Đơn công nhận Sáng kiến Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường Phổ thông

Thay đổi phương pháp tiếp cận kiến thức của người học và phương pháp dạy học của người dạy bằng cách tạo ra các sân chơi nhỏ trong phạm vi lớp học.

* Người học:

Chuyển từ quá trình học tập thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng qua đó lĩnh hội kiến thức một cách chủ động tích cực.

Nội dung kiến thức không chỉ sử dụng trong các bài kiểm tra, các kì thi mà quan trọng hơn là học sinh còn có thêm hiểu biết những kiến thức thực tiễn để vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, phòng tránh được những tai nạn thương tâm cho mình, cho người thân và trở thành người có trách nhiệm với chính bản thân mình và với cộng đồng.

* Người dạy :

Vừa đóng vai trò là người thầy dạy kiến thức theo cách truyền thống vừa là đạo diễn đồng thời cũng là MC dẫn dắt chương trình. Làm trọng tài trong các tình huống tranh luận về kiến thức và dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức đó.

Người dạy trở nên gần gũi và là người bạn đồng hành trên con đường lĩnh hội kiến thức của học sinh.

 

doc86 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận Sáng kiến Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
 NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp tỉnh.
 Nhóm chúng tôi gồm:
 Ngày tháng Nơi công Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp vào 
TT Họ và tên Chức vụ
 năm sinh tác chuyên môn việc tạo ra sáng kiến
 THPT Gia Tổ trưởng
 1 Nguyễn Anh Hưng 28/12/1981 Đại học 22%
 Viễn B chuyên môn
 THPT Gia
 2 Trần Thị Dự 30/11/1986 Giáo viên Đại học 20%
 Viễn B
 THPT Gia
 3 Mai Châu Bình 17/9/1990 Giáo viên Thạc sỹ 22%
 Viễn B
 THPT Gia
 4 Nguyễn Thị Thanh Hòa 10/12/1987 Giáo viên Đại học 17%
 Viễn B
 THPT Gia
 5 Đinh Thị Hồng Nhung 28/10/1992 Giáo viên Thạc sỹ 19%
 Viễn B
 I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
 Giải pháp nâng cao ý thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn do hóa chất gây ra trong 
 đời sống thông qua dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
 Lĩnh vực áp dụng: Vận dụng kiến thức hóa học phổ thông để phòng tránh tai nạn do hóa chất 
 gây ra trong cuộc sống hàng ngày.
 II. Nội dung sáng kiến
 1. Giải pháp cũ thường làm
 - Về nội dung:
 Trong quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông, giáo viên thường dạy lần 
 lượt qua các mục: Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và 
 điều chế. Giáo viên ít nói hoặc nói ngắn gọn, không có dẫn chứng về những tính chất đó có 
 thể gây ra nguy hiểm gì cho con người và các loài sinh vật trên Trái Đất khi sử dụng hoặc 
 không may bị nhiễm phải. Dẫn đến người học không có khả năng phòng tránh những tai nạn 
 do hóa chất gây ra và thực tế cuộc sống đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do con 
 người thiếu hiểu biết về hóa chất. Chuyển từ quá trình học tập thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng 
qua đó lĩnh hội kiến thức một cách chủ động tích cực.
 Nội dung kiến thức không chỉ sử dụng trong các bài kiểm tra, các kì thi mà quan trọng 
hơn là học sinh còn có thêm hiểu biết những kiến thức thực tiễn để vận dụng vào giải quyết 
các vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, phòng tránh được những tai nạn thương tâm cho mình, 
cho người thân và trở thành người có trách nhiệm với chính bản thân mình và với cộng đồng.
 * Người dạy :
 Vừa đóng vai trò là người thầy dạy kiến thức theo cách truyền thống vừa là đạo diễn 
đồng thời cũng là MC dẫn dắt chương trình. Làm trọng tài trong các tình huống tranh luận về 
kiến thức và dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức đó.
 Người dạy trở nên gần gũi và là người bạn đồng hành trên con đường lĩnh hội kiến thức 
của học sinh.
 - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
 Xuất phát từ thực tế:
 - Do áp lực học tập và thi cử, nhiều học sinh bị căng thẳng, stress thậm chí là trầm cảm. 
Nên giáo viên cần thiết phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá để học 
sinh hào hứng, vui vẻ, chủ động trong học tập qua đó lĩnh hội kiến thức quan trọng, cần thiết 
một cách nhẹ nhàng.
 - Do nhiều người chưa đủ kiến thức, kĩ năng phòng tránh những tai nạn thương tích do
hóa chất gây ra nên ngày càng nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến hóa chất xảy ra gây 
hậu quả nghiêm trọng.
 Để giải quyết hai vấn đề trên chúng tôi đã thay đổi hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra 
đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, và phát triển các năng lực cốt lõi 
của học sinh làm cho học sinh ngày càng yêu thích, hứng thú với môn học. Học không chỉ lấy 
kiến thức thi cử mà còn vận dụng kiến thức đó để phòng tránh những tai nạn, những hiểm họa 
trong đời sống do hóa chất gây ra. Bằng các giải pháp cụ thể:
 + Một là về hình thức tổ chức:
 Giáo viên tổ chức các trò chơi vui nhộn đang được yêu thích trên truyền hình như: Đuổi 
hình bắt chữ, rung chuông vàng, trò chơi ô chữ, hỏi xoáy đáp xoay biến quá trình học tập 
thụ động, căng thẳng thành quá trình vui chơi hào hứng. Trong quá trình tổ chức trò chơi, 
giáo viên hài hước, nhẹ nhàng dẫn dắt học sinh học tập lĩnh hội kiến thức để đối với mỗi học 
sinh có thế tự ý thức được trách nhiệm của bản thân mình với những người xung quanh và Vấn đề 9: Đề phòng cháy nổ chất khí có trong bóng bay đồ chơi
 Vấn đề 10: Ứng dụng và cảnh báo khi sử dụng axit sunfuric
 Vấn đề 11: Phòng tránh cháy nổ khí gas
 Vấn đề 12: Phòng tránh tác hại của thuốc lá
-Ở mỗi vấn đề trên chúng tôi đã xây dựng
 1. Hình thức tiếp cận kiến thức:
 Thiết kế loại trò chơi gì được áp dụng để chuyển tải nội dung về những vụ tai nạn do 
hóa chất gây ra trong đời sống
 2. Phạm vi sử dung: Với vấn đề được đưa ra chúng ta có thể dùng trong những tiết học 
nào, phần nào trong mỗi bài lên lớp hàng ngày.
 3. Nội dung.
 Nội dung câu hỏi từ đó dẫn dắt vào những vụ tai nạn kinh hoàng do hóa chất gây ra gây 
ra làm học sinh sợ hãi từ đó tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn đó và những sơ cứu ban đầu.
 III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt 
 được 1. Hiệu quả kinh tế:
 Nếu không có kỹ năng phòng tránh tai nạn do sử dụng các hóa chất trong cuộc sống 
hàng ngày thì hậu quả xảy ra là vô cùng thảm khốc. Nạn nhân mất rất nhiều tiền để điều trị 
bệnh hoặc nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
 Học sinh có khả năng phòng tránh những tai nạn, những mối hiểm họa xảy ra trong 
đời sống góp phần bảo vệ sức khỏe đặc biệt là tính mạng cho mình và người thân.
 Học sinh có động lực học tập và tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực nên sẽ 
nhớ kĩ và hiểu sâu hơn thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức nhất là phần lí thuyết trong các 
câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp theo mẫu đề thi THPT QG hiện nay. Do vậy khả năng đỗ vào 
các trường đại học cao đẳng của năm thi đầu tiên sẽ cao hơn, tiết kiệm được thời gian và chi 
phí so với những học sinh phải thi nhiều lần.
 Sáng kiến của chúng tôi là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình 
giảng dạy môn hóa THPT, tiết kiệm thời gian để tra cứu các nguồn thông tin trên internet, 
báo đài
 2. Hiệu quả xã hội:
 Những kiến thức phòng chống tai nạn khi sử dụng hóa chất hàng ngày sẽ hạn chế 
những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, giúp xã hội bớt đi những mảnh đời bất hạnh, bớt đi 
những đứa trẻ mô côi, những người mẹ già không nơi nương tựa. 5. Em có muốn tiếp tục học tập Có Không
 môn hóa học theo hình thức (78/80) (10/80)
 dạy học này không? 97,50% 2,50%
 6. Sau khi học xong bài, em có Có Không
 nắm được các kĩ năng phòng
 (79/80) (1/80)
 tránh một số tai nạn thường
 98,75% 1,25%
 xảy ra trong đời sống không?
 7. Chúng ta nên tuyên truyền
 Có Không
 rộng rãi đến mọi người về các
 vấn đề nguy hiểm trong đời
 sống để mọi người đều biết (80/80) (0/80)
 cách phòng tránh 100% 0,00%
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng.
 1. Điều kiện áp dụng.
 - Về phía giáo viên:
 Tất cả các giáo viên dạy hóa học trong các trường phổ thông đều có thể sử dụng sáng 
kiến của chúng tôi trong giảng dạy. Và hàng năm có thê nghiên cứu thê bổ sung cập nhật 
thêm các nội dung thực tiễn.
 - Về phía học sinh:
 Cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về hóa học thông dụng trong đời sống. Tích cực 
tham gia vào bài học.
 - Về phía nhà trường:
 Chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất như lớp học phải có máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn 
nếu các tiết học ngoại khóa cần có hội trường lớn.
 2. Phạm vi áp dụng.
 Sáng kiến của chúng tôi có thể được sử dụng trong quá trình dạy học môn hóa học 
chương trình THPT.
 - Bài dạy áp dụng: Thường là bài luyện tập hoặc các tiết học ngoại khóa.
 - Có thể áp dụng các trò chơi trong các phần khởi động của các tiết học. MỤC LỤC
PHẦN I. XÂY DỰNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VỤ TAI NẠN XẢY
RA TRONG ĐỜI SỐNG ...........................................................................................................1
 Vấn đề 1: Chất điện ly ...........................................................................................................1
 Vấn đề 2: Phòng tránh tai nạn do ngạt khí cacbonmonooxit.................................................4
 Vấn đề 3: Phòng tránh tai nạn gây ra do thủy ngân trong nhiệt kế .......................................8
 Vấn đề 4: Ô nhiễm nguồn nước...........................................................................................10
 Vấn đề 5. Ngộ độc rượu ......................................................................................................17
 Vấn đề 6: Mối nguy hiểm từ việc sử dụng bóng cười ở giới trẻ. ........................................22
 Vấn đề 7: Phòng tránh ngộ độc Formol ..............................................................................24
 Vấn đề 8: Cháy nổ khí amoniac ..........................................................................................29
 Vấn đề 9: Đề phòng cháy nổ chất khí có trong bóng bay đồ chơi.......................................33
 Vấn đề 10: Ứng dụng và cảnh báo khi sử dụng axit sunfuric .............................................35
 Vấn đề 11: Phòng tránh cháy nổ khí gas .............................................................................39
 Vấn đề 12: Phòng tránh tác hại của thuốc lá .......................................................................44
PHẦN II. NGOẠI KHÓA CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 2017- 2018.........................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................77

File đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_sang_kien_giai_phap_nang_cao_y_thuc_ky_nang_ph.doc
Sáng Kiến Liên Quan