Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để tự khẳng định mình. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đáo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
lập dân tộc. Dù vô tình nhưng Mị Châu đã gây họa, nên vẫn là kẻ có tội với cha, với dân tộc. Mị Châu cũng nhận ra tội của mình và cúi đầu chịu tội (sự nhẹ dạ phải trả một cái giá quá đắt). + Đồng thời nhân dân cũng cảm thông và xót thương với Mị Châu: thể hiện trong chi tiết hư cấu về sự hóa thân và phân thân của Mị Châu đúng như lời nguyền của nàng. « Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha ,chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù ». Nhân vật không hóa thân trọn vẹn trong một hình hài. Máu nàng chảy xuống biển hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc trai. Hình thức hóa thân – phân thân độc đáo này thể hiện tính hai mặt, và phức tạp của hình tượng nhân vật là cách để nhân dân thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu vì phạm tội một cách vô tình. Đồng thời gửi gắm bài học lịch sử cho trai – gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước với nhà, giữa tình riêng và nghĩa chung. (Hình ảnh ngọc trai – giếng nước minh oan cho Mị Châu, nàng bị lừa chứ không phải kẻ phản nghịch) để khẳng định: người Việt không bao giờ bán nước mà ở đây chỉ mắc lừa mà thôi. + Đối với Trọng Thủy: Dân gian vừa căm giận, vừa xót xa: Vì hắn vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược; hắn có hai tham vọng: Về chính trị : hắn muốn thôn tính Âu Lạc, thực hiện đúng nghĩa vụ của người con với vua cha. Về tình yêu: hắn có tình yêu và hạnh phúc với Mị Châu. Vì thế, Trọng Thủy, dưới con mắt của dân gian là tên gián điệp đội lốt con rể, là rể phản bội, là chồng lừa dối, là kẻ thù của Âu lạc. Dù hắn có thành công thì hắn cũng phải tự tìm đến cái chết vì sự ân hận, vì không cứu được Mị Châu, không giữ được tình yêu và hạnh phúc cho mình. Cái chết của Trọng Thủy thể hiện sự đền tội và thể hiện sự ân hận, sự đau khổ và bế tắc bởi mẫu thuẫn giữa quyền lực và tình yêu, giữa nghĩa vụ công dân với tình yêu cá nhân. Là bi kịch của một nạn nhân trước một âm mưu xâm lược. Do vậy, đối với nhân dân, Trọng Thủy đáng căm giận nhưng cũng có phần xót xa. Cho nên dân gian sáng tạo chi tiết để Trọng Thủy tự vẫn do thương nhớ Mị Châu là hoàn toàn hợp lí. Nội dung tích hợp : Môn Giáo dục công dân lớp 10, Bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình chỉ rõ quan niệm về tình yêu chân chính như sau : - Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt. Họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống và dâng hiến cho nhau cuộc sống. - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức của xã hội. Đặc điểm của tình yêu chân chính : + Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa hai người nam và nữ. + Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi + Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía + Có lòng vị tha và sự thông cảm. Trọng Thủy có tình yêu với Mị Châu nhưng len lỏi vào tình yêu ấy là sự vụ lợi, sự dối lừa nên đó không phải là tình yêu chân chính. Bi kịch của Trọng Thủy và cách giải quyết của dân gian hoàn toàn hợp lí. 3. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm GV sử dụng kĩ thuật ra câu hỏi, kĩ thuật động não và kĩ thuật trình bày 1 phút. GV ra câu hỏi, yêu cầu HS động não và trình bày 1 phút. Câu hỏi : Từ sự phân tích trên hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử của truyện ? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hoá như thế nào? (Câu hỏi 5 sgk Ngữ văn 10, tập1) GV gọi 2 HS phát biểu ý kiến. HS khác bổ sung. Sau đó GV nhận xét và định hướng các ý cơ bản sau: Phạm Văn Đồng nói: ''Truyền thuyết của ta đều bắt nguồn từ cái lõi của sự thật lịch sử. Nhân dân qua các thời đại đã gửi gắm vào đó tâm hồn thiết tha của mình cùng với thơ và mộng''. - Cái lõi lịch sử của truyền thuyết này là: + An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước. + An Dương Vương để mất nước. Nội dung tích hợp : Kiến thức lịch sử (Tìm kiếm trên mạng internet) Vua An Dương Vương - Nước Âu Lạc ( 257 - 207 TCN) Thục Phán chiếm Văn Lang khoảng năm 258 TCN, tự xưng là vua, hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, thuộc tỉnh Phúc Yên bây giờ, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa rất kiên cố. Thành cao và rộng, hình xoáy như trôn ốc, nên gọi là Loa thành. Lúc bấy giờ, ở bên Tàu, vua nhà Tần là Tần Thủy Hoàng vừa thống nhất thiên hạ, liền sai tướng Đồ Thư đem binh sang đánh Âu Lạc. Quân Âu Lạc rút vào rừng rậm, dùng lối du kích chống cự với quân Tần dằng dai đến 10 năm. Sau cùng, Đồ Thư bị giết, quân Tần tổn thất nặng phải rút lui. Ít lâu sau, tướng Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng đông ngày nay) kéo quân sang đánh An Dương Vương. Sau nhiều phen thất bại, Triệu Đà lập kế xin giảng hòa rồi thình lình đến đánh dữ dội. An Dương Vương thua chạy rồi tự tử. Nước ta thuộc nhà Triệu. - Từ cái lõi ấy nhân dân ta đã thần kì hoá gửi vào đó tâm hồn thiết tha của mình qua hình ảnh Rùa vàng, bi tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và hình ảnh ''Ngọc trai - giếng nước ''. Chi tiết về Rùa vàng, chi tiết về sự hóa thân của Mị Châu, chi tiết « ngọc trai - giếng nước » chỉ là trí tưởng tượng của dân gian làm tăng thêm mối quan hệ với cốt lõi lịch sử nhằm mục đích : + Tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm. + Lí tưởng hoá việc xây thành. Ca ngợi đề cao vua An Dương Vương (anh minh, sáng suốt, tài năng, đức độ, được lòng dân, trọng người tài). Đề cao sức mạnh trí tuệ, khả năng của nhân dân Âu Lạc ( Đủ mạnh để trụ vững ở đồng bằng). + Giải thích nguyên nhân mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước (Mất nước do kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ, lừa gạt chứ không phải vì ta yếu kém) + Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta. GV hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung bài học : III. Tổng kết. Nội dung tích hợp : + Môn GDCD 10, Bài 11+12: Công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. + Môn GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật + Môn Giáo dục quốc phòng an ninh Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ Quốc. + Môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 10 : Chủ đề tháng 10 Trách nhiệm của học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Qua các bài học ấy học sinh nhận thức rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh là : - Trung thành với Tổ quốc với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. - Có tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng, đặt quyền lợi của Tổ Quốc trên hết, tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; hoạt động đền ơn đáp nghĩa do nhà trường, địa phương tổ chức. - Vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Lưu ý: bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại : nhân dân ta vừa cần hội nhập với thế giới, vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước. Có thể sử dụng sơ đồ tư duy như sau để tóm tắt nội dung bài học: GV hướng dẫn học sinh hoạt động luyện tập IV/ Luyện tập BT1 (SGK): GV hướng dẫn HS Phát biểu – tranh luận. - Có thể có ý kiến đồng tình với một trong hai quan điểm. - Có thể có ý kiến không đồng tình với cả hai quan điểm. - GV định hướng: Nội dung của hai câu (a) và (b) thật ra đều nêu lên những cách đánh giá phiến diện, hời hợt về nhân vật. Mỗi câu (a) hay (b) đều chỉ đúng một phần. - Cần tìm ra lời giải đáp toàn diện, sâu sắc cả lí lẫn tình, một lời giải đáp phù hợp với chân lí (đạo lí của dân tộc, đạo lí của con người). - Cần nêu quan điểm kèm theo lập luân, giải thích là một đòi hỏi có ý nghĩa rèn luyện cho HS cách tư duy, nhìn nhận sự việc và trình bày quan điểm cá nhân về sự việc. BT2 (SGK): GV hướng dẫn HS Phát biểu – tranh luận. An Dương Vương tự tay chém con gái của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ở cạnh nhau. Cách xử lí này phù hợp với đạo lí truyền thống dân tộc ta. Đó là sự bao dung đối với người đã trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho nhân dân, nhưng về sau đã biết hối hận và chịu hình phạt đích đáng. Lúc sống, đứng trước trách nhiệm với dân, với nước, người cha đã phải tự tay trừng trị con gái mình, thì ở kiếp sau nên để cha con nhà vua đoàn tụ bên nhau, sớm tối có nhau. 3.BT3 : Tìm một số tác phẩm nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa, kịch... về An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà, GV gọi HS trình bày (ưu tiên cho em có phần trình chiếu.) GV cung cấp thêm ngữ liệu tham khảo : - Thơ Tản Đà: Một đôi kẻ Việt người Tần Nửa phần ân ái nửa phần oán thương. Vuốt rùa chàng đổi máy Lông ngỗng thiếp đưa đường. Thề nguyền phu phụ Lòng nhi nữ Việc quân vương Duyên nọ tình kia dở dở dang Nệm gấm vó câu Trăm năm giọt lệ Ngọc trai nước giếng Ngàn thu khói nhang. - Thơ Dương Bá Trạc (1884-1944) Thân gia đâu mới kẻ thù gia, Chồng nào thương vợ, con lìa cha. Giặc ngồi sau lưng nói chi nữa, Nước ôi! Nhà ôi! biển Đại Nha. - Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải - Cổ Loa hoài cảm Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa Trải bao gió táp với mưa sa Nỏ thiêng hờ hững giây oan buộc, Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha - Thơ Tố Hữu Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu - Soạn giả Viễn Châu viết 6 câu vọng cổ ( trích bản vắn Trăng Thu Dạ Khúc): Hỡi bao oan nghiệt chất chồng từ đây bao trái ngang, Non sông điêu tàn, Ngấn lệ tuôn tràn, Vì yêu con đánh mất giang san, Để cha rớt lệ cầm gươm giết con, Đoạn lìa tình thâm, Cốt nhục chia lìa, Gió lên tống biệt linh hồn Mỵ Châu sang bến mơ. - Tuồng cải lương “Chiếc áo thiên nga” . - Vở kịch nói “Nỏ Thần” . - Trình chiếu một số tranh ( nguồn internet) II.3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: * Đề tài có thể ứng dụng ở các nhà trường trong các giờ dạy học bài đọc văn. II.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM: Người viết đã thử nghiệm kết quả tại các giờ học của học sinh, tại trường THPT Khoái Châu, đối tượng học sinh lớp 10, các lớp 10A1, 10A2, 10A10 năm học 2015 – 2016 Sau đây là một vài minh chứng: Phần chuẩn bị bài của một số em tiêu biểu: - Sơ đồ nội dung phần tiểu dẫn: Phần giới thiệu về di tích lịch sử Cổ Loa của nhóm học sinh lớp 10A1 gồm 5 slide sau: Phần tóm tắt tác phẩm của học sinh: Tóm tắt bằng lời văn: Tóm tắt bằng sơ đồ: 4. Phần giới thiệu về một số tác phẩm nghệ thuật về đề tài An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy của một nhóm HS trình chiếu trên PowerPoint như sau: 5. Phần liên hệ với các môn học khác để rút ra bài học về ý thức trách nhiệm của thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc . Ví dụ: Phần trình bày trên máy chiếu của 1 HS như sau: 6. Trong giờ học giáo viên chia các nhóm học sinh cho các em thảo luận về nội dung bài học. Kết quả thảo luận của các nhóm HS tiết 1 như sau: Nội dung thảo luận trong tiết 2: Sản phẩm thảo luận của các nhóm HS trong tiết 2: II.5 . LỢI ÍCH VÀ HIỆU QUẢ : - Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học văn, giờ học sôi nổi hơn, học sinh chủ động tham gia hoạt động học tập hơn. - Hiệu quả học tập của học sinh cao hơn. Học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. - Học sinh được bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Và đặc biệt là bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; nhận thấy rõ ý thức trách nhiệm trong việc giữ bí mật quốc gia, giải quyết về mối quan hệ riêng - chung và xây dựng tình yêu chân chính. - Nếu được hỗ trợ của các phương tiện máy chiếu thì hiệu quả dạy học càng cao hơn. II.6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN – BÀI HỌC TỔNG KẾT. II.6.1 . KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua quá trình dạy học, với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các năng lực của học sinh, đem các tác phẩm văn học dân gian lại gần cuộc sống hơn, tôi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt. Học sinh nắm được các nội dung cơ bản trong bài học nhanh hơn, kiến thức nhớ được có tính hệ thống. Từ đó khả năng ứng dựng vào những vấn đề của thực tiễn. Đặc biệt là, qua hoạt động tìm hiểu về truyền thuyết trong mối quan hệ với văn hóa, lịch sử và trong sự liên quan tới các môn học khác, sinh hứng thú hơn đối với giờ học văn, có ý thức cao hơn về vai trò của cá nhân đối với cuộc sống của chính mình và của cộng đồng.Tôi đã khảo sát và so sánh kết quả học tập bộ môn của học sinh một số lớp mà tôi áp dụng phương pháp đã trình bày trong đề tài này. Kết quả thống kê như sau: Đối tượng khảo sát: + Học sinh lớp 10 A1 và 10 A2. + Số lượng học sinh 2 lớp là 91 em. + Học chương trình cơ bản + Điều kiện học tập như nhau. + Nội dung học tập giống nhau Hình thức và nội dung khảo sát: + Kiểm tra việc chuẩn bị bài trên phiếu học tập và bài tập gửi qua gmail. + Đánh giá kết quả tham gia vào hoạt động trên lớp trong 2 giờ học bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Kết quả khảo sát Về việc soạn bài: + Có 0/91 em chưa soạn bài. + Có 91/91 em đã soạn bài theo phiếu học tập giáo viên phát cho các em. (100%) Trong đó có 28/91 em có phần chuẩn bị trên máy tính và gửi đến cho cô giáo qua hộp thư điện tử. Có nhiều bài chuẩn bị công phu, tìm hiểu kiến thức qua các môn học, qua mạng internet... - Trong giờ học: + Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích: Nhiều học sinh xung phong trình bày. Có nhiều em tóm tắt bằng sơ đồ ngắn gọn và đẹp mắt. + Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung học sinh đã tham gia vào các hoạt động học, lớp học soi nổi, nhiều em còn có tâm lí ganh đua với nhóm bạn để tranh phần trình bày, các học sinh nghe trình bày thì thích thú, cổ vũ, hoặc xung phong bổ sung ý kiến. Nhiều học sinh thể hiện sự tự tin, sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt. Nhận xét: Qua giờ học Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy , với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các năng lực của học sinh, đem các tác phẩm văn học dân gian lại gần cuộc sống hơn, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân với sựu nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, tôi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt, học sinh được kích thích khả năng tư duy, quá trình sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh. Học sinh mất dần biểu hiện thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Các em tham gia vào quá trình học tích cực hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn, biết cách ứng dụng vào những vấn đề khác trong cuộc sống. II.6.2. BÀI HỌC TỔNG KẾT, KINH NGHIỆM RÚT RA. - Sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập và tìm hiểu một vấn đề quan trọng thiết thực đối với công việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn của giáo viên và đối với việc học đọc văn của học sinh trường THPT . - Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc qua các giờ học là việc làm quan trọng và không khó thực hiện. Ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại và dạy học tích hợp với kiến thức của các môn học khác trong giảng dạy nói chung là một phuơng pháp khoa học, có hiệu quả cao trong việc giáo dục nghĩa vụ công dân, nâng cao năng lực và các kĩ năng sống cho người học. - Kinh nghiệm này giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học tập. Các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn, thích trình bày ý tưởng của mình hơn. - Từ việc tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa phổ thông, các em học sinh có thể ứng dụng linh hoạt các kiến thức vào trong cuộc sống của cá nhân và của cộng đồng. PHẦN KẾT LUẬN I. NHẬN ĐỊNH CHUNG Với dung lượng một đề tài nhỏ: Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có đối tượng nghiên cứu và mục đích cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn của mình ở trường phổ thông, người viết nghĩ rằng phương pháp này có tính thực tiễn cao, rất dễ sử dụng, có thể áp dụng rộng rãi trong các giờ học đọc văn cho nhiều đối tượng khác nhau. So với phương pháp dạy học truyền thống (chủ yếu cung cấp kiến thức cho học sinh về tác phẩm được học) thì phương pháp này có ưu điêm bật trội là: + Người học có hứng thú với giờ học, chủ động tham gia vào các hoạt động + Nắm bắt kiến thức nhanh hơn. + Hiểu bản chất vấn đề kỹ hơn, khái quát hơn, có chiều sâu hơn. + Phát triển các năng lực và kĩ năng của người học và ứng dụng đạt hiệu quả cao hơn. + Đặc biệt là học sinh thấy các tác phẩm văn học gần gũi hơn với cuộc sống và có ích cho bản thân mình cũng như cộng đồng. II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM: - Kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong giờ dạy học dạy học ngữ văn có nội dung liên quan đến đề tài. - Đối với giáo viên lên lớp cần thiết kế bài học cho phù hợp với từng dạng bài, và từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo đối với từng bài để hướng dẫn học sinh các hoạt động có hiệu quả nhất. Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là tốt nhất. - Đối với học sinh cần tích cực, chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI VIẾT: Để chất lượng dạy và học trong nhà trường ngày càng nâng cao theo hướng hiện đại hoá tổ bộ môn, nhóm chuyên môn trong các nhà trường nên giao cho mỗi giáo viên nghiên cứu phương pháp giảng dạy một phần, một nhóm bài nào đó. Sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy cho từng lớp đối tượng. Đối với sĩ số một số lớp học còn đông. Đề nghị giảm, mỗi lớp có khoảng 25 -> 30 em để giáo viên có thể chia nhóm học có hiệu quả. LỜI KẾT Bài viết này được người viết đúc rút từ quá trình giảng dạy môn Ngữ văn của bản thân ở phạm vi trường THPT Khoái Châu trong một vài năm gần đây, chắc chắn rằng sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Khoái Châu ngày 26/ 3/ 2016 Người viết Đỗ Thị Minh Hiếu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài tập ngữ văn lớp 10 tập 1 NXB giáo dục 2 Bài tập ngữ văn lớp 10 tập 2 NXB giáo dục 3 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 NXB giáo dục 4 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 NXB giáo dục 5 Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 1. NXB giáo dục 6 Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 2. NXB giáo dục 7 Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10 NXB giáo dục 8 Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12 NXB giáo dục 9 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 NXB giáo dục 10 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 NXB giáo dục 11 Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng an ninh lớp 12 NXB giáo dục 12 Đại từ điển tiếng Việt. NXB Văn hóa - thông tin Hà Nội, 1999. 13 Tập huấn về PP và KT dạy học tích cực. Bộ GD& ĐT 14 Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông Bộ GD&ĐT NXB Đại học sư phạm 15 Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học Bộ GD&ĐT. Dự án Việt – Bỉ NXB Đại học sư phạm 16 Luật Giáo dục năm 2005 NXB Văn hóa - thông tin Hà Nội 17 Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Bộ GD&ĐT NXB Giáo dục Việt Nam DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT. TT Từ viết tắt Từ được viết tắt Ghi chú 1 GV Giáo viên. 2 HS Học sinh 3 BT Bài tập 4 TP Tác phẩm 5 PPDH Phương pháp dạy học 6 KTDH Kĩ thuật dạy học 7 PTNL Phát triển năng lực 8 KNS Kĩ năng sống 9 ADV An Dương Vương Trên slide 10 MC Mị Châu Trên slide 11 TT Trọng Thủy Trên slide 12 THPT Trung học phổ thông. 13 SGK Sách giáo khoa. 14 GQVĐ Giải quyết vấn đề 15 CH Câu hỏi 16 VB Văn bản XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU Tổng điểm: Xếp loại: TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH Tổng điểm: Xếp loại: TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH
File đính kèm:
- SKKN GD nghia vu cong dan voi su nghiep XD va bao ve TQ qua tac pham Truyen An Duong Vuong va Mi Cha.doc