Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh

- Tư duy

Có nhiều cách định nghĩa về tư duy:

Theo M. N. Sacdacop: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và

hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được”.

Hay: “Tư duy là một quá trình tâm lí mà nhờ đó con người phản ánh được các đối tượng và hiện tượng của hiện thực thông qua những dấu hiệu bản chất của chúng, đồng thời con người vạch ra được những mối liên hệ khác nhau trong mỗi đối tượng, hiện tượng và giữa các đối tượng, hiện tượng với nhau”.

Khổng Tử (551÷479-TCN) đã nói: “Vật có bốn góc, dạy cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa”. Điều đó chứng tỏ từ xa xưa người ta đã chú trọng tới việc rèn tư duy trong dạy học.

Năng lực tư duy

Năng lực tư duy là một khả năng, một phẩm chất tâm sinh lý của óc người, vừa như là cái tự nhiên bẩm sinh, “sẵn có”, vừa như là sản phẩm của lịch sử, hơn nữa là sản phẩm của lịch sử phát triển xã hội. Cái vốn có tự nhiên ấy thông qua rèn luyện trong thực tiễn mới trở nên một sức mạnh thật sự có hiệu quả của con người và xã hội. Năng lực tư duy là sản phẩm của quá trình phát triển ngày càng cao yếu tố tự nhiên, lịch sử của con người và nhân loại. Nói cách khác, năng lực tư duy ngày càng được

nâng cao theo sự phát triển của con người và lịch sử. Nhưng đó không phải là một quá trình tự phát, mà là cả một quá trình tự giác. Nghĩa là con người tự giác rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy của mình.

Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lý tình huống trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. Cần phải nhận thức rằng hoạt động của tư duy không thể tách rời yếu tố cảm xúc, ý chí ở tầng vô thức và hữu thức. Cảm xúc không phải là tri thức, nhưng lại là một yếu tố cần thiết cấu thành và là môi trường xúc tác của quá trình tư duy.

Năng lực tư duy của con người như bao gồm cả yếu tố bẩm sinh. Thực tế đã chứng minh, yếu tố bẩm sinh có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ ở dạng khả năng, có thể rèn luyện nâng cao, phát huy được, vì nếu không có tác nhân xã hội thì sẽ mai một dần. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác tập luyện mà có”.

 

doc106 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Sở
 Chúng tôi ghi tên dưới đây:
 TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%)
 năm sinh chuyên đóng góp
 môn vào việc
 tạo ra sáng
 kiến
 1 Lê Chí Hoan 16/06/1982 Trường THPT Tổ phó Thạc Sĩ 50%
 Bình Minh chuyên môn
 2 Đinh Hoàng Đạo 12/02/1978 Trường THPT Phó Hiệu Thạc Sĩ 30%
 Bình Minh Trưởng
 3 Nguyễn Thọ Lộc 07/02/1986 Trường THPT Giáo viên Cử nhân 20%
 Bình Minh
 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Sử dụng hệ thống bài tập 
hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh"
 Lĩnh vực áp dụng: Môn Hóa học THPT
 2. Nội dung
 a. Giải pháp cũ thường làm:
 - Chi tiết giải pháp cũ: Trước đây, các tiết luyện tập, tiết tự chọn và tiết kiểm tra 
trong chương trình phổ thông được GV thiết kế theo phân phối chương trình chung. Mỗi 
tiết học được thiết kế với thời lượng 45 phút phải đảm bảo các thành tố sau
 1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện được kỹ thuật các nội dung học và đạt được 
thành tích quy định theo mục tiêu đã đề ra
 2) Nội dung: Học sinh học các nội dung quy định sẵn, và phát triển theo các kiến 
thức đã được truyền thụ một cách thụ động, bài bản không gắn với các tình huống thực 
tế để xử lý.
 3) Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 Phương pháp dạy học: Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh và GV đóng 
vai trò trung tâm. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức đã được quy định sẵn.
 Kĩ thuật dạy học: Giáo viên làm mẫu phân tích, hướng dẫn học sinh luyện tập 
theo các phương pháp truyền thống
 4) Phương tiện và cơ sở vật chất: Sử dụng các phương tiện sẵn có trong nhà 
trường để dạy học.
 5) Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá dựa trên tiêu chí có sẵn, và chỉ yêu cầu học sinh 
tái hiện lại hình thức và kiến thức đã được học
 Như vậy sẽ không phát huy được hết năng lực tư duy sáng tạo của HS
 - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Qua tìm hiểu, điều tra 
chúng tôi thấy rằng đa số GV đã chú ý đến việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy nâng cao theo sự phát triển của con người và lịch sử. Nhưng đó không phải là một quá 
trình tự phát, mà là cả một quá trình tự giác. Nghĩa là con người tự giác rèn luyện, nâng 
cao năng lực tư duy của mình.
 Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, 
khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lý tình huống trong quá 
trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn. Cần phải nhận thức 
rằng hoạt động của tư duy không thể tách rời yếu tố cảm xúc, ý chí ở tầng vô thức và 
hữu thức. Cảm xúc không phải là tri thức, nhưng lại là một yếu tố cần thiết cấu thành và 
là môi trường xúc tác của quá trình tư duy.
 Năng lực tư duy của con người như bao gồm cả yếu tố bẩm sinh. Thực tế đã 
chứng minh, yếu tố bẩm sinh có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ ở dạng khả năng, có 
thể rèn luyện nâng cao, phát huy được, vì nếu không có tác nhân xã hội thì sẽ mai một 
dần. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên 
mà có, mà một phần lớn do công tác tập luyện mà có”.
 Các cấp độ của tư duy
 Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ 
nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương 
trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng 
để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi 
Benjamin S. Bloom (1956) , thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại 
Bloom (Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau:
 Biết (knowledge): Là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây, nghĩa là có 
thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến 
các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết.
 Thông hiểu (comprehension): Là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, được 
định nghĩa là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của tài liệu, có thể chuyển thông 
tin từ dạng này sang dạng khác (từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại), giải 
thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ 
quả hoặc ảnh hưởng).
 Vận dụng (application): Là cấp độ thấu hiểu cao hơn, là khả năng sử dụng các tài 
liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới, nghĩa là áp dụng các quy tắc, phương pháp, 
khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết để giải quyết một vấn đề nào đó bằng cách 
so sánh các phương án, phát hiện lời giải có sai lầm và chỉnh sửa được, giải quyết được 
tình huống mới, khái quát hóa, trừu tượng hóa tình huống quen thuộc sang tình huống 
mới phức tạp hơn.
 Phân tích (analysis): Thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp 
dụng, là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần sao cho có thể hiểu được các 
cấu trúc, tổ chức của nó, chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ 
phận, nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm, đòi hỏi thấu hiểu cả nội 
dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
 Tổng hợp (synthesis): Nhấn mạnh các hành vi mang tính sáng tạo, là khả năng 
sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới, có thể là một chủ đề 
hoặc bài phát biểu, một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu) hoặc một mạng lưới các 
quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin), đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình 
thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
 Đánh giá (evaluation): Là cấp bậc nhận thức cao nhất, là khả năng xác định giá 
trị của thông tin, tài liệu. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định, có thể là các Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm
 Tính các tham số đặc trưng:
 2
* Phương sai (Si ) và độ lệch chuẩn (S): Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu 
quanh giá trị trung bình cộng
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
* Hệ số biến thiên (V): Cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số 
biến thiên. Nghĩa là nhóm nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều 
hơn:
- Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy. 
* Chuẩn Studen’t (t)
Trong đó: X 1 và X 2 là điểm trung bình cộng của nhóm TN và nhóm ĐC 
 S1 và S2 là độ lệch chuẩn của nhóm TN và nhóm ĐC
 n1 và n2 là kích thước mẫu của nhóm TN và nhóm ĐC
 Sau đó so sánh giá trị tTN với tLT ( = 0,05 và f = n1 + n2 – 2)
 - Nếu tTN tLT chứng tỏ sự khác nhau giữa X 1 và X 2 do tác động của phương án 
thực nghiệm là có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05.
 - Nếu tTN < tLT chứng tỏ sự khác nhau giữa X 1 và X 2 do tác động của phương án 
thực nghiệm là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05.
 Kết quả thực nghiệm sư phạm
 Nhập các công thức tính vào bảng Excel ta có kết quả được ghi ở bảng sau:
 Bảng 1: Bảng mô tả số liệu thực nghiệm sư phạm
 Lớp PA TS Điểm xi
 HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 12A TN 50 0 0 0 0 1 3 11 16 12 5 2
 12B ĐC 50 0 0 1 1 4 6 15 14 7 2 0
 11A TN 49 0 0 0 1 2 8 12 14 8 3 1
 11B ĐC 50 0 0 0 2 4 12 15 11 5 1 0 Bảng 3: Bảng tần số lũy tích
 Lớp PA TS Điểm từ xi trở xuống
 HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 12A TN 50 0 0 0 0 1 4 15 31 43 48 50
 12B ĐC 50 0 0 1 2 6 12 27 41 48 50 50
 11A TN 49 0 0 0 1 3 11 23 37 45 48 49
 11B ĐC 50 0 0 0 2 6 18 33 44 49 50 50
 Bảng 4: Bảng tần suất lũy tích
 Lớp PA TS % điểm từ xi trở xuống
 HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 12A TN 50 0.0 0.0 0.0 0.0 2.0 8.0 30.0 62.0 86.0 96.0 100.0
 12B ĐC 50 0.0 0.0 2.0 4.0 12.0 24.0 54.0 82.0 96.0 100.0 100.0
 11A TN 49 0.0 0.0 0.0 2.0 6.1 22.5 46.9 75.5 91.8 98.0 100.0
 11B ĐC 50 0.0 0.0 0.0 4.0 12.0 36.0 66.0 88.0 98.0 100.0 100.0
 Dựa vào bảng tần số lũy tích ta có đồ thị đường lũy tích so sánh kết quả kiểm tra 
các lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:
 Hình 3: Đồ thị đường lũy tính so sánh HS 2 lớp 12 -Đồ thị các đường luỹ tích của nhóm TN luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ 
thị các đường luỹ tích của nhóm ĐC.
 - Điểm trung bình cộng của HS khối lớp TN luôn cao hơn so với điểm trung bình 
cộng của HS khối lớp ĐC.
 - Hệ số biến thiên (V) đều nhỏ hơn 30% chứng tỏ là độ dao động là đáng tin cậy. 
Hệ số biến thiên ở lớp TN nhỏ hơn so với hệ số biến thiên ở lớp ĐC cho thấy kết quả ở 
lớp TN đồng đều hơn.
- tTN > tLT chứng tỏ sự khác nhau giữa X TN và X DC do tác động của phương án thực 
nghiệm là có ý nghĩa với mức độ ý nghĩa 0,05.
 - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
 1) Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng BTHH có nhiều cách giải đa 
dạng phong phú để rèn tư duy cho HS ở trường THPT một cách có hệ thống.
 2) Đưa ra một số ý kiến về phương pháp sử dụng hệ thống BTHH có nhiều cách 
giải nhằm phát triển năng lực tư duy HS ở trường THPT.
 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
 - Hiệu quả kinh tế: Từ kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ xem 
xét các hoạt động của GV và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS, xem vở bài tập cho 
phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
 - Qua việc sử dụng BTHH thông qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tìm ra cách 
giải BTHH sẽ giúp HS thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho thấy 
chính người sử dụng bài tập mới làm cho bài tập có ý nghĩa thật sự.
 - Đã xây dựng được tiến trình luận giải giúp cho HS biết phải bắt đầu giải bài 
toán từ đâu, kịp thời bổ sung những lỗ hổng kiến thức, hiểu được từng từ, từng câu, từng 
khái niệm của bài toán, giúp HS vượt qua được những chướng ngại nhận thức.
 - HS ở khối lớp TN không chỉ phát triển được năng lực tư duy nhanh nhạy, sáng 
tạo mà còn rèn được cả cách nói và trình bày lập luận của mình một cách lôgic, chính 
xác, khả năng độc lập suy nghĩ được nâng cao dần.
 - Với HS các lớp ĐC gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài 
toán, hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống để giải vừa mất thời gian mà nhiều 
bài gặp bế tắc khó có thể giải được.
 - Năng lực tư duy của HS khối lớp TN cũng không rập khuôn máy móc mà linh 
hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài toán dưới nhiều góc độ và nhiều 
khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản.
 - Như vậy phương án TN đã nâng cao được năng lực tư duy của HS, khả năng 
làm việc độc lập vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán là 
những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán. Đề tài bước đầu xây dựng 
những bài toán nhỏ góp phần phát triển năng lực tư duy và bồi dưỡng trí thông minh. Sự 
tìm tòi sáng tạo cho HS, gây được không khí hào hứng trong quá trình học tập bộ môn.
 - Hiệu quả xã hội: Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau khi trao đổi 
với các GV tham gia TNSP, tất cả đều khẳng định sự cần thiết và hiệu quả của các

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_su_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_co.doc
Sáng Kiến Liên Quan