Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi D3 sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường Mầm non Đại Lai

- Là một giáo viên trẻ nên đôi lúc chưa thật sự khéo léo và linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức các hoạt động để lôi cuốn hấp dẫn trẻ, chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới trong chăm sóc giáo dục trẻ.

- Khả năng nhận thức của trẻ là không đồng đều, có một số trẻ còn chưa biết nói hoặc nói chưa rõ từ nên sẽ gây khó khăn cho trẻ trong việc thể hiện ý muốn của mình với cô giáo.

- Trẻ quen được sự bao bọc của gia đình nên chưa tự lập một số thói quen tự phục vụ đơn giản: chưa tự xúc cơm, chưa tự đi vệ sinh.

- Trẻ lớp tôi ở nhà chủ yếu ở với ông bà nên việc tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không theo một quy củ nào. Trẻ có thể được ăn uống vui chơi hoạt động mọi nơi, mọi thời điểm bất kỳ. Mặt khác ở lớp khi tiếp xúc môi trường mới được chăm sóc nuôi dưỡng theo chế độ mới trẻ lạ lẫm, chưa quen nên có các hành vi chống đối như: thường xuyên khóc, nôn trớ, không ăn uống, không chịu ngủ trưa, đặc biệt vì là lứa tuổi nhà trẻ nên trẻ thường có hiện tượng “khóc dây chuyền” chỉ cần một trẻ khóc là các trẻ khác dù đã nín nhưng sẽ nhớ ra đang ở nơi xa lạ rời xa vòng tay bố mẹ mà khóc theo. Hay là việc trẻ thường xuyên nghỉ học, khó gần, nhiều trẻ chậm nói, chưa nói được do đó việc giao tiếp với trẻ còn khó khăn.

- Các bậc phụ huynh trẻ tuổi chiếm 70%, phần lớn mới lập gia đình đều trong độ tuổi lao động đưa đón con toàn giao ông bà, cô chú cậu gì, nên việc phối hợp cô và phụ huynh trong chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh còn vì hoàn cảnh công việc phải công tác xa nhà để con cho ông, bà, cô, chú, chính vì thiếu sự quan tâm chăm sóc trực tiếp của bố, mẹ nên ít nhiều trẻ sẽ thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm chăm sóc.

 

docx30 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi D3 sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 UBND HUYỆN GIA BÌNH
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 SÁNG KIẾN 
 ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH
 TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI D3 SỚM 
 THÍCH NGHI VỚI CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM 
 NON ĐẠI LAI
 Tác giả: Vũ Thị Khuyên
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Đại Lai
 Bộ môn (chuyên ngành): Giáo dục mầm non
 Đại Lai: Tháng 10 năm 2023
 3
 Mẫu 02/SK
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi D3 sớm thích 
nghi với chế độ sinh hoạt ở trường Mầm non Đại Lai”.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
 Tháng 8 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023.
 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có):
 Không
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: 
 Không (Vì đây là lần đầu bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này).
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: 
 Giúp trẻ sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non.
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: 
 Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh để phối hợp trong việc giúp trẻ 
thích nghi chế độ sinh hoạt ở trường mầm non, trẻ ham thích đến lớp. Điều đó đã 
mang lại hiệu quả phụ huynh tin tưởng, yêu quý cô thường xuyên đưa trẻ đi học 
đầy đủ chuyên cần
 7. Nội dung:
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 Biện pháp 1: Tạo niềm tin sự an toàn cho trẻ và phụ huynh
 Đối với phụ huynh cô tạo niềm tin bằng cách:
 Nhẹ nhàng, lịch sự, cởi mở, gần gũi, giao tiếp thân thiện tạo dựng mối quan hệ 
thân thiết với phụ huynh, để phụ huynh an tâm giao con cho cô tuyên truyền tới 5
 Chơi với đồ chơi, hoạt động theo ý thích: Khi dắt trẻ trở vào lớp, cô cùng trẻ 
dạo quanh lớp, gợi hỏi trẻ những đồ vật, đồ chơi này tên là gì để trẻ trả lời, nếu 
trẻ trả lời không được hoặc không thích trả lời, cô sẽ gợi ý và giúp trẻ trả lời.
 Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo thêm nhiều góc chơi: góc thiên nhiên, góc 
thư viện, góc tạo hình, góc chơi thao tác vai, góc âm nhạc có nhiều đồ dùng đẹp 
mắt để lôi cuốn trẻ.
 Trong hoạt động ăn ngủ của trẻ: Đa số trẻ chưa thích ứng được chế độ ăn 
ngủ tại trường mầm non. Vì vậy bản thân tôi đầu tiền là cần chuẩn bị đầy đủ đồ 
dùng phục vụ hoạt động ăn, ngủ và tâm thế của trẻ. 
 Trong giờ ăn bạn Khôi không ăn cơm tôi gọi điện trực tiếp trao đổi với bố mẹ 
Khôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao cháu không chịu ăn trưa. Khi biết được nguyên 
nhân ở nhà Khôi thường xuyên ăn cháo chưa thích nghi được thói quen ăn trưa 
bằng cơm tại trường tôi lấy cháo riêng cho cháu Khôi ăn.
 Đối với việc cho trẻ ngủ: Khi đi ngủ có một số trẻ khóc không chịu ngủ. Tôi 
không ép trẻ ngủ ngay, mà nhẹ nhàng đến bên bế trẻ vào lòng, và thì thầm vào tai 
trẻ “Con đừng khóc để các bạn ngủ nhé, nếu con khóc các bạn sẽ không ngủ được” 
sau khi trẻ nín khóc tôi cho trẻ ngồi bên cạnh các bạn ngủ và kể truyện cho trẻ 
nghe để trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ.
 Chơi tập buổi chiều: Tôi sẽ cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, hoạt động vệ sinh, 
thực hiện sách chủ đề hoặc ôn lại các hoạt động trong chủ đề. Sau đó tôi cho trẻ 
uống sữa và cho trẻ đi vệ sinh.
 Trả trẻ: Tôi sẽ trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình một ngày của trẻ để 
phụ huynh tin tưởng khi giao con cho cô.
 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động mới lạ hấp dẫn
 Để tạo sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia hợp tác với cô trong các hoạt 
động và thích đi học cô cần chuẩn bị.
 + Chuẩn bị đồ dùng chu đáo, cẩn thận, đẹp mắt, sinh động, sử dụng các nguyên 
vật liệu trong thiên nhiên an toàn gần gũi mới lạ, đẹp hấp dẫn ánh nhìn của trẻ. 7
các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng đi học chuyên cần, phối hợp động viên hỗ 
trợ những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để trẻ đi học chuyên cần hơn.
 * Kết quả của sáng kiến: Đóng góp thêm tài liệu cho giáo viên trong trường, 
ngành để chị em tham khảo.
 * Kết quả trên trẻ khi được áp dụng sáng kết đạt kết quả cao cụ thể:
 - Trẻ có thói quen ngủ trưa, trẻ có thói quen đi bô, trẻ có thói quen ngồi vào 
bàn ghế thực hiện các hoạt động ăn, uống, học tập chiếm từ 94% đến 100%
 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:
 Giải pháp đã được áp dụng tại lớp 24-36 tháng D3 đã mang lại hiệu quả rất tốt. 
Giúp trẻ có thói quen đi vệ sinh, ngủ trưa đúng giờ, trẻ biết ngồi vào bàn thực hiện 
các hoạt động ăn, uống, học.
 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến 
 * Kinh tế, xã hội:
 - Không mất nhiều kinh phí trong việc mua tài liệu tham khảo. Các giải pháp 
dễ thực hiện, không tốn kém mà đem lại hiệu quả giáo dục cao
 - Với trường, ngành:
 Bản sáng kiến kinh nghiệm này đã đóng góp thêm tài liệu nghiên cứu cho nhà 
trường, cho ngành giáo dục để tìm ra một số biện pháp mang tính khả thi nhằm 
nâng cao cho trẻ kỹ năng sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường Mầm non.
 - Với bản thân: Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc rèn trẻ có kỹ năng thích 
nghi với chế độ sinh hoạt ở trường Mầm non.
 * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và 
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên)
 Nguyễn Thị Ngời Vũ Thị Khuyên 9
 Phần 1. MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến:
 - Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên 
của nhân cách con người. Để thực hiện tốt mục tiêu đó trẻ cần được chăm sóc, 
giáo dục, nuôi dưỡng, rèn luyện thông qua chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở 
trường mầm non. Trong đó việc chăm sóc giáo dục cho trẻ 24-36 tháng tuổi sớm 
thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non là vấn đề hết sức quan trọng.
 - Do chế độ sinh hoạt ở trường và ở nhà khác nhau hoàn toàn nếu ở nhà, trẻ 
được ông bà bố mẹ anh chị chăm sóc nuôi dưỡng theo một chế độ không nhất 
định, việc tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, chơi không tuân theo một giờ giấc 
khoa học nào cả miễn sao sự sắp xếp thời gian đó thuận tiện cho công việc của 
người lớn. Thì chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ 24 - 36 tháng ở trường mầm non 
được tổ chức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, qua 
đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích 
cực.
 - Năm học 2023-2024 tôi được phân cồng chủ nhiệm nhóm lớp 24-36 tháng 
tuổi D3. Qua quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy trẻ đầu năm học chưa 
có thói quen nề nếp trong sinh hoạt, chưa hoà nhập được với bạn bè, chưa mạnh 
dạn tham gia các hoạt động tập thể do cô tổ chức. Làm sao để trẻ thích nghi được 
với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non, và mỗi ngày đến trường là một ngày vui, 
để phụ huynh yên tâm, tin tưởng đưa con tới trường đó là trăn trở của tôi và yêu 
cầu đặt lên hàng đầu đó là bản thân tôi phải thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hàng 
ngày cho trẻ. Muốn làm được điều đó đầu tôi phải hiểu chế độ sinh hoạt ở trường 
mầm non là gì?
 - Chế độ sinh hoạt ở trường mầm non là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các 
hoạt động trong ngày ở nhà trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ 
từ đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kĩ năng sống 
tích cực là yếu tố thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp giúp trẻ 24-
36 tháng tuổi D3 sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non Đại Lai”. 11
 Phần 2. NỘI DUNG
 Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT 
ĐỘNG GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI D3 SỚM THÍCH NGHI VỚI CHẾ 
ĐỘ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI
 Trường mầm non Đại Lai là một ngôi trường công lập, thuộc sự quản lý của 
phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình. Trải qua rất nhiều giai đoạn phát 
triển, hiện tại trường mầm non Đại Lai là một ngôi trường khang trang và sạch 
đẹp, đi đầu về cơ sở vật chất trong bậc học mầm non của huyện Gia Bình. Tuy 
nhiên với thực trạng đó, trường mầm non Đại Lai có những mặt ưu điểm và hạn 
chế sau:
 a. Thuận lợi:
 - Trường được thành lập năm 1992. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp 
đỡ của các cấp lãnh đạo, Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ 
nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học 
khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời 
như các đồ dùng, máy tính, ti vi... Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò 
trên lớp.
 - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực 
và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi 
sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo 
viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà 
trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học 
tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình 
độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn, sáng tạo trong các 
hoạt động.
 - Bản thân là giáo viên lớp 24-36 tháng tuổi D3, tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt 
tình trong công tác. Đồng thời trẻ đi học đều giúp quá trình học tập và rèn luyện 
được thường xuyên. 13
ngồi vào bàn ghế để thực hiện các hoạt động ăn, uống, học tập, chưa thích nghi 
với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
 Bảng tự khảo sát về khả năng thích nghi với chế độ sinh hoạt của trẻ 
trước khi áp dụng biện pháp:
 Đạt Chưa đạt
 TT Nội dung khảo sát
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 Trẻ có thói quen ngủ trưa 5/18 27.78% 13/18 72.22%
 1
 2 Trẻ có thói quen đi vệ sinh 7/18 38.89% 11/18 61.11%
 Trẻ có thói quen ngồi vào 
 bàn ghế để thực hiện các 6/18 33.33% 12/18 66.67%
 3 hoạt động ăn, uống, học tập
 + Nhìn vào số liệu khảo sát số trẻ có thói quen ngủ trưa chiếm tỷ lệ thấp 5/18 
cháu chiếm 27.8% bởi vì ở nhà trẻ đang được ngủ với ông, bà, bố, mẹ,.. chăm sóc 
với chế độ ăn, ngủ, sinh hoạt tuỳ tiện không có giờ giấc cố định. Nay tới lớp trẻ 
lạ lẫm với cô và các bạn, luôn cảm thấy bất an, lo sợ, cảm giác nhớ nhà là nguyên 
nhân chính dẫn đến trẻ có các biểu hiện không ngủ trưa khóc đòi về mẹ. 
 + Số trẻ biết đi vệ sinh cũng chưa nhiều chiếm 7/18 trẻ đạt 38.9% chính vì sự 
tiện lợi của bỉm với suy nghĩ cứ cho trẻ mặc bỉm cho sạch sẽ, tiết kiệm thời gian 
của người lớn nên bố, mẹ, ông, bà,không tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đây 
là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ chưa có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định 
khi có nhu cầu.
 + Trẻ biết ngồi vào bàn ghế để ăn uống, chơi, học tập đạt tỉ lệ 33.3% thấp, bởi 
vì trẻ ở nhà các hoạt động ăn uống, vui chơi tự do, tổ chức tùy tiện ở mọi lúc mọi 
nơi, mọi thời điểm, vị trí bất kì tùy ý. Vì vậy mới đi học lần đầu nên trẻ chưa biết 
làm quen với nề nếp trong lớp học, chưa biết cách phối hợp với cô giáo để ngồi 
vào bàn ngay ngắn thực hiện các hoạt động ăn uống, học tập

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuo.docx
Sáng Kiến Liên Quan