Hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùng kinh tế

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã từng bước được đổi mới. Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao cần có sự thống nhất, phù hợp giữa các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức

Trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà quan trọng hơn là phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt. Đối với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông, ngoài yêu cầu hình thành cho học sinh kiến thức cơ bản, cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết.

Hoạt động dạy và học đạt kết quả tốt, đó là mục tiêu, là nhiệm vụ, đồng thời đó là mong muốn của cả thầy và trò trong quá trình dạy và học tích cực. Kết quả được thể hiện ở chỗ học sinh có chủ động nắm bắt kiến thức hay không, kết quả các bài kiểm ta, các bài thi như thế nào.Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học môn Địa lí nói chung và môn Địa lí ở THPT nói riêng còn gặp phải những khó khăn như sau:

- Thứ nhất, do điều kiện số tiết học và thời gian một tiết học trên lớp còn hạn chế, nội dung kiến thức của bài còn nhiều và trong bài còn nhiều thuật ngữ khó hiểu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phổ biến.

- Thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí chưa thật đầy đủ và hệ thống.

 

docx61 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời một số câu hỏi ôn tập phần địa lí các vùng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bè - Phú Lâm...
- Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Do vậy cần phải luôn luôn quan tâm vấn đề môi trường; phát triển công nghiệp tránh làm tổn hại đến du lịch.
b) Trong khu vực du lịch:
- Các ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. 
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch...
- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
c) Trong nông, lâm nghiệp:
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng: 
+ Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay,
+ Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương- Bình Phước) được thực hiện sẽ giúp chia nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước cho sx và sinh hoạt...
 + Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. 
+ Sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên (nhờ thay thế những vườn cao su già cỗi, năng suất thấp bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới)
+ Đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều. 
+ Cây mía và đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.
- Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm
+ Cần phục hồi và pt các vùng rừng ngập mặn.
+ Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
d) Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:
Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
- Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và vtiến hành khai thác dầu khí (từ 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác của nhiều nước đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí
- Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng. 
- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
Nội dung 7. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long 
Câu 20: Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên, và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long.
 1. Khái quát chung (Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cử Long)
- Gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.
- Diện tích trên 40 nghìn km2, chiếm 12% diện tích toàn quốc
- Dân số 2006 hơn 17,4 triệu người, chiếm gần 20,7% dân số cả nứơc.
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu  (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
2. Thế mạnh và hạn chế chủ yếu
a) Thế mạnh:
*) Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng. Đất phù sa có tính chất tương đối phức tạp
- Có 3 nhóm đất chính:
+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm trên 30% diện tích đồng bằng), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41% diện tích đồng bằng), trong đó phèn nhiều 55 vạn ha, phèn ít và trung bình 1,05 triệu ha. Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha (19% diện tích đồng bằng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Đất khác khoảng 40 vạn ha (10%), phân bố rải rác,
*) Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạothuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27oC. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm), tập trung vào tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
*) Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt chia cắtđồng bằng châu thổ thành những ô trũng lớn thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.
*) Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.
*) Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
 *) Các loại khoáng sản: chủ yếu đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, tứ giác Long Xuyên...), ngoài ra còn có dầu khí.
b) Hạn chế:
- Mùa khô kéo dài từ tháng XII năm trước đến tháng IV năm sau làm nước mặn xâm nhập vào đất liền , tăng độ chua và chua mặn trong đất. Ngoài ra còn có các thiên tai khác.
- Phần lớn diện tích đất của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội
Câu 21: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Nêu phương hướng sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long.
1. Vì những lí do sau:
- Vị trí chiến lược của đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Là vùng trọng điểm số một về lương thực – thực phẩm của cả nước và là vựa lúa lớn nhất của cả nước. 
- Giải quyết nhu cầu lương thực không chỉ trong vùng, mà còn cho cả nước và xuất khẩu
- Đồng bằng sông Cửu Long mới được đưa vào khai thác nên tiềm năng còn rất lớn: lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước
- Khai thác có hiệu quả những thế mạnh sẵn có về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
 - Hạn chế và khắc phục những tồn tại về mặt tự nhiên
2. Phương hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên:
- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Một khó khăn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn là cần phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô kết hợp với các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
+ Ở tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh Vĩnh Tế..
- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CỬu Long gắn với hoạt động kinh tế của con người. Điều đó đòi hỏi:
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- Đối với vùng biển: kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn.
- Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại.
Nội dung 8. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Câu 22: Chứng minh vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên? Ý nghĩa chiến lược của đảo và quần đảo trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh biển.
1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên
a. Nước ta có vùng biển rộng lớn:
- Diện tích hơn 1 triệu km2 
Gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 
+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Nội thủy cũng được xem là bộ phận lãnh thổ trên đất liến
+ Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí. Trong vùng này, nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các qui định về y tế, môi trường, nhập cư..
+ Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế
+ Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hươn nữa. Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác bảo vệ và quản lí các TNTN ở thềm lục địa VN
b. Có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Nguồn lợi sinh vật:
Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài, nhiều loại có giá trị cao.
 Ngoài hải sản (tôm, cua, cá, mực) còn có đặc sản: đồi mồi, sò huyết, yến
- Khoáng sản, muối:
 Thềm lục địa có nhiều dầu, khí.
 Sa khoáng (titan, cát trắng); có nhiều điều kiện để làm muối. 
- Giao thông biển:
Gần tuyến hàng hải quốc tế
 Nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng cảng, nhiều cửa sông và cảng sông.
- Du lịch biển đảo:
Bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, nhiều hang động du lịch, thể thao dưới° nước.
Du lịch Biển - đảo, thu hút nhiều khách du lịch.
2. Ý nghĩa chiến lược của đảo và quần đảo:
+ Thuộc vùng biển nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ.
+ Có 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh:
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô tô (Quảng Ninh)
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Huyện đảo Hoàng Sa (Tp Đà Nẵng)
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vùng Tàu)
- Huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang)
+ Ý nghĩa:
- Đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Phát triển và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, đảo, thềm lục địa.
- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
Câu 23. Hướng khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển hải đảo.
1. Tại sao phải khai thác tổng hợp? Vì:
- Hoạt động kinh tế biển chỉ khai thác tổng hợp mới mang lại hiệu quả® đa dạng, có mối liên hệ chặt chẽ cao.
- Môi trường biển không thể chia cắt, ô nhiễm sẽ lan rộng cho các vùng xung quanh.
- Do sự biệt lập của môi trường đảo, nếu khai thác không hợp lý sẽ thành hoang đảo.
2. Hướng khai thác tổng hợp:
- Khai thác tài nguyên sinh vật:
+ Tránh khai thác quá mức, cấm sử dụng phương tiện đánh bắt hủy diệt.
+ Phát triển đánh bắt xa bờ, bảo vệ vùng biển, thềm lục địa.
- Khai thác khoáng sản:
+ Đẩy mạnh nghề làm muối, sản xuất muối theo phương pháp công nghiệp.
+ Xây dựng nhà máy lọc dầu, hóa dầu, đẩy mạnh khai thác dầu khí.
+ Tránh để xảy ra sự cố môi trường.
- Khai thác tài nguyên du lịch:
+ Nâng cấp các trung tâm du lịch, cải tạo các bãi tắm, đáng chú ý là khu du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu
+ Khai thác thêm nhiều bãi mới.
- Phát triển giao thông biển:
+ Cải tạo, nâng cấp các cụm cảng: Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng...
+ Xây dựng các cảng nước sâu: Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây...
+ Nâng cấp các cảng nhỏ, các tuyến giao thông nối đảo và đất liền.
* Tăng cường hợp tác láng giềng để giải quyết vấn đề biển-đảo:
Tăng đối thoại, hợp tác triển ổn định, bảo vệ lợi ích, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Nội dung 9. Các vùng kinh tế trọng điểm
Câu 24: Hãy trình bày đặc điểm, quá trình hình thành và thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm
- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
* Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm:
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố. Ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.
- Có đủ thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ cho vùng khác.
- Có khả năng thu hút, tập trung nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ mới.
* Quá trình hình thành:
- Được hình thành vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
- Quy mô, diện tích có sự thay đổi: tăng thêm các tỉnh lân cận.
* Thực trạng phát triển:
- Tốc độ tăng trưởng của cả 3 vùng cao hơn mức trung bình cả nước.
- Cơ cấu GDP 3 vùng so với cả nước: 66,9%.
- Cơ cấu GDP phân theo ngành chủ yếu thuộc về công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
- Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước: 64,5%.
Câu 25: Trình bày 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: 
- Diện tích 15,3 nghìn km2, dân số 13,7 triệu người.
- Gồm 7 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Thế mạnh và hạn chế:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu phát triển.
+ Có Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước.
+ Có cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là GTVT.
+ Có lao động đông, chất lượng tốt, tuy nhiên thất nghiệp cao.
+ Có các ngành kinh tế sớm phát triển, cơ cấu đa dạng.
- Cơ cấu GDP nông - lâm - ngư nghiệp: 12,6%, Công nghiệp xây dựng: 42,2%, dịch vụ: 45,2%.
- Hướng phát triển: 
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, chú trọng thương mại, dịch vụ.
+ Giải quyết vấn đề việc làm, thất nghiệp.
+ Chú ý vấn đề môi trường.
* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: 
- Diện tích: 28000km2, dân số 6,3 triệu người.
- Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Thế mạnh và hạn chế:
+ Có vị trí chuyển tiếp từ Bắc - Nam, là cửa ngõ thông ra biển của TNg, Lào.
+ Có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông của miền Trung và cả nước.
+ Có thể mạnh tổng hợp về khai thác tài nguyên biển, rừng, khoáng sản.
+ Khó khăn về lao động, cơ sở vật chất hạ tầng và GTVT.
- Cơ cấu GDP: nông-lâm-ngư 25%, công nghiệp - xây dựng:36,6%, dịch vụ: 38,4%.
- Hướng phát triển:
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp biển, rừng , du lịch.
+ Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải.
+ Phát triển công nghiệp chế lọc dầu khí.
+ Giải quyết vấn đề chất lượng lao động.
+ Chú ý phòng tránh thiên tai (bão, lũ, phơn Tây Nam).
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 
- Diện tích 30,6 nghìn km2, dân số 15,2 triệu người.
- Gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Thế mạnh và hạn chế:
+ Là vị trí bản lề giữa Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long.
+ Có tài nguyên nổi trội là dầu khí.
+ Cư dân đông, lao động dồi dào, có trình độ cao, có kinh nghiệm sản xuất.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
+ Có Tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của vùng, phát triển năng động tập trung nhiều tiềm lực sản xuất.
+ Có thể mạnh về khai thác tổng hợp biển + rừng + khoáng sản.
- Cơ cấu GDP: nông - lâm - ngư: 7,8%, công nghiệp - xây dựng: 59%, dịch vụ; 33,2%.
- Hướng phát triển:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao.
+ Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận tải theo hướng hiện đại.
+ Hình thành các khu công nghiệp tập trung.
+ Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho lao động.
+ Phân điểm các dịch vụ tri thức.
+ Chú ý vấn đề môi trường.
CHƯƠNG III. NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi áp dụng phương pháp này, tôi đã xây dựng một phiếu thăm dò ý kiến cá nhân về việc cung cấp tài liệu hướng dẫn ôn thi và rèn luyện các kĩ năng địa lí cơ bản và dưới đây là mẫu phiếu thăm dò ý kiến cá nhân mà tôi sử dụng năm học 2013 – 2014 ; 2014-2015 với các lớp tôi dạy.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Họ tên học sinh:
Lớp:Trường THPT Nam Khoái Châu
 Tài liệu hướng dẫn rèn luyện các kĩ năng cơ bản và trả lời một số câu hỏi phần địa lí các vùng kinh tế giúp ôn thi môn địa lí 12.
(Khoanh tròn vào phương án phù hợp)
Sự cần thiết của tài liệu hướng dẫn
Rất cần thiết
Không cần thiết
Khả năng vận dụng tài liệu vào việc ôn tập và rèn kĩ năng địa lí
Bình thường c. Khó khăn
Dễ dàng d. Không vận dụng
Hiệu quả của tài liệu
Rất hiệu quả c. Hiệu quả
Bình thường d. Không hiệu quả
Những khó khăn khi đọc tài liệu và ý kiến đóng góp cho tài liệu hướng dẫn ôn tập
Bảng 2. Kết quả thu được của phiếu điều tra như sau:
STT
Nội dung
Kết quả(%)
1
Sự cần thiết của tài liệu hướng dẫn
Rất cần thiết
Không cần thiết
100
0,00
2
Khả năng vận dụng tài liệu vào việc ôn tập và rèn kĩ năng địa lí
Bình thường 
Dễ dàng
Khó khăn
Không vận dụng
27,9
69,8
 2,3
 0,0
3
Hiệu quả của tài liệu
Rất hiệu quả 
Hiệu quả
Bình thường 
Không hiệu quả
67,4
23,3
 7,0
 2,3
4
Những khó khăn khi đọc tài liệu và ý kiến đóng góp cho tài liệu hướng dẫn ôn tập
Cần đưa thêm nhiều câu hỏi nhỏ hơn vào tài liệu
Cần đưa thêm vào tài liệu các bài tập cụ thể về từng kĩ năng địa lí
Trong quá trình ôn tập cho học sinh lớp 12 tôi đã cung cấp tài liệu hướng dẫn học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời các câu hỏi ôn tập cho học sinh trong đó có phần vùng kinh tế và học sinh thấy được tài liệu rất cần thiết, giúp học sinh ôn tập một cách dễ dàng, chủ động , có hệ thống và đem lại hiệu quả. Chính điều đó, giúp các em khi tham gia kì thi tốt nghiệp (trước đây) và kì thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua đối với môn địa lí đều đạt kết tốt.
Kết quả tốt nghiệp môn Địa lí của học sinh trường THPT Nam Khoái Châu đều đạt kết quả cao, đặc biệt học sinh trong những lớp tôi trực tiếp giảng dạy đạt kết quả rất tốt. Kết quả tốt nghiệp THPT bộ môn Địa lí các lớp tôi dạy đều vượt chỉ tiêu của trường đề ra và vượt chỉ tiêu của Sở đề ra. Kết quả cụ thể 2 năm học gần đây như sau: 
Bảng 3 .Thống kê kết quả tốt nghiệp môn Địa của trường THPT Nam Khoái Châu( trước khi thực hiện đề tài )
Năm học
Lớp ( Sĩ số)
Kết quả (%)
Điểm 5 → 6
Điểm 6,5 → 7,5
Điểm 8 → 10
Tỉ lệ tốt nghiệp
2012- 2013
12A 4
( 38 HS)
66%
(25 HS)
29%
( 11 HS)
5%
( 2 HS)
100%
12A 6
( 42 HS)
60%
( 25 HS )
33%
( 14 HS)
7%
( 3 HS )
100%
12A 7
( 40 HS)
75%
( 30 HS )
20%
( 8 HS )
5%
( 2 HS)
100%
12A 8
( 45 HS)
62,5%
( 28 HS )
33,5%
( 15 HS )
4%
( 1 HS)
100%
Bảng 4. Thống kê kết quả tốt nghiệp môn Địa của trường THPT Nam Khoái Châu (khi thực hiện đề tài)
Năm học
Số HS lựa chọn
Kết quả (%)
Điểm 5 → 6
Điểm 6,5 → 7,5
Điểm 8 → 10
Tỉ lệ tốt nghiệp
2013-2014
70
28,5%
( 20 HS)
37,5%
( 26 HS )
34%
(24 HS)
100%
2014-2015
125
25%
( 31 HS )
39%
(49 HS)
36%
( 45 HS )
100%
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua các tiết ôn tập hướng dẫn học sinh ôn tập, kết hợp với việc cung cấp cho học sinh tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi và rèn luyện các kĩ năng địa lí lớp 12, tôi thấy được những ưu điểm:
	a. Đối với giáo viên:
Có thời gian để kiểm tra lại kiến thức của học sinh, quản lí học sinh ôn tập tốt hơn. 
Thuận lợi trong việc củng cố lại kiến thức, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, phát huy năng lực bản thân và có hướng phấn đấu trong quá trình dạy học. 
Có thể lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp. 
Thực hiện được mục tiêu đổi mới trong dạy học, thực hiện tốt vai trò là người điều khiển, hướng dẫn hoạt động học của học sinh 
Với các bước thực hiện linh hoạt, bài học trở nên nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh mà lượng thông tin lại tương đối nhiều
Dễ dàng phát hiện và phân loại học sinh để điều chỉnh bài giảng cho phù hợp với đối tượng học sinh
b. Đối với học sinh: 
Học sinh có hứng thú hơn trong học tập, phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ. 
Học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng địa lí.
Kiến thức được khắc sâu, khả năng ghi nhớ được lâu hơn, tự tin, chủ động khi làm việc với biểu đồ.
2. Khuyến nghị
Với các cấp giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp tài liệu hướng dẫn ôn thi cho học sinh có hướng dẫn cách học, cách làm bài, nhất là rèn luyện kĩ năng địa lí.

File đính kèm:

  • docxSK Huong dan hoc sinh ren luyen cac ki nang dia li_12362078.docx
Sáng Kiến Liên Quan