Hướng dẫn cách viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2010-2011

- Tính mục đích:

Đề tài giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn gì cho công tác giảng dạy, giáo dục học sinh.

Viết sáng kiến nhằm vào mục đích gì?

- Tính thực tiễn:

Tác giả đề tài trình bày được những sự kiện diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình.

Những kết luận rút ra phải là sự khái quát hoá từ những sự thực phong phú, những hoạt động cụ thể đã tiến hành; cần tránh việc sao chép sách vỡ mang tính lý thuyết đơn thuần.

- Tính sáng tạo khoa học:

Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu trong đề tài.

Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hànhtrong SKKN.

Các phương pháp tiến hành mới mẽ, độc đáo.

Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bậc tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng.

Tính khoa học còn thể hiện rõ cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5476 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn cách viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LAI VUNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /PGDĐT-TĐKT
Lai Vung, ngày tháng 12 năm 2010
V/v Hướng dẫn cách viết và chấm 
sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2010-2011.
Kính gửi: 
-Hiệu trưởng trường Mầm non, mẫu giáo;
-Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS.
`Trong những năm qua, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của các trường luôn được sự hưởng ứng đông đảo của cán bộ, giáo viên; đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục toàn diện và thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành. Ở năm học 2009 - 2010 Phòng đã nhận được trên 120 SKKN của cán bộ giáo viên toàn huyện, kết quả: có 112 SKKN đạt yêu cầu, đạt 93,33%. Tuy nhiên, việc tổ chức viết và chấm SKKN ở các trường trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại như sau:
Vẫn còn có trường không tổ chức chấm SKKN cho giáo viên, chỉ thu SKKN của giáo viên và nộp thẳng về Phòng Giáo dục dẫn đến tình trạng: Trong SKKN còn quá nhiều lỗi chính tả; sai những kiến thức cơ bản, đơn giản 
Đề tài không phải là SKKN được đút rút từ kinh nghiệm bản thân của giáo viên hoặc cán bộ trong thực tế giảng dạy và công tác, mà chỉ là những đề tài tốt nghiệp ở các lớp đại học của một nhóm giáo viên, nên dẫn đến có một số đề tài viết giống nhau cùng nộp về phòng.
Một số SKKN được sao chép từ các SKKN của người khác hoặc lấy từ các tạp san của ngành.
Đa số các SKKN trình bày chưa đúng quy định về nội dung, hình thức.
Để việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm kể từ năm học 2010-2011 đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành; Phòng Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn các trường thực hiện các quy định như sau:
A. Quy định về đề tài:
1. Đề tài phải được đút rút bởi các kinh nghiệm của bản thân, được tổng kết, từ thực tế quản lý giáo dục, từ quá trình dạy học hoặc các hoạt động giáo dục khác như: 
- Đổi mới phương pháp dạy học;
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
- Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ;
- Công tác phổ cập giáo dục;
- Công tác xã hội hoá giáo dục;
- Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học;
- Công tác thư viện;
- Công tác thiết bị;
- Công tác hoạt động đoàn thể trong nhà trường.phù hợp với lý luận, thực tiễn và được tổ chuyên môn, tập thể nhà trường đánh giá công nhận.
B. Những yêu cầu cơ bản đối với một SKKN:
Khi viết SKKN cần phải làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN như thế nào? Cụ thể:
- Tính mục đích:
Đề tài giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn gì cho công tác giảng dạy, giáo dục học sinh.
Viết sáng kiến nhằm vào mục đích gì? 
- Tính thực tiễn:
Tác giả đề tài trình bày được những sự kiện diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình.
Những kết luận rút ra phải là sự khái quát hoá từ những sự thực phong phú, những hoạt động cụ thể đã tiến hành; cần tránh việc sao chép sách vỡ mang tính lý thuyết đơn thuần.
- Tính sáng tạo khoa học:
Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu trong đề tài.
Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hànhtrong SKKN.
Các phương pháp tiến hành mới mẽ, độc đáo.
Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bậc tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng.
Tính khoa học còn thể hiện rõ cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài.
- Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:
Trình bày làm rõ hiệu quả khi áp dụng (có dẫn chứng các kết quả, số liệu cụ thể để so sánh hiệu quả của cách làm mới với cách làm cũ)
Chỉ ra những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả, phân tích những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển (đề tài vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng phát triển đề tài như thế nào?) 
C. Quy định về biểu điểm:
1.Về hình thức: (1 điểm)
-In ấn, trình bày đúng mẫu, đúng khổ giấy, không có lỗi chính tả.
-Kết cấu đảm bảo hợp lý: (gồm có 3 phần)
+Đặt vấn đề.
+Giải quyết vấn đề.
+Kết luận và kiến nghị.
2.Nội dung: (19 điểm)
* Đặt vấn đề: (2 điểm)
- Nêu rõ được lý do chọn đề tài (ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiển, thể hiện việc lựa chọn đề tài là đúng)
- Tên đề tài phải rõ ràng minh bạch, thể hiện rõ vấn đề cần nghiên cứu, đút rút hoặc áp dụng. Với đề tài áp dụng SKKN phải ghi rõ: áp dụng SKKN (đề tài nghiên cứu) và nêu rõ họ tên, địa chỉ của tác giả, tài liệu đã đăng tải SKKN được áp dụng.
- Đề tài thể hiện được mục đích, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm hoặc áp dụng nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm (có thể không cần kết cấu thành mục riêng).
* Nội dung giải quyết vấn đề: (15 điểm)
-Trình bày, phân tích, lý giải, chứng minh, các giải pháp, kinh nghiệm đưa ra áp dụng được mục đích, nhiệm vụ và đề tài đặt ra một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng (với các áp dụng SKKN hoặc đề tài nghiên cứu của tác giả khác phải thể hiện rõ điểm mới so với kinh nghiệm hoặc nghiên cứu đã có): (12 điểm)
-Nội dung đề tài có tác dụng thiết thực, có khả năng áp dụng rộng rãi, với đề tài áp dụng SKKN hoặc nghiên cứu của tác giả khác phải nêu rõ kết quả đạt được sau khi áp dụng: (3 điểm).
* Kết thúc vấn đề: (2 điểm).
-Khẳng định được kết quả thực hiện của đề tài so với mục đích, yêu cầu đặt ra (kết luận).
-Những đề xuất, kiến nghị hợp lý (với nhà trường, với ngành) nhằm triển khai, áp dụng kết quả nghiên cứu của SKKN có hiệu quả nhất.
D. Cách xếp loại SKKN:
Dựa theo biểu điểm quy định chung, Hội đồng xét duyệt cấp cơ sở tổ chức chấm và xếp loại từng SKKN.
Việc xếp loại phải căn cứ vào nội dung bản SKKN (thể hiện qua việc chấm bằng điểm số), vừa căn cứ vào sự phù hợp giữa kết quả thực tế công tác quản lý chỉ đạo, giảng dạy của tác giả với SKKN.
Đối với các đề tài về dạy học, phải dạy từ 2-3 tiết để báo cáo kết quả thực tế với tổ chuyên môn; các đề tài về hoạt động ngoại khoá, công tác quản lý phải có hoạt động thực tế, hiệu quả đã được thực hiện.
Lãnh đạo Hội đồng căn cứ vào kết quả chấm của giám khảo và kết quả công tác quản lý chỉ đạo, giảng dạy để quyết định xếp loại từng SKKN, trong đó:
- Loại A: không dưới 18 điểm (từ 18 – 20 điểm)
- Loại B: Không dưới 15 điểm (từ 15 – 17,9 điểm)
- Loại C: Không dưới 12 điểm (từ 12 – 14,9 điểm)
E. Quy trình chấm điểm SKKN và thời gian chấm:
1.Cấp cơ sở: 
Hội đồng trường chấm SKKN cấp cơ sở và xếp loại từng SKKN hoặc áp dụng SKKN qua 2 vòng:
Vòng 1: Nghiệm thu ở tổ, nhóm chuyên môn
 Đề tài viết về lĩnh vực gì thì phải được đơn vị và nhóm tổ chuyên môn có liên quan về lĩnh vực đó nghiệm thu.
Ví dụ: Đề tài viết về bộ môn toán, phải được tổ Toán nghiệm thu; đề tài viết về công tác quản lý phải được Ban giám hiệu nhà trường thông qua; đề tài viết về phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực phải được thông qua Ban chỉ đạo phong trào này; đề tài viết về hoạt động của Công đoàn phải được Ban chấp hành công đoàn thông qua. 
Lưu ý: Các trường phải đảm bảo quy trình xét SKKN từ cấp tổ nhóm rồi đến nhà trường và phải mang tính khoa học, khách quan; phải được các đồng nghiệp, tổ nhóm thông qua góp ý bổ sung. Các SKKN đã được tổ thông qua mới được chuyển đến Hội đồng khoa học nhà trường xét vòng 2.
Vòng 2: Nghiệm thu của Hội đồng nhà trường
Hội đồng khoa học cấp trường phải có đủ các thành viên của Hội đồng như: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đại diện cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đúng chuyên môn. Thành phần Hội đồng không nhất thiết phải cố định mà có thể linh hoạt cho phù hợp với từng đề tài, không để tình trạng người chấm không đúng chuyên môn của đề tài.
Hội đồng cần dựa vào kết quả việc dự giờ đánh giá của tổ chuyên môn hoặc thông qua các hoạt động cụ thể trong nhà trường (của tác giả đề tài) để đánh giá kết quả thực tiển của đề tài. Các biên bản về kết quả thực tế của đề tài được lưu giữ tại Hội đồng chấm của nhà trường.
Hội đồng nhà trường sau khi chấm xong cần thông báo kết quả cụ thể đến các tổ chuyên môn và giáo viên, để tránh nghi ngờ thắc mắc không cần thiết có thể xãy ra trong nội bộ nhà trường.
2.Các yêu cầu về thời gian nộp SKKN:
Các trường nộp các SKKN được xếp loại A về phòng Giáo dục và Đào tạo vào ngày 15/4/2011 cho đồng chí Danh (phụ trách công tác thi đua khen thưởng), không gửi qua bộ phận khác. Số lượng 02 bộ.
SKKN đạt giải cấp trường và được huyện thẩm định đạt yêu cầu: mới được bảo lưu và sử dụng 01 lần để xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
SKKN đạt giải cấp tỉnh: được bảo lưu và sử dụng 1 lần để xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (thời gian 3 năm).
Những sản phẩm sáng tạo kỹ thuật đạt giải cấp tỉnh có giá trị tương đương sáng kiến kinh nghiệm để xét danh hiệu thi đua cuối năm. 
Hồ sơ nộp Phòng Giáo dục và Đào tạo gồm:
Biên bản Hội đồng chấm (mẫu)
Danh sách sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A (mẫu) và sắp xếp theo thứ tự xếp loại của Hội đồng nhà trường.
- Các trường khi nộp sáng kiến về phòng giáo dục phải nộp kèm theo danh sách (mẫu A4) và đĩa mềm hoặc gửi qua hộp thư điện tử của Phòng: pgd.laivung.dongthap@gmail.com .
- Tất cả các SKKN nộp không đúng theo các quy định về thời gian, nội dung, hình thức quy định trên sẽ không được Hội đồng chấm công nhận.
F.Các bước tiến hành viết một sáng kiến kinh nghiệm:
Để việc viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của các cá nhân trong ngành đạt yêu cầu, mục đích đề ra; các trường cần hướng dẫn cán bộ giáo viên của đơn vị thực hiện sau:
I.Xác định tên đề tài (chọn và đặt tên đề tài):
Đây là một công việc đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng; là vấn đề đặt ra trên cơ sở phát hiện mâu thuẫn trong lý thuyết với thực tiễn cần được giải quyết để nâng cao nhận thức hoặc cải tạo thực tiễn (nếu là sáng kiến) hay là những tri thức được tích luỹ trong thực tiễn hoạt động (kinh nghiệm).
Tên đề tài: Nên có phạm vi vừa hoặc hẹp (nhỏ) và thoã mãn các yêu cầu:
- Nghiên cứu cái gì? nhằm mục đích gì?
- Chủ thể (đối tượng) là ai?
- Địa chỉ rõ ràng (ở đâu, chương, bài nào.).
II. Xây dựng đề cương chi tiết của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN):
- Đây là công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN; nó giúp cho ta định hướng được cần phải viết gì? Cần phải thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn cần trình bày. Đề cương càng chi tiết thì sẽ thuận lợi nhiều cho ta trong việc viết SKKN.
- Là cơ sở chính để triển khai viết lời văn hoàn chỉnh;
- Đề cương cần được tổ chức bảo vệ, phản biện, góp ý của các đồng nghiệp, tổ chuyên môn, người hướng dẫn hoặc chuyên gia
III. Kết cấu và nội dung chính của một SKKN: Bao gồm các phần chính như sau:
Bìa của SKKN (theo mẫu)
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
1. Phần mở đầu (Đặt vấn đề):
1.1 Lý do chọn đề tài (viết khoản 01 trang giấy A4);
1.2 Mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài (viết khoản 10 dòng);
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: (viết khoản 5-10 dòng, giới hạn lại phạm vi, qui mô, không gian.của đề tài);
1.4 Giả thiết đặt ra (nếu có);
- Phương pháp (nếu có);
2. Phần nội dung (giải quyết vấn đề):
Chương 1. Cơ sở lý luận (viết hoàn chỉnh khoản 2-3 trang)
- Lịch sữ vấn đề
- Cơ sở lý luận (các văn bản có liên quan đến đề tài; có thể liệt kê một số văn bản)
- Cơ sở thực tiễn.
Chương 2. Thực trạng (viết hoàn chỉnh từ 3 đến 5 trang)
- Đặc điểm tình hình chung (Tự nhiên, xã hội, sự phát triển giáo dục)
- Thực trạng (phù hợp nhiệm vụ, mục đích đề tài)
- Những khó khăn hiện nay trong việc giải quyết vấn đề;
Chương 3. Đề xuất các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài (viết hoàn chỉnh từ 3-5 trang)
(Nêu các giải pháp, các nhóm giải pháp hoặc hệ thống giải pháp)
- Các điều kiện hỗ trợ để thực hiện các giải pháp (nếu cần).
- Kết quả thực hiện đề tài hoặc áp dụng SKKN: (nêu cụ thể kết quả: số liệu, tỷ lệ đạt được; chưa đạt..).
3. Kết luận (kết thúc vấn đề) (viết khoản 01 trang)
- Cần trình bày các vấn đề sau:
+Ý nghĩa của SKKN đối với việc giảng dạy, giáo dục;
+Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN;
+Những ý kiến đề xuất, kiến nghị để áp dụng đề tài có hiệu quả. 
 Tài liệu tham khảo (những tài liệu có kiên quan đến đề tài)
 Phụ lục (nếu có)
Lưu ý: 
Hình thức trình bày một sáng kiến kinh nghiệm, khi viết hoàn chỉnh phải đóng thành tập, có độ dài từ 15-20 trang (không kể phần mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục), có đánh số trang ở giữa phía dưới trang giấy.
Tuyệt đối không được viết tay, phải đánh máy trên Paper: A4, Font: Unicode kiểu chữ: Times New Roman, Font-style: Regular, size: 14, cách dòng 1,5cm, Top: 2 cm, Bottom: 2 cm, Left: 3,5 cm, Right: 1,5.
Đề cương này gửi về Hội đồng thi đua Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với việc đăng ký tên đề tài SKKN.
Trang đầu của SKKN (trang bìa )
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LAI VUNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN LAI VUNG
Đề cương sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài: Tính song phương của văn hoá ứng xữ trong một tiết dạy học môn Văn cấp THCS
 Năm học 2010 - 2011
Người thực hiện:.
Thị trấn Lai Vung, ngày 20 tháng 01 năm 2011
 Yêu cầu Hiệu trưởng và Chủ tịch CĐCS các trường nghiên cứu, phổ biến hướng dẫn thực hiện trong đơn vị mình kể từ năm học 2010-2011 trở đi. Trong quá trình thực hiện có gì chưa rõ hoặc vướng mắc cần phản ảnh ngay về Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành để được giải đáp hoặc bổ sung, điều chỉnh thống nhất sau cho phù hợp và đạt hiệu quả./.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
-Như trên (để thực hiện);
-LĐ Phòng, CĐGD huyện (để biết);
-Các tổ chuyên môn (để biết và thực hiện);
-Lưu: VT-TĐ.
 Nguyễn Tấn Thành 

File đính kèm:

  • docmau_viet_SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan