Đơn công nhận Sáng kiến Xây dựng một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh Lớp 2 thông qua tiết hoạt động trải nghiệm bộ sách Chân Trời sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học nhằm bước đầu hình thành và phát triển cho HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) được quy định trong Chương trình tổng thể.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học đã xác định: hình thành cho học sinh thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà cũng như ở trường, ở địa phương; có trách nhiệm tuân thủ các nội quy, quy định; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Hoạt động trải nghiệm được phát triển theo 4 mạch hoạt động, ở mỗi mạch hoạt động lại được tiếp tục phát triển thành các nhánh nhỏ, cụ thể:

– Hoạt động hướng vào bản thân gồm: Hoạt động khám phá bản thân và hoạt động rèn luyện bản thân;

– Hoạt động hướng đến xã hội gồm: Hoạt động chăm sóc gia đình, Hoạt động xây dựng nhà trường và Hoạt động xây dựng cộng đồng;

– Hoạt động hướng đến tự nhiên gồm: Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường;

- Hoạt động trải nghiệm đã xác định 4 loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ.

– Tổ chức hoạt động nhóm gắn với giao nhiệm vụ cho cá nhân và nhóm rõ ràng. – Hướng dẫn hành vi cụ thể để HS tạo được sản phẩm của cá nhân/nhóm.

– Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề.

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Xây dựng một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh Lớp 2 thông qua tiết hoạt động trải nghiệm bộ sách Chân Trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Đồng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Trình Tỷ lệ 
 Ngày, 
Số Chức độ (%) 
 Họ và tên tháng, Nơi công tác
TT danh chuyên đóng 
 năm sinh
 môn góp
 Trường Tiểu học Tân 
 Đinh Thị Giáo Đại học 
1 05/07/1981 Đồng, huyện Bù Đăng, 100%
 Quế viên sư phạm
 tỉnh Bình Phước
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Xây dựng một số phương pháp, hình 
thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 2 thông qua tiết 
hoạt động trải nghiệm bộ sách Chân Trời sáng tạo”
Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Thị Quế.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2022
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Đối tượng đề nghị công nhận sáng kiến (loại hình sáng kiến):
 Giải pháp tác nghiệp môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 bộ sách Chân trời sáng 
tạo.
4.2. Mô tả tính mới của sáng kiến:
 Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học nhằm bước đầu hình thành và phát 
triển cho HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt 
động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát 
triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm) và năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn 
đề và sáng tạo) được quy định trong Chương trình tổng thể. 
 Mục tiêu cụ thể của Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học đã 
xác định: hình thành cho học sinh thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống 
hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà 
cũng như ở trường, ở địa phương; có trách nhiệm tuân thủ các nội quy, quy định; 
biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp ứng 
xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành năng lực giải quyết vấn đề. 
 3
Các hoạt động chính
 Quy trình tiết hoạt động trải nghiệm Cấu trúc chủ đề hoạt động
 của SGK Hoạt động trải nghiệm 
 Mở đầu Nhận diện – Khám phá
 Kiến thức mới Tìm hiểu – Mở rộng
 Luyện tập
 Thực hành – Vận dụng
 Vận dụng
 Đánh giá – Phát triển
4.3. Mô tả các bước thực hiện sáng kiến
 5
 Thông qua trò chơi này giúp cho các em củng cố được tinh thần đoàn kết, 
tự tin, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
4.3.2. Sắm vai 
Sắm vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách 
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp 
học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ 
thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần 
chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. 
Trong sắm vai, học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày 
tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Phương 
pháp sắm vai gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc 
sáng tạo của học sinh, đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh 
theo chuẩn mực, từ đó góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập, 
rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống cho học sinh. 
Sắm vai còn giúp học sinh nhập vai, diễn tả thái độ, ý kiến của người mà mình 
nhập vai, rèn thái độ, kĩ năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, chủ 
động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử lí mới. Thông qua sắm 
vai, học sinh được tập dượt qua những tình huống, phát huy tính chủ động sáng 
tạo, tập phân tích, đánh giá lợi ích của từng giải pháp, so sánh, lựa chọn để có 
được những kĩ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
 7
muốn thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan 
trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức Hoạt động 
trải nghiệm. 
Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi là nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách 
chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu 
về vui chơi giải trí của học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; 
phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi 
dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình 
nhận thức. 
Hội thi - cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi 
vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, 
thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi 
học tập, hội thi học sinh thanh lịch, có nội dung giáo dục về một chủ đề nào 
đó. 
Hội thi - cuộc thi có khả năng thu hút sự tham gia của tất cả học sinh trong nhà 
trường, từ cá nhân đến nhóm hay tập thể với các quy mô tổ chức khác nhau: quy 
mô lớp, quy mô khối lớp hoặc quy mô toàn trường. Hội thi - cuộc thi cũng có thể 
huy động sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng như các nghệ nhân, 
những người làm công tác xã hội hay các tổ chức đoàn thể: Đoàn Thanh niên 
phường (xã), Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hay cán bộ, nhân viên các cơ quan 
y tế, công an, bộ đội,... 
Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có 
thể được tổ chức dưới hình thức hội thi - cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức 
hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc 
thi mới hấp dẫn. 
Khi tổ chức hội thi - cuộc thi nên kết hợp với các hình thức tổ chức khác (văn 
nghệ, trò chơi, vẽ tranh...) để cuộc thi - hội thi phong phú, đa dạng, thu hút 
được nhiều học sinh tham gia hơn. 
 9
tiếp xúc, khám phá các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hoá, công trình, nhà 
máy hoặc một địa danh nổi tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học 
tập,... giúp các em có được những kiến thức, kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô 
hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, có thể áp dụng vào 
cuộc sống của chính các em. 
 Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho học sinh được 
giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp 
các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, hiểu được các giá trị 
truyền thống và hiện đại. 
 Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh 
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; giáo dục truyền thống 
cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu 
niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ 
chức ở nhà trường phổ thông là: 
– Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá; 
– Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; 
– Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; 
– Tham quan các Viện bảo tàng; 
– Tham quan du lịch truyền thống; 
– Dã ngoại theo các chủ đề học tập; 
– Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo. 
Tham quan, dã ngoại là hoạt động thu hút đông đảo học sinh tham gia bởi tính 
lãng mạn, mang màu sắc vui chơi của nó. Tham quan, dã ngoại là điều kiện và 
môi trường tốt cho các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng 
tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ 
hội để các em thực hiện nguyên lí giáo dục “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn 
 11
 8.1. Đánh giá của cô Bùi Thị Hằng - giáo viên chủ nhiệm lớp 2.5 trường Tiểu học 
Tân Đồng:
 Sáng kiến của cô Đoàn Thị A “Xây dựng một số phương pháp, hình thức tổ 
chức hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 2 thông qua tiết hoạt động 
trải nghiệm bộ sách Chân Trời sáng tạo”. Tôi nhận thấy chất lượng môn Hoạt động 
trải nghiệm lớp tôi được nâng cao, học sinh đã biết hình thành năng lực ngôn ngữ, 
năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Bùi Thị Hằng
 8.2. Đánh giá của cô Nông Thị Nguyệt - giáo viên chủ nhiệm lớp 2.4 trường Tiểu 
học Tân Đồng:
 Sáng kiến của cô Đoàn Thị A “Xây dựng một số phương pháp, hình thức tổ 
chức hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 2 thông qua tiết hoạt động 
trải nghiệm bộ sách Chân Trời sáng tạo”. Tôi nhận thấy học sinh hào hứng, yêu thích 
môn học hơn. 
 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 (Ký, ghi rõ họ tên)
 Nông Thị Nguyệt
 8.3. Đánh giá của Trường Tiểu học Tân Đồng:
 Sáng kiến : “Xây dựng một số phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động 
nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 2 thông qua tiết hoạt động trải nghiệm bộ 
sách Chân Trời sáng tạo” của giáo viên Đoàn Thị A đã áp dụng vào thực tiễn, góp 
phần phát huy tốt các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và 
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 Sáng kiến này giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh tích cực, tự tin và tiến bộ. 
Phù hợp với mục tiêu giáo dục. Có thể áp dụng rộng rãi trong toàn trường.
 TRƯỜNG TH TÂN ĐỒNG
 HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Thanh Mai

File đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_sang_kien_xay_dung_mot_so_phuong_phap_hinh_thu.docx
Sáng Kiến Liên Quan