Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có tác dụng khơi gợi những rung cảm,

cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người học nhưng nếu giáo viên không có cách tổ chức

học tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh

sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễn

đạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh. Chính vì thế, việc vận dụng, thực

hiện những phương pháp phù hợp vào dạy học, đặc biệt là tác phẩm thơ là một yêu cầu

rất cần thiết đối với môn Ngữ văn.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, phong trào Thơ mới 1932 – 1945 gồm những bài

thơ đặc sắc như Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Tràng giang – Huy Cận, Vội vàng – Xuân

Diệu đều là những tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều điểm mới lạ

trong cách cảm nhận về cuộc sống, trong cách biểu hiện về con người. Đặc biệt Vội vàng

là bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do. Như vậy, nếu dựa vào đặc trưng của thể

thơ tự do để giảng dạy Vội vàng sẽ giúp học sinh cảm nhận được bài thơ theo một hướng

mới, tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn.

Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tế dự giờ đồng nghiệp và giảng dạy, tôi

chọn đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong

chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT. Từ đó, tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào

việc giảng dạy văn bản thơ nói chung và bài thơ Vội vàng nói riêng nhằm đáp ứng yêu

cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay

pdf23 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 7495 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động từ mạnh: ôm, riết, say, 
thâu, hôn, cắn kết hợp việc điệp lại từ “ta muốn” làm cho giọng thơ sôi nổi, hào hứng. 
GV giúp HS phân tích kĩ các động từ, các từ chỉ cảm giác mạnh, điệp từ.. trong đoạn thơ 
để làm nổi lên nhịp sống của cái “tôi’’ Xuân Diệu trước sự trôi chảy của thời gian và cái 
“tôi’’ trong thơ Xuân Diệu là một cái “tôi’’ lớn lao, tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ chứ 
không nhỏ bé, an phận như cái “tôi’’ thơ cổ. 
 Đến đây, GV cần phân tích cho HS thấy sự thay đổi nhịp điệu trong bài thơ theo mạch 
cảm xúc của nhà thơ. Nhịp điệu bài thơ sẽ chi phối cách đọc bài thơ. Nếu đọc bài thơ theo 
đúng nhịp, HS có thể cảm được cái hay, cái đẹp của bài thơ. 
 - 4 câu thơ đầu, đọc với giọng nhanh vừa phải, chất giọng khỏe khoắn, nhấn mạnh vào 
các từ: muốn, tắt, buộc, đừng(chữ đừng kéo dài hơn một chút tạo cảm giác như muốn níu 
giữ), đọc liền mạch và không ngắt nhịp. 
 - Từ câu 5 đến câu 13, đọc với giọng hào hứng, say mê, tự tin, khẳng định tràn đầy một 
niềm lạc quan yêu đời. Nhấn mạnh từ “này đây” để thấy được sự đầy đủ, phong phú bất 
tận những vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu đang mời chào, ngắt nhịp 3/5. Riêng hai câu 
thơ cuối cần chú ý: câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” bị gãy ra ở giữa 
dòng bởi một dấu chấm, vì vậy, vế đầu vẫn đọc hào hứng, còn vế sau hơi hạ giọng tạo ra 
trạng thái hụt hẫng 
 - Từ câu 14 đến câu 29, giọng chậm, buồn, pha chút nuối tiếc. Nhấn mạnh các từ 
“Nghĩa là”, “ nhưng”, “tiếc”, “bâng khuâng”, “hờn”- cách ngắt nhịp 3/5. 
- Đoạn cuối bài thơ, giọng sôi nổi, nhanh, khỏe, tăng dần theo nhịp điệu và hệ thống 
động từ trong đoạn thơ. Chú ý cách ngắt nhịp thơ không đều nhau. 
 Như vậy, nhịp điệu bài thơ một phần là do hệ thống từ ngữ chi phối. Khi phân tích bài 
thơ, GV chú ý phân tích cho HS giá trị của việc sử dụng từ ngữ trong bài: hệ thống những 
từ được lặp đi, lặp lại; hệ thống những động từ mạnh; hệ thống những từ chỉ cảm giác; hệ 
thống những từ chỉ sức sống của thiên nhiên tươi tốt tất cả đều được sử dụng rất đặc 
biệt và mới mẻ, mà chỉ từ khi Xuân Diệu xuất hiện, chúng ta mới thấy cách diễn đạt như 
vậy. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 12 
 Để có được tiết dạy thành công, người GV phải chuẩn bị cả về mặt phương pháp và 
kiến thức. Cụ thể đối với bài thơ Vội vàng, cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi tìm, câu hỏi 
nêu vấn đề để HS thảo luận trên lớp, chuẩn bị những kiến thức về thể thơ tự doCó như 
vậy, người GV mới thúc đẩy học sinh nắm bắt vấn đề một cách tự giác, tích cực, chủ 
động chiếm lĩnh tác phẩm. Đặc biệt sau tiết học, các em sẽ hiểu về thơ trữ tình được viết 
theo thể thơ tự do của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng nói riêng và Thơ mới nói chung, 
hiểu được tâm hồn khát khao giao cảm với cuộc đời, say mê và rạo rực với cuộc đời của 
nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới. Từ đó bồi dưỡng nhận thức của HS về ý nghĩa 
của cuộc sống và biết quý trọng cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 Sau khi áp dụng đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân 
Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT trên một số lớp thuộc khối 11 tại 
đơn vị đang giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đã có những hiệu quả nhất định. 
 Về phía GV, khi giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập 
của HS. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình viết theo thể thơ tự 
do. GV Chủ động định hướng cho học sinh tiếp cận, khai thác chi tiết, phân tích, cắt 
nghĩa rõ ràng, tô đậm được chủ đề của bài thơ và làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng 
mới mẻ, nhân văn của Xuân Diệu. Điều đó, không những giúp HS nắm được kiến thức, 
rèn luyện về kỹ năng mà còn giúp HS có những cảm nhận cá nhân về tác phẩm, vì thế dễ 
tác động đến cảm xúc văn chương trong tâm hồn mỗi HS, đem đến hiệu quả tốt hơn cho 
bài học. 
 Về phía HS, lớp học rất hào hứng trước vấn đề GV nêu ra, có những câu HS trả lời với 
nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện cách tư duy độc lập trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận thể 
loại thơ trữ tình hiện đại qua bút pháp nghệ thuật trong bài thơ. Tính tích cực của HS được 
phát huy tối đa, HS tự do phát biểu ý kiến trình bày những cảm nhận riêng mang màu sác 
cá nhân rõ nét. 
 Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu theo hướng mà đề tài đã đề 
cập, GV tạo cho lớp học một không khí đối thoại, tranh luận, trao đổi trực tiếp những nhận 
thức của mình. Từ đó, HS hiểu đúng, hiểu sâu bài thơ khiến giờ học thêm say sưa, hứng 
thú 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 13 
Kết quả kiểm tra: Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cùng một đề bài, triển khai cùng một 
đáp án về bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu ở một số lớp khối 11 dưới hình thức tự luận 
nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập sau giờ đọc - hiểu khi tiếp cận phương thức khai 
thác mới cho bài thơ. Đối chiếu kết quả các lớp trước khi áp dụng đề tài và sau khi áp 
dụng, đã có biến chuyển tích cực, kết quả đạt được cụ thể như sau: 
 Trước khi áp dụng đề tài 
 Tỉ lệ 
Lớp dạy Sĩ số lớp Giỏi Khá 
Trung bình Yếu Kém 
11a1 40 0 (0.0%) 9 (22,5%) 17 (42,5%) 11(27,5%) 3(7,5%) 
11a3 41 2 (4,9%) 13 (31,7%) 14 (34,1%) 10(24,4%) 2(4,9%) 
11a6 42 3(7,2%) 14 (33,3%) 19 (45,2%) 4(0,5%) 2(4,8%) 
11a4 41 4 (9,76%) 19 (46,4%) 11 (26,8%) 6(14,6%) 1(2,44%) 
 Sau khi áp dụng đề tài 
 Tỉ lệ 
Lớp dạy Sĩ số lớp Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu Kém 
11a1 40 3 (7,5%) 15 (37,5%) 20 (50%) 2 (5,0%) 0 (0%) 
11a3 41 4 (9,79%) 16 (39,0%) 18 (43,9%) 3 (7,31%) 0 (0%) 
11a6 42 7 (16,7%) 19 (45,2%) 13(30,9%) 3 (7,2%) 0 (0%) 
11a4 41 8 (19,5%) 21(51,2%) 11(26,8%) 1 (2,5%) 0 (0%) 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 Từ những vấn đề cơ bản đã trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm qua việc tìm 
hiểu bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu ở lớp 11 trường THPT, tôi nhận thấy đây là phương 
pháp hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm có hiệu quả vì giúp học sinh hứng thú và phát 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 14 
huy khả năng sáng tạo, tìm được điểm nhấn trong bài thơ, đặc biệt là thể loại thơ trữ tình 
hiện đại được viết theo thể thơ tự do. Từ đó, có thể giúp học sinh hệ thống kiến thức, vận 
dụng vào bài kiểm tra, bài thi.. Vì thế, với vai trò định hướng, người giáo viên khi giảng 
dạy phải chủ động vận dụng linh hoạt, khéo léo, đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo 
nên sức hút đối trong bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu nói riêng và môn Ngữ văn nói chung 
tạo một bước đệm tốt để HS tiếp cận một số bài thơ tự do ở lớp 12 như Tây Tiến - Quang 
Dũng, Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Đàn ghi ta của Lor - ca – Thanh Thảo 
 Đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong chương 
trình Ngữ văn 11 ở trường THPT là sự đúc kết kinh nghiệm của quá trình giảng dạy, dự 
giờ đồng nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, đây là những ý kiến cá nhân nên khi thực hiện 
đề tài khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý 
kiến đóng góp và trao đổi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn 
thiện và áp dụng trong thực tiễn hiệu quả hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 15 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 
12, NXB Giáo dục, 2010. 
2. Xuân Diệu, Công việc làm thơ - NXB Văn học, 1984. 
3. Phan Cự Đệ, Phong trào thơ mới - NXB Khoa học xã hội, tái bản, H, 1994 
4. Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách mạng tháng 
Tám 1945 - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 
5. Mã Giang Lân, Xuân Diệu, những lời bình - NXB Văn hóa - thông tin, 1999 
6. Lưu Khánh Thơ, Xuân Diệu, về tác giả, tác phẩm - NXB Giáo dục, 1998 
7. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học, 2003 
8. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy - học văn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,1998 
9. Đặng Anh Đào, Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 - 1945 - Tạp 
chí văn học , số 7, 1997 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 16 
VII. PHỤ LỤC 
Thiết kế giáo án thực nghiệm 
Tiết 75-76 
 Đọc Văn 
 VỘI VÀNG 
 Xuân Diệu 
A. Mục tiêu cần đạt 
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ 
mới mẻ của Xuân Diêu; 
- Thấy được sự kết hợp hài giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài 
thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện. 
 B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
1. Kiến thức 
- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân 
Diệu. 
- Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 
2. Kĩ năng 
- Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại. 
- Phân tích một bài thơ 
C. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài 
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 
Tiết 1 
HĐ1: Trước khi cho HS tìm hiểu phần tiểu 
dẫn nên gợi ý, tái hiện cho HS về phong 
trào Thơ mới. 
- GV hỏi: Phong trào Thơ mới xuất hiện 
năm nào? Kể tên một số tác giả và những 
bài thơ mà em biết? 
- GV giới thiệu thêm về quê hương, gia 
đình của Xuân Diệu. 
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về 
tác giả, tác phẩm, bố cục bài thơ 
- GV yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và khái 
quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. 
- HS tìm hiểu, phát biểu cá nhân. 
- GV giới thiệu thêm về phong cách nghệ 
thuật thơ XD, vị trí vai trò của bài thơ Vội 
vàng đối với thơ XD trước cách mạng và 
Thơ mới nói chung. 
I. Tiểu dẫn 
 1. Tác giả: Sgk/21 
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các 
nhà thơ mới – Hoài Thanh. 
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, mùa 
xuân và tuổi trẻ. 
- Sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng. 
2. Tác phẩm 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 17 
- Nêu xuất xứ và xác định thể loại của bài 
thơ? 
- GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ 
 4 câu đầu: giọng nhanh vừa phải, 
không ngắt nhịp 
 7 câu tiếp: Sung sướng, hân hoan. 
 18 câu tiếp: băn khoăn, nuối tiếc. 
 10 câu còn lại: nồng nàn, gấp gáp.. 
- GV đọc mẫu một đoạn, sau đó cho HS 
đọc tiếp bài thơ hoặc GV biết ngâm thơ có 
thể ngâm cho HS nghe. 
- Cho học sinh thảo luận và phân chia bố 
cục bài thơ. 
+ Theo mạch cảm xúc, em có thể chia bài 
thơ thành mấy phần?Nêu nội dung chính 
của từng phần? 
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa 
nhan đề 
+ Cảm nhận của em về nhan đề bài thơ- 
Vội vàng? 
- GV liên hệ với quan niệm sống của XD. 
- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, chi 
tiết và thủ pháp nghệ thuật nào để biểu đạt 
ước muốn của bản thân? 
- GV hỏi, gợi mở, dẫn dắt. HS trả lời. 
 GV chốt ý: ước muốn có vẻ phi lí nhưng 
niềm khát khao hoàn toàn có lí. 
- Xuất xứ: Trích trong tập “Thơ thơ” 
(1938). 
- Thể loại: Thơ trữ tình viết theo thể thơ tự 
do. 
- Bố cục: 
+ 13 câu đầu: Tình yêu trần thế tha thiết. 
+16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian 
và cuộc đời. 
+10 câu còn lại: Khát khao được tận hưởng 
thanh sắc cuộc đời. 
II. Đọc hiểu văn bản 
 1. Ý nghĩa nhan đề 
- Vội vàng: là trạng thái hối hả,gấp gáp 
chạy đua với thời gian. 
- Với Xuân Diệu, vội vàng là lẽ sống và 
cách sống của thi nhân. 
2. Tình yêu trần thế tha thiết: câu 113 
- Câu 1 4: 
- Tôi muốn: điệp ngữ khát khao mãnh 
liệt. 
- Tắt nắng, buộc gió: thay quyền tạo hoá 
lưu giữ cái Đẹp. 
- Cho, đừng: điệp từ sắc thái van nài, 
khẩn khoản. 
Bốn câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, khẳng 
định, giãi bày cô nén cảm xúc và ý tưởng 
của thi nhân, có giá trị như một tuyên ngôn 
sống của XD. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 18 
- GV y/c HS đọc từ câu 59 và trả lời câu 
hỏi? 
+ Những hình ảnh, sắc màu, âm thanh 
trong đoạn thơ có đặc điểm chung gì? 
+ Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện 
đại nhất? Vì sao? 
+ Cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ này? 
- GV khái quát các ý chính cho HS. 
- Hai câu cuối đoạn của đoạn thơ thể hiện 
tâm trạng, quan niệm sống của Xuân Diệu 
như thế nào? 
GV gợi ý cho HS liên hệ thực tế 
Từ quan niệm và tình yêu cuộc sống của 
XD, rút ra cách ứng xử cho mình trong 
cuộc sống hiện tại? 
Học sinh suy nghĩ trả lời. 
GV chốt ý: Tuổi trẻ không nên hoài niệm 
quá khứ và cũng không nên chạy theo 
những cái viển vông, phù phiếm; cần trân 
trọng hiện tại bởi cái đẹp luôn hiện hữu 
quanh ta. 
- Nêu nghệ thuật của đoạn thơ? 
Tiết 2 
HĐ1: hướng dẫn HS tìm hiểu nỗi băn 
khoăn trước thời gian và cuộc đời của nhà 
thơ. 
- Điệp ngữ “nghĩa là” được sử dụng với 
mục đích gì? 
- Từ “xuân” ở đây được tác giả sử dụng 
với nghĩa gì? 
- Câu 5 11: 
+ Câu thơ kéo dài mở rộng. 
+ Điệp từ : Này đây, của 
+ Hình ảnh tươi non, trẻ trung, xuân sắc, 
tình tứ: ong bướm - tuần tháng mật; hoa - 
đồng nội xanh rì; lá - cành tơ phơ phất; 
yến anh – khúc tình si; ánh sáng – chớp 
hàng mi; thần vui gõ cửa. 
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: 
so sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạoGợi 
cảm giác liên tưởng về tình yêu đôi lứa, 
hạnh phúc tuổi trẻ 
 Mùa xuân không còn ý nghĩa trừu tượng 
của thời gian mà trở thành biểu tượng cho 
tuổi trẻ, hạnh phúc, tình yêu. 
- Câu 12 13: 
+ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa 
Nhịp: 3/5, dấu chấm giữa dòng: Nốt 
lặng, tạo sự đối lập trong trạng thái cảm 
xúc. 
+ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân: 
Quan niệm thời gian chảy trôi, một đi 
không trở lại. 
 Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống 
nhất. 
 NT đoạn thơ: Liệt kê, so sánh, liên 
tưởng độc đáo thể hiện niềm khát khao 
hạnh phúc và tình yêu đời tha thiết của thi 
nhân. 
3. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc 
đời: câu 1429 
- Cấu trúc nghĩa là: kiểu câu định nghĩa, 
nhấn mạnh ý thơ, thể hiện nhận thức sâu 
sắc. 
-Xuân: mùa xuân, tuổi xuân, đời người. 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 19 
- Nhận xét về cách lập luận: thời gian, tuổi 
trẻ, hạnh phúc của nhà thơ? 
- Sự chuyển đổi cảm giác mùi tháng năm, 
vị chia phôi gợi cảm nhận gì nơi người 
đọc? 
- HS phát biểu 
- GV định hướng, chốt ý. 
* GV định hướng cho HS tìm hiểu mở 
rộng: 
- Nguyên nhân nào khiến XD có những cảm 
nhận có phần ảm đạm này? 
 Cảm nhận của XD có phần tiêu cực 
nhưng xuất phát từ sự thức tỉnh sâu sắc cái 
tôi cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của cá 
nhân trên đời, nâng niu, trân trọng từng 
giây phút trong cuộc sống nhất là những 
tháng năm tuổi trẻ. 
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thái độ sống 
vội vàng của thi nhân. 
- Tìm các thủ pháp nghệ thuật mà nhà thơ 
đã sử dụng trong đoạn? Nêu ý nghĩa, tác 
dụng của những nghệ thuật ấy? 
- Cảm nhận về thái độ sống của nhà thơ? 
* GV định hướng mở rộng 
- Tới – qua, Non – già, Hết – mất, Rộng – 
chật, Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng hai 
lần Còn trời đất - chẳng còn tôi 
 Tương phản, trái nghĩa: Khẳng định quy 
luật cuộc sống - thời gian sẽ lấy đi tất 
cả. 
Tuổi trẻ chính là thước đo: thời gian, 
tình yêu, hạnh phúc, cái đẹp. 
- Tháng năm – rớm vị chia phôi. 
 Sự bâng khuâng, tiếc nuối ám ảnh vạn 
vật. Sự sống, mùa xuân nhuốm màu ảm 
đạm, chia lìa, xa cách. 
 Nỗi lo lắng bâng khuâng trước sự tuần 
hoàn của thời gian và sự ra đi của tuổi trẻ. 
4. Khát khao được tận hưởng thanh sắc 
cuộc đời: 10 câu còn lại 
- Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm: 
Chạy đua với thời gian, hối hả để tận hưởng 
hiện tại. 
- Ta muốn: Điệp ngữ 
- Ôm, riết, say, thâu, cắn: động từ mạnh. 
- Chuếnh choáng, đã đầy, no nê: tính từ chỉ 
mức độ. 
- Cho, và: điệp, lặp trong câu cảm xúc 
dâng trào 
- Tôi  ta: khát vọng có tính phổ quát, hoà 
nhập cá thể với đời sống chung. 
- Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ và: Sự mê 
say vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp. 
NT tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp, kiểu câu 
cầu khiến: Cái tôi khát khao cuộc sống đến 
cuồng nhiệt khẳng định lẽ sống vội vàng để 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 20 
- Sống vội vàng, cần phải hiểu như thế nào 
để đạt được giá trị tích cực? 
Sống vội vàng, cuống quít không có 
nghĩa là ích kỷ, tầm thường, mà đó là cách 
sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan 
niệm nhân sinh của thi sĩ. 
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết. 
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của tác 
phẩm? 
- HS trả lời 
- GV khái quát vấn đề. 
- Từ nội dung đã học hãy trình bày nội 
dung ý nghĩa văn bản? 
- HS nêu ý kiến. 
GV chốt ý. 
tận hưởng cuộc sống. 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật 
- Giọng điệu linh hoạt. 
- Kết hợp hài hoà giữa mạch cảm xúc và lí 
luận. 
- Cách tân táo bạo: Cấu tứ, ngôn từ, biện 
pháp so sánh, điệp từ những hình ảnh thơ 
táo bạo, độc đáo. 
2. Ý nghĩa văn bản 
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm 
mĩ mới mẻ của Xuân Diệu, người nghệ sĩ 
của niềm khát khao giao cảm với đời. 
D. Củng cố- dặn dò: 
 - Vội vàng bộc lộ trái tim sôi sục, ở cặp mắt háo hức xanh non, ở sự khẳng định con 
người, tuổi trẻ. ..tất cả đều mang hơi thở nồng nàn của cái tôi Xuân Diệu- cái tôi của nhà 
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. 
 - Đọc thêm “ Tỏa nhị Kiều”, “Nguyệt cầm”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” để hiểu 
thêm về Xuân Diệu. 
 - Chuẩn bị bài mới: Tràng giang - Huy Cận 
E. Rút kinh nghiệm- bổ sung 
 Biên Hòa, Ngày 09 tháng 05 năm 2015 
 Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Mai Lan 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 21 
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Tổ Ngữ văn 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
Biên Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2015 
 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
 Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong chương 
trình Ngữ văn 11 ở trường THPT. 
Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Mai Lan 
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
Lĩnh vực: 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ................................... 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ............................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
 mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, 
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc 
sống: 
 Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
 - Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá  Đạt  Không xếp loại  
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 22 
Sáng kiến kinh nghiệm 2014- 2015 
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh 
 Trang 23 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_tiep_can_bai_tho_voi_vang_cua_xuan_dieu_trong_chuong_trinh_ngu_van_11_o_truo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan