Giải pháp giúp học sinh ứng dụng công nghệ thông tin vào môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở

I/ TÊN SÁNG KIẾN:

“ Giải pháp giúp học sinh ứng dụng công nghệ thông tin

vào môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở”

II/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN:

Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đổi

mới và phát triển giáo dục. Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến

thức, công việc của người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Đổi mới giáo

dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển

năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự

học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do

công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời

gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải

quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển

năng lực của học sinh.

Đối với một giáo viên dạy Ngữ văn để có một tiết học sinh động, tránh sự

nhàm chán ở học sinh đòi hỏi giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin để

thiết kế giáo án điện tử có hiệu quả. Trước mỗi bài dạy, giáo viên là người tự

tìm kiếm các thông tin có liên quan đến nội dung bài học như: tranh ảnh, âm

thanh, video, Thay vào đó, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh cách sử

dụng công nghệ thông tin để chuẩn bị bài học cho môn học Ngữ văn

pdf8 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp giúp học sinh ứng dụng công nghệ thông tin vào môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
Năm học: 2018-2019 
I/ TÊN SÁNG KIẾN: 
“ Giải pháp giúp học sinh ứng dụng công nghệ thông tin 
vào môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở” 
II/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN: 
 Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đổi 
mới và phát triển giáo dục. Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến 
thức, công việc của người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Đổi mới giáo 
dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển 
năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự 
học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do 
công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời 
gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải 
quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển 
năng lực của học sinh. 
 Đối với một giáo viên dạy Ngữ văn để có một tiết học sinh động, tránh sự 
nhàm chán ở học sinh đòi hỏi giáo viên phải ứng dụng công nghệ thông tin để 
thiết kế giáo án điện tử có hiệu quả. Trước mỗi bài dạy, giáo viên là người tự 
tìm kiếm các thông tin có liên quan đến nội dung bài học như: tranh ảnh, âm 
thanh, video, Thay vào đó, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh cách sử 
dụng công nghệ thông tin để chuẩn bị bài học cho môn học Ngữ văn. 
 Cơ sở thực tiễn để áp dụng sáng kiến như sau: 
 Ở cấp tiểu học các em đã được làm quen với soạn thảo văn bản và phần 
mềm trình chiếu. Bước đầu các em biết được bố cục, kiểu chữ, cỡ chữ, chèn 
hình ảnh, âm thanh và tạo hiệu ứng. Tuy nhiên những kiến thức đó nó mới chỉ 
dừng lại ở lí thuyết. Lên cấp II, học sinh tiếp tục được học sâu hơn về phần 
mềm này và có khả năng thực hành soạn thảo một bài trình chiếu. 
 Ở độ tuổi THCS học sinh có sở thích tìm tòi, sáng tạo cái mới, nhất là tìm 
hiểu và có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ thông tin; thích được thể 
hiện bản thân mình với mọi người. 
 Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ để phục vụ cho việc học và tìm hiểu 
thông tin bài học của học sinh như: Wifi, ti vi, máy chiếu, máy vi tính 
 Trong quá trình học, các em đã sử dụng rất thành thạo máy vi tính. 
 Trong chương trình dạy học tích hợp liên môn giữa môn Ngữ văn và Tin 
học chưa được khai thác triệt để. Nếu có áp dụng cũng chỉ dừng lại ở đối tượng 
là học sinh cấp III còn cấp trung học cơ sở chưa có. Như vậy việc ứng dụng 
công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay là rất cần thiết. Đặc biệt với học 
sinh vùng sâu vùng xa thì việc tiếp cận với công nghệ thông tin cần được phát 
huy hơn nữa để thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục. 
 Do đó để gây hứng thú, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 
và yêu thích môn học, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Học sinh sử dụng công 
nghệ thông tin cho môn học Ngữ văn cấp Trung học cơ sở” 
III/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
 Những nội dung các em có thể áp dụng công nghệ thông tin cho môn học 
Ngữ văn THCS như sau: 
- Phần Tiếng việt: 
 + Học sinh có thể làm bài tập trên trang Word cho tiết luyện tập để trình 
bày trên lớp. 
+ Vẽ sơ đồ tổng kết từ vựng, cấu tạo từ... 
+ Trình bày một đoạn văn đúng hình thức và nội dung. 
- Phần Tập làm văn: 
+ Học sinh lập một dàn bài có bố cục sử dụng cho tiết luyện nói trên lớp. 
 + Học sinh lớp 6 có thể trình bày một lá đơn hoặc báo cáo theo mẫu và 
nộp cho giáo viên. 
+ Trình bày được đoạn văn mở bài hay kết bài cho một đề văn. 
- Phần văn bản: 
+ Học sinh tìm kiếm thông tin tác giả. 
 + Hình ảnh tác giả hoặc tranh ảnh khác có liên quan đến nội dung bài học. 
+ Có thể là một đoạn phim, đoạn nhạc minh họa cho bài học. 
Bước 1/ Giáo viên phân nhóm theo từng tổ 
Bước 2/ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin bài học 
 Sau mỗi tiết học Ngữ văn đều có phần hướng dẫn về nhà. Giáo viên sẽ 
định hướng cho học sinh để soạn bài bằng phần Word hay bài trình chiếu Power 
Point. 
Ví dụ: Khi dạy tiết 60 “Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học” 
(áp dụng cho đối tượng 2 ) 
Gv yêu cầu mỗi tổ tự thảo luận nhóm ở nhà để lập dàn bài cho đề văn: 
 + Nhóm 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh. 
 + Nhóm 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh. 
 Sau khi các em thảo luận nhóm xong sẽ đánh máy dàn bài vào đó vào 
phần Word, tới tiết luyện nói đại diện nhóm sẽ lên thực hiện. 
Ví dụ: Khi dạy tiết 93 Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả 
Phạm Văn Đồng ( áp dụng cho đối tượng 1), giáo viên yêu cầu: 
+ Tìm hiểu về tiểu sử của tác giả Phạm Văn Đồng. 
+ Sưu tầm ảnh tác giả Phạm Văn Đồng, một số hình ảnh tác giả tham gia 
hoạt động cách mạng, hình ảnh về đức tính giản dị của Bác Hồ. 
Bước 3/ Yêu cầu khi soạn thảo như sau: 
 - Dụng cụ: mỗi nhóm sẽ có 1 USP hoặc lập một Gmail riêng. 
 - Hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân do giáo viên yêu cầu cụ thể tùy bài. 
a/ Phần Word: 
 - Hình thức: Phông chữ, cỡ chữ, màu sắc, khoảng cách dòng, căn lề phù hợp 
và đúng chuẩn kiến thức giáo viên Tin học đã cung cấp. 
 - Nội dung: đúng yêu cầu kiến thức bài học, không sai chính tả 
b/ Phần Power Point: 
- Dùng một màu nền duy nhất - Các slide màu sắc phải hài hòa 
- Phông chữ Times New Roman - Cỡ chữ 24-28 
- Hiệu ứng phù hợp - Đúng chính tả 
 - Hình ảnh mang tính giáo dục - Âm thanh vừa phải 
Bước 4/ Giáo viên nhận bài của học sinh 
 - Thời gian trước 2 ngày 
 - Giáo viên sẽ kiểm tra những nội dung và hình ảnh của học sinh đảm bảo 
tính giáo dục và đúng pháp luật. 
 - Những bài làm có nội dung sai lệch hoặc hình ảnh không mang tính giáo 
dục giáo viên sẽ thông báo cho học sinh sửa lại. 
Bước 5/ Học sinh thực hiện trên lớp 
Tiết 60 : Tập làm văn 
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 
 - Đại diện 2 nhóm sẽ trình bày ở phần 2: Thực hành trên lớp 
 - Thời gian trình bày mỗi tổ 10 phút 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
Em Nguyễn Tố Uyên 7A2- Nhóm 1 
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Em Nguyễn Tiến Đạt 7A2- Nhóm 2 
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
Tiết 93: Văn bản 
 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ ( Phạm Văn Đồng) 
 - Giáo viên gọi đại diện lớp 1 học sinh trình bày phần I: Giới thiệu tác giả, tác 
phẩm. 
 - Thời gian trình bày 5 phút 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
Em Bùi Phước Minh Trung đại diện tập thể 7A1 trình bày tiểu sử tác giả Phạm 
Văn Đồng và những trang phục giản dị của Bác Hồ 
Bước 6: Nhận xét của các bạn và giáo viên 
- Ưu điểm: 
+ Phần trình bày có sự đầu tư về thời gian, kiến thức 
+ Nội dung kiến thức đưa vào phù hợp 
+ Hình ảnh trực quan, sinh động 
+ Hiệu ứng, cỡ chữ, phông nền tương đối phù hợp 
+ Tác phong linh hoạt trong việc sử dụng CNTT và thuyết trình 
- Hạn chế: Chú ý màu chữ cần tương thích với phông nền. 
IV/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 Ngày sáng kiến được áp dụng chính thức: ngày 01 tháng 12 / 2018 
 Phạm vi áp dụng sáng kiến: Học sinh các khối tại trường THCS Lộc 
Tấn. 
 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
 + Học sinh tự tìm hiểu bài sẽ nhớ lâu, khắc sâu kiến thức hơn giáo viên cung 
cấp một chiều. 
 + Qua việc tìm tòi giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm, về nội 
dung bài học và nhớ kiến thức lâu hơn. 
 + “Học” đi đôi với “hành” tạo được hứng thú cho học sinh yêu thích môn học 
hơn vì được tự mình trải nghiệm, khám phá bài học và được thể hiện bản thân 
mình trước lớp. 
 + Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình 
tự tìm tòi kiến thức, có ý thức trách nhiệm trong việc học tập của bản thân. 
 + Hình thành cho các em những kĩ năng trao đổi, tranh luận, phân tích, tổng 
hợp, xử lý thông tin về một vấn đề. 
 + Rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin, khả năng thuyết trình của học sinh. 
 + Đẩy mạnh quá trình tiếp cận và phổ cập công nghệ thông tin cho mọi đối 
tượng học sinh. 
 + Việc học nhóm còn có tác dụng giúp các em hòa đồng, cởi mở và đoàn kết 
tập thể hơn. 
 + Phương pháp học nhóm bằng cách sử dụng công nghệ thông tin có ích này 
mang lại tính giáo dục cao cho các em. Hướng cho các em tiếp cận và sử dụng 
công nghệ thông tin có hiệu quả, tránh xa được những tệ nạn xã hội. 
 Qua quá trình thực nghiệm tôi thấy giờ học Ngữ văn học sinh rất yêu thích, 
chất lượng bộ môn được cải thiện cao hơn. 
 Lộc Tấn, ngày 12 tháng 03 năm 2019 
 Thủ trưởng Đơn vị Người viết 
 nhận xét và xác nhận 
 Đinh Thị Thanh Mỹ 

File đính kèm:

  • pdfsang kien Giai phap giup hoc sinh ung dung cong nghe thong tin vao mon Ngu van bac Trung hoc co so_1.pdf
Sáng Kiến Liên Quan