thực nghiệm, giáo viên chia học sinh của lớp thành các nhóm học tập, mỗi nhóm gồm cả các đối tượng khá, giỏi, trung bình và yếu khoảng 4-5 em. Cử nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký của nhóm.
 Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của nhóm theo sự hương dẫn của giáo viên sao cho mọi thành viên trong nhóm đều được tham gia các công việc của nhóm, những thành viên yếu thường được giao công việc dễ hơn như tìm những vật liệu dễ tìm, làm những công việc đơn giản Quan sát ghi số liệu. Tạo điều kiện cho các em chủ động tích cực sáng tạo hứng thú trong quá trình làm thiết bị ,thực hành trong và ngoài giờ học. 
 Chuẩn bị thiết kế thí nghiệm
 Nói chung thí nghiệm phải kích thích được hứng thú óc sáng tạo của học sinh. Muốn đạt được điều đó giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ nội dung bài dạy, xác định rỏ nội dung kiến thức mục đích thí nghiệm. Giáo viên cần có óc sáng tạo, chịu khó để lựa chọn các vật liệu sẵn có ,dễ tìm để thiết kế dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho phù hợp. Các dụng cụ thí nghiệm phải đơn giản dễ làm và chất lượng tốt đảm bảo độ chính xác cao.Không độc hại nguy hiểm Nhiều khi giáo viên phải tự tạo ra các dụng cụ thí nghiệm trước và giớ thiệu hướng dẫn cho các em nhóm trưởng và phó trước ba bốn ngày.
Để kích thích thị giác giáo viên cũng cần phải hướng dẫn chọn các vật liệu làm đồ dùng thí nghiệm có màu sắc tương phản “bặt mắt” giúp học sinh quan sát tốt hơn. Cần chú ý vật liệu làm đồ dùng phải đảm bảo an toàn không độc hại, không cháy nổ
Thí nghiệm thành công tức là phải được chuẩn bị kỹ, làm đi làm lại nhiều lần nếu thất bại sẽ phá vỡ tiến trình bài học gây tâm lí hoang mang thất vọng đối với học sinh. Điều không thể thiếu được là giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới một cách logic.
3. Tiến hành thiết kế thí nghiệm. 
 *Bước 1: thiết kế dụng cụ thí nghiệm 
Giáo viên nghiên cứu bài dạy,hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học và đưa ra ý tưởng thiết kế dụng cụ thí nghiệm 
 Tập cho học sinh lập kế hoạch khám phá thiết kế thí nghiệm, lựa chọn phương án thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm thí nghiệm. (Giáo viên hướng học sinh lựa chọn phương án mà giáo viên đã lựa chọn,đã thiết kế)
*Bước 2: Tiến hành làm dụng cụ thí nghiệm 
 Tìm và lựa chọn các vật liệu phù hợp an toàn dễ kiếm trong đời sống hàng ngày
 Hướng dẫn học sinh thiết kế bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm;theo nội dung “các định luật chất khí” thực hiện thí nghiệm theo phương án đề ra, cần làm thử trước ở nhà cần thiết thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra.
*Bước 3: Tiến hành làm thí nghiệm
 Trong giờ học các nhóm sử dung thiết bị của nhóm mình làm hoặc của tổ chuyên môn trưc tiếp làm thí nghiệm 
 Đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết, lập bảng kết quả, biểu diễn kết quả bằng đồ thị , sơ đồ ......
*Bước 4: Kết luận rút ra nội dung biểu thức định luật
 Cho đại diện nhóm mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng đồ thị...nêu kết luận đã tìm thấy được. 
 Từ báo cáo của từng nhóm giáo viên cho lớp thảo luận để đi đến kết luận chung, tổng quát cho vấn đề đang nghiên cứu.
 C. NỘI DUNG
 BẢN THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên đồ dùng: “bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải ”
Sử dụng cho môn : Vật lý
Chủng loại : Sáng tạo mới	
 I/ Lý do và ý tưởng của đồ dùng: 
Các bài dạy học về chương chất khí cần phải có thí nghiệm để xây dựng các định luật
Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của nhà trường rất ít đã cũ, kết quả không chính xác , không thuyết phục học sinh với khoa học 
Thay thế cho thí nghiệm các bài học: Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt, Định luật Sác-lơ, phương trình trạng thái, định luật Gayluy-xác
Thiết bị dễ làm, thí nghiệm đơn giản chính xác cao,tạo lòng tin với học sinh, giáo dục kỹ năng thiết kế làm đồ dùng và sử dụng thí nghiệm thực hành , giáo dục quan điểm về môi trường
 II/ Vật liệu
 + 1 Đế gỗ làm chân giá đỡ
 + 1 Thanh sắt hoặc gỗ làm cọc giá đỡ
 + 1 Bình thủy tinh hoặc kim loại (100ml- 200ml) có nắp làm kín bình chứa không khí với bên ngoài
 + 2 Van xe đạp còn sử dụng tốt
 + 80cm ống dây nhựa (ống chuyền dịch)
 + 1 xilanh tiêm 5ml trở lên
 + 1 nhiệt kế đo nhiệt độ
 + 1 áp kế ( dụng cụ đo áp huyết hoăc đồng hồ đo áp suất hơi )
 + 1 Sấy tóc
 + Một số đinh 2 hoặc vít xoắn
III/ Cấu tạo, và lắp đặt 
G
V
XILANH
T
A
ỐNG DÂY
A
T
V
Dùng gỗ và đinh lắp giá đỡ
Nắp bình chứa không khí có khoan 3 lỗ nhỏ để lắp áp kế , nhiệt kế, van nối, tuyệt đối kín không để không khí lọt ra ngoài ống
Vặn nắp bình chứa với bình chứa ( đảm bảo kín) 
IV/ Cách sử dụng vào từng bài dạy
1/ Bài dạy Định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt quá trình đẳng nhiệt T không đổi
Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ
XILANH
 ÁP KẾ
Cho pit tông nằm yên tại một vị trí bất kỳ
 Nối ống dây từ áp kế với đầu xilanh đảm bảo không khí không thông với bên ngoài
 Đọc các giá trị áp suất trên áp kế , đọc thể tích chất khí bằng tổng thể tích của thể tích không khí chứa trong xilanh VXLvà thể tích không khí trong ống nối VÔ= Sl
 Thay đổi thể tích xilanh và đọc lại các kết quả như trên và ghi vào bảng (chú ý khi làm thay đổi thể tích khí trong xilanh cần chậm để nhiệt độ khôngđổi)
Lần TN
Thể tích V= VÔ+ VXL
Áp suất P
Tích P*V
Lần 1
Lần 2
Lần 3
 Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả và đưa ra nội dung, biểu thức định luật 
Hoặc:
G
V
XILANH
T
A
ỐNG DÂY
Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ
Cho pit tông nằm yên tại một vị trí bất kỳ
Mở van. Nối ống dây từ van với đầu xilanh đảm bảo không khí không thông với bên ngoài
Đọc các giá trị áp suất trên áp kế , đọc thể tích chất khí bằng tổng thể tích của bình chứa đã đoVB và ghi trên ngoài bình và thể tích không khí chứa trong xilanh VXLvà thể tích không khí trong ống nối VÔ= Sl
Thay đổi thể tích xilanh và đọc lại các kết quả như trên và ghi vào bảng ( chú ý khi làm thay đổi thể tích khí trong xilanh cần chậm để nhiệt độ trên nhiệt kế không đổi) 
Lần TN
Thể tích V= VB+VÔ+ VXL
Áp suất P
Tích P*V
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả và đưa ra nội dung, biểu thức định luật 
2/ Định luật Sác-lơ quá trình đẳng tích V không đổi
G
V
T
A
Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ 
 Khóa van thể tích và lượng không khí trong bình là 
không đổi 
Dùng sấy tóc sấy bình dựng khí
Đọc các giá trị Áp suất trên áp kế , nhiệt độ trên nhiệt kế tại các thời điểm và ghi vào bảng 
to0
∆to
po1
∆p= pn- po
∆p/∆to
To=to+273
p/T
t1
P1
T1=t1+273
t2
P2
T2=t2+273
t3
P3
T3=t3+273
Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả ∆p/∆to = hằng số hay p/T= hằng số
 và đưa ra nội dung, biểu thức định luật
3/ Định luật Gayluy-xác quá trìnhđẳng áp 
P không đổi
Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ
T
A
V
G
Mở van nối ống dây từ van với một ống nhỏ trong ống có giọt nước màu ngăn không khí trong ống với không khí bên ngoài ,đặt trên bàn nằm ngang
Dùng sấy tóc sấy bình dựng khí
Đọc các giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế tại các thời điểm , độ dịch chuyển của giọt nước và ghi vào bảng ( chú ý khi làm thay nhiệt độ cần chậm để áp suất trên áp kế không đổi)
to0
∆to
∆V= S(hn- ho)
∆V/∆to
To=to+273
V/T
t1
T1=t1+273
t2
T2=t2+273
t3
T3=t3+273
 Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả ∆V/∆to = hằng số hay V/T= hằng số
và đưa ra nội dung, biểu thức định luật 
4/ Phương trình trạng thái của khí lý tưởng 
G
V
XILANH
T
A
ỐNG DÂY
Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ
Cho pit tông nằm yên tại một vị trí bất kỳ
Mở van Nối ống dây từ van với đầu xilanh đảm bảo không khí không thông với bên ngoài
Dùng sấy tóc sấy bình dựng khí
Thả cho cho pit tông tự do
Đọc các giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế tại các thời điểm , các giá trị áp suất trên áp kế ,đọc thể tích chất khí bằng tổng thể tích của bình chứa đã đo và ghi trên ngoài bình và thể tích không khí chứa trong xilanh và thể tích không khí trong ống nối
T = to0+273=
V= VB+VÔ+ VXL
po1
p.V/T
T1= t1+273=
V1
P1
T2= t2+273=
V2
P2
T3= t3+273=
V3
P3
Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả và đưa ra nội dung, biểu thức
V/ Tính mới và tính sáng tạo
 Khác với những thiết bị sẵn có trong phòng thí nghiệm
 Sử dụng cho tất cả các bài học trong chương chất khí của lớp 10 cơ bản và lớp 10 nâng cao
 Dễ làm, kết quả thí nghiêm có độ chính xác cao
 Số lượng học sinh tham gia làm thí nghiêm nhiều học sinh
D. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Mấy năm gần đây tôi đã hướng dẫn học sinh, tập làm nhiều đồ dùng thí nghiệm từ các phế liệu và làm thí nghiệm, hướng dẫn để học sinh tự nghiên cứu vấn đề. Đưa ra dự đoán, biết lập kế hoạch, tìm dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm rồi từ kết quả thí nghiệm tự rút ra nội dung kiến thức của bài học,một cách chủ động nghiên cứu hơn, sáng tạo hơn. Kết quả thu được rất thực tế, thuyết phục gây cảm hứng trong học tập bộ mon vật lý. Song việc thiết kế dụng cụ thí nghiêm ,và sử dụng thí nghiệm thực hành ở các bài định luật chất khí năm nay mới làm và tôi nhận tháyrằng
 Qua việc áp dụng đề tài trên vào giảng dạy, tôi đã thực hiện cho 4 lớp học sinh 10A2, 10A6, 10A8, 10A9, làm đồ dùng và thí nghiệm theo dõi và tiến hành khảo sát chất lượng học sinh học môn Vật lý và tự đánh giá bộ thí nghiệm này dễ làm, độ chính xác cao , giá thành rẻ, tính phổ dụng của đồ dùng và phương pháp thực hành thí nghiệm rộng rãi, các em gần gũi và có quan điểm đúng về môi trường và rút ra kết luận.
+ Trước đây học sinh tiếp thu kiến thức một cách bị động, các em không được tự tay làm thí nghiệm nên kỹ năng thực hành rất kém, các em không tự tìm tòi kiến thức nên hiểu không sâu, không yêu thích môn học.
+ Học sinh thích thú tự làm và thí nghiệm thu được kết quả tương đối khả quan trong quá trình học tập. Việc vận dụng kiến thức vào giải các bài tập và giải thích các hiện tương tự nhiên của các em rất tốt. Đặc biệt việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Kỹ năng thực hành tốt hơn, việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của các em thông thạo hơn.
+ Các em mạnh dạn để tìm tòi sáng tạo và tự nghiên cứu, tự khám phá các qui luật và hiện tượng khác trong tự nhiên....
+ Qua bài dạy giáo dục các em hiểu thêm về môi trường và vận dụng kiến thức có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trương trong sạch hơn
§iÒu ®¸ng kÓ h¬n c¶ lµ tÝnh n¨ng ®éng vµ kh¶ n¨ng tù lËp cña c¸c em thÓ hiÖn kh¸ râ rÖt, quan hÖ thÇy trß trë lªn gÇn gòi h¬n. Trong giê häc kho¶ng c¸ch gi÷a thÇy vµ trß ®­îc thu hÑp. Häc sinh m¹nh d¹n hái thÇy, tr×nh bµy quan ®iÓm vµ lËp tr­êng cña m×nh, më réng giao tiÕp vµ t­ duy cña c¸c em. 
 Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, bằng tự làm đồ dùng dạy học là việc làm thường xuyên của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên cũng giống như các hoạt động khác trong nhà trường nhân tố quyết định vẫn là giáo viên. Theo tôi người thầy giáo phải có nhận thức đúng, yêu nghề, chăm chỉ có sự chuẩn bị kĩ (sau khi đã nghiên cứu kĩ bài dạy) các thí nghiệm phải được thầy chủ động tiến hành làm trước nhiều lần, với các phương thức khác nhau để chọn ra phương pháp hay nhất, học sinh dễ áp dụng khai thác được tốt kiến thức từ các thí nghiệm này, học sinh phải tự mình được làm các thí nghiệm,.Bên cạnh đó người thầy phải luôn tìm tòi, sáng tạo, học tập, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, rút ra kiến thức mang tính thực tiễn và vận dụng phương pháp tốt nhất cho mỗi bài dạy. Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm rất gần với cuộc sống đó là thuận lợi nhưng để khai thác hết hiệu quả của từng tiết học theo tôi là một “nghệ thuật” và vô cùng khó
 Bản thân tôi khi nghiên cứu và thực hiện luôn đổi mới trong sử dụng thiết kế làm các thí nghiệm vật lý trong quá trình dạy học, kết quả thực hiện thấy học sinh hiểu sâu bài học, biết vận dụng bài học giải thích tốt các hiện tượng vật lý, yêu thích bộ môn hơn.Vì vậy tôi rất mong muốn kinh nghiệm tôi đã đưa ra “thiết kế bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải trong giảng dạy vật lý” xin ®­îc tr×nh bµy cïng ®éc gi¶ tham kh¶o víi môc ®Ých không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho häc sinh 
 Tôi xin chân thành được sự góp ý của của các thầy, cô giáo, của các đồng nghiệp và các bạn sinh viên, học sinh THPT xa gần.	
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA 
 BGH TRƯỜNG THPT 
NGUYỄN DUY TRINH
Nghi Lộc ngày 25/4/2014 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm là thiết kế của mình làm và viết,
không sao chép nội dung của người khác 
Lê Minh Văn

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_2014_PHAN_CHAT_KHI.doc
Sáng Kiến Liên Quan